Return to Video

Làm thế nào để sửa một bộ máy giáo dục hỏng hóc...mà không tốn thêm tiền.

  • 0:01 - 0:03
    Tất cả chúng ta đều có định kiến.
  • 0:03 - 0:06
    Ví dụ, một số người thường nghĩ
  • 0:06 - 0:09
    thật khó để thay đổi những bộ máy
    nhà nước yếu kém.
  • 0:10 - 0:12
    Khi nghĩ về bộ máy cầm quyền,
  • 0:12 - 0:15
    chúng ta thường nghĩ chúng cổ lỗ sĩ,
    nguyên tắc đến cứng nhắc,
  • 0:15 - 0:18
    và có lẽ là do
    phía lãnh đạo quá quan liêu
  • 0:18 - 0:20
    nên không đủ khả năng thay đổi.
  • 0:20 - 0:23
    Vậy hôm nay tôi muốn đối đầu với
    quan niệm này.
  • 0:24 - 0:28
    Tôi muốn kể cho bạn một câu chuyện
    về một bộ máy chính quyền đồ sộ
  • 0:28 - 0:31
    không chỉ tự bước lên con đường
    cải cách
  • 0:31 - 0:35
    mà còn thu được những kết quả
    khá ngoạn mục
  • 0:35 - 0:36
    trong chưa đầy 3 năm.
  • 0:37 - 0:41
    Đây là một lớp học bình thường trong
    một trường công ở Ấn Độ.
  • 0:41 - 0:43
    Có 1 triệu ngôi trường như thế ở Ấn.
  • 0:44 - 0:47
    Ngay cả tôi là người sống
    cả đời ở Ấn Độ,
  • 0:47 - 0:50
    cũng thấy đau lòng khi bước vào một
    trong những trường này.
  • 0:51 - 0:53
    Trước năm 11 tuổi,
  • 0:53 - 0:57
    50% trẻ không thể theo kip
    chương trình học
  • 0:57 - 0:59
    và cũng không có cơ may học lại.
  • 1:00 - 1:02
    11 tuổi mà không làm nổi
    phép cộng đơn giản,
  • 1:02 - 1:05
    cũng không viết được một câu
    đúng ngữ pháp.
  • 1:06 - 1:09
    Đó là những thứ mà ta nghĩ
    một đứa bé 8 tuổi
  • 1:09 - 1:10
    có thể làm.
  • 1:11 - 1:13
    Đến năm 13, 14 tuổi,
  • 1:13 - 1:15
    chúng có khuynh hướng bỏ học.
  • 1:16 - 1:20
    Ở Ấn Độ, trường công không chỉ
    miễn học phí
  • 1:20 - 1:23
    mà còn miễn phí cả sách vở, và bữa ăn,
  • 1:23 - 1:25
    có khi còn cho học bổng bằng tiền nữa.
  • 1:26 - 1:29
    Thế mà hôm nay, 40% phụ huynh
  • 1:29 - 1:32
    lại quyết định lôi con mình ra khỏi
    các trường công
  • 1:32 - 1:35
    rồi cho chúng học ở trường tư
    với bao chi phí phải tự trả.
  • 1:35 - 1:39
    Để so sánh, trong một nước
    giàu có hơn, như nước Mỹ,
  • 1:39 - 1:41
    mà tỉ lệ học trường tư chỉ 10%.
  • 1:41 - 1:46
    Đó là hiện trạng đáng báo động
    của hệ thống giáo dục công của Ấn.
  • 1:47 - 1:52
    Trong tình hình như vậy
    tôi nhận một cuộc gọi vào mùa hè 2013
  • 1:52 - 1:56
    từ một quý bà rất nổi tiếng
    tên là Surina Rajan.
  • 1:56 - 2:00
    Lúc đó, bà ấy đứng đầu Sở
    Giáo Dục Học Đường
  • 2:00 - 2:02
    của tiểu bang Haryana, Ấn Độ.
  • 2:02 - 2:05
    Bà nói với nhóm tôi, "Mọi người thấy đó,
    tôi đứng đầu sở này
  • 2:05 - 2:07
    cũng 2 năm rồi.
  • 2:07 - 2:10
    Tôi đã thử nhiều cách,
    mà không hiệu quả gì cả.
  • 2:10 - 2:12
    Mọi người có thể giúp tôi không?"
  • 2:13 - 2:16
    Tôi xin nói sơ qua về bang Haryana.
  • 2:16 - 2:19
    Haryana là một tiểu bang có 30 triệu dân.
  • 2:20 - 2:23
    Có 15.000 trường công
  • 2:23 - 2:26
    và hơn 2 triệu trẻ
    theo học các trường này.
  • 2:26 - 2:29
    Về cơ bản, sau cuộc gọi đó,
  • 2:29 - 2:31
    tôi đã hứa giúp một
    tiểu bang và hệ thống giáo dục
  • 2:31 - 2:35
    lớn bằng hệ thống của
    Peru hay của Canada.
  • 2:37 - 2:40
    Khi tôi bắt đầu dự án này,
    Có 2 điều khiến tôi đau đầu.
  • 2:40 - 2:43
    Một là, tôi chưa bao giờ làm
    bất cứ việc gì như vậy.
  • 2:43 - 2:48
    Hai là, có thể nhiều người khác
    đã làm mà không hiệu quả cho lắm.
  • 2:48 - 2:51
    Khi tôi và các thành viên chung nhóm
    quan sát mọi nơi trong nước
  • 2:51 - 2:52
    rồi nhìn ra thế giới,
  • 2:52 - 2:55
    chúng tôi không tìm thấy một
    ví dụ tiêu biểu nào
  • 2:55 - 2:57
    có thể đem về
    áp dụng cho Haryana.
  • 2:57 - 3:00
    Tôi biết chúng tôi phải tự làm.
  • 3:01 - 3:04
    Thế đấy, chúng tôi đã tự xoay sở,
    thế nhưng khi vừa bắt đầu,
  • 3:04 - 3:07
    chúng tôi lại nhận được đủ loại ý kiến.
  • 3:07 - 3:10
    Người ta nói: " Chúng ta hãy thay đổi
    cách tuyển giáo viên,
  • 3:10 - 3:12
    hãy tuyển những hiệu trưởng mới,
    đào tạo họ
  • 3:12 - 3:15
    và gửi họ đi học tập ở nước ngoài,
  • 3:15 - 3:17
    hãy đưa công nghệ vào lớp học."
  • 3:17 - 3:20
    Cuối tuần đầu,
    chúng tôi có 50 ý tưởng trên bàn,
  • 3:20 - 3:22
    tất cả đều tuyệt và có vẻ chuẩn.
  • 3:22 - 3:27
    Không chúng tôi không thể nào
    thực hiện hết 50 ý tưởng đó.
  • 3:27 - 3:29
    Tôi nói, " Gượm đã, dừng lại đi.
  • 3:29 - 3:32
    Trước hết, chúng ta hãy xác định
    mình muốn gì."
  • 3:32 - 3:35
    Vậy với nhiều ý kiến đồng ý,
    phản đối và tranh luận,
  • 3:35 - 3:39
    Haryana đã tìm được một mục tiêu:
    vào 2020,
  • 3:39 - 3:43
    chúng tôi muốn 80% trẻ đạt được
    trình độ kiến thức theo chương trình.
  • 3:44 - 3:46
    Như thế những chi tiết không
    quan trọng ở đây,
  • 3:46 - 3:49
    nhưng điều quan trọng là
    mức độ chính xác của mục tiêu.
  • 3:50 - 3:53
    Vì nó cho phép chúng tôi
    tiếp nhận được toàn bộ
  • 3:53 - 3:54
    những ý kiến đóng góp
  • 3:54 - 3:57
    cũng như quyết định ý tưởng nào
    sẽ được áp dụng.
  • 3:57 - 4:01
    Ý tưởng này có hỗ trợ
    mục tiêu này không? Nếu có thì giữ nó.
  • 4:01 - 4:04
    Nhưng nếu không đúng hay chúng ta
    không chắc, thì hãy để nó riêng ra.
  • 4:04 - 4:09
    Nghe ra có vẻ đơn giản, việc tạo ra
    một mục tiêu đặc biệt ngay từ đầu
  • 4:09 - 4:12
    cho phép chúng ta thấy rõ và tập trung
  • 4:12 - 4:14
    vào công cuộc cải tổ.
  • 4:14 - 4:16
    Khi nhìn lại hai năm rưỡi vừa qua,
  • 4:16 - 4:18
    đó là điều lạc quan lớn
    với chúng tôi.
  • 4:19 - 4:21
    Vậy mục tiêu đã có,
  • 4:21 - 4:24
    chúng tôi cần nhìn ra
    cái gì là vấn đề, cái gì bị trục trặc.
  • 4:25 - 4:28
    Trước khi vào các trường,
    nhiều người đã nói với chúng tôi
  • 4:28 - 4:30
    rằng chất lượng giáo dục rất thấp
  • 4:30 - 4:34
    vì hoặc là giáo viên lười,
    họ không đến trường,
  • 4:34 - 4:37
    hoặc là họ không có khả năng,
    thật sự họ không biết cách dạy.
  • 4:37 - 4:42
    Vâng, khi vào các trường, chúng tôi nhận
    thấy cái gì đó khác với điều nghe thấy.
  • 4:42 - 4:45
    Hầu hết mọi ngày, phần lớn giáo viên
    đều ở trường.
  • 4:46 - 4:47
    Và khi bạn nói chuyện với họ,
  • 4:47 - 4:51
    bạn nghĩ họ rất có khả năng
    dạy các lớp tiểu học.
  • 4:52 - 4:54
    Nhưng họ không dạy.
  • 4:55 - 4:56
    Tôi đến một trường
  • 4:56 - 4:59
    ở đó các giáo viên đang lo xây
    một phòng học
  • 4:59 - 5:01
    và một toilet trẻ em.
  • 5:02 - 5:03
    Tôi đến trường khác
  • 5:03 - 5:06
    hai giáo viên
    vừa đi ngân hàng gần đó
  • 5:06 - 5:09
    để gửi tiền học bổng vào
    tài khoản của học trò.
  • 5:09 - 5:14
    Vào giờ ăn, phần lớn giáo viên
    dùng thời gian
  • 5:14 - 5:18
    để nấu bữa ăn trưa,
    giám sát và phục vụ học trò.
  • 5:18 - 5:20
    Chúng tôi hỏi các giáo viên,
  • 5:20 - 5:23
    "Điều gì đang xảy ra, tại sao
    các thầy cô không dạy?"
  • 5:23 - 5:26
    Và họ trả lời, "Đây chính là
    câu hỏi chúng tôi chờ đợi.
  • 5:26 - 5:29
    Khi thanh tra đến thăm chúng tôi,
  • 5:29 - 5:31
    họ chỉ kiểm tra đúng một điều.
  • 5:31 - 5:34
    Toilet xây xong chưa,
    ăn trưa chưa.
  • 5:34 - 5:37
    Hiệu trưởng trường này đi họp
    ở trụ sở chính,
  • 5:37 - 5:39
    cũng chỉ là để thảo luận những chuyện đó."
  • 5:40 - 5:45
    Bạn xem, đó là những gì đã xảy ra,
    hơn 2 thập niên nay,
  • 5:45 - 5:48
    Ấn Độ đang gặp thách thức về cơ hội
    tiếp cận giáo dục, làm sao có đủ trường,
  • 5:48 - 5:51
    có đủ số ghi danh và đưa học trò
    tới trường.
  • 5:51 - 5:55
    Vậy chính phủ phát động
    nhiều chương trình
  • 5:55 - 5:56
    để nhắm tới những thách thức này,
  • 5:57 - 6:01
    và giáo viên trở thành những nhân tố
    nội tại của những chương trình này.
  • 6:01 - 6:03
    Không phải ngoại tại mà là nội tại.
  • 6:05 - 6:10
    Bây giờ, điều cần thiết không
    phải là đào tạo giáo viên
  • 6:10 - 6:12
    hay kiểm tra xem họ có mặt không
  • 6:12 - 6:15
    mà là nói cho họ biết rằng
    điều quan trọng nhất
  • 6:16 - 6:18
    đối với họ là vào lớp và dạy.
  • 6:18 - 6:22
    Họ cần được giám sát, đánh giá
    và khen thưởng
  • 6:22 - 6:23
    về chất lượng dạy
  • 6:23 - 6:25
    chứ không phải về các thứ khác.
  • 6:26 - 6:28
    Vậy khi chúng tôi xem qua
    hệ thống giáo dục,
  • 6:29 - 6:34
    khi chúng tôi nghiên cứu kỹ hơn,
    chúng tôi tìm thấy vài nguyên nhân sâu xa
  • 6:34 - 6:38
    đang tạo ra và định hình cách
    thức mọi người hành xử trong hệ thống.
  • 6:38 - 6:41
    Chúng tôi nghĩ chỉ khi chúng tôi
    thay đổi được những vấn đề đặc biệt này,
  • 6:41 - 6:44
    chúng tôi mới có thể làm
    được những việc khác.
  • 6:44 - 6:46
    Chúng tôi có thể đào tạo,
    trang bị công nghệ cho trường,
  • 6:46 - 6:48
    nhưng hệ thống cũng chẳng thay đổi.
  • 6:48 - 6:52
    Và việc xác định những vấn đề cốt lõi
    không rõ ràng này
  • 6:52 - 6:54
    trở nên phần quan trọng nhất
    của chương trình.
  • 6:55 - 6:58
    Vậy, chúng tôi có mục đích và
    chúng tôi đối mặt với vấn đề,
  • 6:58 - 7:00
    và chúng tôi cần hình dung
    ra giải pháp là gì.
  • 7:01 - 7:03
    Rõ ràng chúng tôi không muốn
    rơi vào vòng luẩn quẩn,
  • 7:03 - 7:07
    chúng tôi nói, " Ta hãy quan sát
    và xem thử ta tìm được gì."
  • 7:07 - 7:11
    Và chúng tôi tìm ra những thực
    nghiệm tiên phong đơn giản và thú vị
  • 7:11 - 7:14
    ở trong cả nước và trên thế giới.
  • 7:14 - 7:18
    Những tổ chức phi chính phủ và những tổ
    chức khác làm được những điều đơn giản.
  • 7:18 - 7:22
    Nhưng điều cũng thú vị là không
    tổ chức nào trong số đó có đủ tầm cỡ.
  • 7:22 - 7:26
    Tất cả các tổ chức đó chỉ đạt tối đa
    đến 50, 100 hay 500 trường.
  • 7:26 - 7:29
    Trong khi đó, chúng tôi tìm một giải
    pháp cho 15.000 trường.
  • 7:29 - 7:31
    Vậy chúng tôi tìm nguyên nhân,
  • 7:31 - 7:34
    Nếu những tổ chức này hoạt động tốt,
    tại sao chúng không vươn ra đủ tầm cỡ?
  • 7:35 - 7:38
    Điều xảy ra là khi một tổ chức
    phi chính phủ đến,
  • 7:38 - 7:40
    họ không chỉ mang đến những chuyên gia
  • 7:40 - 7:43
    mà họ còn mang đến những
    phương tiện hỗ trợ.
  • 7:43 - 7:45
    Vậy họ có thể mang đến tiền bạc,
  • 7:45 - 7:46
    có thể đưa nhân sự đến,
  • 7:46 - 7:48
    họ có thể đưa đến công nghệ.
  • 7:48 - 7:52
    Và trong 50 hay 100 trường
    mà họ làm việc,
  • 7:52 - 7:55
    những phương tiện hỗ trợ này thật
    sự tạo được khác biệt.
  • 7:55 - 7:58
    Nhưng làm gì có chuyện
    người đứng đầu của tổ chức này
  • 7:58 - 8:01
    đến gặp lãnh đạo của sở giáo dục
  • 8:01 - 8:04
    và nói, "Hãy áp dụng kế hoạch này
    cho 15.000 trường."
  • 8:04 - 8:07
    Vậy thì người nhân viên đó đào đâu
    ra được số tiền
  • 8:07 - 8:10
    để phát triển chương
    trình này cho 15.000 trường?
  • 8:10 - 8:12
    Họ không có đủ tiền,
  • 8:12 - 8:14
    không đủ nguồn phương tiện.
  • 8:14 - 8:16
    Do đó, những sáng kiến
    không thể mở rộng.
  • 8:17 - 8:20
    Vậy lúc bắt đầu dự án, điều
    chúng tôi nói là,
  • 8:20 - 8:23
    "Dù chúng tôi có phải làm gì
    thì điều đó cũng phải nhân rộng,
  • 8:23 - 8:26
    nó phải được áp dụng cho 15.000 trường."
  • 8:26 - 8:30
    Do đó, nó phải hoạt động với
    ngân sách hiện tại
  • 8:30 - 8:33
    và các phương tiện của nhà nước.
  • 8:34 - 8:35
    Nói ra thì nghe dễ lắm.
  • 8:35 - 8:37
    (Cười)
  • 8:37 - 8:39
    Tôi nghĩ đúng ngay lúc đó,
  • 8:39 - 8:41
    cả nhóm ghét tôi.
  • 8:41 - 8:46
    Khi chúng tôi bỏ nhiều giờ liền
    trong văn phòng, nơi quán cà phê,
  • 8:46 - 8:47
    thậm chí trong quán bar,
  • 8:47 - 8:49
    vò đầu bứt tai và nói,
  • 8:49 - 8:52
    "Các giải pháp ở đâu, làm sao
    chúng ta giải quyết được vấn đề này?
  • 8:52 - 8:56
    Cuối cùng, tôi nghĩ chúng tôi đã tìm ra
    giải pháp cho nhiều vấn đề trong số đó.
  • 8:56 - 8:58
    Tôi xin đưa ví dụ.
  • 8:58 - 9:00
    Trong mục tiêu học hiệu quả,
  • 9:00 - 9:03
    một trong những điều mà người ta
    nói đến là việc học thực dụng.
  • 9:03 - 9:06
    Trẻ không cần nhớ những thứ trong sách vở,
  • 9:06 - 9:07
    chúng cần các hoạt động,
  • 9:07 - 9:09
    và đó là cách học hiệu quả hơn.
  • 9:09 - 9:12
    Điều đó có nghĩa là cho
    học sinh những thứ
  • 9:12 - 9:15
    như hạt, que đếm, bàn tính bằng hạt.
  • 9:15 - 9:18
    Nhưng chúng tôi không có tiền
    để mua những thứ đó
  • 9:18 - 9:20
    cho 15.000 trường với 2 triệu trẻ.
  • 9:20 - 9:22
    Chúng tôi cần giải pháp khác.
  • 9:22 - 9:24
    Chúng tôi chưa nghĩ ra gì cả.
  • 9:24 - 9:27
    Một hôm, một thành viên của
    chúng tôi đến một ngôi trường
  • 9:27 - 9:32
    và thấy một giáo viên nhặt que củi và sỏi
    ở ngoài vườn
  • 9:32 - 9:33
    rồi đưa vào lớp
  • 9:33 - 9:35
    và đưa cho học trò.
  • 9:36 - 9:39
    Đó là thời điểm phát kiến
    vĩ đại của chúng tôi.
  • 9:40 - 9:42
    Vậy trong các sách giáo khoa
    ở Haryana
  • 9:43 - 9:45
    sau mỗi khái niệm, chúng tôi
    có một bảng tóm tắt
  • 9:45 - 9:48
    gồm những chỉ dẫn cho
    giáo viên, với lời nhắc nhở
  • 9:48 - 9:52
    "Để dạy khái niệm này,
    bạn có thể tổ chức hoạt động này.
  • 9:52 - 9:55
    Tiếp đến, để thực hiện hoạt động này,
  • 9:55 - 9:58
    bạn có thể dùng những đồ vật này
    từ môi trường xung quanh,
  • 9:58 - 10:01
    có ở ngoài vườn hay ngay trong lớp học,
  • 10:01 - 10:04
    bạn nên dùng những vật dụng đó
    để trợ giúp trẻ học."
  • 10:04 - 10:07
    Và chúng tôi thấy tất cả
    giáo viên ở Haryana
  • 10:07 - 10:10
    dùng nhiều đồ vật theo
    sáng kiến này để giảng dạy.
  • 10:11 - 10:14
    Theo cách này, bất cứ cái gì chúng tôi
    phát thảo,
  • 10:14 - 10:16
    chúng tôi đều có thể áp dụng
  • 10:16 - 10:19
    cho 15.000 trường liền ngay sau đó.
  • 10:20 - 10:22
    Bây giờ, điều này đã mang
    tôi đến điểm cuối.
  • 10:23 - 10:26
    Làm sao bạn có thể áp dụng
    điều gì đó cho 15.000 trường
  • 10:26 - 10:28
    và 100.000 giáo viên?
  • 10:28 - 10:30
    Sở giáo dục từng có một chu trình
  • 10:30 - 10:32
    rất thú vị.
  • 10:32 - 10:34
    Người ta gọi là "Chuỗi Hy Vọng."
  • 10:36 - 10:39
    Họ viết một lá thư từ ban lãnh đạo
  • 10:39 - 10:40
    và gửi đến cấp tiếp theo,
  • 10:40 - 10:42
    là văn phòng quận.
  • 10:42 - 10:45
    Họ hy vọng mỗi văn phòng quận,
  • 10:45 - 10:49
    sẽ có một nhân viên nhận được thư,
    mở ra đọc
  • 10:49 - 10:51
    rồi gửi thư đó cho cấp tiếp theo,
  • 10:51 - 10:53
    đó là khu văn phòng.
  • 10:53 - 10:57
    Rồi bạn hy vọng ở mỗi văn phòng,
  • 10:57 - 10:58
    ai đó sẽ nhận được thư,
  • 10:58 - 11:02
    mở ra đọc và gửi tiếp đến|
    15.000 hiệu trưởng.
  • 11:02 - 11:05
    Rồi ta hy vọng một các hiệu trưởng
  • 11:05 - 11:08
    sẽ nhận được thư, đọc và hiểu nó
  • 11:08 - 11:10
    rồi cho áp dụng.
  • 11:10 - 11:11
    Nghe có vẻ buồn cười.
  • 11:13 - 11:15
    Chúng ta biết công nghệ là câu trả lời,
  • 11:15 - 11:17
    nhưng chúng ta cũng biết
    hầu hết các trường
  • 11:17 - 11:19
    không có máy vi tính và email.
  • 11:20 - 11:24
    Tuy nhiên, cái mà giáo
    viên có là smartphone.
  • 11:24 - 11:28
    Họ liên tục nhận SMS,
    trên Facebook và trên WhatsApp.
  • 11:29 - 11:31
    Điều xảy ra ở Haryana là
  • 11:31 - 11:36
    tất cả các hiệu trưởng và giáo viên được
    chia thành 100 nhóm WhatsApp
  • 11:36 - 11:38
    và bất cứ thứ gì cần đều được chia sẻ,
  • 11:38 - 11:41
    nó được đưa lên trang của các
    nhóm WhatsApp.
  • 11:41 - 11:44
    Tin sẽ lan nhanh như cháy rừng.
  • 11:44 - 11:47
    Bạn có thể biết ngay ai đã nhận nó,
  • 11:47 - 11:48
    ai đã đọc nó.
  • 11:48 - 11:52
    Giáo viên có thể đặt câu hỏi
    làm rõ vấn đề một cách trực tiếp.
  • 11:52 - 11:53
    Điều thú vị là,
  • 11:53 - 11:57
    nó không chỉ là những người đứng đầu
    trả lời các câu hỏi này.
  • 11:57 - 11:59
    Một giáo viên nào đó từ một nơi khác
    của tiểu bang
  • 11:59 - 12:02
    cũng có thể xung phong trả lời câu hỏi.
  • 12:02 - 12:05
    Mọi người hành động
    như đồng đội của nhau,
  • 12:05 - 12:06
    và mọi việc tiến triển.
  • 12:08 - 12:10
    Hôm nay, khi bạn đến 1 trường ở Haryana,
  • 12:10 - 12:12
    mọi thứ rất khác.
  • 12:12 - 12:14
    Giáo viên đã quay lại lớp,
  • 12:14 - 12:15
    họ đang giảng bài.
  • 12:15 - 12:17
    Thường thì với cách dạy mới.
  • 12:18 - 12:21
    Khi thanh tra đến thăm lớp,
  • 12:21 - 12:25
    thanh tra không chỉ kiểm tra
    hệ thống toilet
  • 12:25 - 12:27
    mà còn chất lượng dạy.
  • 12:28 - 12:31
    Một lần mỗi quý, tất cả
    học sinh cả tiểu bang
  • 12:31 - 12:33
    được đánh giá kết quả học tập
  • 12:33 - 12:36
    và trường nào làm tốt sẽ được thưởng.
  • 12:36 - 12:39
    Trường nào không đạt
  • 12:39 - 12:41
    sẽ phải giải trình cẩn thận.
  • 12:42 - 12:44
    Đương nhiên, họ sẽ được hỗ trợ
  • 12:44 - 12:46
    để làm tốt hơn trong tương lai.
  • 12:47 - 12:49
    Trong lĩnh vực giáo dục,
  • 12:49 - 12:51
    rất khó để thấy được kết quả nhanh chóng.
  • 12:52 - 12:55
    Khi mọi người nói về cơ chế,
    về sự thay đổi vĩ mô,
  • 12:55 - 12:58
    họ nói về thời hạn từ 7 đến 10 năm.
  • 12:58 - 12:59
    Nhưng ở Haryana thì không.
  • 13:00 - 13:04
    Trong năm vừa rồi, có
    3 công trình nghiên cứu độc lập,
  • 13:04 - 13:07
    để đánh giá kết quả học tập
    của học sinh,
  • 13:07 - 13:09
    chúng đều chỉ ra rằng
    có điều gì đó cốt lõi,
  • 13:09 - 13:11
    điều gì đó độc đáo đang diễn ra ở Haryana.
  • 13:12 - 13:15
    Học lực của bọn trẻ không còn
    chậm so với chương trình,
  • 13:15 - 13:16
    chúng bắt đầu có tiến bộ.
  • 13:16 - 13:20
    Haryana là một trong một vài
    tiểu bang của cả nước
  • 13:20 - 13:21
    đang có tiến bộ rõ rệt,
  • 13:21 - 13:25
    và chắc chắn là tiểu bang
    có tỷ lệ cải thiện giáo dục cao nhất.
  • 13:25 - 13:27
    Đó mới chỉ là những dấu hiệu đầu tiên,
  • 13:27 - 13:29
    con đường còn dài phía trước,
  • 13:29 - 13:31
    nhưng điều đó cho chúng ta
    nhiều hy vọng ở tương lai.
  • 13:33 - 13:34
    Mới đây, tôi có đến một ngôi trường,
  • 13:34 - 13:36
    và lúc tôi rời đi,
  • 13:36 - 13:38
    tôi tình cờ gặp một quý bà,
  • 13:38 - 13:39
    tên bà là Parvati,
  • 13:39 - 13:40
    bà ta là mẹ của một đứa trẻ,
  • 13:40 - 13:41
    và bà ta mỉm cười.
  • 13:42 - 13:45
    Tôi nói, " Tại sao bà cười,
    có chuyện gì sao?"
  • 13:45 - 13:48
    Bà trả lời, "Tôi không biết
    chuyện gì đang diễn ra nữa,
  • 13:48 - 13:51
    nhưng tôi chỉ biết là con cái
    chúng tôi đang thực sự học,
  • 13:51 - 13:52
    chúng thấy rất vui,
  • 13:52 - 13:55
    và hiện nay, tôi không cần tìm
    trường tư
  • 13:55 - 13:56
    để gửi chúng vào nữa."
  • 13:58 - 14:00
    Tôi trở lại câu hỏi lúc đầu:
  • 14:00 - 14:02
    Hệ thống nhà nước có thể thay
    đổi được không?
  • 14:02 - 14:04
    Tôi hoàn toàn tin là được.
  • 14:04 - 14:06
    Tôi tin chỉ cần cho họ đòn bẩy đúng,
  • 14:06 - 14:08
    thì dời núi cũng không phải
    chuyện bất khả thi.
  • 14:08 - 14:09
    Cảm ơn.
  • 14:09 - 14:15
    (Vỗ tay)
Title:
Làm thế nào để sửa một bộ máy giáo dục hỏng hóc...mà không tốn thêm tiền.
Speaker:
Seema Bansal
Description:

Seema Bansal đã tạo ra con đường mới để cải các nền giáo dục công lập cho 15.000 trường ở Haryana, Ấn Độ, bằng cách đề ra một mục tiêu táo bạo: vào năm 2020, 80% trẻ sẽ không còn ngồi nhầm lớp. Để đạt được mục tiêu này, cô tìm những giải pháp cải cách hiệu quả cho mỗi trường mà không cần thêm chi phí. Bansal và nhóm của cô đã thành công khi dùng những phương pháp sáng tạo và triệt để như trao đổi với các giáo viên thông qua hội ý bằng SMS, và họ đã cải thiện đáng kể việc dạy và học tại các trường ở bang Haryana.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
14:28

Vietnamese subtitles

Revisions