Return to Video

Tại sao việc ăn kiêng thường không hiệu quả?

  • 0:00 - 0:02
    Cách đây 3 năm rưỡi,
  • 0:02 - 0:05
    Tôi đã thực hiện
    một quyết định tuyệt vời nhất đời mình.
  • 0:05 - 0:08
    Đó là cải cách năm mới của tôi,
  • 0:08 - 0:12
    Tôi đã bỏ ăn kiêng,
    ngừng lo lắng về cân nặng của mình,
  • 0:12 - 0:15
    và học cách ăn theo ý muốn.
  • 0:15 - 0:19
    Bây giờ tôi ăn bất cứ lúc nào
    cảm thấy đói,
  • 0:19 - 0:22
    và tôi đã giảm được 5 cân.
  • 0:22 - 0:24
    Đây là tôi lúc 13 tuổi
  • 0:24 - 0:27
    khi mới bắt đầu ăn kiêng.
  • 0:27 - 0:30
    Giờ khi nhìn vào bức ảnh đó, tôi nghĩ,
  • 0:30 - 0:32
    Tôi không cần phải ăn kiêng,
  • 0:32 - 0:34
    mà cần lưu ý đến quần áo.
  • 0:34 - 0:37
    (tiếng cười)
  • 0:37 - 0:40
    Nhưng tôi đã nghĩ là
    mình cần phải giảm cân,
  • 0:40 - 0:41
    và khi tăng cân trở lại,
  • 0:41 - 0:45
    dĩ nhiên tôi đỗ lỗi cho bản thân mình.
  • 0:45 - 0:48
    Và cho tới 30 năm tiếp theo,
  • 0:48 - 0:50
    Tôi đã thử qua
    nhiều kiểu ăn kiêng khác nhau rồi lại bỏ.
  • 0:50 - 0:53
    Dù có cố gắng thế nào,
  • 0:53 - 0:55
    số cân nặng tôi giảm được
    luôn quay trở lại.
  • 0:55 - 0:59
    Tôi chắc chắn rất nhiều trong số các bạn
    hiểu cảm giác đó.
  • 0:59 - 1:01
    Là một nhà khoa học thần kinh,
  • 1:01 - 1:03
    Tôi tự hỏi, sao việc này lại khó đến vậy?
  • 1:03 - 1:06
    Hiển nhiên là, bạn bao nhiêu cân phụ thuộc vào
  • 1:06 - 1:08
    bạn ăn bao nhiêu và tiêu hao
    bao nhiêu năng lượng.
  • 1:08 - 1:11
    Điều hầu hết mọi người không nhận ra là
  • 1:11 - 1:13
    cơn đói và tiêu thụ năng lượng
  • 1:13 - 1:15
    được điều khiển bởi não bộ,
  • 1:15 - 1:18
    gần như không phải do nhận thức của bạn.
  • 1:18 - 1:22
    Não bạn làm rất nhiều việc khác
    phía sau cánh gà,
  • 1:22 - 1:24
    và điều đó là tốt,
  • 1:24 - 1:26
    bởi vì ý thức của bạn --
  • 1:26 - 1:28
    nói một cách nhẹ nhàng là
  • 1:28 - 1:31
    nó rất dễ bị sao lãng.
  • 1:31 - 1:34
    Điều đó tốt
    khi bạn không cần phải nhớ để thở
  • 1:34 - 1:37
    khi đang xem phim.
  • 1:37 - 1:39
    Bạn không quên cách đi
  • 1:39 - 1:42
    bởi vì đang mải nghĩ về việc mua gì cho bữa tối.
  • 1:42 - 1:44
    Não bạn cũng có cảm nhận riêng
  • 1:44 - 1:45
    về cân nặng của bạn nên như thế nào,
  • 1:45 - 1:48
    dù bạn có tin tưởng
    một cách lý trí ra sao đi nữa.
  • 1:48 - 1:50
    Đó được gọi là điểm mốc của bạn,
  • 1:50 - 1:52
    nhưng đó là một thuật ngữ sai,
  • 1:52 - 1:54
    bởi vì nó thực ra là một khoảng
  • 1:54 - 1:56
    từ 5 đến 7 cân.
  • 1:56 - 2:00
    Bạn có thể chọn lối sống
    để thay đổi cân nặng của mình
  • 2:00 - 2:02
    tăng giảm trong trong khoảng đó,
  • 2:02 - 2:06
    nhưng nó rất, rất khó
    để nằm ngoài phạm vi đó.
  • 2:06 - 2:08
    Phần não điều khiển bản năng,
    là vùng não
  • 2:08 - 2:10
    quy định cân nặng cơ thể,
  • 2:10 - 2:12
    có nhiều hơn cả tá các tín hiệu hoá học
  • 2:12 - 2:15
    trong não
    để báo cho cơ thể bạn cần tăng cân,
  • 2:15 - 2:19
    hơn cả tá các tín hiệu khác
    để báo cho cơ thể cần giảm cân,
  • 2:19 - 2:22
    và hệ thống hoạt động như một cái điều hoà,
  • 2:22 - 2:24
    phản ứng lại với các tín hiệu từ cơ thể
  • 2:24 - 2:28
    bởi điểu chỉnh sự đói, hoạt động và hệ tiêu hoá,
  • 2:28 - 2:32
    để giữ cho cân nặng của bạn ổn định
    khi các điều kiện thay đổi.
  • 2:32 - 2:34
    Đó là cách mà một máy điều hoà hoạt động,
    đúng không?
  • 2:34 - 2:37
    Nó giữ cho nhiệt độ trong nhà bạn không đổi
  • 2:37 - 2:40
    khi thời tiết thay đổi bên ngoài.
  • 2:40 - 2:43
    Giờ bạn có thể thử thay đổi
    nhiệt độ trong nhà mình
  • 2:43 - 2:46
    bằng cách mở một cửa sổ
    vào mùa đông,
  • 2:46 - 2:50
    nhưng điều đó không làm thay đổi
    điểm đặt nhiệt cho cái điều hoà,
  • 2:50 - 2:52
    nó sẽ phản ứng bằng cách tác động vào lò sưởi
  • 2:52 - 2:55
    làm ấm mọi thứ trở lại.
  • 2:55 - 2:58
    Não bạn cũng hoạt động giống y như vậy,
  • 2:58 - 3:01
    phản ứng với việc giảm cân
    bằng những công cụ mạnh
  • 3:01 - 3:02
    để đẩy cơ thể bạn quay lại
  • 3:02 - 3:06
    mức mà bộ não coi là bình thường.
  • 3:06 - 3:08
    Nếu bạn giảm nhiều cân,
  • 3:08 - 3:13
    não bạn sẽ phản ứng như vậy
    làm bạn cảm thấy đói,
  • 3:13 - 3:15
    và dù ban đầu bạn béo hay gầy,
  • 3:15 - 3:18
    não bạn cũng sẽ phản hồi lại
    y hệt như vậy.
  • 3:18 - 3:20
    Chúng ta thích nghĩ rằng
    não bộ có thể biết được
  • 3:20 - 3:22
    khi nào cần giảm cân
    khi nào không,
  • 3:22 - 3:24
    nhưng nó không thể làm được như thế.
  • 3:24 - 3:27
    Nếu bạn giảm cân nhiều,
  • 3:27 - 3:29
    bạn thường cảm thấy đói,
  • 3:29 - 3:32
    và cơ bắp đốt ít năng lượng hơn.
  • 3:32 - 3:35
    Tiến sĩ Rudy Leibel của đại học Columbia
  • 3:35 - 3:37
    đã tìm ra rằng
    những người đã giảm được
  • 3:37 - 3:39
    10% trọng lượng cơ thể họ
  • 3:39 - 3:42
    tiêu hao năng lượng ít hơn từ 250 đến 400 calo
  • 3:42 - 3:44
    bởi vì hệ tiêu hoá của họ bị kìm lại.
  • 3:44 - 3:46
    Đó là rất nhiều thức ăn.
  • 3:46 - 3:49
    Điều này có nghĩa là
    một người ăn kiêng thành công
  • 3:49 - 3:52
    phải ăn ít hơn một lượng như vậy
    mãi mãi
  • 3:52 - 3:53
    so với người khác có cùng cân nặng
  • 3:53 - 3:55
    người mà đã luôn mảnh mai.
  • 3:55 - 3:57
    Từ quá trình tiến hoá,
  • 3:57 - 4:00
    cơ thể bạn chống lại việc hụt cân là hợp lý.
  • 4:00 - 4:03
    Khi thức ăn khan hiếm, tổ tiên chúng ta sống sót
  • 4:03 - 4:05
    dựa vào việc dự trữ năng lượng,
  • 4:05 - 4:08
    và tăng cân trở lại khi thức ăn sẵn có
  • 4:08 - 4:11
    để bảo vệ họ khỏi đợt đói kém tiếp theo.
  • 4:11 - 4:13
    Qua các giai đoạn lịch sử loài người,
  • 4:13 - 4:16
    nạn đói từng là một vấn đề
  • 4:16 - 4:18
    nghiêm trọng hơn béo phì.
  • 4:18 - 4:22
    Điều này có thể giải thích
    một sự thật đáng buồn:
  • 4:22 - 4:25
    Điểm mốc có thể đi lên,
  • 4:25 - 4:28
    nhưng hiếm khi hạ xuống.
  • 4:28 - 4:30
    Giờ đây, nếu mẹ bạn từng nhắc đến rằng
  • 4:30 - 4:32
    cuộc sống không công bằng,
  • 4:32 - 4:35
    thì đó cũng là điều mà bà ấy từng được dạy.
  • 4:35 - 4:38
    (tiếng cười)
  • 4:38 - 4:41
    Chế độ ăn kiêng thành công
    không hạ thấp điểm mốc của bạn.
  • 4:41 - 4:43
    Kể cả khi bạn giữ được lượng cân giảm
  • 4:43 - 4:45
    lâu đến 7 năm,
  • 4:45 - 4:49
    não bạn vẵn cố làm cho nó tăng trở lại.
  • 4:49 - 4:52
    Nếu giảm cân do nạn đói kéo dài,
  • 4:52 - 4:54
    đó có thể sẽ là một phản ứng nhạy bén.
  • 4:54 - 4:57
    Trong thế giới hiện đại,
    chúng ta luôn đi qua những hàng bánh kẹp
  • 4:57 - 5:01
    điều đó là không hữu ích với nhiều người.
  • 5:01 - 5:04
    Đó là khác biệt giữa quá khứ mà tổ tiên để lại
  • 5:04 - 5:07
    và hiện tại dư thừa của chúng ta
  • 5:07 - 5:09
    đó là lý do mà Tiến sĩ Yoni Freedhoff
  • 5:09 - 5:11
    của đại học Ottawa
  • 5:11 - 5:14
    muốn mang vài bệnh nhân của mình
    quay về thời
  • 5:14 - 5:16
    thức ăn còn thiều thốn,
  • 5:16 - 5:18
    và đó cũng là lý do
  • 5:18 - 5:20
    mà việc thay đổi môi trường ăn uống
  • 5:20 - 5:24
    thực chất là giải pháp hiệu quả nhất
  • 5:24 - 5:26
    cho bệnh béo phì.
  • 5:26 - 5:29
    Buồn thay, một sự tăng cân tạm thời
  • 5:29 - 5:31
    có thể trở thành lâu dài.
  • 5:31 - 5:34
    Nếu bạn ở mức thừa cân quá lâu,
  • 5:34 - 5:37
    có thể là vài năm đối với chúng ta,
  • 5:37 - 5:41
    não bạn có thể đưa ra quyết định
    đó là mức bình thường mới
  • 5:41 - 5:45
    Các nhà tâm lý học
    chia những người ăn kiêng thành hai nhóm
  • 5:45 - 5:47
    một nhóm dựa trên sự đói của họ
  • 5:47 - 5:49
    và một nhóm dựa trên
    điều khiển việc ăn uống của họ
  • 5:49 - 5:55
    bằng lý trí, giống hầu hết mọi người ăn kiêng.
  • 5:55 - 6:02
    Hãy gọi họ là người ăn kiêng
    theo trực giác và theo lý trí.
  • 6:02 - 6:04
    Điều thú vị là người ăn kiêng theo trực giác
  • 6:04 - 6:07
    ít có khả năng bị béo phì,
  • 6:07 - 6:10
    và họ dành ít thời gian
    nghĩ tới thức ăn hơn.
  • 6:10 - 6:14
    Người ăn kiêng theo lý trí dễ bị ảnh hưởng
  • 6:14 - 6:17
    với việc ăn quá nhiều
    qua phản ứng với các quảng cáo
  • 6:17 - 6:21
    đồ ăn cỡ lớn, và búp-fê.
  • 6:21 - 6:22
    Và một niềm đam mê nhỏ,
  • 6:22 - 6:26
    như ăn một thìa kem,
  • 6:26 - 6:31
    có nhiều khả năng dẫn tới
    một lần ăn rất nhiều
  • 6:31 - 6:33
    với người ăn kiêng lý trí.
  • 6:33 - 6:35
    Trẻ em đặc biệt rất dễ bị ảnh hưởng
  • 6:35 - 6:38
    bởi vòng luẩn quẩn của ăn kiêng
    rồi lại ăn thoả thích.
  • 6:38 - 6:41
    Vài nghiên cứu lâu năm đã cho thấy
  • 6:41 - 6:45
    những cô gái ăn kiêng sớm thời thiếu niên
  • 6:45 - 6:49
    có khả năng bị thừa cân cao gấp 3 lần
  • 6:49 - 6:50
    sau năm năm,
  • 6:50 - 6:53
    kể cả cân nặng của họ
    đều bắt đầu ở mức bình thường,
  • 6:53 - 6:56
    và tất cả các nghiên cứu đó
    đều cho thấy rằng
  • 6:56 - 6:58
    cùng những nhân tố
  • 6:58 - 7:01
    để dự đoán sự tăng cân
  • 7:01 - 7:04
    cũng là những nhân tố dự đoán
    sự gia tăng của chứng rối loạn ăn uống,
  • 7:04 - 7:06
    Nhân tiện, một yếu tố khác,
  • 7:06 - 7:07
    đối với các bạn là cha mẹ ở đây,
  • 7:07 - 7:10
    là bị trêu chọc bởi các thành viên trong gia đình
  • 7:10 - 7:12
    về cân nặng của họ.
  • 7:12 - 7:14
    Thế nên, đừng làm vậy.
  • 7:14 - 7:16
    (tiếng cười)
  • 7:16 - 7:18
    Tôi đã bỏ hầu hết
    những biểu đồ ở nhà,
  • 7:18 - 7:20
    nhưng tôi không thể cưỡng lại
    việc thêm vào riêng cái biểu đồ này,
  • 7:20 - 7:23
    bởi vì tôi là một kẻ lập dị,
    và đó là cách tôi làm.
  • 7:23 - 7:25
    (tiếng cười)
  • 7:25 - 7:28
    Đây là một nghiên cứu về các nguy cơ tử vong
  • 7:28 - 7:30
    qua một giai đoạn 14 năm
  • 7:30 - 7:32
    dựa trên 4 thói quen tốt cho sức khoẻ:
  • 7:32 - 7:34
    ăn đủ rau quả,
  • 7:34 - 7:36
    luyện tập 3 lần một tuần,
  • 7:36 - 7:38
    không hút thuốc,
  • 7:38 - 7:40
    và uống nước điều độ.
  • 7:40 - 7:42
    Hãy bắt đầu nhìn vào mức căn nặng bình thường
  • 7:42 - 7:43
    của những người trong nghiên cứu.
  • 7:43 - 7:45
    Độ cao của cột thể hiện nguy cơ tử vong,
  • 7:45 - 7:48
    và những số 0, 1, 2, 3, 4
  • 7:48 - 7:49
    trên trục ngang
  • 7:49 - 7:51
    là số lượng những thói quen tốt
  • 7:51 - 7:52
    mà những người đó có.
  • 7:52 - 7:55
    Và bạn cho rằng, lối sống lành mạnh hơn,
  • 7:55 - 7:58
    ít có khả năng dẫn tới tử vong hơn
    qua nghiên cứu.
  • 7:58 - 8:00
    Giờ hãy nhìn vào điều xảy ra
  • 8:00 - 8:01
    với những người thừa cân.
  • 8:01 - 8:04
    Những người không có thói quen sức khoẻ tốt nào
  • 8:04 - 8:05
    có nguy cơ tử vong cao hơn.
  • 8:05 - 8:07
    Chỉ thêm một thói quen tốt
  • 8:07 - 8:11
    đã mang những người thừa cân
    quay lại mức bình thường.
  • 8:11 - 8:13
    Đối với những người bị béo phì
    không có thói quen tốt nào,
  • 8:13 - 8:16
    nguy cơ tử vong tăng rất cao,
    cao hơn 7 lần
  • 8:16 - 8:18
    so với nhóm khoẻ mạnh nhất trong nghiên cứu.
  • 8:18 - 8:22
    Nhưng một lối sống tốt cho sức khoẻ
    cũng có ích cho những người bị béo phì.
  • 8:22 - 8:25
    Thực tế, nếu bạn chỉ nhìn vào nhóm
  • 8:25 - 8:27
    có cả bốn thói quen tốt,
  • 8:27 - 8:29
    bạn có thể thấy
    cân nặng không tạo ra nhiều khác biệt.
  • 8:29 - 8:32
    Bạn có thể kiểm soát sức khoẻ của bạn
  • 8:32 - 8:33
    bằng cách điều khiển lối sống của bạn,
  • 8:33 - 8:35
    kể cả khi bạn không thể giảm cân
  • 8:35 - 8:37
    và giữ được nó.
  • 8:37 - 8:41
    Ăn kiêng không có nhiều độ tin cậy.
  • 8:41 - 8:43
    5 năm sau một đợt ăn kiêng,
  • 8:43 - 8:45
    hầu hết mọi người tăng cân trở lại.
  • 8:45 - 8:48
    40% trong số đó
    còn tăng nhiều cân hơn.
  • 8:48 - 8:49
    Nếu bạn nghĩ về điều này,
  • 8:49 - 8:52
    kết quả thường thấy của việc ăn kiêng
  • 8:52 - 8:53
    là bạn có khả năng bị tăng cân
  • 8:53 - 8:56
    sau một quá trình dài
    hơn là giảm cân.
  • 8:56 - 8:59
    Nếu tôi thuyết phục các bạn rằng
  • 8:59 - 9:01
    ăn kiêng có thể là một vấn đề,
  • 9:01 - 9:04
    thì câu hỏi tiếp theo là,
    bạn sẽ làm gì với nó?
  • 9:04 - 9:08
    Và câu trả lời của tôi,
    gói gọn trong một từ, là sự cảm nhận.
  • 9:08 - 9:11
    Tôi không bảo các bạn phải học thiền
  • 9:11 - 9:13
    hay tập yoga.
  • 9:13 - 9:15
    Tôi nói về cảm nhận trong ăn uống:
  • 9:15 - 9:19
    học cách hiểu các tín hiệu cơ thể bạn
  • 9:19 - 9:21
    đó là ăn khi thấy đói
  • 9:21 - 9:24
    và ngừng khi thấy đã no,
  • 9:24 - 9:26
    bởi vì cân nặng tăng rất nhiều
  • 9:26 - 9:29
    khi bạn ăn lúc không đói.
  • 9:29 - 9:30
    Bạn làm điều đó như thể nào?
  • 9:30 - 9:32
    Cho phép bản thân được ăn
  • 9:32 - 9:34
    nhiều như mong muốn,
    và sau đó tìm ra
  • 9:34 - 9:36
    cái gì làm bạn cảm thấy tốt nhất.
  • 9:36 - 9:40
    Ngồi xuống với những bữa ăn đều đặn
    không sao lãng.
  • 9:40 - 9:42
    Nghĩ đến cảm giác của cơ thể
  • 9:42 - 9:44
    khi nào bắt đầu ăn
    và khi nào thì ngừng,
  • 9:44 - 9:46
    và để cơn đói quyết định
  • 9:46 - 9:48
    khi nào nên kết thúc.
  • 9:48 - 9:50
    Tôi mất hàng năm để học được điều này,
  • 9:50 - 9:52
    nhưng nó thật đáng giá.
  • 9:52 - 9:55
    Tôi cảm thấy thoải mái với đồ ăn hơn rất nhiều
  • 9:55 - 9:58
    so với trước đây.
  • 9:58 - 10:00
    Tôi không nghĩ về nó thường xuyên.
  • 10:00 - 10:03
    Tôi quên trong nhà mình đang có sôcôla .
  • 10:03 - 10:06
    Nó như người ngoài hành tinh
    đã chiếm lấy bộ não tôi.
  • 10:06 - 10:09
    Nó hoàn toàn khác biệt.
  • 10:09 - 10:11
    Tôi nên nói vậy
  • 10:11 - 10:14
    cách tiếp cận với việc ăn uống này
    có thể sẽ không làm bạn giảm cân
  • 10:14 - 10:17
    trừ khi bạn thường ăn lúc không đói.
  • 10:17 - 10:21
    nhưng các bác sĩ
    không biết bất cứ cách nào
  • 10:21 - 10:25
    giúp giảm cân rõ rệt cho nhiều người,
  • 10:25 - 10:29
    và đó là lý do tại sao
    rất nhiều người đang tập trung vào
  • 10:29 - 10:31
    cách ngăn ngừa sự tăng cân
  • 10:31 - 10:34
    thay vì đẩy mạnh việc giảm cân.
  • 10:34 - 10:36
    Hãy đối mặt với thực tế là:
  • 10:36 - 10:40
    Nếu ăn kiêng có hiệu quả,
    thì chúng ta đã đều mảnh mai cả rồi.
  • 10:40 - 10:42
    (tiếng cười)
  • 10:42 - 10:43
    Tại sao chúng ta cứ tiếp tục làm lại một cách
  • 10:43 - 10:46
    và mong kết quả sẽ khác đi cơ chứ?
  • 10:46 - 10:48
    Ăn kiêng trông có vẻ vô hại,
  • 10:48 - 10:52
    nhưng nó thực sự gây ra
    những tác hại liên quan.
  • 10:52 - 10:54
    Tệ nhất, nó phá hỏng cuộc sống:
  • 10:54 - 10:57
    Ám ảnh cân nặng
    dẫn tới rối loạn ăn uống,
  • 10:57 - 10:59
    đặc biệt là với trẻ em.
  • 10:59 - 11:04
    Tại Mỹ, chúng ta có tới
    80% các bé gái độ 10 tuổi
  • 11:04 - 11:06
    nói rằng
    chúng đang trong chế độ ăn kiêng.
  • 11:06 - 11:08
    Con gái chúng ta
    phải học cách đo lường giá trị của chúng
  • 11:08 - 11:11
    bằng một tiêu chí sai lệch.
  • 11:11 - 11:14
    Kể cả khi mang lại điều tốt nhất,
  • 11:14 - 11:16
    ăn kiêng cũng làm tốn thời gian và công sức.
  • 11:16 - 11:20
    Nó dùng ý chí
    cái mà bạn có thể dùng
  • 11:20 - 11:23
    để giúp con cái bạn làm bài tập ở nhà
  • 11:23 - 11:27
    hay hoàn thành một dự án quan trọng,
  • 11:27 - 11:30
    và bởi vì ý chí là có hạn,
  • 11:30 - 11:35
    bất cứ kế hoạch nào
    dựa trên sự áp đặt thường xuyên
  • 11:35 - 11:38
    thì khá chắc là
  • 11:38 - 11:40
    cuối cùng sẽ làm bạn thất bại
  • 11:40 - 11:44
    khi tâm trí bạn chuyển sang một việc khác.
  • 11:44 - 11:47
    Hãy để tôi đưa ra một suy nghĩ cuối cùng.
  • 11:47 - 11:50
    Nếu chúng ta nói với những bé gái
    đang ăn kiêng
  • 11:50 - 11:53
    rằng sẽ không sao nếu ăn khi chúng thấy đói?
  • 11:53 - 11:56
    Nếu chúng ta dạy chúng
    cách giải quyết sự thèm ăn của mình
  • 11:56 - 11:58
    thay vì lo lắng về nó ?
  • 11:58 - 12:01
    Tôi nghĩ hầu hết chúng
    sẽ hạnh phúc hơn và khoẻ mạnh hơn,
  • 12:01 - 12:03
    và khi trưởng thành.
  • 12:03 - 12:07
    rất nhiều trong số chúng
    sẽ mảnh mai hơn.
  • 12:07 - 12:09
    Tôi ước ai đó nói với tôi điều này
  • 12:09 - 12:13
    khi tôi 13 tuổi.
  • 12:13 - 12:15
    Xin cảm ơn.
  • 12:15 - 12:23
    (vỗ tay)
Title:
Tại sao việc ăn kiêng thường không hiệu quả?
Speaker:
Sandra Aamodt
Description:

Tại Mỹ, 80% các bé gái đã ăn kiêng từ khi chúng mới mười tuổi. Trong buổi nói chuyện chân thành này, nhà khoa học thần kinh Sandra Aamodt dùng câu chuyện của bản thân để dựng lên một bài học quan trọng về cách mà bộ não điều khiển cơ thể chúng ta, khi cô khám phá khoa học đằng sau việc tại sao ăn kiêng không những không hiệu quả mà còn có khả năng gây hại hơn là đem lại những kết quả tốt. Cô đưa ra những ý tưởng để sống một cuộc sống ít bị ám ảnh hơn bởi việc ăn kiêng, theo một cách trực giác.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
12:42
  • Nicely done bạn.
    Mình chỉ chỉnh sửa lại đôi chỗ chính tả. Bạn xem qua lại nhé.
    Thân,
    Như

  • Nicely done bạn.
    Mình chỉ chỉnh sửa lại đôi chút chính tả và ngắt dòng. Bạn xem qua lại nhé.
    Thân,
    Như

Vietnamese subtitles

Revisions