Return to Video

Liệu tự động hóa sẽ làm ta thất nghiệp?

  • 0:01 - 0:03
    Sau đây là một sự thật đáng giật mình:
  • 0:03 - 0:07
    45 năm sau khi ra mắt
    máy rút tiền tự động,
  • 0:07 - 0:10
    và các máy bán hàng tự động trả tiền,
  • 0:10 - 0:13
    số lượng giao dịch viên ngân hàng tại Mỹ
  • 0:13 - 0:14
    đã tăng xấp xỉ gấp đôi,
  • 0:14 - 0:18
    từ khoảng 1/4 triệu lên đến 1/2 triệu.
  • 0:18 - 0:21
    1/4 triệu năm 1970
    lên khoảng 1/2 triệu ngày nay,
  • 0:21 - 0:25
    với 100.000 nhân viên
    tăng thêm kể từ năm 2000.
  • 0:25 - 0:27
    Những sự thật này,
    được đưa ra trong một cuốn sách
  • 0:27 - 0:30
    bởi nhà kinh tế học James Bessen
    thuộc Đại học Boston,
  • 0:30 - 0:33
    đã làm dấy một câu hỏi đầy hấp dẫn:
  • 0:33 - 0:35
    Những giao dịch viên đó đang làm gì,
  • 0:35 - 0:39
    và tại sao sự tự động hóa vẫn chưa
    thay thế công việc của họ?
  • 0:39 - 0:40
    Nếu bạn nghĩ về điều này,
  • 0:40 - 0:43
    nhiều sáng kiến vĩ đại trong 200 năm qua
  • 0:43 - 0:46
    đều được thiết kế để thay thế
    sức lao động của con người.
  • 0:47 - 0:48
    Máy kéo được phát triển
  • 0:49 - 0:53
    để dùng sức mạnh kĩ thuật
    thay thế cho sự lao lực của con người.
  • 0:53 - 0:55
    Dây chuyền lắp ráp được tạo ra
  • 0:55 - 0:59
    để bù đăp cho sự lắp ráp không đồng nhất
    của bàn tay con người với
  • 0:59 - 1:01
    sự đồng bộ hóa của máy móc.
  • 1:01 - 1:03
    Máy tính được lập trình để loại bỏ
  • 1:03 - 1:06
    những tính toán hay bị lỗi bởi cách
    vận hành của bộ não
  • 1:06 - 1:09
    bằng những phép tính số hoàn hảo.
  • 1:09 - 1:11
    Và những kiến tạo này đều đạt thành công.
  • 1:11 - 1:13
    Chúng ta không còn phải
    đào mương bằng tay,
  • 1:13 - 1:15
    rèn mài công cụ từ kim loại thô
  • 1:15 - 1:17
    hay phải làm kế toán thủ công.
  • 1:18 - 1:23
    Tuy nhiên, tỷ lệ lao động trưởng thành
    trên thị trường ở Mỹ
  • 1:23 - 1:26
    lại cao hơn trong năm 2016
  • 1:26 - 1:29
    so với 125 năm về trước, năm 1890,
  • 1:29 - 1:32
    và nó dần tăng lên
    hầu như mỗi thập kỷ
  • 1:32 - 1:34
    trong vòng 125 năm qua.
  • 1:35 - 1:36
    Điều này gợi lên một nghịch lý.
  • 1:37 - 1:40
    Máy móc dần làm công việc
    thay cho chúng ta.
  • 1:40 - 1:44
    Vậy tại sao điều này không khiến kĩ năng
    lao động trở nên thừa thãi và lạc hậu?
  • 1:44 - 1:48
    Tại sao ta còn quá nhiều việc làm vậy?
  • 1:48 - 1:49
    (cười)
  • 1:49 - 1:52
    Tối nay tôi sẽ cố gắng
    trả lời câu hỏi này,
  • 1:52 - 1:56
    và theo đó, tôi tiết lộ nó có ý nghĩa gì
    đối với tương lai của công ăn việc làm
  • 1:56 - 2:00
    và những thử thách mà
    sự tự động hóa đặt và không đặt ra
  • 2:00 - 2:01
    cho xã hội của chúng ta.
  • 2:03 - 2:04
    Tại sao ta có quá nhiều công việc?
  • 2:06 - 2:09
    Có hai nguyên tắc kinh tế học cơ bản
    cần được nhắc đến.
  • 2:09 - 2:12
    Một là liên quan tới trí tuệ con người
  • 2:12 - 2:13
    và sự sáng tạo.
  • 2:13 - 2:16
    Điều thứ hai thì dành cho lòng ham muốn
    vô tận của con người
  • 2:16 - 2:18
    hay sự tham lam, cho gọn.
  • 2:18 - 2:20
    Tôi sẽ gọi điều đầu tiên
    là nguyên tắc vòng O,
  • 2:20 - 2:23
    và nó xác định kiểu công việc ta làm.
  • 2:23 - 2:25
    Điều thứ 2 thì là
    nguyên tắc-không bao giờ-đủ,
  • 2:25 - 2:29
    và nó xác định có bao nhiêu công việc
    đang tồn tại.
  • 2:29 - 2:32
    Hãy bắt đầu với vòng O.
  • 2:32 - 2:35
    ATMs, những máy rút tiền tự động,
  • 2:35 - 2:38
    có 2 ảnh hưởng đối kháng đến
    nghề giao dịch viên ngân hàng.
  • 2:38 - 2:41
    Khá dĩ nhiên,
    chúng thay thế nhiều phân đoạn giao dịch.
  • 2:41 - 2:43
    Số lượng giao dịch viên mỗi chi nhánh
    giảm đến 1/3.
  • 2:44 - 2:48
    Nhưng các ngân hàng mau thấy rằng
    việc mở chi nhánh mới sẽ rẻ hơn,
  • 2:48 - 2:51
    và số lượng các chi nhánh tăng khoảng 40%
  • 2:51 - 2:53
    trong cùng thời kì đó.
  • 2:53 - 2:57
    Kết quả mang lại là nhiều chi nhánh
    và nhiều giao dịch viên hơn.
  • 2:57 - 3:01
    Nhưng họ
    lại đang làm công việc khác.
  • 3:01 - 3:05
    Như thường lệ,
    công việc xử lý tiền thủ công giảm đi,
  • 3:05 - 3:07
    họ không giống như thợ đếm tiền nữa,
  • 3:07 - 3:09
    mà đúng hơn là nhân viên bán hàng,
  • 3:09 - 3:11
    cải thiện mối quan hệ với khách hàng,
  • 3:11 - 3:12
    giải quyết các vấn đề
  • 3:12 - 3:16
    và giới thiệu những sản phẩm mới
    như thẻ tín dụng, khoản vay và đầu tư:
  • 3:16 - 3:20
    giao dịch viên ngày càng
    làm công việc đòi hỏi tri thức hơn.
  • 3:21 - 3:22
    Có một nguyên tắc chung ở đây.
  • 3:23 - 3:25
    Hầu hết công việc mà ta làm
  • 3:25 - 3:28
    đòi hỏi sự đa kĩ năng,
  • 3:29 - 3:32
    với bộ não và cơ bắp,
  • 3:32 - 3:36
    chuyên môn kỹ thuật
    và sự thông thạo chuyên sâu,
  • 3:36 - 3:39
    hay mồ hôi và cảm hứng
    theo lời nói của Thomas Edison.
  • 3:39 - 3:43
    Nói chung,
    tự động hóa vài thành phần của công việc
  • 3:43 - 3:45
    không khiến những phần khác
    trở nên dư thừa.
  • 3:45 - 3:48
    Thực chất, nó khiển chúng quan trọng hơn.
  • 3:49 - 3:51
    Làm tăng giá trị kinh tế
    những việc đó.
  • 3:51 - 3:53
    Để tôi đưa ra một ví dụ thực tế.
  • 3:53 - 3:57
    Năm 1986, tàu con thoi Challenger
  • 3:57 - 3:59
    đã phát nổ và rơi trở lại Trái Đất
  • 3:59 - 4:01
    chưa đầy hai phút sau khi cất cánh.
  • 4:02 - 4:05
    Nguyên nhân vụ nổ, khi được tìm ra,
  • 4:05 - 4:08
    là do một vòng O cao su rẻ tiền
    trong phần tên lửa trợ phóng
  • 4:08 - 4:11
    đã đóng băng trên bệ phóng
    vào buổi tối hôm trước
  • 4:11 - 4:15
    và thất bại nặng nề chỉ vừa
    sau khi cất cánh.
  • 4:15 - 4:17
    Trong thương vụ nhiều tỉ đô này
  • 4:18 - 4:19
    chiếc vòng O cao su đơn giản đó
  • 4:19 - 4:22
    lại tạo ra sự khác biệt giữa
    một nhiệm vụ thành công
  • 4:22 - 4:25
    và một cái chết cay đắng
    của 7 phi hành gia.
  • 4:26 - 4:29
    Một ẩn dụ khéo léo
    cho việc thiết lập thảm hại này
  • 4:29 - 4:32
    là sự sản xuất vận hành vòng O,
  • 4:32 - 4:34
    đặt tên bới nhà kinh tế ở Harvard
    Michael Kremer
  • 4:34 - 4:36
    sau thảm họa Challenger.
  • 4:36 - 4:39
    Khái niệm này xem xét công việc
  • 4:39 - 4:41
    như một loạt các bước lồng vào nhau,
  • 4:41 - 4:42
    liên kết trong một chuỗi.
  • 4:42 - 4:46
    Mỗi một liên kết phải chắc chắn
    để cho nhiệm vụ được thành công.
  • 4:46 - 4:48
    Nếu bất kỳ thứ gì hỏng,
  • 4:48 - 4:52
    thì nhiệm vụ, hay sản phẩm hay dịch vụ,
  • 4:52 - 4:53
    sẽ đều đi tới thất bại.
  • 4:54 - 4:58
    Chính tình huống không may này để lại
    một bài học đầy tích cực,
  • 4:59 - 5:00
    cụ thể là sự gia cố
  • 5:00 - 5:03
    trong độ tin cậy
    của bất kì một liên kết trong chuỗi
  • 5:03 - 5:07
    đề làm tăng giá trị
    của việc cải thiện các liên kết khác.
  • 5:07 - 5:12
    Thật sự,
    nếu hầu hết các liên kết đều mỏng manh,
  • 5:12 - 5:15
    việc cái liên kết của bạn không
    đáng tin cậy
  • 5:15 - 5:16
    là không quan trọng.
  • 5:16 - 5:18
    Dù gì đi nữa cái khác cũng sẽ bị hỏng.
  • 5:18 - 5:22
    Nhưng nếu những liên kết khác
    trở nên bền bỉ và kiên cố,
  • 5:22 - 5:26
    tầm quan trọng của cái liên kết bạn có
    trở nên cần thiết hơn.
  • 5:26 - 5:28
    Trong giới hạn đó,
    mọi thứ đều phụ thuộc vào nó.
  • 5:29 - 5:32
    Lý do vòng O cần thiết đến
    tàu con thoi Challlenger
  • 5:32 - 5:35
    là bới vì mọi thứ khác
    đều hoạt động hoàn hảo.
  • 5:35 - 5:38
    Nếu Challenger mà ở trong
    thời đại
  • 5:38 - 5:41
    của Microsoft Windows 2000 --
  • 5:41 - 5:43
    (Cười)
  • 5:43 - 5:45
    Độ tin cậy của vòng O
    sẽ không gây trở ngại gì
  • 5:45 - 5:47
    bởi vì hệ thống cũng sẽ bị tê liệt thôi.
  • 5:47 - 5:49
    (Cười)
  • 5:50 - 5:52
    Và đây là điều bao quát hơn.
  • 5:52 - 5:55
    Trong nhiều công việc,
    ta chính là những vòng O.
  • 5:55 - 5:59
    Ờ thì các ATM có thể
    làm nhiệm vụ xử lý tiền mặt
  • 5:59 - 6:02
    nhanh hơn và tốt hơn giao dịch viên,
  • 6:02 - 6:04
    nhưng điều này không khiến họ
    ăn không ngồi rồi.
  • 6:04 - 6:07
    Nó gia tăng tầm quan trọng
    về kĩ năng giải quyết vấn đề của họ
  • 6:07 - 6:10
    và mối quan hệ họ có với khách hàng.
  • 6:10 - 6:13
    Nguyên tắc tương tự cũng hiện rõ
    khi ta xây một tòa nhà,
  • 6:13 - 6:16
    khi ta chẩn đoán
    và chăm sóc bệnh nhân,
  • 6:16 - 6:19
    hay khi ta đứng dạy
  • 6:19 - 6:22
    cho một lớp đầy học sinh phổ thông.
  • 6:22 - 6:24
    Vì các công cụ ngày được tiến bộ hóa,
  • 6:24 - 6:26
    công nghệ cũng dần khai thác lợi thế
    của ta
  • 6:26 - 6:30
    và củng cố tầm quan trọng của
    trình độ chuyên môn,
  • 6:30 - 6:32
    sự đánh giá và tính sáng tạo
  • 6:33 - 6:35
    Và đó dẫn đến nguyên tắc thứ 2:
  • 6:36 - 6:37
    không bao giờ là đủ.
  • 6:38 - 6:41
    Bạn có thể nghĩ, OK, vòng O, biết rồi,
  • 6:41 - 6:44
    rằng công việc mà con người làm
    là quan trọng.
  • 6:44 - 6:47
    Chúng không xong với máy móc,
    nhưng chúng vẫn cần được làm.
  • 6:47 - 6:50
    Nhưng điều này không nói lên
    được là sẽ có bao nhiêu công việc.
  • 6:50 - 6:52
    Chẳng phái nó khá hiển nhiên
  • 6:52 - 6:55
    rằng mỗi lần chúng ta tiến bộ đủ
    trong việc nào đó,
  • 6:55 - 6:57
    chúng ta đơn giản tự khiến mình
    thừa thải đi?
  • 6:57 - 7:00
    Năm 1900, 40% tổng việc làm ở Mỹ
  • 7:00 - 7:01
    là ở các nông trại.
  • 7:01 - 7:03
    Ngày nay, chỉ còn ít hơn 2%.
  • 7:03 - 7:05
    Tại sao ngày nay lại
    có ít nông dân như thế?
  • 7:05 - 7:07
    Đương nhiêu không vì ta ăn ít đi rồi.
  • 7:07 - 7:10
    (Cười)
  • 7:10 - 7:13
    Một thế kỷ phát triển trong
    sản xuất nông nghiệp
  • 7:13 - 7:15
    tức là bây giờ,
    vài triệu nông dân
  • 7:15 - 7:18
    có thể nuôi một nước có 320 triệu dân.
  • 7:18 - 7:19
    Thật là một tiến độ tuyệt vời,
  • 7:19 - 7:24
    nhưng nó cũng có nghĩa là chỉ
    còn vài việc 'vòng O' trong trồng trọt.
  • 7:24 - 7:27
    Dĩ nhiên,
    công nghệ có thể khai trừ công việc.
  • 7:27 - 7:28
    Trồng trọt chỉ là một ví dụ.
  • 7:28 - 7:30
    Có rất nhiều ngành khác như thế.
  • 7:31 - 7:35
    Nhưng những gì đúng về một sản phẩm,
    dịch vụ hay nền công nghiệp
  • 7:35 - 7:38
    chưa bao giờ đúng
    với nền kinh tế nói chung.
  • 7:38 - 7:41
    Nhiều ngành công nghiệp mà chúng ta
    chuyên về --
  • 7:41 - 7:43
    sức khỏe và y tế,
  • 7:43 - 7:45
    tài chính và bảo hiểm,
  • 7:45 - 7:47
    điện tử và máy tính --
  • 7:48 - 7:50
    thì be bé hoặc hầu như không tồn tại
    vào thế kỷ trước.
  • 7:50 - 7:53
    Nhiều sản phẩm mà ta chi nhiều tiền cho --
  • 7:53 - 7:55
    máy điều hòa, xe thể thao đa dụng,
  • 7:55 - 7:57
    máy tính và thiết bị di động --
  • 7:57 - 7:59
    thì là đắt muốn cắt cổ,
  • 7:59 - 8:01
    hay lại chưa được phát minh ra.
  • 8:02 - 8:07
    Vì sự tự động hóa tăng thời gian cho ta,
    nó cũng nới giãn giới hạn cúa sự khả thi
  • 8:07 - 8:10
    ta phát minh ra sản phẩm mới,
    ý tưởng mới, dịch vụ mới
  • 8:10 - 8:12
    mà chiếm sự chú ý,
  • 8:12 - 8:13
    ngốn toàn thời gian của ta
  • 8:13 - 8:15
    và kích thích nhu cầu tiêu thụ.
  • 8:16 - 8:19
    Có thể một vài điều này là vô bổ --
  • 8:19 - 8:22
    cường lực yoga,
    du lịch mạo hiểm,
  • 8:22 - 8:23
    Pokémon GO--
  • 8:23 - 8:24
    và tôi khá đồng ý với bạn.
  • 8:25 - 8:28
    Nhưng người ta lại mê chúng,
    và họ làm cật lực cho chúng.
  • 8:28 - 8:31
    Một người lao động trung bình năm 2015
  • 8:31 - 8:35
    muốn đạt được một cuộc sống tiêu chuẩn
    như năm 1915
  • 8:35 - 8:38
    thì chỉ cần làm việc 17 tuần một năm,
  • 8:38 - 8:40
    1/3 toàn thời gian.
  • 8:40 - 8:42
    Nhưng hầu hết họ không chọn điều này.
  • 8:42 - 8:44
    Họ sẵn sàng làm việc vất vả
  • 8:44 - 8:48
    để gặt hái thành quả công nghệ có sẵn
    dành cho họ.
  • 8:48 - 8:53
    Sự dồi dào về vật chất chưa bào giờ
    triệt bỏ sự nhận thức về thiếu thốn cả.
  • 8:53 - 8:55
    Trong quan niệm trong nhà kinh tế
    Thorstein Veblen,
  • 8:55 - 8:58
    sự phát minh là mẹ đẻ của sự cần thiết.
  • 9:00 - 9:01
    Bây giờ...
  • 9:01 - 9:03
    Nếu bạn thừa nhận 2 nguyên tắc này,
  • 9:03 - 9:06
    nguyên tắc vòng O
    và nguyên tắc không bao giờ thấy đủ,
  • 9:06 - 9:08
    thì là bạn đồng ý với tôi.
  • 9:08 - 9:09
    Công việc vẫn tồn tại.
  • 9:10 - 9:12
    Vậy nó có nghĩa là
    ta không cần lo lắng?
  • 9:12 - 9:15
    Tự động hóa, việc làm, robot và công việc
    --
  • 9:15 - 9:16
    liệu chúng sẽ tự tuần hoàn?
  • 9:17 - 9:18
    Không.
  • 9:18 - 9:20
    Đó không phải là tranh luận của tôi.
  • 9:20 - 9:23
    Tự động hóa tạo ra sự giàu có
  • 9:23 - 9:26
    bằng cách cho ta làm nhiều
    trong quãng thời gian ngắn.
  • 9:26 - 9:27
    Không có luật kinh tế nào
  • 9:27 - 9:30
    nói là ta sẽ sử dụng của cải
    một cách đúng đắn,
  • 9:30 - 9:32
    và chính đó là điều cần lo ngại hơn.
  • 9:33 - 9:35
    Hãy xét 2 nước sau,
  • 9:35 - 9:37
    Na-uy và Ả Rập Xê-út.
  • 9:37 - 9:38
    Đều giàu có về dầu mỏ,
  • 9:38 - 9:42
    giống như tiền mà phun tự do từ
    lòng đất vậy.
  • 9:42 - 9:44
    (Cười)
  • 9:44 - 9:46
    Nhưng họ đã chưa sử dụng nó sao cho cân
    bằng trong việc phát triển sự phồn thịnh
  • 9:49 - 9:50
    của con người.
  • 9:50 - 9:53
    Na-uy là một nước dân chủ thịnh vượng.
  • 9:53 - 9:57
    Nhìn chung, công dân nước này
    cân bằng giữa công việc và giải trí.
  • 9:57 - 10:00
    Nó thường đứng từ nhất đến tư
  • 10:00 - 10:03
    trong bảng xếp hạng về chỉ số hạnh phúc
    của từng quốc gia.
  • 10:03 - 10:05
    Ả rập Xê-út là một nước
    quân chủ chuyên chế
  • 10:05 - 10:09
    nơi nhiều công dân thiếu đi
    sự phát triển cá nhân.
  • 10:09 - 10:12
    Nó thường xếp thứ 35
    trên bản đồ hạnh phúc,
  • 10:13 - 10:15
    là thấp cho một quốc gia giàu có rồi.
  • 10:15 - 10:16
    Chỉ bằng việc so sánh này,
  • 10:16 - 10:19
    nước Mỹ thường xếp thứ 12 hay 13.
  • 10:19 - 10:21
    Sự khác biệt giữa 2 nước này
  • 10:22 - 10:23
    không phải là sự giàu có
  • 10:23 - 10:25
    cũng không phải công nghệ.
  • 10:25 - 10:26
    Mà là cách thức tổ chức.
  • 10:27 - 10:30
    Na-uy đã đầu tư xây dựng một xã hội
  • 10:30 - 10:33
    đầy cơ hội và sự lưu động kinh tế.
  • 10:33 - 10:35
    Ả Rập Xê-út thì nâng cao mức sống
  • 10:35 - 10:39
    khi chèn ép những nỗ lực của
    người dân.
  • 10:39 - 10:41
    2 đất nước, đều giàu có,
  • 10:41 - 10:43
    nhưng không phát triển như nhau.
  • 10:44 - 10:48
    Điều này dẫn đến thử thách
    mà ta đối mặt hôm nay,
  • 10:48 - 10:50
    thử thách mà sự tự động hóa
    đắt ra.
  • 10:50 - 10:53
    Nó không về việc rằng
    ta đang thất nghiệp.
  • 10:53 - 10:55
    Nước Mỹ đã có thêm 14 triệu việc làm
  • 10:55 - 10:57
    kể từ khi lũng đoạn kinh tế năm 2008.
  • 10:57 - 11:00
    Mà thách thức ở đây là nhiều công việc ấy
  • 11:00 - 11:01
    lại không phải là việc tốt,
  • 11:01 - 11:04
    và nhiều công dân lại
    không thể đáp ứng cho những việc tốt
  • 11:04 - 11:05
    mà đang được hình thành.
  • 11:06 - 11:09
    Tăng trưởng việc làm ở Mỹ
    và ở các nước phát triển
  • 11:09 - 11:11
    trông như một thanh tạ
  • 11:11 - 11:14
    với trọng lượng tăng dần
    ở cả 2 đầu.
  • 11:14 - 11:15
    Mặt khác,
  • 11:15 - 11:18
    bạn có giáo dục cao, lương cao
  • 11:18 - 11:22
    như bác sỹ và y tá,
    lập trình viên và kỹ sư,
  • 11:22 - 11:24
    các quản lý tiếp thị và bán hàng.
  • 11:24 - 11:27
    Những nghề này đề tăng cao từng ngày.
  • 11:27 - 11:31
    Tương tự, tăng trưởng việc làm cũng
    nhanh trong nhiều nghề cấp dưới,
  • 11:31 - 11:34
    giáo dục và kĩ năng thấp như
    phục vụ ăn uống,
  • 11:34 - 11:36
    lao công, bảo vệ,
  • 11:36 - 11:37
    hỗ trợ sức khỏe tại nhà.
  • 11:38 - 11:41
    Đồng thời, việc làm đang co lại
  • 11:41 - 11:45
    cho bậc cấp độ trung học,
    lương tầm trung, tiểu tư sản,
  • 11:45 - 11:49
    như công nhân sản xuất
    và vị trí vận hành,
  • 11:49 - 11:52
    công việc văn phòng và vị trí bán hàng.
  • 11:52 - 11:54
    Những lí do đằng sau sự phân bố này
  • 11:54 - 11:56
    thì không phải là bí ẩn.
  • 11:56 - 11:58
    Nhiều nghành nghề với kĩ năng trung bình
  • 11:58 - 12:00
    sử dụng các luật và thủ tục dễ hiểu
  • 12:00 - 12:03
    mà có thể
    được mã hóa trong phần mềm
  • 12:03 - 12:06
    và thực thi bằng máy tính.
  • 12:06 - 12:10
    Thử thách mà hiện tượng này tạo ra,
  • 12:10 - 12:12
    gọi là
    sự phân cực việc làm,
  • 12:12 - 12:15
    tức là loại trừ cấp bậc
    trong thang kinh tế,
  • 12:15 - 12:17
    bó hẹp tầng lớp tiểu tư sản
  • 12:17 - 12:20
    và có thể tạo ra
    một xã hội phân tầng hơn.
  • 12:20 - 12:24
    Ở 1 mặt, một nhóm các chuyên gia
    có lương cao, giáo dục cao
  • 12:24 - 12:25
    làm công việc thú vị,
  • 12:25 - 12:29
    Mặt khác, số lượng lớn các công dân
    có lương thấp thì
  • 12:29 - 12:34
    có trách nhiệm chính là đáp ứng sự
    thoải mái và sức khỏe cho giới nhà giàu.
  • 12:34 - 12:37
    Đó không phải là tầm nhìn của tôi về
    sự tiến bộ,
  • 12:37 - 12:39
    và tôi nghi ngờ nó là của bạn.
  • 12:39 - 12:41
    Nhưng sau đây là 1 vài tin tốt.
  • 12:41 - 12:46
    Ta đã đối mặt nhiều sự chuyển dịch kinh
    tế quan trọng trong quá khứ,
  • 12:46 - 12:49
    và ta đã vượt qua chúng thành công.
  • 12:49 - 12:54
    Vào cuối thể kỉ 19 và đầu thế kỉ 20,
  • 12:54 - 12:59
    khi tự động hóa đang loại trừ
    số lượng lớn việc làm nông nghiệp --
  • 12:59 - 13:01
    bạn có nhớ máy kéo kia không?
  • 13:01 - 13:04
    vùng nông trại đã đối mặt với
    rủi ro thất nghiệp hàng loạt,
  • 13:04 - 13:07
    một thế hệ trẻ không cần phải
    ở trên nông trại nữa
  • 13:07 - 13:09
    nhưng họ lại chưa chuẩn bị
    cho công nghiệp.
  • 13:10 - 13:12
    Đối mặt thử thách này,
  • 13:12 - 13:13
    họ đã đánh một bước tiến
  • 13:13 - 13:16
    bằng việc đòi hỏi toàn bộ thế hệ trẻ
  • 13:16 - 13:19
    ở lại trường và tiếp tục học
  • 13:19 - 13:21
    đến tuổi 16 trưởng thành.
  • 13:22 - 13:24
    Đây được gọi là bước chuyển trung học,
  • 13:24 - 13:26
    và nó là một điều đắt giá để làm.
  • 13:26 - 13:29
    Họ không chỉ phải đầu tư vào trường học,
  • 13:29 - 13:31
    mà những đứa trẻ cũng không thể làm việc.
  • 13:31 - 13:35
    Mà nó còn trở thành một trong những
    đầu tư sáng suốt nhất
  • 13:35 - 13:37
    mà nước Mỹ quyết định trong thế kỷ 20.
  • 13:37 - 13:40
    Nó cho ta một lực lượng lao động
    có kĩ năng, linh hoạt
  • 13:40 - 13:42
    và năng suất nhất trên thế giới.
  • 13:42 - 13:47
    Để thấy rằng việc này tốt ra sao,
    hãy hình dung ta đem lao động năm 1899
  • 13:47 - 13:49
    và mang họ đến hiện tại.
  • 13:49 - 13:52
    Cho dù họ có sức khỏe và nhân phẩm tốt,
  • 13:52 - 13:56
    nhiều người sẽ
    thiếu kĩ năng đọc viết và tính toán cơ bản
  • 13:56 - 13:59
    để làm tất cả trừ các việc tầm thường.
  • 13:59 - 14:01
    Đa số họ sẽ bị thất nghiệp.
  • 14:02 - 14:06
    Qua ví dụ này, cách thức tổ chức của ta
    là quan trọng hơn cả,
  • 14:06 - 14:07
    đặc biệt đối với trường học,
  • 14:07 - 14:10
    trong việc cho phép ta gặt hái
  • 14:10 - 14:12
    sự thành công về công nghệ.
  • 14:12 - 14:15
    Thật ngu ngốc khi nói rằng
    không có gì phải lo lắng hết.
  • 14:15 - 14:17
    Rõ ràng ta có thể mắc sai lầm.
  • 14:18 - 14:21
    Nếu Mỹ đã không đầu tư
    vào trường học và kĩ năng
  • 14:21 - 14:23
    một thế kỷ trước
    với sự dịch chuyển trung học,
  • 14:23 - 14:26
    ta đã trở thành
    một xã hội ít thịnh vượng,
  • 14:26 - 14:29
    ít năng động và ít hạnh phúc
    nhiều lần rồi.
  • 14:29 - 14:31
    Nhưng cũng ngu ngốc khi nói rằng
    số phận ta là được xắp đặt.
  • 14:32 - 14:33
    Điều đó không phải do máy móc.
  • 14:33 - 14:35
    Cũng chẳng phải thị trường.
  • 14:35 - 14:38
    Nó được quyết định bởi ta
    và các tổ chức của ta.
  • 14:38 - 14:41
    Tôi bắt đầu bài nói này
    với một nghịch lý.
  • 14:41 - 14:44
    Máy móc ngày càng làm việc thay ta.
  • 14:44 - 14:46
    Và tại sao nó không làm ta hay
    các kĩ năng
  • 14:46 - 14:47
    mà ta có trở nên dư thừa?
  • 14:47 - 14:51
    Chẳng phải con đường tới khung cảnh
    địa ngục kinh tế và xã hội
  • 14:51 - 14:53
    được lót gạch bởi các phát minh sao?
  • 14:54 - 14:58
    Lịch sử cứ luôn gợi ý câu trả lời
    cho mâu thuẫn ấy.
  • 14:58 - 15:02
    Phần đầu câu trả lời là công nghệ
    nâng cao trình độ chúng ta,
  • 15:02 - 15:04
    tăng sự quan trọng, giá trị kèm theo
  • 15:05 - 15:08
    cho chuyên môn,
    óc phán đoán và sự sáng tạo của ta.
  • 15:08 - 15:09
    Đó chính là vòng O.
  • 15:10 - 15:13
    Phần 2 là tài phát minh vô tận
  • 15:13 - 15:14
    và sự khát khao vô hạn --
  • 15:14 - 15:16
    hay chúng ta không bao giờ thấy đủ cả.
  • 15:16 - 15:19
    Và luôn luôn có công việc mới để ta làm.
  • 15:20 - 15:23
    Điều chỉnh với tốc độ công nghệ thay đổi
  • 15:23 - 15:25
    tạo ra những thử thách thực tế,
  • 15:25 - 15:28
    mà rõ nhất qua sự phân hóa
    thị trường lao động,
  • 15:28 - 15:30
    và mối đe dọa nó gây nên cho
    tính biến động kinh tế.
  • 15:31 - 15:34
    Phản ứng là thử thách này thì không mang
    tính tự động.
  • 15:34 - 15:36
    Nó không miễn phí.
  • 15:36 - 15:37
    Nó không dễ dàng.
  • 15:37 - 15:39
    Nhưng nó linh hoạt.
  • 15:39 - 15:41
    Và đây là một vài tin tốt.
  • 15:41 - 15:43
    Bởi vì ta có tính sản xuất hiệu quả cao,
  • 15:43 - 15:44
    nên ta giàu có.
  • 15:44 - 15:48
    Tất nhiên ta có đủ khả năng
    để đầu tư cho mình và con cái
  • 15:48 - 15:51
    như Mỹ đã làm một trăm năm trước vậy.
  • 15:51 - 15:53
    Thực vậy, điều đó là bắt buộc.
  • 15:54 - 15:56
    Bây giờ, có lẽ bạn đang nghĩ,
  • 15:56 - 15:59
    Giáo sư Autor đã kể
    một câu chuyện cảm động
  • 15:59 - 16:01
    về 1 quá khứ xa xôi,
  • 16:01 - 16:02
    quá khứ gần,
  • 16:02 - 16:05
    có thể hiện tại,
    nhưng cũng không phải tương lai.
  • 16:05 - 16:09
    Bởi vì ai ai cũng biết rằng
    thời điểm này là khác biệt.
  • 16:09 - 16:12
    Phải không? Thời điểm này có khác không?
  • 16:12 - 16:14
    Tất nhiên là vậy rồi.
  • 16:14 - 16:16
    Mỗi thời điểm là khác nhau.
  • 16:16 - 16:19
    Trong vô vàn sự kiện
    xuyên suốt 200 năm qua,
  • 16:19 - 16:22
    các học giả và nhà hoạt động xã hội
    đã đưa ra cảnh báo
  • 16:22 - 16:26
    rằng ta đang cạn kiệt việc làm
    và tự khiến mình lỗi thời:
  • 16:26 - 16:30
    ví dụ, những người bảo thủ ở
    đầu thế kỷ 19;
  • 16:30 - 16:33
    Bộ trưởng Lao động Mỹ James Davis
  • 16:33 - 16:36
    vào giữa thời 1920s;
  • 16:36 - 16:41
    Nhà kinh tế từng đạt giải Nobel
    Wassily Leontief vào 1982;
  • 16:41 - 16:44
    và tất nhiên, nhiều học giả,
  • 16:44 - 16:46
    các chuyên gia, kỹ sư công nghệ
  • 16:46 - 16:48
    và nhân vật truyền thông ngày nay.
  • 16:50 - 16:53
    Những dự báo này khiến tôi
    trông nhiêu kiêu ngạo vậy.
  • 16:54 - 16:56
    Những nhà tiên tri tự xưng này
    phán rằng,
  • 16:57 - 17:00
    "Nếu tôi không thể nghĩ về
    những gì con người sẽ làm trong tương lai,
  • 17:00 - 17:03
    thì bạn, tôi và các con chúng ta
  • 17:03 - 17:05
    cũng sẽ không lo về nó thôi."
  • 17:06 - 17:08
    Tôi không có can đảm
  • 17:08 - 17:11
    để đặt cược lại trí tuệ của con người.
  • 17:11 - 17:14
    Nè, tôi không thể nói bạn
    là ta sẽ đang làm gì trong
  • 17:14 - 17:16
    một trăm năm tới.
  • 17:16 - 17:18
    Và tương lai không dựa trên trí
    tưởng tượng của tôi.
  • 17:19 - 17:23
    Nếu tôi là một nông dân ở Iowa
    vào năm 1900,
  • 17:23 - 17:27
    và một nhà kinh tế từ thế kỷ 21
    hạ cánh xuống đồng của tôi
  • 17:27 - 17:29
    và nói, "Này, đoán xem,
    Nông dân Autor,
  • 17:30 - 17:32
    hàng trăm năm tới,
  • 17:32 - 17:35
    việc làm nông nghiệp sẽ
    giảm từ 40% trên tổng số công việc
  • 17:35 - 17:37
    xuống 2%
  • 17:37 - 17:39
    đơn giản là do sự gia tăng năng suất.
  • 17:39 - 17:43
    Chú nghĩ 38% người lao động kia
    sẽ làm gì?"
  • 17:43 - 17:46
    Tôi sẽ không nói rằng,
    "Ồ, tụi tui xoắn theo thôi.
  • 17:46 - 17:49
    Tui tụi sẽ nào là phát triển ứng dụng,
    nghiên cứu phóng xạ,
  • 17:49 - 17:52
    hướng dẫn yoga, Bitmoji."
  • 17:52 - 17:54
    (Cười)
  • 17:54 - 17:55
    Tôi sẽ không biết gì hết đâu.
  • 17:56 - 17:58
    Nhưng tôi hy vọng
    tôi sẽ có sự sáng suốt để nói rằng,
  • 17:58 - 18:02
    "Chà, giảm 95% việc làm nông nghiệp
  • 18:02 - 18:05
    mà không bị thiếu thốn lương thực.
  • 18:05 - 18:07
    Đó là sự phát triển tuyệt vời.
  • 18:07 - 18:10
    Tôi hy vọng rằng nhân loại
    tìm được những việc đáng để làm
  • 18:10 - 18:12
    với tất cả sự thành công đó."
  • 18:13 - 18:16
    Và nhìn chung, tôi tự tin là
    ta đã và đang rồi.
  • 18:18 - 18:19
    Cảm ơn các bạn rất nhiều.
  • 18:19 - 18:24
    (Vỗ tay)
Title:
Liệu tự động hóa sẽ làm ta thất nghiệp?
Speaker:
David Autor
Description:

Đây là một nghịch lý bạn chưa nghe nhiều về: mặc dù một thế kỷ tạo ra máy móc để làm thay công việc cho chúng ta, tỷ lệ người trưởng thành ở Mỹ có công việc đã luôn tăng qua 125 năm. Tại sao người lao động không trở nên dư thừa và các kĩ năng của chúng ta lỗi thời? Trong bài nói này về tương lai của công việc, nhà kinh tế học David Autor đã đưa ra câu hỏi tại sao vẫn có nhiều công việc và đi đến 1 câu trả lời đáng ngạc nhiên và đầy hy vọng.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
18:37

Vietnamese subtitles

Revisions