Return to Video

Khi nào thì nước an toàn để uống?-Mia Nacamulli

  • 0:08 - 0:11
    Hãy nhìn vào nước trong ly này.
  • 0:11 - 0:14
    Sảng khoái, đã khát và vô cùng quan trọng
    đối với sự sống còn của bạn.
  • 0:14 - 0:16
    Nhưng trước khi bạn uống một ngụm,
  • 0:16 - 0:21
    làm sao bạn biết được nước trong ly
    không có vi sinh vật gây bệnh
  • 0:21 - 0:23
    hay là chất gây ô nhiễm?
  • 0:23 - 0:26
    Một trong mười người trên thế giới
    không thể biết chắc chắn
  • 0:26 - 0:28
    rằng nước của họ có sạch và
    an toàn để uống hay không.
  • 0:28 - 0:31
    Tại sao lại như vậy?
  • 0:31 - 0:33
    Hệ thống lọc khuẩn không tốt,
  • 0:33 - 0:35
    yếu kém trong khâu bảo vệ
    nguồn nước uống,
  • 0:35 - 0:37
    và vệ sinh không đúng cách
  • 0:37 - 0:40
    thường tạo ra nước thải và
    nước nhiễm bẩn bởi phân.
  • 0:40 - 0:43
    Đó là môi trường lý tưởng cho
    sự sinh trưởng của vi khuẩn,
  • 0:43 - 0:44
    vi rút
  • 0:44 - 0:46
    và kí sinh trùng.
  • 0:46 - 0:49
    Và hậu quả của những mầm bệnh này
    là rất sửng sốt.
  • 0:49 - 0:53
    Tiêu chảy vì nước uống không an toàn là một
    trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
  • 0:53 - 0:56
    trên khắp thế giới ở những trẻ dưới 5 tuổi.
  • 0:56 - 0:59
    Và dựa trên bản báo cáo của LHQ năm 2010,
  • 0:59 - 1:06
    bệnh gây bởi vi sinh vật lây qua nước uống
    giết nhiều người mỗi năm hơn chiến tranh.
  • 1:06 - 1:10
    Tuy nhiên, các quy trình xử lý đúng đắn
    có thể giải viết các mối đe dọa này.
  • 1:10 - 1:12
    Chúng thường có ba phần:
  • 1:12 - 1:13
    lắng,
  • 1:13 - 1:14
    lọc,
  • 1:14 - 1:15
    và khử trùng.
  • 1:15 - 1:18
    Một khi nước đã được lấy mẫu
    ở cơ sở xử lý,
  • 1:18 - 1:20
    nó sẵn sàng để tẩy sạch.
  • 1:20 - 1:23
    Bước đầu tiên, lắng, chỉ tốn thời gian.
  • 1:23 - 1:28
    Nước được để yên đó, cho phép
    các hạt nặng chìm xuống đáy.
  • 1:28 - 1:31
    Tuy nhiên, thường thì các hạt quá nhỏ
  • 1:31 - 1:33
    để loại bỏ bởi một mình quá trình lắng
  • 1:33 - 1:35
    và vì thế cần phải được lọc.
  • 1:35 - 1:38
    Trọng lực kéo nước xuống qua những lớp cát
  • 1:38 - 1:41
    để các hạt còn sót lại bị giữ
    ở những lỗ rỗng của lớp cát,
  • 1:41 - 1:44
    chuẩn bị nước cho bước xử lý cuối cùng,
  • 1:44 - 1:46
    một liều thuốc khử trùng.
  • 1:46 - 1:49
    Các hóa chất, chủ yếu ở dạng clo và ozon,
  • 1:49 - 1:52
    được trộn lẫn vào để giết đi các mầm bệnh
  • 1:52 - 1:55
    và để khử trùng các ống nước và
    các hệ thống lưu trữ.
  • 1:55 - 1:59
    Chất clo rất hiệu quả trong việc tiêu diệt
    các sinh vật sống trong nước,
  • 1:59 - 2:01
    nhưng công dụng của nó vẫn bị
    tiết chế bởi chính phủ
  • 2:01 - 2:05
    vì nó có thể tạo ra sản phẩm phụ hóa học
    mang nguy hiểm tiềm tàng.
  • 2:05 - 2:09
    Và nếu sự mất cân bằng của clo xảy ra
    trong quá trình khử trùng,
  • 2:09 - 2:12
    nó có thể kích hoạt
    các phản ứng hóa học khác.
  • 2:12 - 2:15
    Ví dụ như các mức của sản phẩm phụ clo,
  • 2:15 - 2:19
    như hợp chất tri-halo-metan, có thể
    tăng vọt, dẫn đến sự ăn mòn ống nước
  • 2:19 - 2:25
    và sự thải ra chất sắt, đồng và chì
    vào nước uống.
  • 2:25 - 2:28
    Sự ô nhiễm nước từ những nguồn này và
    nguồn khác
  • 2:28 - 2:29
    bao gồm sự rửa trôi,
  • 2:29 - 2:30
    tràn chất hóa học,
  • 2:30 - 2:32
    và sự chảy ròng,
  • 2:32 - 2:34
    đã dẫn đến các ảnh hưởng sức khỏe lâu dài,
  • 2:34 - 2:35
    như ung thư,
  • 2:35 - 2:37
    các bệnh về tim mạch và thần kinh,
  • 2:37 - 2:39
    và sẩy thai.
  • 2:39 - 2:42
    Không may thay, phân tích chính xác rủi ro
  • 2:42 - 2:45
    của nước bị ô nhiễm bởi hóa chất
    thì khó.
  • 2:45 - 2:48
    Trong khi rõ ràng là các chất khử trùng
    giúp ta an toàn hơn
  • 2:48 - 2:50
    bằng cách loại bỏ các mầm mống gây bệnh,
  • 2:50 - 2:52
    các chuyên gia chưa xác định được
    phạm vi tối đa
  • 2:52 - 2:55
    mà hỗn hợp hóa chất trong nước uống
    của chúng ta
  • 2:55 - 2:58
    thực sự tác động đến sức khỏe con người
    như thế nào.
  • 2:58 - 3:02
    Vậy thì làm thế nào bạn biết nguồn nước
    mà bạn tiếp cận được,
  • 3:02 - 3:04
    dù là từ vòi nước hay từ đâu đi chăng nữa,
  • 3:04 - 3:05
    là có thể uống được?
  • 3:05 - 3:07
    Trước hết, nước quá đục,
  • 3:07 - 3:09
    có dấu vết của các hợp chất hữu cơ,
  • 3:09 - 3:14
    hay những kim loại có mật độ cao như asen,
    crom, hay chì,
  • 3:14 - 3:17
    có nghĩa là nước không thích hợp để uống.
  • 3:17 - 3:20
    Nhiều chất gây ô nhiễm, như chì hay asen,
  • 3:20 - 3:22
    sẽ không thể thấy rõ nếu không kiểm nghiệm,
  • 3:22 - 3:24
    nhưng vài manh mối, như mức độ đục,
  • 3:24 - 3:26
    ngả màu nâu hay vàng,
  • 3:26 - 3:27
    mùi hôi,
  • 3:27 - 3:30
    hay mùi clo quá nồng
  • 3:30 - 3:33
    có thể chỉ rằng cần phải kiểm tra sâu hơn.
  • 3:33 - 3:35
    Bộ kiểm tra nước có thể tiến thêm bước nữa
  • 3:35 - 3:40
    và xác nhận sự hiện diện của nhiều chất
    gây ô nhiễm và chất hóa học khác nhau.
  • 3:40 - 3:42
    Với nhiều loại chất gây ô nhiễm,
  • 3:42 - 3:46
    có cách xử lý nước ở nơi nó được sử dụng
    thay vì ở gần tại nguồn nước đó.
  • 3:46 - 3:50
    Kĩ thuật xử lí ngay tại lúc dùng
    thực ra đã có từ hàng ngàn năm nay.
  • 3:50 - 3:56
    Người Ai Cập Cổ Đại đun sôi để loại bỏ các
    chất ô nhiễm hữu cơ với sức nóng mặt trời.
  • 3:56 - 3:59
    Và ở Hy Lạp Cổ Đại, ông Hippocrates
    đã thiết kế một cái túi
  • 3:59 - 4:02
    để loại bỏ những cặn bả có mùi vị tệ
    khỏi nước.
  • 4:02 - 4:06
    Ngày nay, các quá trình xử lý
    ngay lúc dùng thường bao gồm cả sự ion hóa
  • 4:06 - 4:08
    để hạ thấp hàm lượng chất khoáng.
  • 4:08 - 4:10
    Chúng cũng dùng sự lọc hấp thụ,
  • 4:10 - 4:13
    nơi mà một vật liệu có nhiều lỗ
    gọi là than hoạt tính
  • 4:13 - 4:18
    lọc nước để loại bỏ các chất gây ô nhiễm
    và các sản phẩm phụ hóa học.
  • 4:18 - 4:21
    Dù nó không phải lúc nào cũng là
    giải pháp lâu dài hiệu quả,
  • 4:21 - 4:25
    hệ thống xử lý tại lúc dùng này có thể
    mang đi, dễ cài đặt và có thể thích nghi.
  • 4:25 - 4:29
    Và ở nhiều vùng không có các hệ thống
    quy mô lớn,
  • 4:29 - 4:32
    hay ở nơi mà nước bị ô nhiễm nhiều hơn
    khi được vận chuyển,
  • 4:32 - 4:37
    những hệ thống xử lý tại lúc dùng này
    mang ý nghĩa sống còn.
  • 4:37 - 4:40
    Nước sạch vẫn còn là một loại hàng hóa
    quý giá và hiếm có.
  • 4:40 - 4:45
    Có gần 800 triệu người không thể
    tiếp cận được nó.
  • 4:45 - 4:48
    Tin vui là sự sự phát triển liên tục
    trong việc xử lý nước,
  • 4:48 - 4:50
    ở cả 2 quy mô lớn và nhỏ,
  • 4:50 - 4:53
    có thể làm giảm bớt những hoàn cảnh
    không an toàn.
  • 4:53 - 4:55
    Cài đặt các hệ thống phù hợp ở
    những nơi cần chúng
  • 4:55 - 4:58
    và giám sát kĩ những cái đã được
    cài đặt
  • 4:58 - 5:02
    sẽ thỏa mản một trong các nhu cầu
    căn bản nhất của nhân loại.
Title:
Khi nào thì nước an toàn để uống?-Mia Nacamulli
Description:

Xem toàn bộ bài học: https://ed.ted.com/lessons/when-is-water-safe-to-drink-mia-nacamulli

Nước thì sảng khoái, đã khát và vô cùng quan trọng đối với sự sống còn của bạn. Nhưng nước sạch vẫn còn là một
loại hàng hóa quý giá và hiếm có - có gần 800 triệu người không tiếp cận được nó. Vì sao lại như vậy? Và chúng ta làm thế nào để biết được nước mà mình tiếp cận được - dù là từ vòi nước hay từ đâu - là có thể uống được? Mia Nacamulli khảo sát sự ô nhiễm nước và cách xử lý nước.

Bài học bởi Mia Nacamulli, kĩ thuật hoạt họa bởi Rooftop Animation.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:24

Vietnamese subtitles

Revisions