Return to Video

Lý do các động cơ vĩnh cửu không tồn tại - Netta Schramm

  • 0:08 - 0:11
    Vào những năm 1159 sau Công nguyên,
  • 0:11 - 0:14
    nhà toán học tên là Bhaskara
  • 0:14 - 0:18
    đã xây dựng một thiết kế bánh xe
    chứa các khoang đựng thuỷ ngân lỏng.
  • 0:20 - 0:22
    Ông cho rằng khi bánh xe quay,
  • 0:22 - 0:26
    thuỷ ngân sẽ luôn chảy về đáy
    của các khoang chứa nước,
  • 0:26 - 0:30
    khiến cho một phía bánh xe
    luôn luôn nặng hơn phía còn lại.
  • 0:30 - 0:33
    Sự mất cân bằng đó sẽ khiến
    bánh xe quay vĩnh viễn.
  • 0:34 - 0:37
    Bản vẽ của Bhaskara
    là một trong các thiết kế lâu đời nhất
  • 0:37 - 0:40
    của động cơ vĩnh cửu,
  • 0:40 - 0:45
    một loại thiết bị sinh công vô hạn
    mà không cần nhận năng lượng từ hệ ngoài.
  • 0:46 - 0:51
    Hãy tưởng tượng một cối xay gió
    tạo ra sức gió khiến nó tự quay.
  • 0:52 - 0:56
    Hoặc một bóng đèn tạo ra điện giúp nó sáng
    nhờ chính ánh sáng nó phát ra.
  • 0:57 - 1:01
    Những thiết bị kiểu này thu hút sự chú ý
    của rất nhiều nhà sáng chế
  • 1:01 - 1:05
    bởi chúng có thể thay đổi hoàn toàn
    mối liên hệ giữa chúng ta và năng lượng.
  • 1:06 - 1:09
    Chẳng hạn nếu bạn có thể tạo ra
    một dạng động cơ vĩnh cửu,
  • 1:09 - 1:13
    một hệ thống vận hành hoàn hảo
    trong đó con người là mắt xích quan trọng,
  • 1:13 - 1:16
    điều đó sẽ giúp sự sống duy trì vĩnh viễn.
  • 1:16 - 1:18
    Nhưng chỉ có một vấn đề.
  • 1:18 - 1:19
    Chúng không hề tồn tại.
  • 1:20 - 1:22
    Các ý tưởng về động cơ vĩnh cửu
  • 1:22 - 1:27
    đều vi phạm một hay nhiều
    Nguyên lý nhiệt động lực học,
  • 1:27 - 1:30
    một nhánh của Vật lý
    chuyên nghiên cứu mối quan hệ
  • 1:30 - 1:32
    giữa các dạng năng lượng khác nhau.
  • 1:32 - 1:37
    Nguyên lý I Nhiệt động lực học phát biểu:
    năng lượng không tự sinh ra hay mất đi.
  • 1:37 - 1:41
    Bạn không thể thu được nhiều năng lượng
    hơn lượng bạn đã cung cấp cho hệ.
  • 1:41 - 1:45
    Điều đó đã ngay lập tức bác bỏ
    nguyên lý hoạt động của động cơ vĩnh cửu
  • 1:45 - 1:50
    bởi công sinh bởi động cơ chỉ có giá trị
    tối đa bằng chính năng lượng nó tiêu thụ.
  • 1:50 - 1:54
    Sẽ không có năng lượng dư
    để ta nạp ắc quy xe hay sạc điện thoại.
  • 1:55 - 1:58
    Nhưng nếu ta chỉ muốn nó tự chạy mãi
    mà không cần sinh thêm công thì sao?
  • 1:59 - 2:02
    Các nhà sáng chế đã đề xuất nhiều ý tưởng,
  • 2:02 - 2:07
    trong đó có những phiên bản cải tiến
    của bánh xe Bhaskara,
  • 2:07 - 2:10
    được thay thế bằng bi sắt
    hoặc các vật nặng gắn trên tay quay.
  • 2:12 - 2:13
    Chúng đều thất bại.
  • 2:13 - 2:16
    Các bộ phận di chuyển
    khiến một phía bánh xe nặng hơn,
  • 2:16 - 2:20
    đồng thời chúng đã hạ thấp trọng tâm
    của hệ về phía dưới tâm bánh xe.
  • 2:21 - 2:23
    Với toạ độ trọng tâm thấp,
  • 2:23 - 2:26
    bánh xe sẽ dao động qua lại
    như một con lắc,
  • 2:26 - 2:27
    cuối cùng sẽ dừng hẳn.
  • 2:28 - 2:30
    Vậy với cách tiếp cận vấn đề khác thì sao?
  • 2:30 - 2:34
    Vào thế kỷ 17, Robert Boyle
    đề xuất một ý tưởng
  • 2:34 - 2:36
    về một bình nước tự chảy.
  • 2:37 - 2:39
    Ông cho rằng nhờ hiện tượng mao dẫn,
  • 2:39 - 2:42
    một hiện tượng liên kết
    giữa chất lỏng và các bề mặt rắn
  • 2:42 - 2:45
    giúp nước chảy thành dòng
    trong các ống tiết diện nhỏ,
  • 2:45 - 2:48
    sẽ giúp nước chảy tuần hoàn
    vĩnh viễn trong bình.
  • 2:49 - 2:53
    Nhưng nếu lực hút do mao dẫn
    đủ mạnh để thắng trọng lực
  • 2:53 - 2:55
    và giúp nước chảy ngược lên,
  • 2:55 - 2:58
    thì chúng cũng đủ mạnh
    để ngăn nước chảy lại xuống bình.
  • 2:59 - 3:03
    Cũng tồn tại nhiều phiên bản khác,
    ví dụ với con dốc đặt nam châm này.
  • 3:03 - 3:07
    Quả bóng sẽ lăn ngược lên dốc
    do lực từ của nam châm đặt trên đỉnh,
  • 3:07 - 3:09
    rơi xuống lỗ và lăn xuống dưới,
  • 3:09 - 3:11
    và tiếp tục lặp lại quá trình trên.
  • 3:11 - 3:14
    Mô hình này thất bại bởi lẽ tương tự
    như chiếc bình nước tự chảy,
  • 3:14 - 3:17
    nam châm sẽ giữ luôn
    quả bóng trên đỉnh dốc.
  • 3:18 - 3:20
    Thậm chí khi hệ có thể hoạt động
    bằng cách nào đó,
  • 3:20 - 3:23
    lực từ do nam châm gây ra
    cũng yếu dần theo thời gian
  • 3:23 - 3:25
    và mất hẳn khả năng hút.
  • 3:26 - 3:28
    Để một động cơ làm việc liên tục,
  • 3:28 - 3:31
    chúng cần tạo ra một chút năng lượng dư
  • 3:31 - 3:34
    để giúp duy trì hệ
    luôn vượt qua trạng thái nghỉ,
  • 3:34 - 3:37
    vượt qua rào cản của Nguyên lý I
    Nhiệt động lực học.
  • 3:37 - 3:39
    Khi xét đến một động cơ
    đang chạy liên tục,
  • 3:39 - 3:43
    điều thực tế là chúng
    vẫn buộc phải lấy năng lượng
  • 3:43 - 3:45
    từ nguồn bên ngoài.
  • 3:46 - 3:49
    Thậm chí khi các kỹ sư bằng cách nào đó
    thiết kế được một chiếc máy
  • 3:49 - 3:52
    không vi phạm Nguyên lý I
    Nhiệt động lực học,
  • 3:52 - 3:56
    chúng vẫn không tồn tại trong thực tế
    do đã vi phạm Nguyên lý II.
  • 3:56 - 3:58
    Nguyên lý II Nhiệt động lực học
  • 3:58 - 4:03
    nói rằng năng lượng sẽ bị mất mát đi
    do các yếu tố ngoại cảnh, ví dụ ma sát.
  • 4:03 - 4:06
    Mọi loại động cơ đều cần
    các cơ cấu chuyển động
  • 4:06 - 4:09
    hay các tương tác với phần tử nước
    hay không khí môi trường,
  • 4:09 - 4:12
    điều đó sẽ tạo ra ma sát
    và một lượng nhiệt nhỏ,
  • 4:12 - 4:14
    thậm chí ở trong chân không.
  • 4:14 - 4:17
    Nhiệt năng đó ra khỏi hệ
  • 4:17 - 4:18
    và bị mất mát đi,
  • 4:18 - 4:21
    làm giảm lượng năng lượng
    còn lại để giúp duy trì hệ,
  • 4:21 - 4:24
    chúng giảm mãi đến khi chiếc máy
    dừng hoạt động hẳn.
  • 4:25 - 4:28
    Cho đến giờ, hai Nguyên lý
    Nhiệt động học này
  • 4:28 - 4:31
    đã bác bỏ mọi ý tưởng về động cơ vĩnh cửu
  • 4:31 - 4:36
    và những ước mơ về cách khai thác
    năng lượng hoàn hảo đằng sau đó.
  • 4:36 - 4:41
    Nhưng cũng rất khó để khẳng định
    rằng ta không thể chế tạo động cơ vĩnh cửu
  • 4:41 - 4:45
    bởi lẽ còn rất nhiều điều bí ẩn
    trong vũ trụ mà ta chưa biết tới.
  • 4:46 - 4:49
    Có lẽ ta sẽ tìm ra
    một trạng thái mới của vật chất
  • 4:49 - 4:53
    khiến chúng ta phải xây dựng lại
    các Nguyên lý Nhiệt động lực học.
  • 4:53 - 4:57
    Hoặc có thể tồn tại các trạng thái
    chuyển động vĩnh cửu ở quy mô lượng tử.
  • 4:59 - 5:03
    Chỉ có một điều ta chắc chắn,
    đó là ta sẽ không ngừng tìm tòi.
  • 5:04 - 5:06
    Giờ đây, điều duy nhất có lẽ là vĩnh cửu,
  • 5:06 - 5:09
    chính là những nghiên cứu
    không ngừng nghỉ của chúng ta.
Title:
Lý do các động cơ vĩnh cửu không tồn tại - Netta Schramm
Speaker:
Netta Schramm
Description:

Xem bài giảng đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/why-don-t-perpetual-motion-machines-ever-work-netta-schramm

Động cơ vĩnh cửu là một dạng thiết bị tưởng tượng có khả năng sinh công vô hạn mà không cần trao đổi năng lượng với hệ ngoài. Trong quá khứ, chúng đã thu hút sự chú ý của giới khoa học bởi chính khả năng kỳ diệu của mình. Nhưng chỉ có một vấn đề: Chúng không tồn tại. Vì sao vậy? Netta Schramm sẽ lý giải sự bất hợp lý đó.

Bài giảng bởi Netta Schramm, minh hoạ bởi TED-Ed.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:31

Vietnamese subtitles

Revisions