Return to Video

Năm thần kỳ của Einstein - Larry Lagerstrom

  • 0:18 - 0:21
    Vào năm 1905,
  • 0:21 - 0:24
    chàng thanh niên sắp bước qua tuổi 26
    Albert Einstein
  • 0:24 - 0:27
    đối mặt với sự nghiệp hàn lâm
    bị coi là thất bại.
  • 0:27 - 0:30
    Đa số nhà vật lý thời đó nhạo báng rằng,
  • 0:30 - 0:35
    tên đày tớ nhỏ bé này
    chẳng thể cống hiến nhiều cho khoa học.
  • 0:35 - 0:37
    Song, trong năm đó,
  • 0:37 - 0:39
    Einstein công bố không chỉ một,
  • 0:39 - 0:40
    hai,
  • 0:40 - 0:41
    hay ba,
  • 0:41 - 0:44
    mà đến bốn bản báo cáo phi thường,
  • 0:44 - 0:48
    mỗi bản một chủ đề khác nhau,
    giúp định hình lại
  • 0:48 - 0:51
    cách mà ta hiểu về vũ trụ.
  • 0:51 - 0:55
    Lời đồn đoán về một Einstein
    học dốt Toán chỉ là lời đồn.
  • 0:55 - 0:58
    Ông đã tự học,
    thuần thục môn tích phân ở tuổi 15
  • 0:58 - 1:01
    và hoàn thành tốt việc học
    ở trường trung học Munich
  • 1:01 - 1:03
    và tại đại học kỹ thuật Thụy Sỹ,
  • 1:03 - 1:06
    nơi ông học về
    phương pháp dạy Toán và Vật Lý.
  • 1:06 - 1:09
    Nhưng việc cúp học để dành nhiều
    thời gian ở phòng thí nghiệm
  • 1:09 - 1:12
    và bỏ qua sự tôn trọng
    tối thiểu với các giáo sư
  • 1:12 - 1:16
    đã làm hỏng sự nghiệp dự định của ông.
  • 1:16 - 1:18
    Không có việc, ngay cả cho vị trí
    phụ tá phòng lab,
  • 1:18 - 1:22
    ông phải vào làm cho
    sở sáng chế Thụy Sỹ,
  • 1:22 - 1:25
    nhờ sự giúp đỡ từ
    một người bạn của cha.
  • 1:25 - 1:27
    Là nhân viên, làm việc sáu ngày một tuần,
  • 1:27 - 1:30
    Einstein vẫn dành được chút
    thời gian cho Vật Lý,
  • 1:30 - 1:33
    trao đổi những ý tưởng mới nhất
    với vài người bạn thân,
  • 1:33 - 1:36
    và công bố một số báo cáo nhỏ.
  • 1:36 - 1:37
    Bất ngờ lớn đến
  • 1:37 - 1:43
    vào tháng 3 năm 1905, ông nộp bản báo cáo
    với một giả thuyết gây chấn động.
  • 1:43 - 1:46
    Mặc cho việc ánh sáng là sóng
    đã được chứng minh từ nhiều thập kỷ,
  • 1:46 - 1:49
    Einstein giả định ánh sáng,
    trên thực tế, là hạt,
  • 1:49 - 1:53
    chỉ ra những hiện tượng bí ấn,
    ví dụ như hiệu ứng quang điện,
  • 1:53 - 1:56
    có thể được giải thích
    bởi giả thuyết của ông.
  • 1:56 - 1:58
    Ý tưởng bị chế giễu trong nhiều năm,
  • 1:58 - 2:02
    nhưng Einstein đơn giản là
    đã đi trước 20 năm.
  • 2:02 - 2:08
    Lưỡng tính sóng-hạt trở thành
    nền tảng cho cuộc cách mạng lượng tử.
  • 2:08 - 2:11
    Hai tháng sau, vào tháng 5,
    Einstein nộp bản báo cáo thứ hai,
  • 2:11 - 2:16
    lần này, đánh vào câu hỏi hàng thế kỷ:
    liệu nguyên tử có thực sự tồn tại?
  • 2:16 - 2:20
    Mặc dù một số lý thuyết đã được
    xây dựng trên ý tưởng nguyên tử vô hình,
  • 2:20 - 2:24
    một số nhà khoa học vẫn tin
    đó là một viễn tưởng hợp lý,
  • 2:24 - 2:27
    hơn là vật thể vật lý thực sự.
  • 2:27 - 2:29
    Nhưng Einstein đã dùng lập luận khéo léo,
  • 2:29 - 2:31
    chỉ ra rằng hành vi của các hạt nhỏ
  • 2:31 - 2:35
    ngẫu nhiên chuyển động trong chất lỏng,
    biết đến với tên gọi: chuyển động Brown,
  • 2:35 - 2:37
    có thể được dự đoán chính xác
  • 2:37 - 2:40
    bằng sự va chạm của hàng triệu
    nguyên tử vô hình.
  • 2:40 - 2:43
    Thí nghiệm sau đó đã xác nhận
    mô hình của Einstein,
  • 2:43 - 2:47
    và mối nghi ngờ về nguyên tử
    đã được loại bỏ.
  • 2:47 - 2:50
    Bản báo cáo thứ ba đến vào tháng 6.
  • 2:50 - 2:51
    Trong thời gian dài,
  • 2:51 - 2:53
    Einstein đã bị trăn trở
    bởi sự thiếu nhất quán
  • 2:53 - 2:56
    giữa hai nguyên lý cơ bản trong Vật Lý.
  • 2:56 - 2:59
    Nguyên lý về tính tương đối,
    được trình bày rõ ràng,
  • 2:59 - 3:01
    từ thời Galileo,
  • 3:01 - 3:04
    nói rằng không thể xác định
    được chuyển động tuyệt đối.
  • 3:04 - 3:07
    Nhưng trong thuyết điện từ,
    cũng được trình bày súc tích,
  • 3:07 - 3:10
    khẳng định có tồn tại
    chuyển động tuyệt đối.
  • 3:10 - 3:13
    Sự khác biệt, và bất lực
    trong việc tìm ra lời giải,
  • 3:13 - 3:17
    khiến ông, như ông mô tả,
    rơi vào trạng thái căng thẳng thần kinh.
  • 3:17 - 3:19
    Nhưng một ngày tháng 5,
  • 3:19 - 3:22
    sau khi nghiền ngẫm câu đố
    với người bạn Michele Besso
  • 3:22 - 3:24
    lời giải đã đến.
  • 3:24 - 3:27
    Einstein nhận thấy mâu thuẫn
    sẽ được giải quyết
  • 3:27 - 3:30
    nếu tốc độ ánh sáng là không đổi,
  • 3:30 - 3:32
    trong bất kể hệ quy chiếu nào,
  • 3:32 - 3:36
    trong khi cả thời gian và không gian
    đều chỉ tương đối với người quan sát.
  • 3:36 - 3:39
    Einstein mất vài tuần để giải chi tiết
  • 3:39 - 3:44
    và công thức hóa cái được gọi là
    tính tương đối đặc biệt.
  • 3:44 - 3:47
    Lý thuyết này không chỉ làm suy yếu
    hiểu biết cũ của ta về thực tế
  • 3:47 - 3:49
    mà còn mở đường cho công nghệ,
  • 3:49 - 3:51
    từ máy gia tốc hạt,
  • 3:51 - 3:54
    đến hệ thống định vị toàn cầu.
  • 3:54 - 3:56
    Mọi người có thể nghĩ vậy là đủ,
  • 3:56 - 3:57
    nhưng vào tháng 9,
  • 3:57 - 4:02
    bản báo cáo thứ tư đến, là tiếp nối của
    bản về sự tương đối đặc biệt.
  • 4:02 - 4:05
    Einstein suy nghĩ sâu hơn
    về lý thuyết của mình,
  • 4:05 - 4:09
    và nhận ra nó có nghĩa là,
    khối lượng và năng lượng,
  • 4:09 - 4:12
    một là chất rắn rõ ràng,
    một là tinh không,
  • 4:12 - 4:15
    thực sự tương đương nhau.
  • 4:15 - 4:19
    Và mối liên hệ giữa chúng được diễn giải
    bằng một trong những công thức
  • 4:19 - 4:22
    nổi tiếng và được chấp nhận nhất lịch sử:
  • 4:22 - 4:25
    E=mc^2.
  • 4:25 - 4:30
    Einstein sẽ thể không trở thành biểu tượng
    thế giới trong gần 15 năm tiếp theo,
  • 4:30 - 4:35
    chỉ cho đến khi thuyết tương đối rộng
    của ông được xác nhận năm 1919
  • 4:35 - 4:39
    bằng việc đo đạc ánh sáng
    bị bẻ cong khi nhật thực,
  • 4:39 - 4:41
    sự kiện khiến ông trở nên nổi danh.
  • 4:41 - 4:48
    Nhưng dù trở lại sở sáng chế
    và không có thành tựu gì sau năm 1905,
  • 4:48 - 4:50
    4 bản báo cáo trong năm thần kỳ đó
    của ông
  • 4:50 - 4:56
    vẫn mãi là tiêu chuẩn vàng cho
    sự xuất hiện bất ngờ của một thiên tài.
Title:
Năm thần kỳ của Einstein - Larry Lagerstrom
Speaker:
Larry Lagerstrom
Description:

Xem toàn bộ bài học tại đây: http://ed.ted.com/lessons/einstein-s-miracle-year-larry-lagerstrom

Vào năm 1905, Albert Einstein phải đối diện với sự nghiệp được cho là "thất bại". Nhưng chỉ trong 12 tháng tiếp theo, ông đã cho công bố bốn bản báo cáo phi thường, mỗi bản về một chủ đề khác nhau, và đã định hình lại hiểu biết của chúng ta về vũ trụ. Larry Lagerstrom đi vào chi tiết 4 bản báo cáo đặc biệt này.

Bài giảng của Larry Lagerstrom, hoạt họa bởi Oxbow Creative.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:16

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions