WEBVTT 00:00:08.106 --> 00:00:10.865 Vào những năm 1159 sau Công nguyên, 00:00:10.885 --> 00:00:13.626 nhà toán học tên là Bhaskara 00:00:13.656 --> 00:00:18.476 đã xây dựng một thiết kế bánh xe chứa các khoang đựng thuỷ ngân lỏng. 00:00:19.676 --> 00:00:22.089 Ông cho rằng khi bánh xe quay, 00:00:22.119 --> 00:00:25.777 thuỷ ngân sẽ luôn chảy về đáy của các khoang chứa nước, 00:00:25.797 --> 00:00:29.907 khiến cho một phía bánh xe luôn luôn nặng hơn phía còn lại. 00:00:29.937 --> 00:00:33.457 Sự mất cân bằng đó sẽ khiến bánh xe quay vĩnh viễn. 00:00:34.387 --> 00:00:37.466 Bản vẽ của Bhaskara là một trong các thiết kế lâu đời nhất 00:00:37.486 --> 00:00:39.787 của động cơ vĩnh cửu, 00:00:39.817 --> 00:00:45.307 một loại thiết bị sinh công vô hạn mà không cần nhận năng lượng từ hệ ngoài. 00:00:46.487 --> 00:00:51.348 Hãy tưởng tượng một cối xay gió tạo ra sức gió khiến nó tự quay. 00:00:52.008 --> 00:00:56.241 Hoặc một bóng đèn tạo ra điện giúp nó sáng nhờ chính ánh sáng nó phát ra. 00:00:57.091 --> 00:01:00.939 Những thiết bị kiểu này thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà sáng chế 00:01:00.959 --> 00:01:04.560 bởi chúng có thể thay đổi hoàn toàn mối liên hệ giữa chúng ta và năng lượng. 00:01:05.510 --> 00:01:08.889 Chẳng hạn nếu bạn có thể tạo ra một dạng động cơ vĩnh cửu, 00:01:08.909 --> 00:01:12.789 một hệ thống vận hành hoàn hảo trong đó con người là mắt xích quan trọng, 00:01:12.819 --> 00:01:16.030 điều đó sẽ giúp sự sống duy trì vĩnh viễn. 00:01:16.060 --> 00:01:18.029 Nhưng chỉ có một vấn đề. 00:01:18.049 --> 00:01:19.289 Chúng không hề tồn tại. 00:01:20.099 --> 00:01:22.359 Các ý tưởng về động cơ vĩnh cửu 00:01:22.389 --> 00:01:27.150 đều vi phạm một hay nhiều Nguyên lý nhiệt động lực học, 00:01:27.180 --> 00:01:29.649 một nhánh của Vật lý chuyên nghiên cứu mối quan hệ 00:01:29.669 --> 00:01:31.940 giữa các dạng năng lượng khác nhau. 00:01:32.370 --> 00:01:37.350 Nguyên lý I Nhiệt động lực học phát biểu: năng lượng không tự sinh ra hay mất đi. 00:01:37.380 --> 00:01:41.320 Bạn không thể thu được nhiều năng lượng hơn lượng bạn đã cung cấp cho hệ. 00:01:41.350 --> 00:01:45.301 Điều đó đã ngay lập tức bác bỏ nguyên lý hoạt động của động cơ vĩnh cửu 00:01:45.331 --> 00:01:50.121 bởi công sinh bởi động cơ chỉ có giá trị tối đa bằng chính năng lượng nó tiêu thụ. 00:01:50.151 --> 00:01:53.541 Sẽ không có năng lượng dư để ta nạp ắc quy xe hay sạc điện thoại. 00:01:54.551 --> 00:01:58.411 Nhưng nếu ta chỉ muốn nó tự chạy mãi mà không cần sinh thêm công thì sao? 00:01:59.261 --> 00:02:01.641 Các nhà sáng chế đã đề xuất nhiều ý tưởng, 00:02:02.191 --> 00:02:06.741 trong đó có những phiên bản cải tiến của bánh xe Bhaskara, 00:02:06.771 --> 00:02:10.382 được thay thế bằng bi sắt hoặc các vật nặng gắn trên tay quay. 00:02:11.582 --> 00:02:12.961 Chúng đều thất bại. 00:02:12.991 --> 00:02:15.951 Các bộ phận di chuyển khiến một phía bánh xe nặng hơn, 00:02:15.981 --> 00:02:20.153 đồng thời chúng đã hạ thấp trọng tâm của hệ về phía dưới tâm bánh xe. 00:02:20.933 --> 00:02:22.553 Với toạ độ trọng tâm thấp, 00:02:22.583 --> 00:02:25.702 bánh xe sẽ dao động qua lại như một con lắc, 00:02:25.722 --> 00:02:26.985 cuối cùng sẽ dừng hẳn. 00:02:27.855 --> 00:02:30.022 Vậy với cách tiếp cận vấn đề khác thì sao? 00:02:30.042 --> 00:02:33.802 Vào thế kỷ 17, Robert Boyle đề xuất một ý tưởng 00:02:33.832 --> 00:02:35.643 về một bình nước tự chảy. 00:02:36.513 --> 00:02:39.273 Ông cho rằng nhờ hiện tượng mao dẫn, 00:02:39.303 --> 00:02:42.032 một hiện tượng liên kết giữa chất lỏng và các bề mặt rắn 00:02:42.052 --> 00:02:44.723 giúp nước chảy thành dòng trong các ống tiết diện nhỏ, 00:02:44.753 --> 00:02:47.853 sẽ giúp nước chảy tuần hoàn vĩnh viễn trong bình. 00:02:49.163 --> 00:02:52.843 Nhưng nếu lực hút do mao dẫn đủ mạnh để thắng trọng lực 00:02:52.873 --> 00:02:54.643 và giúp nước chảy ngược lên, 00:02:54.673 --> 00:02:57.914 thì chúng cũng đủ mạnh để ngăn nước chảy lại xuống bình. 00:02:59.094 --> 00:03:03.155 Cũng tồn tại nhiều phiên bản khác, ví dụ với con dốc đặt nam châm này. 00:03:03.175 --> 00:03:07.144 Quả bóng sẽ lăn ngược lên dốc do lực từ của nam châm đặt trên đỉnh, 00:03:07.174 --> 00:03:09.065 rơi xuống lỗ và lăn xuống dưới, 00:03:09.095 --> 00:03:11.192 và tiếp tục lặp lại quá trình trên. 00:03:11.212 --> 00:03:14.366 Mô hình này thất bại bởi lẽ tương tự như chiếc bình nước tự chảy, 00:03:14.396 --> 00:03:17.266 nam châm sẽ giữ luôn quả bóng trên đỉnh dốc. 00:03:17.926 --> 00:03:20.345 Thậm chí khi hệ có thể hoạt động bằng cách nào đó, 00:03:20.365 --> 00:03:22.926 lực từ do nam châm gây ra cũng yếu dần theo thời gian 00:03:22.956 --> 00:03:24.757 và mất hẳn khả năng hút. 00:03:25.877 --> 00:03:28.371 Để một động cơ làm việc liên tục, 00:03:28.391 --> 00:03:30.715 chúng cần tạo ra một chút năng lượng dư 00:03:30.745 --> 00:03:33.746 để giúp duy trì hệ luôn vượt qua trạng thái nghỉ, 00:03:33.776 --> 00:03:36.576 vượt qua rào cản của Nguyên lý I Nhiệt động lực học. 00:03:37.146 --> 00:03:39.467 Khi xét đến một động cơ đang chạy liên tục, 00:03:39.497 --> 00:03:43.148 điều thực tế là chúng vẫn buộc phải lấy năng lượng 00:03:43.178 --> 00:03:45.217 từ nguồn bên ngoài. 00:03:45.877 --> 00:03:49.077 Thậm chí khi các kỹ sư bằng cách nào đó thiết kế được một chiếc máy 00:03:49.077 --> 00:03:51.608 không vi phạm Nguyên lý I Nhiệt động lực học, 00:03:51.638 --> 00:03:55.647 chúng vẫn không tồn tại trong thực tế do đã vi phạm Nguyên lý II. 00:03:56.337 --> 00:03:58.088 Nguyên lý II Nhiệt động lực học 00:03:58.118 --> 00:04:02.565 nói rằng năng lượng sẽ bị mất mát đi do các yếu tố ngoại cảnh, ví dụ ma sát. 00:04:03.285 --> 00:04:05.647 Mọi loại động cơ đều cần các cơ cấu chuyển động 00:04:05.677 --> 00:04:08.532 hay các tương tác với phần tử nước hay không khí môi trường, 00:04:08.562 --> 00:04:12.148 điều đó sẽ tạo ra ma sát và một lượng nhiệt nhỏ, 00:04:12.168 --> 00:04:13.765 thậm chí ở trong chân không. 00:04:14.395 --> 00:04:16.788 Nhiệt năng đó ra khỏi hệ 00:04:16.818 --> 00:04:18.421 và bị mất mát đi, 00:04:18.451 --> 00:04:21.468 làm giảm lượng năng lượng còn lại để giúp duy trì hệ, 00:04:21.488 --> 00:04:24.118 chúng giảm mãi đến khi chiếc máy dừng hoạt động hẳn. 00:04:25.018 --> 00:04:27.849 Cho đến giờ, hai Nguyên lý Nhiệt động học này 00:04:27.879 --> 00:04:31.029 đã bác bỏ mọi ý tưởng về động cơ vĩnh cửu 00:04:31.059 --> 00:04:35.759 và những ước mơ về cách khai thác năng lượng hoàn hảo đằng sau đó. 00:04:36.409 --> 00:04:41.408 Nhưng cũng rất khó để khẳng định rằng ta không thể chế tạo động cơ vĩnh cửu 00:04:41.438 --> 00:04:45.280 bởi lẽ còn rất nhiều điều bí ẩn trong vũ trụ mà ta chưa biết tới. 00:04:46.380 --> 00:04:49.283 Có lẽ ta sẽ tìm ra một trạng thái mới của vật chất 00:04:49.313 --> 00:04:53.010 khiến chúng ta phải xây dựng lại các Nguyên lý Nhiệt động lực học. 00:04:53.030 --> 00:04:57.410 Hoặc có thể tồn tại các trạng thái chuyển động vĩnh cửu ở quy mô lượng tử. 00:04:58.570 --> 00:05:03.030 Chỉ có một điều ta chắc chắn, đó là ta sẽ không ngừng tìm tòi. 00:05:03.570 --> 00:05:05.941 Giờ đây, điều duy nhất có lẽ là vĩnh cửu, 00:05:05.941 --> 00:05:08.591 chính là những nghiên cứu không ngừng nghỉ của chúng ta.