Return to Video

Căng thẳng ảnh hưởng tới cơ thể bạn như thế nào - Sharon Horesh Bergquist

  • 0:09 - 0:11
    Bạn đang ôn thi?
  • 0:11 - 0:14
    Hay đang cố làm nhiều việc trong thời gian
    có hạn?
  • 0:14 - 0:20
    Căng thẳng là cảm giác khi chúng ta
    bị quá tải hoặc thách thức.
  • 0:20 - 0:22
    Nhưng hơn cả một cảm xúc,
  • 0:22 - 0:29
    sự căng thẳng là phản ứng chạy dọc cơ thể
  • 0:29 - 0:32
    Trong thời gian ngắn, nó có thể có lợi
    cho chúng ta,
  • 0:32 - 0:35
    nhưng khi bị căng thẳng
    quá nhiều hoặc kéo dài
  • 0:35 - 0:38
    bản năng "chiến đấu hoặc trốn chạy"
    với sự căng thẳng
  • 0:38 - 0:40
    không chỉ làm thay đổi bộ não của bạn
  • 0:40 - 0:46
    mà còn làm tổn hại đến các cơ quan
    và tế bào của cơ thể.
  • 0:46 - 0:49
    Tuyến thượng thận giải phóng
    các hormone gây căng thẳng
  • 0:49 - 0:51
    như cortisol và ephinephrine,
  • 0:51 - 0:55
    còn được gọi là adrenaline và
    norepinephrine.
  • 0:55 - 0:58
    Những hormone này theo máu chảy đi
    khắp cơ thể,
  • 0:58 - 1:01
    và có thể dễ dàng tới các mạch máu và
    tim.
  • 1:01 - 1:04
    Adrenaline khiến tim bạn đập nhanh hơn
  • 1:04 - 1:09
    và tăng huyết áp, nếu kéo dài sẽ gây ra
    cao huyết áp.
  • 1:09 - 1:14
    Cortisol cũng có thể khiến endothelium,
    hay màng trong của mạch máu
  • 1:14 - 1:16
    không hoạt động một cách bình thường.
  • 1:16 - 1:19
    Hiện giờ, các nhà khoa học đã biết rằng
    đây là những bước đầu tiên
  • 1:19 - 1:22
    gây ra chứng xơ vữa động mạch
  • 1:22 - 1:26
    khi cholesterol bám vào thành động mạch.
  • 1:26 - 1:32
    Những thay đổi này diễn ra cùng lúc
    làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.
  • 1:32 - 1:34
    Khi não bộ của bạn cảm nhận được
    sự căng thẳng,
  • 1:34 - 1:37
    nó sẽ kích hoạt hệ thần kinh tự chủ.
  • 1:37 - 1:39
    Thông qua mạng lưới dây thần kinh này,
  • 1:39 - 1:42
    não của bạn chuyển thông tin về
    sự căng thẳng xuống ruột,
  • 1:42 - 1:47
    hay hệ thần kinh ruột.
  • 1:47 - 1:50
    Ngoài việc tạo cảm giác bồn chồn,
  • 1:50 - 1:55
    sự kết nối giữa não và ruột có thể
    ảnh hưởng tới nhịp điệu co bóp tự nhiên
  • 1:55 - 1:57
    nhằm tiêu hóa thức ăn trong bụng,
  • 1:57 - 1:59
    có thể dẫn tới hội chứng ruột kích thích,
  • 1:59 - 2:03
    và khiến ruột bạn nhạy cảm hơn với axit,
  • 2:03 - 2:06
    làm bạn hay bị ợ nóng.
  • 2:06 - 2:07
    Thông qua hệ thần kinh ruột,
  • 2:07 - 2:13
    sự căng thẳng cũng có thể thay đổi cấu tạo
    và chức năng của các vi khuẩn trong ruột
  • 2:13 - 2:17
    điều có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe
    nói chung và hệ tiêu hóa, nói riêng.
  • 2:17 - 2:21
    Nói tới hệ tiêu hóa, căng thẳng kinh niên
    có ảnh hưởng gì tới vòng eo của bạn không?
  • 2:21 - 2:22
    Có chứ.
  • 2:22 - 2:24
    Cortisol làm tăng cảm giác thèm ăn,
  • 2:24 - 2:27
    khiến cơ thể bạn cần phải bổ sung
    năng lượng
  • 2:27 - 2:34
    bằng khối lượng lớn đồ ăn giàu
    carbohydrate, khiến bạn thèm đồ ăn ngon.
  • 2:34 - 2:37
    Lượng cortisol cao sẽ khiến bạn tăng calo
  • 2:37 - 2:41
    dưới dạng mỡ nội tạng nằm sâu bên trong.
  • 2:41 - 2:44
    Loại mỡ này không chỉ khiến tăng số đo
    vòng eo.
  • 2:44 - 2:47
    Chính cơ quan giải phóng nhiều hormone
  • 2:47 - 2:50
    và hóa chất của hệ thống miễn dịch
    mang tên cytokine,
  • 2:50 - 2:54
    là thủ phạm làm tăng nguy cơ mắc
    các bệnh mãn tính,
  • 2:54 - 2:57
    như bệnh tim và đề kháng insulin.
  • 2:57 - 3:02
    Trong khi đó, các hormone gây căng thẳng
    ảnh hưởng tới tế bào qua nhiều cách.
  • 3:02 - 3:06
    Lúc đầu, chúng giúp tế bào chuẩn bị chống
    lại "kẻ xâm nhập" và chữa lành vết thương
  • 3:06 - 3:10
    nhưng căng thẳng kinh niên làm giảm
    khả năng của một số tế bào miễn dịch,
  • 3:10 - 3:15
    khiến bạn dễ bị nhiễm trùng và các vết
    thương chậm lành lại hơn.
  • 3:15 - 3:17
    Bạn muốn sống lâu ư?
  • 3:17 - 3:20
    Vậy thì bạn cần phải hạn chế căng thẳng
    kéo dài.
  • 3:20 - 3:24
    Bởi vì căng thẳng còn ảnh hưởng cả tới các
    telomere bị rút ngắn,
  • 3:24 - 3:28
    đầu mút của các nhiễm sắc thể có thể đo
    tuổi thọ của tế bào.
  • 3:28 - 3:30
    Telomere bao bọc ở đầu nhiễm sắc thể
  • 3:30 - 3:34
    để DNA có thể sao chép mỗi khi
    có sự phân bào
  • 3:34 - 3:37
    mà không làm ảnh hưởng đến bộ gen
    của tế bào,
  • 3:37 - 3:40
    và chúng sẽ ngắn đi sau mỗi lần phân bào.
  • 3:40 - 3:45
    Khi telomere trở nên quá ngắn, tế bào
    không thể phân chia nữa và sẽ chết.
  • 3:45 - 3:47
    Thế còn chưa hết,
  • 3:47 - 3:50
    căng thẳng kinh niên còn tàn phá sức khỏe
    của bạn bằng nhiều cách khác,
  • 3:50 - 3:52
    như mụn,
  • 3:52 - 3:53
    rụng tóc,
  • 3:53 - 3:54
    rối loạn chức năng tình dục,
  • 3:54 - 3:56
    đau đầu,
  • 3:56 - 3:57
    căng cơ,
  • 3:57 - 3:58
    mất tập trung,
  • 3:58 - 3:59
    mệt mỏi,
  • 3:59 - 4:01
    và dễ cáu kỉnh.
  • 4:01 - 4:04
    Thế nghĩa là sao?
  • 4:04 - 4:07
    Cuộc sống của bạn luôn có nhiều tình huống
    gây căng thẳng.
  • 4:07 - 4:11
    Nhưng điều quan trọng cho não bộ
    và cơ thể bạn
  • 4:11 - 4:13
    chính là phản ứng của bạn với sự
    căng thẳng đó.
  • 4:13 - 4:18
    Nếu bạn coi nó như những thử thách mà
    bạn có thể kiểm soát và làm chủ được
  • 4:18 - 4:21
    chứ không phải là mối đe dọa không thể
    vượt qua,
  • 4:21 - 4:26
    bạn sẽ làm tốt hơn về ngắn hạn
    và khỏe mạnh về lâu dài.
Title:
Căng thẳng ảnh hưởng tới cơ thể bạn như thế nào - Sharon Horesh Bergquist
Speaker:
Sharon Horesh Bergquist
Description:

Xem đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/how-stress-affects-your-body-sharon-horesh-bergquist

Phản ứng của cơ thể trước sự căng thẳng nhằm tạo ra sự tỉnh táo và năng lượng nhanh chóng để ta làm việc một cách tốt nhất. Nhưng căng thẳng không hoàn toàn tốt. Khi bị căng thẳng quá nhiều hoặc kéo dài, nó có thể gây hại cho gần như tất cả các cơ quan trong cơ thể. Sharon Horesh Bergquist chỉ cho chúng ta thấy điều gì diễn ra trong cơ thể khi ta bị căng thẳng kéo dài.

Bài học của Sharon Horesh Bergquist, minh họa bởi Adriatic Animation.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:43
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for How stress affects your body
Truong Thi Hoang Long edited Vietnamese subtitles for How stress affects your body
Truong Thi Hoang Long accepted Vietnamese subtitles for How stress affects your body
Truong Thi Hoang Long edited Vietnamese subtitles for How stress affects your body
Truong Thi Hoang Long edited Vietnamese subtitles for How stress affects your body
Linh Tran edited Vietnamese subtitles for How stress affects your body
Linh Tran edited Vietnamese subtitles for How stress affects your body
Linh Tran edited Vietnamese subtitles for How stress affects your body
Show all

Vietnamese subtitles

Revisions