1 00:00:06,506 --> 00:00:10,144 Đã là nửa đêm, mọi thứ đều yên ắng, 2 00:00:10,144 --> 00:00:14,834 không gì ngoài tiếng đớp nhẹ nhàng của một chú tắc kè đang săn nhện. 3 00:00:14,834 --> 00:00:19,502 Tắc kè có vẻ coi thường trọng lực, nó leo tường, treo lơ lửng trên trần nhà, 4 00:00:19,502 --> 00:00:23,966 mà không cần chút móng vuốt, keo dán hay mạng nhện siêu dính nào. 5 00:00:23,966 --> 00:00:27,014 Thay vào đó, chúng tận dụng một nguyên tắc đơn giản: 6 00:00:27,014 --> 00:00:29,986 các điện cực trái dấu thì hút nhau. 7 00:00:29,986 --> 00:00:33,569 Lực hút này giúp hợp chất gắn kết với nhau, ví dụ như muối ăn, 8 00:00:33,569 --> 00:00:36,620 vốn được cấu thành từ những ion natri mang điện tích dương 9 00:00:36,620 --> 00:00:39,923 dính với các ion clorua mang điện tích âm. 10 00:00:39,923 --> 00:00:42,434 Nhưng bàn chân tắc kè không mang điện tích 11 00:00:42,434 --> 00:00:45,103 và bề mặt mà chúng đi trên cũng vậy. 12 00:00:45,103 --> 00:00:47,355 Vậy điều gì khiến chúng dính với nhau? 13 00:00:47,355 --> 00:00:53,255 Câu trả lời nằm ở sự kết hợp thông minh của lực liên phân tử và kỹ thuật kết cấu. 14 00:00:53,255 --> 00:00:56,725 Tất cả nguyên tố trong bảng tuần hoàn tương tác với electron 15 00:00:56,725 --> 00:00:58,485 theo những cách khác nhau. 16 00:00:58,485 --> 00:01:02,765 Các nguyên tố như oxy và flo rất muốn nhận thêm electron, 17 00:01:02,765 --> 00:01:07,237 các nguyên tố như hydro và lithi lại không hút electron mạnh mẽ bằng. 18 00:01:07,237 --> 00:01:13,784 "Lòng tham" electron tương đối của một nguyên tử gọi là độ âm điện. 19 00:01:13,784 --> 00:01:16,037 Các electron luôn chuyển động xung quanh 20 00:01:16,037 --> 00:01:19,760 và có thể dễ dàng rời đến nơi mà chúng mong muốn nhất. 21 00:01:19,760 --> 00:01:23,815 Thế nên, khi có các nguyên tử với độ âm điện khác nhau trong cùng phân tử, 22 00:01:23,815 --> 00:01:25,835 đám mây phân tử của electron 23 00:01:25,835 --> 00:01:29,771 được kéo lại gần nguyên tử có độ âm điện lớn hơn. 24 00:01:29,771 --> 00:01:33,066 Điều này tạo ra một điểm loãng trong đám mây electron, 25 00:01:33,066 --> 00:01:36,309 nơi có cực dương từ hạt nhân nguyên tử chạy qua, 26 00:01:36,309 --> 00:01:40,811 đồng thời, xuất hiện tập hợp các electron tích điện âm ở một nơi khác. 27 00:01:40,811 --> 00:01:43,245 Thế nên, bản thân phân tử không mang điện, 28 00:01:43,245 --> 00:01:47,812 nhưng lại có các mảng tích điện dương và âm. 29 00:01:47,812 --> 00:01:51,675 Những điện tích dạng mảng này có thể thu hút các phân tử lân cận. 30 00:01:51,675 --> 00:01:54,273 Xếp thành hàng, điểm cực dương của phân tử này 31 00:01:54,273 --> 00:01:57,803 sẽ kề với điểm cực âm của phân tử khác. 32 00:01:57,803 --> 00:02:01,143 Thậm chí, không cần phải có một nguyên tử có độ âm điện mạnh 33 00:02:01,143 --> 00:02:03,399 để tạo ra những lực hấp dẫn này. 34 00:02:03,399 --> 00:02:05,261 Các electron luôn luôn di chuyển, 35 00:02:05,261 --> 00:02:08,472 đôi khi, chồng chất tạm thời tại một điểm. 36 00:02:08,472 --> 00:02:12,360 Điểm tích điện thoáng qua ấy cũng đủ để hút phân tử lại gần nhau. 37 00:02:12,360 --> 00:02:15,234 Tương tác giữa các phân tử không mang điện này 38 00:02:15,234 --> 00:02:17,790 được gọi là lực van der Waals. 39 00:02:17,790 --> 00:02:21,003 Chúng không mạnh bằng tương tác giữa các hạt tích điện, 40 00:02:21,003 --> 00:02:24,890 nhưng sẽ gây tác động đáng kể nếu có số lượng vừa đủ. 41 00:02:24,890 --> 00:02:26,768 Đây chính là bí mật của tắc kè. 42 00:02:26,768 --> 00:02:30,026 Ngón chân của chúng được độn những lằn gợn linh hoạt, 43 00:02:30,026 --> 00:02:33,308 bọc trong các cấu trúc giống như lông nhỏ xíu, 44 00:02:33,308 --> 00:02:36,870 mảnh hơn rất nhiều so với tóc người, được gọi là tơ (seta). 45 00:02:36,870 --> 00:02:42,811 Mỗi seta được bao bọc bởi những sợi nhỏ hơn, gọi là spatula. 46 00:02:42,811 --> 00:02:47,434 Hình que nhỏ xíu này chính là thứ tắc kè cần: 47 00:02:47,434 --> 00:02:50,249 bám dính và thả ra theo ý muốn. 48 00:02:50,249 --> 00:02:53,645 Khi tắc kè mở những ngón chân linh hoạt trên trần nhà, 49 00:02:53,645 --> 00:02:59,197 spatula được đưa vào góc độ hoàn hảo để tạo lực van der Waals. 50 00:02:59,197 --> 00:03:00,865 Spatula được đè phẳng, 51 00:03:00,865 --> 00:03:04,945 tạo nhiều bề mặt tiếp xúc giúp các miếng tích điện âm và dương 52 00:03:04,945 --> 00:03:08,389 tìm các mảng trái dấu tương ứng trên trần nhà. 53 00:03:08,389 --> 00:03:13,690 Mỗi spatula chỉ đóng góp một lực dính van der Waals rất nhỏ. 54 00:03:13,690 --> 00:03:16,613 Nhưng một con tắc kè có khoảng 2 tỉ lực dính như vậy, 55 00:03:16,613 --> 00:03:20,334 tạo tổng lực đủ để nâng đỡ trọng lượng của nó. 56 00:03:20,334 --> 00:03:25,253 Thực tế, tắc kè có thể treo mình, đong đưa bằng một ngón duy nhất. 57 00:03:25,253 --> 00:03:28,247 Tuy nhiên, lực siêu dính đó có thể bị phá vỡ, 58 00:03:28,247 --> 00:03:31,236 chỉ bằng một thay đổi nhỏ về góc độ. 59 00:03:31,236 --> 00:03:33,831 Vì thế, tắc kè có thể dễ dàng buông mình, 60 00:03:33,831 --> 00:03:37,949 đuổi theo con mồi hay trốn chạy kẻ thù. 61 00:03:37,949 --> 00:03:41,644 Chiến lược này, sử dụng khối sợi có hình dạng đặc biệt 62 00:03:41,644 --> 00:03:45,271 để tối đa hóa lực van der Waals giữa các phân tử 63 00:03:45,271 --> 00:03:48,273 đã truyền cảm hứng cho ngành vật liệu nhân tạo, 64 00:03:48,273 --> 00:03:51,992 đang cố bắt chước khả năng bắt dính tuyệt vời của tắc kè. 65 00:03:51,992 --> 00:03:55,511 Các phiên bản này, tuy vẫn chưa hoàn hảo như bản gốc, 66 00:03:55,511 --> 00:03:57,923 cũng đủ giúp một người trưởng thành 67 00:03:57,923 --> 00:04:01,943 trèo được 7,62 m trên tường kính. 68 00:04:01,943 --> 00:04:08,502 Vì con mồi, giờ đây, cũng dùng lực van der Waals để bám lên trần nhà, 69 00:04:08,502 --> 00:04:13,016 tắc kè quyết định thả mình và cuộc truy đuổi lại tiếp tục.