Return to Video

Vòng phản hồi: Giai điệu của tự nhiên - Anje-Margriet Neutel

  • 0:07 - 0:11
    Thử mic, thử mic, một, hai, ba.
  • 0:11 - 0:15
    Khi ban nhạc của bạn thử biểu diễn,
    sự phản hồi gây trở ngại khó chịu.
  • 0:15 - 0:20
    Nhưng trong một dàn giao hưởng tự nhiên,
    sự phản hồi không chỉ có lợi,
  • 0:20 - 0:22
    nó còn khiến mọi thứ ăn khớp.
  • 0:22 - 0:24
    Vậy thực chất sự phản hồi là gì?
  • 0:24 - 0:28
    Yếu tố mấu chốt, dù là trong âm thanh,
    trong môi trường hay khoa học xã hội.
  • 0:28 - 0:31
    nó đều được gọi là
    tương tác qua lại nhân quả.
  • 0:31 - 0:36
    Khi đó x tác động tới y,
    y tác động lại x.
  • 0:36 - 0:40
    Và cứ thế tạo thành một quá trình
    được gọi là vòng phản hồi.
  • 0:40 - 0:43
    Thế giới tự nhiên tuân theo
    cơ chế này,
  • 0:43 - 0:46
    nó được tạo bởi mối liên hệ
    giữa vật vô sinh và hữu sinh,
  • 0:46 - 0:49
    tạo khả năng phục hồi
    bằng cách kiểm soát
  • 0:49 - 0:52
    cách số lượng cá thể và lưới thức ăn
    thay đổi theo biến động.
  • 0:52 - 0:58
    Khi cây chết đi, chất vô cơ
    tạo thành mùn làm giàu đất,
  • 0:58 - 1:02
    một lượng chất hữu cơ
    cung cấp độ ẩm và dinh dưỡng
  • 1:02 - 1:04
    cho cây khác sinh trưởng.
  • 1:04 - 1:08
    Càng nhiều cây sinh trưởng rồi chết đi,
    sẽ có càng nhiều mùn được tạo ra
  • 1:08 - 1:11
    khiến cho càng nhiều cây sinh trưởng hơn,
    và cứ thế tiếp diễn.
  • 1:11 - 1:13
    Đây là một ví dụ về
    phản hồi tích cực,
  • 1:13 - 1:17
    một động lực thiết yếu
    để hình thành hệ sinh thái.
  • 1:17 - 1:20
    Nhưng nó được gọi là phản hồi tích cực
    không phải vì nó có lợi.
  • 1:20 - 1:24
    Nó được gọi là tích cực vì nó
    làm rõ một tác động hoặc thay đổi cụ thể
  • 1:24 - 1:26
    từ trạng thái trước đó.
  • 1:26 - 1:30
    Những vòng tích cực này
    có thể có hại
  • 1:30 - 1:34
    như khi phá rừng làm
    xói mòn đất,
  • 1:34 - 1:37
    vì nó làm mất chất hữu cơ
    và chất dinh dưỡng trong lòng đất,
  • 1:37 - 1:42
    khiến cho còn lại ít cây bám vào đất,
    và dẫn tới xói mòn mạnh hơn.
  • 1:42 - 1:47
    Ngược lại, phản hồi tiêu cực làm giảm
    hoặc chống lại thay đổi của hệ sinh thái
  • 1:47 - 1:50
    để giữ sự cân bằng ổn định.
  • 1:50 - 1:52
    Lấy ví dụ động vật ăn thịt và con mồi.
  • 1:52 - 1:56
    Khi sơn miêu ăn thỏ rừng,
    số lượng thỏ rừng bị giảm,
  • 1:56 - 2:01
    nhưng nó sẽ làm giảm nguồn thức ăn
    của sơn miêu, khiến chúng giảm số lượng,
  • 2:01 - 2:06
    như vậy tỉ lệ động vật ăn thịt giảm
    và số lượng thỏ rừng lại tăng lên.
  • 2:06 - 2:09
    Vòng tuần hoàn tạo ra
    một đồ thị lên xuống,
  • 2:09 - 2:15
    giữ một sự cân bằng lâu dài
    và cho phép chuỗi thức ăn tồn tại.
  • 2:15 - 2:18
    Quá trình phản hồi có thế
    phản trực giác
  • 2:18 - 2:22
    vì chúng ta thường quen với kịch bản
    dễ đoán về luật nhân quả.
  • 2:22 - 2:24
    Ví dụ, có thể dễ dàng nhận thấy
  • 2:24 - 2:29
    phun thuốc trừ sâu sẽ giúp cây
    sinh trưởng bằng cách giết côn trùng,
  • 2:29 - 2:33
    nhưng nó có thể
    gây phản ứng ngoài mong đợi.
  • 2:33 - 2:37
    Ví dụ, nếu phun thuốc
    làm giảm số lượng côn trùng,
  • 2:37 - 2:39
    động vật ăn chúng
    sẽ bị giảm nguồn thức ăn.
  • 2:39 - 2:40
    Và khi số lượng động vật
    ăn côn trùng giảm,
  • 2:40 - 2:44
    số lượng côn trùng sẽ lại tăng,
  • 2:44 - 2:47
    trái ngược với tác dụng
    của thuốc trừ sâu.
  • 2:47 - 2:52
    Lưu ý rằng phản hồi là sản phẩm
    giữa các mắt xích trong vòng.
  • 2:52 - 2:57
    Thêm một mắt xích tiêu cực sẽ đảo ngược
    toàn bộ tác động của phản hồi.
  • 2:57 - 3:02
    và một mắt xích yếu sẽ làm giảm
    tác động của phản hồi.
  • 3:02 - 3:05
    Mất một mắt xích, vòng phản hồi
    sẽ bị phá vỡ.
  • 3:05 - 3:07
    Nhưng đây chỉ là một ví dụ đơn giản
  • 3:07 - 3:10
    vì tự nhiên không chỉ gồm
    những chuỗi thức ăn riêng rẽ,
  • 3:10 - 3:13
    mà là cả một mạng lưới
    tương tác với nhau.
  • 3:13 - 3:17
    Vòng phản hồi có thể gián tiếp,
    xuất hiện qua những chuỗi dài.
  • 3:17 - 3:22
    Một lưới thức ăn gồm hai mươi mắt xích
    có thể tạo hàng nghìn vòng
  • 3:22 - 3:24
    mỗi vòng lên tới hai mươi mắt xích.
  • 3:24 - 3:26
    Nhưng thay vì tạo ra
    những tạp âm hỗn loạn,
  • 3:26 - 3:30
    vòng phản hồi trong hệ sinh thái
    lại hòa hợp với nhau,
  • 3:30 - 3:33
    tạo ra khuôn mẫu chung,
    giống như những nhạc cụ
  • 3:33 - 3:37
    kết hợp tạo thành bản nhạc
    phức hợp nhưng hài hòa.
  • 3:37 - 3:41
    Những phản hồi tiêu cực phạm vi rộng
    kiểm soát những phản hồi tích cực,
  • 3:41 - 3:44
    như trống duy trì nhịp điệu.
  • 3:44 - 3:48
    Bạn có thể xem cách hệ sinh thái hoạt động
    trong môi trường đặc trưng của nó
  • 3:48 - 3:51
    giống như đang thể hiện
    bản nhạc độc đáo.
  • 3:51 - 3:55
    Ở môi trường biển, quan hệ
    động vật ăn thịt-con mồi chiếm ưu thế,
  • 3:55 - 3:59
    những vòng tích cực và tiêu cực mạnh
    được ổn định bởi phản hồi tắt dần
  • 3:59 - 4:04
    là những vòng lớn mạnh
    với rất nhiều chu kì.
  • 4:04 - 4:07
    Môi trường sa mạc là nơi
    chuyển giao sinh khối rất ít,
  • 4:07 - 4:13
    và vòng phản hồi yếu qua xác sinh vật
    giống như những âm thanh đều đều.
  • 4:13 - 4:16
    Và ở rừng nhiệt đới,
    nơi có nguồn sinh vật đa dạng,
  • 4:16 - 4:21
    nhiều chất dinh dưỡng được trao đổi,
    phản hồi mạnh giữa sinh vật sống và chết,
  • 4:21 - 4:24
    giống như bản nhạc
    ấn tượng và tươi mới.
  • 4:24 - 4:26
    Mặc dù có những tác động
    để ổn định,
  • 4:26 - 4:31
    nhiều môi trường sống và hệ sinh thái
    vẫn phát triển và thay đổi theo thời gian,
  • 4:31 - 4:34
    giống như giai điệu chúng tạo ra.
  • 4:34 - 4:37
    Nạn phá rừng có thể khiến cánh rừng
    đầy sức sống thành đất hoang cằn cỗi,
  • 4:37 - 4:42
    như một ban nhạc xuất chúng
    tan rã sau khi mất ngôi sao.
  • 4:42 - 4:46
    Nhưng với thời gian, cánh đồng hoang
    lại có thể trở thành một khu rừng,
  • 4:46 - 4:51
    như một ban nhạc nghiệp dư
    thành dàn nhạc tuyệt vời, ấn tượng.
Title:
Vòng phản hồi: Giai điệu của tự nhiên - Anje-Margriet Neutel
Description:

Theo dõi bài giảng đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/feedback-loops-how-nature-gets-its-rhythms-anje-margriet-neutel

Mặc dù sự phản hồi gây khó chịu khi một ban nhạc luyện tập, chúng lại rất quan trọng trong tự nhiên. Sự phản hồi của tự nhiên là gì, và chúng được hình thành như thế nào? Anje-Margriet Neutel diễn tả một vài vòng liên hệ ngược tích cực và tiêu cực thông thường, kiểm tra xem bằng cách nào mà những vòng phản hồi trong một hệ sinh thái lại có thể hòa hợp, tạo nên bản sắc riêng cho hệ sinh thái đó.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:11

Vietnamese subtitles

Revisions