Return to Video

Andreas Schleicher: Sử dụng dữ liệu để cải tổ trường học.

  • 0:01 - 0:04
    Sự cởi mở hoàn toàn
    vẫn là một tương lai xa vời
  • 0:04 - 0:06
    trong lĩnh vực giáo dục nhà trường.
  • 0:06 - 0:08
    Chúng ta thật
    khó lòng hiểu được
  • 0:08 - 0:12
    rằng học tập không phải là một
    nơi chốn, mà là một hoạt động.
  • 0:12 - 0:16
    Nhưng tôi muốn kể cho
    mọi người câu chuyện về PISA,
  • 0:16 - 0:18
    bài kiểm tra đánh giá
    kiến thức và kĩ năng của OECD -
  • 0:18 - 0:20
    dành cho tuổi 15 ở khắp thế giới,
  • 0:20 - 0:24
    đó thật sự là một câu chuyện về
    những so sánh quốc tế
  • 0:24 - 0:27
    đã toàn cầu hóa lĩnh vực giáo dục
    mà ta thường coi
  • 0:27 - 0:30
    là chuyện riêng
    trong chính sách mỗi nước.
  • 0:30 - 0:33
    Hãy nhìn thế giới những năm 1960,
  • 0:33 - 0:35
    qua tỉ lệ người
  • 0:35 - 0:37
    đã học hết trung học.
  • 0:37 - 0:41
    Ta thấy là nước Mỹ dẫn đầu
  • 0:41 - 0:44
    và đa số những thành công
    về kinh tế của Mỹ
  • 0:44 - 0:47
    bắt nguồn từ lợi
    thế lâu dài của nó
  • 0:47 - 0:49
    là nước đi tiên phong
    trong giáo dục.
  • 0:49 - 0:53
    Nhưng vào thập kỉ 1970,
    một số nước đã bắt kịp.
  • 0:53 - 0:55
    Những năm 1980, sự mở rông
    mang tính toàn cầu
  • 0:55 - 0:58
    của bể nhân tài vẫn tiếp tục.
  • 0:58 - 1:02
    Và thế giới không dừng lại
    ở những năm 1990.
  • 1:02 - 1:03
    Những năm 60, Mỹ đứng đầu.
  • 1:05 - 1:07
    Những năm 90, họ đứng thứ 13,
  • 1:07 - 1:09
    không phải vì các tiêu chuẩn
    đã hạ xuống,
  • 1:09 - 1:13
    mà vì tiêu chuẩn được nâng lên
    rất nhanh ở những nơi khác.
  • 1:13 - 1:16
    Hàn Quốc cho ta thấy
    điều có thể xảy ra trong giáo dục.
  • 1:16 - 1:19
    Khoảng hai thế hệ trước,
    Hàn Quốc có mức sống
  • 1:19 - 1:22
    ngang với Afghanistan ngày nay,
  • 1:22 - 1:26
    và là một trong các nước
    có nền giáo dục kém phát triển nhất.
  • 1:26 - 1:31
    Ngày nay, mọi thanh niên Hàn Quốc
    đều học hết phổ thông.
  • 1:31 - 1:34
    Điều này cho thấy,
    trong nền kinh tế toàn cầu,
  • 1:34 - 1:39
    thước đo thành công
    không còn là sự phát triển quốc gia
  • 1:39 - 1:44
    mà là hệ thống giáo dục
    tốt nhất theo chuẩn quốc tế.
  • 1:44 - 1:47
    Vấn đề là
  • 1:47 - 1:48
    việc đo thời gian
    người ta đi học
  • 1:48 - 1:50
    hoặc xét bằng cấp họ có
  • 1:50 - 1:55
    không phải luôn là cách tốt nhất
    để thấy những gì họ có thể làm.
  • 1:55 - 1:59
    Hãy nhìn vào cả mớ cử nhân
    đang thất nghiệp trên đường phố,
  • 1:59 - 2:01
    khi nhà tuyển dụng lại nói
    không tìm được người
  • 2:01 - 2:04
    có kĩ năng cần thiết.
  • 2:06 - 2:09
    Điều đó cho thấy bằng cấp tốt
    không nghiễm nhiên biến thành
  • 2:09 - 2:13
    những kĩ năng tốt, công việc tốt
    và cuộc sống tốt.
  • 2:13 - 2:16
    Với PISA, chúng tôi
    đang cố thay đổi điều này
  • 2:16 - 2:18
    bằng cách đánh giá kiến thức và kĩ năng
  • 2:18 - 2:21
    của con người một cách trực tiếp.
  • 2:21 - 2:23
    Và chúng tôi xem xét điều này
    dưới góc độ rất đặc biệt.
  • 2:23 - 2:25
    Chúng tôi không chú tâm lắm
    vào việc học sinh
  • 2:25 - 2:29
    có thể lặp lại những thứ
    học được ở trường,
  • 2:29 - 2:31
    nhưng chúng tôi muốn kiểm tra
    liệu các em có thể suy luận
  • 2:31 - 2:33
    từ những gì mình biết
  • 2:33 - 2:37
    và áp dụng kiến thức
    vào những hoàn cảnh mới.
  • 2:37 - 2:40
    Một vài người đã chỉ trích
    chúng tôi vì điều này.
  • 2:40 - 2:42
    Họ nói, cách đánh giá
    kết quả này
  • 2:42 - 2:45
    rất không công bằng,
    vì chúng tôi kiểm tra học sinh
  • 2:45 - 2:48
    bằng những vấn đề
    họ chưa từng gặp.
  • 2:48 - 2:50
    Nhưng nếu bạn chấp nhận
    logic này,
  • 2:50 - 2:53
    bạn phải thấy cuộc sống là
    không công bằng,
  • 2:53 - 2:56
    bởi bài kiểm tra chân lí ở đời
    không nằm trong cái ta nhớ được
  • 2:56 - 2:57
    những gì đã học ở trường,
  • 2:57 - 3:00
    mà là ở chỗ ta có được trang bị
    cho những thay đổi hay chưa,
  • 3:00 - 3:03
    liệu ta có sẵn sàng
    làm những việc chưa từng có,
  • 3:03 - 3:05
    và dùng những công nghệ
    chưa từng được phát minh,
  • 3:05 - 3:10
    để giải quyết những vấn đề
    không thể dự đoán hôm nay.
  • 3:10 - 3:13
    Một khi đã đi qua
    những thử thách gắt gao,
  • 3:13 - 3:16
    lối đánh giá kết quả trên
    nhanh chóng trở nên tiêu chuẩn.
  • 3:16 - 3:19
    Trong đợt đánh giá gần đây nhất,
    vào năm 2009,
  • 3:19 - 3:23
    chúng tôi đánh giá
    74 hệ thống trường học
  • 3:23 - 3:25
    đóng góp tổng cộng 87%
    cho nền kinh tế.
  • 3:25 - 3:28
    Đồ thị này cho thấy kết quả
    thực hiện của các quốc gia.
  • 3:28 - 3:31
    Màu đỏ là dưới trung bình
    của OECD một chút.
  • 3:32 - 3:33
    Vàng là tương đối,
    xanh là tốt.
  • 3:35 - 3:36
    Bạn thấy Thượng Hải, Hàn Quốc,
    Singapore ở Châu Á;
  • 3:39 - 3:41
    Phần Lan ở Châu Âu;
  • 3:41 - 3:44
    Canada ở Bắc Mĩ,
    đang làm rất tốt.
  • 3:47 - 3:50
    Ta thấy có khoảng cách
    tới gần 3.5 năm đi học
  • 3:50 - 3:52
    giữa học sinh 15 tuổi ở Thượng Hải
  • 3:52 - 3:54
    với một học sinh 15 tuổi ở Chile,
  • 3:54 - 3:56
    khoảng cách đó tăng tới 7 năm
  • 3:59 - 4:00
    nếu tính các những nước thật sự tệ.
  • 4:00 - 4:03
    Cách thanh niên chuẩn bị
    cho nền kinh tế ngày nay
  • 4:03 - 4:06
    khác nhau một trời một vực.
  • 4:08 - 4:09
    Nhưng tôi muốn đưa vào
    bức tranh này
  • 4:11 - 4:13
    khía cạnh quan trọng
    thứ hai.
  • 4:13 - 4:17
    Những nhà giáo dục
    muốn nói về tính công bằng.
  • 4:17 - 4:21
    Với PISA, chúng tôi muốn đánh giá
    cách họ thực hiện công bằng
  • 4:21 - 4:23
    theo khía cạnh đảm bảo
    cho những người
  • 4:23 - 4:27
    ở các tầng lớp xã hội khác nhau
    đều có cơ hội như nhau.
  • 4:27 - 4:28
    Chúng tôi thấy ở một số nước,
    ảnh hưởng
  • 4:28 - 4:30
    của hoàn cảnh xã hội
    lên kết quả học tập
  • 4:30 - 4:31
    là hết sức rõ.
  • 4:31 - 4:34
    Cơ hội không chia đều
    cho mọi người.
  • 4:34 - 4:38
    Rất nhiều tiềm năng
    của trẻ em bị bỏ phí.
  • 4:38 - 4:41
    Ở những nước khác,
    ảnh hưởng của hoàn cảnh gia đình
  • 4:41 - 4:44
    thấp hơn nhiều.
  • 4:44 - 4:47
    Mội người đều muốn ở đó,
    góc phần tư phía trên,
  • 4:47 - 4:51
    nơi mọi việc được làm tốt
    và cơ hội học tập được chia đều.
  • 4:51 - 4:54
    Không ai, và không quốc gia nào,
    vươn tới đó được,
  • 4:54 - 4:55
    nếu cách làm không tốt
  • 4:55 - 4:59
    và còn nhiều bất bình đẳng xã hội.
  • 4:59 - 5:01
    Ta có thể tranh luận,
    rằng liệu có tốt hơn
  • 5:01 - 5:03
    khi mọi việc tốt đẹp,
  • 5:03 - 5:06
    với cái giá của sự bất bình đẳng lớn?
  • 5:06 - 5:11
    Hay ta muốn tập trung vào công bằng
    và chấp nhận sự tầm thường?
  • 5:11 - 5:14
    Thực ra, nếu bạn xem xét
    các quốc gia trong bức tranh
  • 5:14 - 5:17
    bạn sẽ thấy rất nhiều nước
    đang thực sự
  • 5:17 - 5:22
    kết hợp chất lượng ưu việt với sự công bằng.
  • 5:22 - 5:24
    Thực tế, một bài học quan trọng
    từ phép so sánh này
  • 5:24 - 5:27
    là bạn không cần đánh đổi công bằng
  • 5:27 - 5:30
    để có được sự ưu việt.
  • 5:30 - 5:33
    Những nước này đi từ việc
    giúp một nhóm trở nên ưu việt,
  • 5:33 - 5:36
    rồi từ đó tạo điều kiện
    cho tất cả trở nên như vậy,
  • 5:36 - 5:38
    đây là một bài học
    rất quan trọng.
  • 5:38 - 5:43
    Nó thách thức hình mẫu
    của những hệ thống trường học
  • 5:43 - 5:47
    tự cho rằng công việc chính của mình
    là phân loại con người.
  • 5:47 - 5:50
    Từ khi có những kết quả này,
    những nhà vạch chính sách,
  • 5:50 - 5:52
    các nhà giáo dục và nhà nghiên cứu
    trên toàn cầu
  • 5:52 - 5:53
    đã cố tìm cho ra
  • 5:53 - 5:57
    nguyên nhân thành công
    của các hệ thống đó.
  • 5:57 - 5:58
    Nhưng hãy quay lại một chút
  • 5:58 - 6:01
    và tập trung vào các nước
    đã bắt đầu PISA,
  • 6:01 - 6:04
    tôi đánh dấu họ bằng bóng màu.
  • 6:04 - 6:07
    Và tôi điều chỉnh kích thước quả bóng
  • 6:07 - 6:09
    sao cho nó tỉ lệ với
  • 6:09 - 6:13
    ngân sách các quốc gia
    dành cho sinh viên.
  • 6:13 - 6:14
    Nếu tiền có thể cho biết
  • 6:14 - 6:16
    chất lượng kết quả học tập,
  • 6:16 - 6:20
    ta sẽ thấy tất cả bóng lớn đều ở trên,
    đúng không?
  • 6:20 - 6:22
    Ta thấy không phải vậy.
  • 6:22 - 6:25
    Kinh phí cho sinh viên chỉ nói lên
  • 6:25 - 6:27
    chưa đầy 20% sự khác biệt
  • 6:27 - 6:30
    về kết quả giữa các quốc gia,
  • 6:30 - 6:33
    ví dụ Luxembourg,
    nước có giáo dục đắt nhất,
  • 6:33 - 6:35
    chẳng nổi trội là mấy.
  • 6:35 - 6:37
    Ta thấy là hai nước
    có chi phí tương đương
  • 6:37 - 6:39
    lại đạt những kết quả
    rất khác nhau.
  • 6:39 - 6:44
    Ta cũng thấy -- và tôi cho rằng
    đây là khám phá thú vị nhất --
  • 6:44 - 6:47
    rằng ta không sống trong một
    thế giới phân chia rõ ràng
  • 6:47 - 6:50
    giữa những nước giàu và giáo dục tốt,
  • 6:50 - 6:52
    với nước nghèo và giáo dục tồi,
  • 6:52 - 6:56
    bài học này rất là quan trọng.
  • 6:56 - 6:58
    Hãy nhìn sâu hơn vào chi tiết.
  • 6:58 - 7:00
    Chấm đỏ cho thấy
  • 7:00 - 7:05
    chi phí cho mỗi sinh viên
    tương quan với sự giàu có của nước đó.
  • 7:05 - 7:08
    Một cách dùng tiền là
    trả lương cao cho giáo viên,
  • 7:08 - 7:10
    và ta thấy Hàn Quốc
    đầu tư rất nhiều
  • 7:10 - 7:13
    để thu hút những người
    giỏi nhất đi giảng dạy.
  • 7:13 - 7:15
    Hàn Quốc cũng đầu tư
    để có ngày học dài hơn,
  • 7:15 - 7:18
    làm chi phí tăng lên.
  • 7:18 - 7:20
    Xét cho cùng, Hàn Quốc
    muốn giáo viên
  • 7:20 - 7:22
    không chỉ dạy, mà phát triển.
  • 7:22 - 7:24
    Họ đầu tư để nâng cao
    chuyên môn và sự cộng tác
  • 7:24 - 7:27
    và nhiều việc khác nữa.
  • 7:27 - 7:28
    Tất cả đều cần kinh phí.
  • 7:28 - 7:31
    Làm thế nào Hàn Quốc
    trang trải được hết?
  • 7:31 - 7:35
    Câu trả lời là sinh viên Hàn Quốc
    học trong giảng đường lớn.
  • 7:35 - 7:39
    Đây là bí quyết
    làm giảm chi phí.
  • 7:39 - 7:42
    Tới quốc gia tiếp theo,
    Luxembourg,
  • 7:42 - 7:45
    ta thấy chấm đỏ
    ở đúng chỗ của Hàn Quốc,
  • 7:45 - 7:49
    Ở Luxembourg, kinh phí cho
    mỗi sinh viên bằng kinh phí ở Hàn Quốc.
  • 7:49 - 7:51
    Nhưng cha mẹ học sinh, giáo viên
    và nhà vạch chính sách
  • 7:51 - 7:54
    ở Luxembourg chỉ thích lớp nhỏ.
  • 7:54 - 7:57
    Vậy đấy, vào lớp học nhỏ
    rất thoải mái.
  • 7:57 - 7:59
    Vậy nên họ dành
    toàn bộ tiền vào đó,
  • 7:59 - 8:02
    kích thước lớp học (cột xanh)
    làm chi phí tăng lên.
  • 8:02 - 8:06
    Nhưng kể cả Luxembourg
    cũng chỉ đầu tư một lần,
  • 8:06 - 8:08
    và cái giá của việc này
  • 8:08 - 8:10
    là lương giáo viên không cao.
  • 8:10 - 8:13
    Sinh viên không có nhiều giờ học.
  • 8:13 - 8:16
    Và cơ bản, giáo viên có ít thời gian
    làm những việc ngoài giảng dạy.
  • 8:16 - 8:20
    Ta thấy hai quốc gia sử dụng
    kinh phí rất khác nhau,
  • 8:20 - 8:22
    và thực ra cách chi phí
  • 8:22 - 8:28
    quan trọng hơn nhiều so với
    mức chi phí đầu tư vào giáo dục.
  • 8:28 - 8:31
    Hãy trở lại năm 2000.
  • 8:31 - 8:35
    Nhớ rằng đó là một năm
    trước khi iPod được phát minh.
  • 8:35 - 8:37
    Đây là hình ảnh thế giới khi đó
  • 8:37 - 8:41
    theo đánh giá PISA.
  • 8:41 - 8:44
    Đầu tiên, ta thấy những quả bóng
    nhỏ hơn nhiều, đúng không?
  • 8:44 - 8:46
    Chi cho giáo dục
    lúc đó ít hơn nhiều,
  • 8:46 - 8:48
    ít hơn khoảng 35 phần trăm.
  • 8:48 - 8:52
    Hãy tự hỏi, nếu giáo dục
    trở nên đắt hơn nhường ấy,
  • 8:52 - 8:55
    liệu nó có tốt hơn
    nhường ấy không?
  • 8:55 - 8:58
    Và sự thật cay đắng,
  • 8:58 - 8:59
    là không có nhiều nước
    được như vậy.
  • 9:01 - 9:02
    Có một số nước
  • 9:02 - 9:05
    đã có sự cải thiện ấn tượng.
  • 9:05 - 9:09
    Nước Đức, nước tôi, năm 2000,
  • 9:09 - 9:11
    nằm ở góc phần tư phía dưới,
  • 9:11 - 9:14
    kết quả dưới trung bình,
    bất bình đẳng lớn.
  • 9:14 - 9:16
    nhớ rằng nước Đức tôi
    vốn từng rất nổi bật
  • 9:16 - 9:20
    nếu chỉ so về
    số người có bằng cấp.
  • 9:20 - 9:22
    Những kết quả này
    rất đáng thất vọng.
  • 9:22 - 9:24
    Người ta ngỡ ngàng với kết quả.
  • 9:24 - 9:28
    Và lần đầu tiên,
    một tranh luận xã hội ở Đức
  • 9:28 - 9:32
    về giáo dục diễn ra
    suốt nhiều tháng,
  • 9:32 - 9:35
    không phải về thuế,
    hay vấn đề khác, mà giáo dục
  • 9:35 - 9:37
    trở thành trung tâm
    của tranh luận xã hội.
  • 9:37 - 9:40
    Rồi những nhà vạch chính sách
    bắt đầu trả lời.
  • 9:40 - 9:45
    Chính phủ liên bang tăng mạnh
    đầu tư vào giáo dục.
  • 9:45 - 9:48
    Người ta đã làm nhiều điều
    để tăng cơ hội
  • 9:48 - 9:51
    cho sinh viên nhập cư hay tầng lớp thấp.
  • 9:51 - 9:56
    Điều thật sự thú vị, đây không chỉ
  • 9:56 - 10:00
    là việc cải tổ chính sách
    đang có hiệu lực,
  • 10:00 - 10:03
    mà dữ liệu đã biến đổi
    một số niềm tin và hình mẫu
  • 10:03 - 10:05
    trong nền tảng của giáo dục Đức.
  • 10:05 - 10:09
    Ví dụ, theo truyền thống,
    giáo dục trẻ nhỏ được coi
  • 10:09 - 10:11
    là công việc gia đình, và bạn có thể
    gặp những trường hợp
  • 10:11 - 10:14
    mà phụ nữ được coi là
    thiếu trách nhiệm gia đình
  • 10:14 - 10:17
    nếu đưa con đến nhà trẻ.
  • 10:17 - 10:20
    PISA đã biến đổi tranh luận đó,
  • 10:20 - 10:23
    và đưa giáo dục mẫu giáo
    trở thành trọng điểm
  • 10:23 - 10:25
    của chính sách công của nước Đức.
  • 10:25 - 10:29
    Hoăc, theo truyền thống,
    giáo dục Đức phân chia
  • 10:29 - 10:32
    trẻ em 10 tuổi, độ tuổi rất nhỏ,
  • 10:32 - 10:36
    thành những người có thể
    trở thành lao động trí thức,
  • 10:36 - 10:39
    và những người làm việc
    cho lao động trí thức.
  • 10:39 - 10:42
    điều đó chủ yếu dựa trên
    đường lối kinh tế xã hội,
  • 10:42 - 10:46
    và hình mẫu này
    đang bị thách thức.
  • 10:46 - 10:48
    Rất nhiều thay đổi.
  • 10:48 - 10:51
    Tin tốt là, 9 năm sau,
  • 10:51 - 10:54
    ta thấy được sự cải thiện
    về chất lượng và tính công bằng.
  • 10:54 - 10:57
    Người ta chấp nhận thách thức,
    tìm cách vượt qua.
  • 10:57 - 10:59
    Hoặc chọn Hàn Quốc,
    ở phía kia đồ thị.
  • 10:59 - 11:01
    Năm 2000,
    Hàn Quốc đã làm rất tốt,
  • 11:01 - 11:05
    nhưng người Hàn
    lo rằng chỉ một phần nhỏ
  • 11:05 - 11:09
    sinh viên thực sự
    đạt được kết quả cao.
  • 11:09 - 11:11
    Họ đã chấp nhận thách thức,
  • 11:11 - 11:14
    và trong một thập kỉ, Hàn Quốc
    đã tăng gấp đôi tỉ lệ học sinh
  • 11:14 - 11:19
    đạt kết quả cao trong lĩnh vực đọc.
  • 11:19 - 11:21
    Vậy, nếu chỉ tập trung
    vào những học sinh giỏi nhất,
  • 11:21 - 11:23
    ta biết bất bình đẳng
    sẽ tăng lên,
  • 11:23 - 11:25
    ta thấy quả bóng này
    chuyển nhẹ sang hướng khác,
  • 11:27 - 11:27
    song vẫn là cải thiện ấn tượng.
  • 11:30 - 11:31
    Sự cải tổ lớn
    trong giáo dục Ba Lan
  • 11:32 - 11:36
    làm giảm rõ rệt sự
    phân hóa giữa các trường,
  • 11:36 - 11:39
    và nâng cấp
    nhiều trường kém,
  • 11:39 - 11:43
    và nâng chất lượng hoạt động
    lên tới hơn nửa năm học.
  • 11:43 - 11:45
    Ta cũng thấy những nước khác nữa.
  • 11:45 - 11:48
    Bồ Đào Nha đã củng cố
    hệ thống trường học rời rạc
  • 11:48 - 11:51
    nâng cao chất lượng
    và tăng tính công bằng,
  • 11:51 - 11:53
    Hungary cũng vậy.
  • 11:53 - 11:57
    Những gì ta thực sự thấy,
    là đã có rất nhiều thay đổi
  • 11:57 - 11:59
    Kể cả những người
    từng phàn nàn và nói
  • 11:59 - 12:01
    vị trí tương quan giữa các quốc gia
  • 12:01 - 12:05
    trên một biểu đồ như PISA
    chỉ là chỉ vật văn hóa,
  • 12:05 - 12:08
    của các yếu tố kinh tế,
    và các vấn đề xã hội,
  • 12:08 - 12:11
    tính đồng đều của các xã hội, vân vân,
  • 12:11 - 12:15
    những người đó cần thừa nhận
    là có thể cải thiện giáo dục.
  • 12:15 - 12:19
    Ba Lan không hề thay đổi văn hóa.
  • 12:19 - 12:21
    Không thay đổi nền kinh tế.
    Không thay đổi
  • 12:21 - 12:23
    các thành phần của dân cư.
  • 12:23 - 12:26
    Họ không sa thải giáo viên.
    Họ thay đổi chính sách giáo dục
  • 12:26 - 12:29
    và cách thực hành.
    Rất ấn tượng.
  • 12:29 - 12:32
    Tất nhiên, những điều này
    đặt ra câu hỏi:
  • 12:32 - 12:34
    Ta học được gì từ những nước
    ở góc phần tư màu xanh lá
  • 12:34 - 12:36
    những người đã
    đạt mức công bằng cao,
  • 12:36 - 12:40
    kết quả cao, mà vẫn
    gia tăng được kết quả?
  • 12:40 - 12:44
    Và hiển nhiên, một câu hỏi nữa:
    điều hữu hiệu trong một hoàn cảnh
  • 12:44 - 12:46
    có thể trở thành mô hình
    ở nơi khác không?
  • 12:46 - 12:50
    Tất nhiên ta không thể
    sao chép toàn bộ hệ thống giáo dục
  • 12:50 - 12:54
    nhưng phép so sánh này
    đã nhận dạng các yếu tố
  • 12:54 - 12:57
    mà những hệ thống hiệu quả đều có.
  • 12:57 - 12:59
    Ai cũng đồng ý
    giáo dục là quan trọng.
  • 12:59 - 13:01
    Ai cũng nói vậy.
  • 13:01 - 13:05
    Nhưng phép kiểm nghiệm là,
    bạn dành ưu tiên cho việc đó
  • 13:05 - 13:07
    hơn tất cả những việc khác
    ra sao?
  • 13:07 - 13:09
    Các quốc gia trả lương
    cho giáo viên ra sao
  • 13:09 - 13:12
    so với những
    lao động bậc cao khác?
  • 13:12 - 13:15
    Bạn có muốn con mình
    trở thành một giáo viên
  • 13:15 - 13:17
    thay vì một luật sư?
  • 13:17 - 13:19
    Truyền thông nói về
    trường học và giáo viên ra sao?
  • 13:19 - 13:21
    Đó là những câu hỏi cốt lõi,
    và điều ta học được
  • 13:21 - 13:25
    từ PISA, là ở các
    hệ thống hiệu quả
  • 13:25 - 13:29
    các nhà lãnh đạo đã thuyết phục
    người dân ra những lựa chọn
  • 13:29 - 13:31
    có tính đề cao giáo dục,
    tương lai của họ,
  • 13:31 - 13:34
    hơn là cho tiêu dùng ngày hôm nay.
  • 13:34 - 13:36
    Quý vị sẽ không tin
    vào điều điều thú vị này,
  • 13:36 - 13:39
    nhưng có những nước
    mà nơi hấp dẫn nhất
  • 13:39 - 13:42
    không phải trung tâm thương mại
    mà là trường học.
  • 13:42 - 13:44
    Điều đó có thật.
  • 13:44 - 13:46
    Nhưng đánh giá cao
    giá trị của giáo dục
  • 13:46 - 13:49
    chỉ là một phần của bức tranh.
  • 13:49 - 13:52
    Phần còn lại là niềm tin
    rằng tất cả trẻ em
  • 13:52 - 13:55
    đều có thể thành công.
  • 13:55 - 13:57
    Ta có những nước mà học sinh
  • 13:57 - 13:59
    bị phân rẽ ngay từ tuổi nhỏ.
  • 13:59 - 14:01
    Học sinh được chia ra,
  • 14:01 - 14:04
    vì người ta tin rằng
    chỉ một số đứa trẻ
  • 14:04 - 14:07
    có thể đạt đến
    tiêu chuẩn của thế giới.
  • 14:07 - 14:11
    Nhưng điều đó thường
    gắn liền với bất công xã hội.
  • 14:11 - 14:15
    Nếu tới Nhật Bản ở Châu Á,
    hay Phần Lan ở Châu Âu,
  • 14:15 - 14:17
    cha mẹ và giáo viên
    ở những nước đó
  • 14:17 - 14:21
    mong đợi sự thành công
    ở mọi học sinh
  • 14:21 - 14:24
    ta thấy điều đó được phản ánh
    trong hành vi của học sinh.
  • 14:24 - 14:27
    Khi chúng tôi hỏi học sinh
    điều gì giúp thành công
  • 14:27 - 14:30
    trong toán học,
  • 14:30 - 14:32
    học sinh Bắc Mỹ sẽ thường trả lời
  • 14:32 - 14:34
    đó là nhờ tài năng.
  • 14:34 - 14:38
    Nếu tôi sinh ra không phải là
    thiên tài toán học, tôi nên học cái khác.
  • 14:38 - 14:41
    9/10 học sinh Nhật Bản sẽ nói
  • 14:41 - 14:45
    điều đó phụ thuộc vào
    sự đầu tư, sự nỗ lực của tôi,
  • 14:45 - 14:50
    điều này cho ta biết rất nhiều
    về hệ thống xung quanh họ.
  • 14:50 - 14:55
    Trước kia, các học sinh khác nhau
    được dạy như nhau.
  • 14:55 - 14:58
    Những nước có vị trí cao
    trong PISA tôn trọng sự đa dạng
  • 14:58 - 15:02
    với những phương pháp
    sư phạm khác nhau.
  • 15:02 - 15:04
    Họ nhận ra rằng
  • 15:04 - 15:07
    sinh viên bình thường
    có tài năng phi thường,
  • 15:07 - 15:10
    và họ biến cơ hội học tập
    thành của mình.
  • 15:10 - 15:12
    Những hệ thống
    hiệu quả cao cũng có chung
  • 15:12 - 15:16
    những tiêu chuẩn đầy tham vọng
    và minh bạch trên toàn đồ thị.
  • 15:16 - 15:18
    Mọi sinh viên đều biết
    điều gì là quan trọng.
  • 15:18 - 15:22
    Mọi sinh viên đều biết
    làm sao để thành công.
  • 15:22 - 15:25
    Và không ở đâu chất lượng
    của hệ thống giáo dục
  • 15:25 - 15:28
    vượt qua được chất lượng
    của người thầy.
  • 15:28 - 15:31
    Các hệ thống có
    hiệu quả cao rất cẩn trọng
  • 15:31 - 15:33
    trong tuyển dụng và lựa chọn giáo viên
  • 15:33 - 15:35
    và cách đào tạo họ.
  • 15:35 - 15:37
    Họ cẩn thận với cách nâng cao
    trình độ của những giáo viên
  • 15:37 - 15:40
    đang vượt khó để vươn lên,
  • 15:40 - 15:43
    và cách cấu trúc lương
    cho giáo viên.
  • 15:43 - 15:46
    Họ cũng tạo môi trường
    để giáo viên cùng làm việc
  • 15:46 - 15:50
    để định hình ra phương pháp tốt.
  • 15:50 - 15:54
    Họ tạo ra các
    lộ trình sáng suốt
  • 15:54 - 15:56
    để giáo viên phát triển sự nghiệp.
  • 15:56 - 15:58
    Trong những hệ thống
    trường học quan liêu,
  • 15:58 - 16:00
    giáo viên thường bị
    bỏ mặc trong lớp
  • 16:00 - 16:03
    với rất nhiều chỉ định
    về việc phải giảng cái gì.
  • 16:03 - 16:06
    Hệ thống hiệu quả cao chỉ rõ
    hiệu suất cao là thế nào.
  • 16:06 - 16:09
    Họ đặt ra những
    tiêu chuẩn đầy tham vọng,
  • 16:09 - 16:11
    nhưng tạo điều kiện
    cho giáo viên tự quyết định,
  • 16:11 - 16:15
    hôm nay sẽ dạy học sinh điều gì.
  • 16:15 - 16:19
    Trong quá khứ người ta truyền đạt
    tri thức trong giáo dục.
  • 16:19 - 16:25
    Thử thách ngày nay
    là tạo điều kiện cho tri thức tự đào tạo.
  • 16:25 - 16:28
    Hệ thống hiệu quả cao
    đã chuyển từ những dạng
  • 16:28 - 16:32
    chuyên môn hay quản trị
    của kiểm soát và trách nhiệm --
  • 16:32 - 16:35
    như, kiểm tra xem người ta
    có làm việc được giao trong giáo dục --
  • 16:35 - 16:39
    sang dạng chuyên môn
    của tổ chức nghề nghiệp.
  • 16:39 - 16:43
    Họ cho phép giáo viên tạo
    những cải tiến trong sư phạm.
  • 16:43 - 16:45
    Họ tạo điều kiện mà giáo viên cần
  • 16:45 - 16:49
    để phát triển phương pháp
    sư phạm mạnh hơn.
  • 16:49 - 16:55
    Mục tiêu của quá khứ là
    chuẩn hóa và đồng nhất.
  • 16:55 - 16:58
    Những hệ thống cao
    tạo ra những giáo viên
  • 16:58 - 17:01
    và hiệu trưởng có thể sáng tạo.
  • 17:01 - 17:04
    Trong quá khứ, chính sách
    tập trung vào đầu ra,
  • 17:04 - 17:06
    được định sẵn.
  • 17:06 - 17:09
    Hệ thống hiệu quả cao đã giúp
    giáo viên và các hiệu trưởng
  • 17:09 - 17:11
    hình dung ra người
    giáo viên sau này
  • 17:11 - 17:14
    và trường học sau này trong đời họ.
  • 17:14 - 17:16
    Và kết quả ấn tượng nhất
    của hệ thống đẳng cấp thế giới
  • 17:16 - 17:19
    là họ đạt hiệu suất cao
    trên toàn hệ thống.
  • 17:19 - 17:21
    Bạn đã thấy Phần Lan
    làm rất tốt trên PISA
  • 17:21 - 17:23
    nhưng điều làm Phần Lan
    ấn tượng đến vậy
  • 17:23 - 17:27
    là chỉ có 5% khác biệt về chất lượng
  • 17:27 - 17:29
    trong sinh viên giữa các trường.
  • 17:29 - 17:32
    Trường nào cũng thành công.
  • 17:32 - 17:34
    Đây là nơi mà thành công
    mang tính hệ thống.
  • 17:34 - 17:36
    Sao họ làm thế được?
  • 17:36 - 17:39
    Họ đầu tư nguồn lực vào nơi
    tạo sự khác biệt lớn nhất.
  • 17:39 - 17:44
    Họ đưa hiệu trưởng giỏi nhất
    vào những trường xóc xương nhất,
  • 17:44 - 17:46
    và giáo viên giỏi nhất
  • 17:46 - 17:48
    vào lớp giỏi khó dạy nhất.
  • 17:48 - 17:51
    Cuối cùng, những nước này
    áp dụng cân đối chính sách
  • 17:51 - 17:53
    trong toàn bộ lĩnh vực chính sách công.
  • 17:53 - 17:57
    Những chính sách giúp họ mạch lạc
    qua những quãng thời gian dài,
  • 17:57 - 18:01
    và đảm bảo những gì họ làm
    được triển khai nhất quán.
  • 18:01 - 18:04
    Biết được những hệ thống
    thành công đang làm gì
  • 18:04 - 18:06
    chưa cho chúng ta
    biết cách nâng cao.
  • 18:06 - 18:09
    Điều đó cũng rõ,
    và đây là một vài hạn chế
  • 18:09 - 18:12
    trong phép so sánh quốc tế của PISA.
  • 18:12 - 18:15
    Những dạng nghiên cứu khác
    cũng cần vào cuộc,
  • 18:15 - 18:17
    đó cũng là lí do PISA
    không có tham vọng
  • 18:17 - 18:19
    nói cho các nước biết
    họ nên làm gì.
  • 18:19 - 18:21
    Nhưng sức mạnh của nó nằm ở việc
  • 18:21 - 18:24
    nó cho người ta biết
    người khác đã và đang làm gì.
  • 18:24 - 18:26
    Ví dụ của PISA
    cho thấy dữ liệu có thể
  • 18:26 - 18:29
    mạnh mẽ hơn
    việc quản trị bao cấp tài chính
  • 18:29 - 18:33
    mà chúng ta thường nương vào
    để vận hành hệ thống giáo dục.
  • 18:33 - 18:36
    Một số người tranh luận rằng
  • 18:36 - 18:38
    thay đổi quản lý giáo dục
  • 18:38 - 18:41
    như là di dời nghĩa trang.
  • 18:41 - 18:46
    Bạn không thể tin có người
    giúp mình làm việc này. (Cười)
  • 18:46 - 18:51
    Nhưng PISA cho thấy
    những điều có thể trong giáo dục.
  • 18:51 - 18:54
    Nó giúp các nước thấy rằng
    cải thiện là điều có thể.
  • 18:54 - 18:59
    Nó lấy đi lý sự
    của những người tự mãn.
  • 18:59 - 19:02
    Nó giúp các nước đề ra
    các mục tiêu có ý nghĩa
  • 19:02 - 19:05
    với các tiêu chí định lượng
    mà các nhà lãnh đạo phải đạt được.
  • 19:05 - 19:10
    Nếu ta có thể giúp từng đứa trẻ,
    từng giáo viên, từng ngôi trường,
  • 19:10 - 19:13
    từng hiệu trưởng, từng bậc cha mẹ
    thấy cải thiện là có thể,
  • 19:13 - 19:16
    rằng không có giới hạn
    cho cải thiện giáo dục,
  • 19:16 - 19:18
    ta đã đặt nền tảng
  • 19:18 - 19:20
    cho những chính sách
    và chất lượng sống tốt hơn
  • 19:20 - 19:23
    Xin cảm ơn.
  • 19:23 - 19:27
    (Vỗ tay)
Title:
Andreas Schleicher: Sử dụng dữ liệu để cải tổ trường học.
Speaker:
Andreas Schleicher
Description:

Làm thế nào để đánh giá một hệ thống trường học là hiệu quả? Andreas Schleicher giới thiệu với chúng ta phương pháp kiểm tra PISA, phép đo toàn cầu và xếp hạng các quốc gia -- và dùng dữ liệu đó để cải thiện trường học. Hãy xem quốc gia của bạn ở đâu, và tìm hiểu yếu tố duy nhất giúp một số hệ thống vượt lên.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
19:47

Vietnamese subtitles

Revisions