Return to Video

Tắc kè thách thức trọng lực như thế nào? - Eleanor Nelsen

  • 0:07 - 0:10
    Đã là nửa đêm, mọi thứ đều yên ắng,
  • 0:10 - 0:15
    không gì ngoài tiếng đớp nhẹ nhàng
    của một chú tắc kè đang săn nhện.
  • 0:15 - 0:20
    Tắc kè có vẻ coi thường trọng lực,
    nó leo tường, treo lơ lửng trên trần nhà,
  • 0:20 - 0:24
    mà không cần chút móng vuốt,
    keo dán hay mạng nhện siêu dính nào.
  • 0:24 - 0:27
    Thay vào đó, chúng tận dụng
    một nguyên tắc đơn giản:
  • 0:27 - 0:30
    các điện cực trái dấu thì hút nhau.
  • 0:30 - 0:34
    Lực hút này giúp hợp chất
    gắn kết với nhau, ví dụ như muối ăn,
  • 0:34 - 0:37
    vốn được cấu thành từ những ion natri
    mang điện tích dương
  • 0:37 - 0:40
    dính với các ion clorua
    mang điện tích âm.
  • 0:40 - 0:42
    Nhưng bàn chân tắc kè
    không mang điện tích
  • 0:42 - 0:45
    và bề mặt mà chúng đi trên cũng vậy.
  • 0:45 - 0:47
    Vậy điều gì khiến chúng dính với nhau?
  • 0:47 - 0:53
    Câu trả lời nằm ở sự kết hợp thông minh
    của lực liên phân tử và kỹ thuật kết cấu.
  • 0:53 - 0:57
    Tất cả nguyên tố trong bảng tuần hoàn
    tương tác với electron
  • 0:57 - 0:58
    theo những cách khác nhau.
  • 0:58 - 1:03
    Các nguyên tố như oxy và flo
    rất muốn nhận thêm electron,
  • 1:03 - 1:07
    các nguyên tố như hydro và lithi
    lại không hút electron mạnh mẽ bằng.
  • 1:07 - 1:14
    "Lòng tham" electron tương đối
    của một nguyên tử gọi là độ âm điện.
  • 1:14 - 1:16
    Các electron luôn chuyển động xung quanh
  • 1:16 - 1:20
    và có thể dễ dàng rời đến nơi
    mà chúng mong muốn nhất.
  • 1:20 - 1:24
    Thế nên, khi có các nguyên tử với
    độ âm điện khác nhau trong cùng phân tử,
  • 1:24 - 1:26
    đám mây phân tử của electron
  • 1:26 - 1:30
    được kéo lại gần nguyên tử
    có độ âm điện lớn hơn.
  • 1:30 - 1:33
    Điều này tạo ra một điểm loãng
    trong đám mây electron,
  • 1:33 - 1:36
    nơi có cực dương
    từ hạt nhân nguyên tử chạy qua,
  • 1:36 - 1:41
    đồng thời, xuất hiện tập hợp các electron
    tích điện âm ở một nơi khác.
  • 1:41 - 1:43
    Thế nên, bản thân phân tử
    không mang điện,
  • 1:43 - 1:48
    nhưng lại có các mảng
    tích điện dương và âm.
  • 1:48 - 1:52
    Những điện tích dạng mảng này có thể
    thu hút các phân tử lân cận.
  • 1:52 - 1:54
    Xếp thành hàng,
    điểm cực dương của phân tử này
  • 1:54 - 1:58
    sẽ kề với điểm cực âm
    của phân tử khác.
  • 1:58 - 2:01
    Thậm chí, không cần phải có một nguyên tử
    có độ âm điện mạnh
  • 2:01 - 2:03
    để tạo ra những lực hấp dẫn này.
  • 2:03 - 2:05
    Các electron luôn luôn di chuyển,
  • 2:05 - 2:08
    đôi khi, chồng chất tạm thời
    tại một điểm.
  • 2:08 - 2:12
    Điểm tích điện thoáng qua ấy cũng đủ để
    hút phân tử lại gần nhau.
  • 2:12 - 2:15
    Tương tác giữa
    các phân tử không mang điện này
  • 2:15 - 2:18
    được gọi là lực van der Waals.
  • 2:18 - 2:21
    Chúng không mạnh bằng tương tác
    giữa các hạt tích điện,
  • 2:21 - 2:25
    nhưng sẽ gây tác động đáng kể
    nếu có số lượng vừa đủ.
  • 2:25 - 2:27
    Đây chính là bí mật của tắc kè.
  • 2:27 - 2:30
    Ngón chân của chúng được độn
    những lằn gợn linh hoạt,
  • 2:30 - 2:33
    bọc trong các cấu trúc
    giống như lông nhỏ xíu,
  • 2:33 - 2:37
    mảnh hơn rất nhiều so với tóc người,
    được gọi là tơ (seta).
  • 2:37 - 2:43
    Mỗi seta được bao bọc bởi những sợi
    nhỏ hơn, gọi là spatula.
  • 2:43 - 2:47
    Hình que nhỏ xíu này
    chính là thứ tắc kè cần:
  • 2:47 - 2:50
    bám dính và thả ra theo ý muốn.
  • 2:50 - 2:54
    Khi tắc kè mở những ngón chân
    linh hoạt trên trần nhà,
  • 2:54 - 2:59
    spatula được đưa vào góc độ hoàn hảo
    để tạo lực van der Waals.
  • 2:59 - 3:01
    Spatula được đè phẳng,
  • 3:01 - 3:05
    tạo nhiều bề mặt tiếp xúc
    giúp các miếng tích điện âm và dương
  • 3:05 - 3:08
    tìm các mảng trái dấu tương ứng
    trên trần nhà.
  • 3:08 - 3:14
    Mỗi spatula chỉ đóng góp
    một lực dính van der Waals rất nhỏ.
  • 3:14 - 3:17
    Nhưng một con tắc kè
    có khoảng 2 tỉ lực dính như vậy,
  • 3:17 - 3:20
    tạo tổng lực đủ để
    nâng đỡ trọng lượng của nó.
  • 3:20 - 3:25
    Thực tế, tắc kè có thể treo mình,
    đong đưa bằng một ngón duy nhất.
  • 3:25 - 3:28
    Tuy nhiên, lực siêu dính đó
    có thể bị phá vỡ,
  • 3:28 - 3:31
    chỉ bằng một thay đổi nhỏ về góc độ.
  • 3:31 - 3:34
    Vì thế, tắc kè
    có thể dễ dàng buông mình,
  • 3:34 - 3:38
    đuổi theo con mồi
    hay trốn chạy kẻ thù.
  • 3:38 - 3:42
    Chiến lược này, sử dụng
    khối sợi có hình dạng đặc biệt
  • 3:42 - 3:45
    để tối đa hóa lực van der Waals
    giữa các phân tử
  • 3:45 - 3:48
    đã truyền cảm hứng
    cho ngành vật liệu nhân tạo,
  • 3:48 - 3:52
    đang cố bắt chước khả năng
    bắt dính tuyệt vời của tắc kè.
  • 3:52 - 3:56
    Các phiên bản này, tuy vẫn chưa
    hoàn hảo như bản gốc,
  • 3:56 - 3:58
    cũng đủ giúp
    một người trưởng thành
  • 3:58 - 4:02
    trèo được 7,62 m trên tường kính.
  • 4:02 - 4:09
    Vì con mồi, giờ đây, cũng dùng
    lực van der Waals để bám lên trần nhà,
  • 4:09 - 4:13
    tắc kè quyết định thả mình
    và cuộc truy đuổi lại tiếp tục.
Title:
Tắc kè thách thức trọng lực như thế nào? - Eleanor Nelsen
Description:

Xem toàn bộ bài học tại: http://ed.ted.com/lessons/how-do-geckos-defy-gravity-eleanor-nelsen

Tắc kè, tuy có cơ thể không được bao phủ bởi bất kỳ chất dính, lưỡi móc hay giác hút, nhưng vẫn có thể dễ dàng leo lên những bức tường thẳng đứng và treo lơ lửng trên trần nhà. Sao lại như thế được? Eleanor Nelsen lý giải cách mà những chiếc chân phi thường của tắc kè cho phép chúng thách thức trọng lực.

Bài giảng của Eleanor Nelsen, minh họa bởi Marie-Louise Højer Jensen.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:30

Vietnamese subtitles

Revisions