Return to Video

Bạn có hy sinh một người để cứu lấy năm người không? - Eleanor Nelsen

  • 0:07 - 0:12
    Hãy tưởng tượng bạn đang xem một
    đoàn tàu lửa đang lao dốc xuống đường ray
  • 0:12 - 0:16
    tiến thẳng về phía 5 người công nhân
    bị kẹt ở đường ray.
  • 0:16 - 0:18
    Bạn đang được đứng kế
    một công tắc
  • 0:18 - 0:22
    Cái đó sẽ chuyển hướng đoàn tàu sang
    một đường ray thứ hai.
  • 0:22 - 0:23
    Vấn đề là ở đây.
  • 0:23 - 0:28
    Đường ray đó cũng có một người công nhân,
    nhưng chỉ là một người.
  • 0:28 - 0:29
    Bạn làm thế nào ?
  • 0:29 - 0:33
    Bạn có hy sinh một người để cứu năm ?
  • 0:33 - 0:35
    Đây là Vấn đề toa tàu,
  • 0:35 - 0:42
    vấn đề tiến thoái lưỡng nan đạo đức mà
    triết gia Philippa Foot đặt ra năm 1967.
  • 0:42 - 0:45
    Nó nổi tiếng bởi vì nó buộc chúng ta nghĩ
    làm thế nào để chọn lựa
  • 0:45 - 0:48
    Khi không có lựa chọn nào tốt.
  • 0:48 - 0:50
    Chúng ta chọn hành động
    với kết quả tốt nhất
  • 0:50 - 0:55
    hay ràng buộc trong phạm vi đạo đức không
    gây ra cái chết cho một ai ?
  • 0:55 - 1:01
    Trong một cuộc khảo sát, khoảng 90%
    người được hỏi đồng ý để bật công tắc,
  • 1:01 - 1:04
    cho một công nhân chết để cứu 5 người
  • 1:04 - 1:09
    và các nghiên cứu khác, bao gồm một
    mô phỏng thực tế của tình trạng khó xử,
  • 1:09 - 1:11
    đã tìm ra kết quả tương tự.
  • 1:11 - 1:16
    Những ý kiến này phù hợp với
    nguyên lý triết học Chủ Nghĩa Vị Lợi
  • 1:16 - 1:19
    được biện hộ rằng quyết định
    đúng đắn về đạo đức
  • 1:19 - 1:23
    là quyết định đem lại lợi ích
    cho số đông.
  • 1:23 - 1:25
    Năm người thì hơn một người,
  • 1:25 - 1:31
    ngay cả khi để đạt được kết quả đó đòi hỏi
    một ai đó phải chết.
  • 1:31 - 1:33
    Nhưng con người không phải luôn đi theo
    cách nhìn thực lợi.
  • 1:33 - 1:37
    Chúng ta có thể thay đổi vấn đề
    tàu điện một chút.
  • 1:37 - 1:40
    Thời điểm đó, bạn đang đứng trên cây cầu
    bắt qua đừng ray
  • 1:40 - 1:43
    khi xe điện đến gần.
  • 1:43 - 1:45
    Bây giờ không có đường ray thứ hai,
  • 1:45 - 1:49
    nhưng có một người đàn ông rất lớn
    ở trên cầu kế bên bạn.
  • 1:49 - 1:52
    Nếu bạn đẩy anh ta lên, cơ thể anh ta
    sẽ dừng xe điện lại,
  • 1:52 - 1:54
    cứu 5 công nhân,
  • 1:54 - 1:56
    nhưng anh ấy sẽ chết.
  • 1:56 - 1:59
    Những người thực lợi,
    sẽ vẫn chọn như cũ,
  • 1:59 - 2:02
    mất một người để cứu năm người.
  • 2:02 - 2:05
    Nhưng trong trường hợp này,
    chỉ khoảng 10% người
  • 2:05 - 2:08
    đồng ý đẩy người đàn ông xuống đường ray.
  • 2:08 - 2:12
    Bản năng của chúng ta nói rằng cố ý
    gây ra cái chết cho ai đó
  • 2:12 - 2:16
    khác với việc cho họ chết
    như một tai nạn phát sinh.
  • 2:16 - 2:21
    Điều đó chỉ có vẻ sai trái đối với
    những lí do khó giải thích mà thôi.
  • 2:21 - 2:23
    Sự giao thoa giữa đạo đức và tâm lý này
  • 2:23 - 2:27
    là những điều vô cùng thú vị
    về vấn đề xe điện.
  • 2:27 - 2:31
    Tình thế nan giải nhiều trường hợp
    tiết lộ điều chúng ta nghĩ là đúng hay sai
  • 2:31 - 2:36
    phụ thuộc vào các yếu tố khác ngoài
    sức nặng hợp lý của các ưu và khuyết điểm.
  • 2:36 - 2:39
    Ví dụ, đàn ông có thường
    đồng ý
  • 2:39 - 2:42
    đẩy người người đó xuống cầu
    hơn phụ nữ.
  • 2:42 - 2:47
    Những người được xem phim hài
    trước khi được hỏi cũng có ý kiến như vậy.
  • 2:47 - 2:49
    Và trong một nghiên cứu thức tế ảo,
  • 2:49 - 2:53
    người ta sẵn sàng hy sinh đàn ông
    hơn phụ nữ.
  • 2:53 - 2:56
    Các nhà khoa học đã nghiên cứu
    hoạt động não của mọi người
  • 2:56 - 3:00
    trong trường hợp "công tắc" và "cây cầu".
  • 3:00 - 3:04
    Cả hai hoàn cảnh đều kích hoạt
    các vùng não liên quan đến việc quyết định
  • 3:04 - 3:07
    và các phản ứng cảm xúc.
  • 3:07 - 3:11
    Trong trường hợp "cây cầu",
    phản ứng cảm xúc mạnh mẽ hơn.
  • 3:11 - 3:13
    Ở vùng não liên kết với quá trình
  • 3:13 - 3:17
    xung đột nội tâm
    cũng phản ứng như vậy.
  • 3:17 - 3:18
    Tại sao có sự khác biệt?
  • 3:18 - 3:23
    Một lí giải là việc đẩy ai đó
    đến cái chết thiên về cá nhân hơn,
  • 3:23 - 3:27
    gợi sự ác cảm cảm xúc
    đối với việc giết người khác,
  • 3:27 - 3:31
    nhưng ta lại thấy mâu thuẫn bởi ta biết
    đó vẫn là sự lựa chọn hợp lý.
  • 3:31 - 3:36
    Giả thuyết xe điện đã bị chỉ trích bởi
    một số nhà triết học và tâm lí học.
  • 3:36 - 3:41
    Họ cho rằng điều đó không nói lên
    điều gì bởi giả thuyết đưa ra là vô thực
  • 3:41 - 3:45
    cho nên những người tham gia khảo sát
    không trả lời nghiêm túc.
  • 3:45 - 3:49
    Nhưng công nghệ mới đang làm cho
    kiêu phân tích đạo đức này
  • 3:49 - 3:51
    trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
  • 3:51 - 3:54
    Ví dụ, xe tự động không người lái
    sẽ chọn gây ra
  • 3:54 - 3:58
    một tai nạn nhỏ
    để ngăn chặn tai nạn lớn hơn.
  • 3:58 - 4:02
    Trong khi đó, chính phủ đang nghiên cứu
    những chiếc máy bay quân sự tự lái
  • 4:02 - 4:06
    có thể đưa ra quyết định
    có nên mạo hiểm tổn mạng sống con người
  • 4:06 - 4:09
    để tấn công mục tiêu quan trọng hay không.
  • 4:09 - 4:11
    Nếu chúng ta muốn những việc này hợp lẽ,
  • 4:11 - 4:15
    ta phải quyết định trước
    cách đanh giá mạng sống con người
  • 4:15 - 4:18
    và xem lợi ích nào là lớn hơn.
  • 4:18 - 4:20
    Vì thế các nhà nghiên cứu
    những hệ thống tự động
  • 4:20 - 4:22
    đang hợp tác với các triết gia
  • 4:22 - 4:28
    để xác định vấn đề phức tạp
    khi chạy chương trình đạo đức cho máy móc,
  • 4:28 - 4:31
    điều đó cho thấy
    ngay cả những tình thế giả định
  • 4:31 - 4:36
    cũng có thể xuất hiện
    trong thực tế.
Title:
Bạn có hy sinh một người để cứu lấy năm người không? - Eleanor Nelsen
Speaker:
Eleanor Nelsen
Description:

Xem bải giảng đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/would-you-sacrifice-one-person-to-save-five-eleanor-nelsen

Hãy tưởng tượng bạn nhìn thấy một toa tàu đang chạy trên đường ray và lao thẳng về phía 5 công nhân. Bạn đang đứng gần một cái công tắc dùng để chuyển cái toa đó sang đường ray số 2. Vấn đề là như thế này: đường ray số 2 cũng có 1 công nhân đang bị kẹt - nhưng chỉ duy nhất 1 người thôi. Bạn sẽ làm gì? Bạn có chấp nhận hy sinh 1 người để cứu 5 người kia không? Eleanor Nelsen miêu tả chi tiết một vấn đề đạo đức nan giải, đó chính là bài toán toa tàu (Trolley problem).

Bải giảng biên soạn bởi Eleanor Nelsen, minh họa thực hiện bởi Eoin Duffy.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:56

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions