Return to Video

Quá khứ, hiện tại và tương lai của Dịch hạch thể hạch - Sharon N. DeWitte

  • 0:07 - 0:10
    Thử tưởng tượng nếu một nửa người dân trong làng của bạn, thành phố bạn sống,
  • 0:10 - 0:13
    hay thậm chí là cả đất nước của bạn bị hủy diệt.
  • 0:13 - 0:16
    Nghe như là một bộ phim kinh dị về ngày tận thế,
  • 0:16 - 0:19
    Nhưng nó thực sự đã xảy ra vào thế kỷ 14
  • 0:19 - 0:23
    trong suốt sự bùng phát của dịch bệnh được biết đến với cái tên " Cái chết đen".
  • 0:23 - 0:27
    Lan truyền từ Trung Quốc ra khắp Châu Á, đến Trung Đông, Châu Phi và cả Châu Âu,
  • 0:27 - 0:32
    bệnh dịch có sức tàn phá lớn này đã hủy diệt gần 1/5 dân số Thế giới,
  • 0:32 - 0:36
    giết chết gần 50% dân số Châu Âu chỉ trong vòng 4 năm.
  • 0:36 - 0:40
    Một trong những điều thú vị và cũng gây hoang mang nhất về "Cái chết đen"
  • 0:40 - 0:42
    là căn bệnh này không phải là một căn bệnh mới
  • 0:42 - 0:46
    mà là một căn bệnh ảnh hưởng đến con người qua hàng thế kỷ.
  • 0:46 - 0:49
    Việc phân tích DNA từ những mẫu xương và răng của thời kỳ này,
  • 0:49 - 0:54
    cũng như bệnh dịch trước đó được biết đến là Dịch hạch Justinianic Plague vào năm 541 sau công nguyên,
  • 0:54 - 0:57
    đã cho kết quả là cả 2 bệnh dịch này đểu do vi khuẩn Yersinia pestis gây nên.
  • 0:57 - 1:02
    Đây cũng là loại vi khuẩn gây nên bệnh dịch hạch thể hạch ngày nay.
  • 1:02 - 1:06
    Điều này có nghĩa là cùng một loại bệnh do cùng một mầm bệnh gây ra
  • 1:06 - 1:10
    có thể hoạt động và lây lan rất khác nhau trong suốt lịch sử.
  • 1:10 - 1:14
    Thậm chí là trước khi sử dụng kháng sinh, những sự bùng phát mạnh mẽ nhất trong thời đại mới,
  • 1:14 - 1:18
    như là sự bùng phát xảy ra vào đầu thế kỷ 20 ở Ấn Độ,
  • 1:18 - 1:21
    giết chết không quá 3% dân số.
  • 1:21 - 1:25
    Những trường hợp mới của bệnh dịch hạch cũng có khuynh hướng duy trì tính cục bộ,
  • 1:25 - 1:28
    hoặc di chuyển chậm chạp, khi chúng được lây lan qua bọ chét ở các loài gặm nhấm.
  • 1:28 - 1:31
    nhưng Cái chết đen thời Trung cổ, với tốc độ lây lan cực nhanh,
  • 1:31 - 1:35
    có khả năng nhất là truyền trực tiếp từ người sang người.
  • 1:35 - 1:40
    Và bởi vì việc so sánh gen giữa chủng cổ xưa và chủng hiện đại của vi khuẩn Yersinia pestis
  • 1:40 - 1:43
    không cho thấy bất cứ sự khác biệt đáng kể nào về gen,
  • 1:43 - 1:46
    nên lý do vì sao những cơn bùng phát trước đó gây chết người nhiều hơn
  • 1:46 - 1:50
    không nằm ở ký sinh trùng mà là vật chủ.
  • 1:50 - 1:52
    Khoảng 300 năm suốt Trung kỳ Trung Cổ,
  • 1:52 - 1:55
    khí hậu ấm áp cùng với những cải tiến trong nông nghiệp
  • 1:55 - 1:59
    đã dẫn đến sự bùng nổ dân số khắp Châu Âu.
  • 1:59 - 2:01
    Nhưng với quá nhiều miệng ăn mới ,
  • 2:01 - 2:04
    việc kết thúc thời kỳ ấm áp này đã báo hiệu những thảm họa.
  • 2:04 - 2:07
    Mức sinh cao cộng với việc mất mùa ,
  • 2:07 - 2:10
    đồng nghĩa với việc canh tác không còn cung cấp đủ lương thực cho người dân,
  • 2:10 - 2:13
    trong khi nguồn lao động dồi dào dẫn đến mức lương giảm.
  • 2:13 - 2:16
    Hậu quả là, hầu hết người dân châu Âu đầu TK 14,
  • 2:16 - 2:19
    quen với việc sụt giảm mức sống liên tục,
  • 2:19 - 2:25
    biểu hiện qua nạn đói, sự nghèo nàn và sức khỏe yếu, làm cho họ mất khả năng đề kháng trước sự nhiễm trùng.
  • 2:25 - 2:28
    Thực vậy, bộ xương còn lại từ những nạn nhân của Cái Chết Đen tìm thấy ở London
  • 2:28 - 2:33
    cho thấy những dấu hiệu của việc suy dinh dưỡng và những căn bệnh mắc phải từ trước đó.
  • 2:33 - 2:37
    Sự hủy diệt gây ra bởi Cái Chết Đen đã thay đổi nhân loại theo 2 hướng quan trọng.
  • 2:37 - 2:40
    Ở mức xã hội, việc giảm dân số đột ngột
  • 2:40 - 2:44
    dẫn đến những thay đổi quan trọng trong điều kiện kinh tế Châu Âu.
  • 2:44 - 2:46
    Việc cung ứng nhiều lương thực hơn,
  • 2:46 - 2:50
    cũng như nhiều đất canh tác và việc trả lương cao hơn cho những nông dân và công nhân sống sót,
  • 2:50 - 2:55
    con người bắt đầu ăn ngon và sống lâu hơn qua sự công bố các nghiên cứu về những nghĩa trang ở London.
  • 2:55 - 2:59
    Mức sống cao hơn cũng dẫn đến gia tăng những biến đổi nhanh chóng của xã hội,
  • 2:59 - 3:03
    chế độ phong kiến suy yếu, cuối cùng dẫn đến cải tổ chính trị.
  • 3:03 - 3:07
    Nhưng dịch hạch cũng có một ảnh hưởng sinh học quan trọng.
  • 3:07 - 3:10
    Cái chết đột ngột của nhiều người, hầu hết là những người yếu ớt và miễn dịch kém,
  • 3:10 - 3:14
    đã để lại một dân số có vốn gen khác biệt đáng kể,
  • 3:14 - 3:17
    bao gồm những gen có thể giúp những người sống sót chống lại bệnh tật.
  • 3:17 - 3:20
    Và bởi vì những đột biến thường quyết định sự miễn dịch
  • 3:20 - 3:23
    với nhiều tác nhân hoạt động theo cùng một cách,
  • 3:23 - 3:27
    nghiên cứu đã khám phá ra những hệ quả di truyền của Cái chết đen
  • 3:27 - 3:29
    có khả năng là những lợi ích lớn lao.
  • 3:29 - 3:32
    Ngày nay, sự đe dọa của bệnh dịch cùng cấp độ như Cái chết đen
  • 3:32 - 3:36
    đã được kiểm soát diện rộng nhờ vào kháng sinh.
  • 3:36 - 3:41
    Nhưng bệnh dịch hạch thể hạch vẫn tiếp tục giết chết vài ngàn người trên thế giới hằng năm,
  • 3:41 - 3:43
    và sự xuất hiện gần đây của các chủng kháng thuốc
  • 3:43 - 3:46
    có nguy cơ dẫn đến thời kỳ đen tối hơn.
  • 3:46 - 3:49
    Tìm hiểu về nguyên nhân và ảnh hưởng của Cái chết đen rất quan trọng
  • 3:49 - 3:53
    không chỉ để hiểu cách mà thế giới được sắp xếp lại trong quá khứ.
  • 3:53 - 3:58
    Nó cũng giúp cứu chúng ta khỏi một cơn ác mộng tương tự trong tương lai.
Title:
Quá khứ, hiện tại và tương lai của Dịch hạch thể hạch - Sharon N. DeWitte
Description:

Bệnh dịch hạch thể hạch, bệnh dịch đã giết 1/5 dân số Thế giới vào thế kỷ 14, vẫn còn cho tới ngày nay- nhưng hiện nay con số này chỉ còn khoảng vài ngàn người mỗi năm. Làm cách nào con số này rút ngắn triệt để như vậy? Sharon N.DeWitte đã nghiên cứu nguyên nhân và những ảnh hưởng của cái chết đen cũng như giải thích việc hiểu biết những thông tin này giúp cúng ta chuẩn bị cho bất kỳ đại dịch nào trong tương lai như thế nào.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:13

Vietnamese subtitles

Revisions