Return to Video

Dan Meyer: Ngành Toán cần sự cải tiến

  • 0:00 - 0:03
    Bạn có thể nhớ lại cái khoảng thời gian
  • 0:03 - 0:05
    khi bạn thật sự yêu thích những thứ như
  • 0:05 - 0:07
    một bộ phim, một bộ ảnh, hay thậm chí là một cuốn sách
  • 0:07 - 0:10
    và bạn toàn tâm toàn ý giới thiệu nó
  • 0:10 - 0:12
    với người mà bạn thật sự yêu mến
  • 0:12 - 0:14
    và bạn mong đợi sự phản hồi từ người đó, bạn mong đợi điều đó
  • 0:14 - 0:17
    và rồi người đó ghét nó, đó là phản hồi bạn nhận được.
  • 0:17 - 0:19
    Lời giới thiệu trên đây
  • 0:19 - 0:21
    cũng là một thực trạng tương tự
  • 0:21 - 0:24
    mà tôi đã trải qua vào mỗi ngày làm việc trong suốt sáu năm qua.
  • 0:24 - 0:26
    Tôi dạy toán trung học phổ thông.
  • 0:26 - 0:29
    Tôi bán một sản phẩm cho một thị trường
  • 0:29 - 0:32
    không muốn nó, nhưng bị buộc phải mua.
  • 0:32 - 0:35
    Tôi nghĩ đó là một lời đề nghị yếu.
  • 0:35 - 0:38
    Vì thế theo tôi thấy, có một loại sinh viên điển hình mà tôi thấy,
  • 0:38 - 0:40
    một điển hình cho tất cả chúng ta.
  • 0:40 - 0:42
    Tôi có thể giao cho các bạn
  • 0:42 - 0:44
    một bài kiểm tra đại số cuối kì,
  • 0:44 - 0:46
    và tôi không mong đợi nhiều
  • 0:46 - 0:48
    hơn 25 phần trăm trong số các bạn có thể đậu.
  • 0:48 - 0:51
    Sự thật đã nói lên rằng vấn đề không nằm ở các bạn cũng như các sinh viên của tôi
  • 0:51 - 0:53
    mà nằm ở cách dạy toán
  • 0:53 - 0:55
    ở nước Mỹ ngày nay.
  • 0:55 - 0:58
    Để bắt đầu ta sẽ phân tích toán thành 2 dạng.
  • 0:58 - 1:01
    Một là kỹ năng tính toán. Đây là kỹ năng mà các bạn hay quên.
  • 1:01 - 1:03
    Ví dụ như giải phương trình bậc 2
  • 1:03 - 1:05
    với hệ số chính lớn hơn 1.
  • 1:05 - 1:07
    Phép tính này cũng thật dễ dàng để học lại,
  • 1:07 - 1:09
    nếu bạn có 1 nền tảng vững chắc
  • 1:09 - 1:11
    trong lập luận, lập luận toán học.
  • 1:11 - 1:13
    Chúng ta gọi đó là sự ứng dụng
  • 1:13 - 1:15
    của các quy trình toán học vào trong thực tiễn.
  • 1:15 - 1:17
    Điều này thật khó để truyền đạt.
  • 1:17 - 1:19
    Đây là điều mà chúng ta muốn các sinh viên ghi nhớ,
  • 1:19 - 1:21
    dù cho họ không theo đuổi ngành toán.
  • 1:21 - 1:23
    Đây cũng là cách chúng ta dạy toán ở Mỹ
  • 1:23 - 1:25
    nhưng chắc chắn rằng các sinh viên lại không nhớ hết nó.
  • 1:26 - 1:27
    Vì vậy tôi sẽ nói nguyên nhân tại sao lại như thế,
  • 1:27 - 1:30
    tại sao đó lại là 1 thảm họa cho xã hội, chúng ta có thể làm gì với nó,
  • 1:30 - 1:32
    và sâu xa hơn, tại sao đây lại là 1 giai đoạn kinh khủng
  • 1:32 - 1:34
    để là 1 giáo viên dạy toán.
  • 1:34 - 1:36
    Trước hết, 5 dấu hiệu
  • 1:36 - 1:38
    cho thấy rằng bạn đang dạy và học toán sai phương pháp
  • 1:38 - 1:40
    trong lớp học.
  • 1:40 - 1:43
    Một là thiếu động lực; sinh viên không thúc đẩy chính mình.
  • 1:43 - 1:45
    Bạn hoàn thành bài giảng của mình
  • 1:45 - 1:47
    và ngay lập tức có 5 cánh tay giơ lên
  • 1:47 - 1:49
    yêu cầu bạn giải thích lại toàn bộ những điều bạn vừa truyền đạt cho họ.
  • 1:49 - 1:51
    Các sinh viên thiếu sự kiên nhẫn.
  • 1:51 - 1:53
    Họ thiếu đi sự khả năng ghi nhớ, bạn nhận ra rằng
  • 1:53 - 1:55
    sẽ phải giải thích lại toàn bộ các định nghĩa sau 3 tháng nữa.
  • 1:55 - 1:57
    Còn có một sự chán chường với những vấn đề về từ ngữ,
  • 1:57 - 1:59
    mà gồm 99% sinh viên của tôi.
  • 1:59 - 2:01
    Và tiếp theo là 1% còn lại
  • 2:01 - 2:03
    thì đang hăng hái tìm kiếm công thức mẫu
  • 2:03 - 2:05
    để ứng dụng vào tình huống đó.
  • 2:05 - 2:07
    Đây thật sự là thảm họa.
  • 2:07 - 2:10
    David Milch, người tạo ra "Deadwood" và cũng như nhiều show truyền hình thú vị khác,
  • 2:10 - 2:13
    có 1 miêu tả thú vị cho việc này.
  • 2:13 - 2:15
    Ông ta thề không tạo ra
  • 2:15 - 2:17
    vở kịch đương đại,
  • 2:17 - 2:19
    những chương trình dàn dựng ngày nay
  • 2:19 - 2:21
    bởi vì ông ấy nhận thấy rằng khi mà con người ta lấp đầy tầm trí của họ
  • 2:21 - 2:24
    với 4 giờ/1 ngày , ví dụ như, với " Two and a Half Men",
  • 2:24 - 2:26
    nó tạo thành lối mòn suy nghĩ, ông ta nói,
  • 2:26 - 2:29
    theo cách mà họ mong đợi ở những bài toán đơn giản.
  • 2:29 - 2:32
    Ông ấy gọi nó là:"sự thiếu kiên nhẫn và do dự"
  • 2:32 - 2:35
    Bạn thiếu kiên nhẫn với những thứ mà bạn không giải quyết nhanh chóng.
  • 2:35 - 2:38
    Bạn chờ đợi 1 vở kịch hài đánh giá những vấn đề mà chỉ gói gọn trọng 22 phút,
  • 2:38 - 2:41
    với 3 phần quảng cáo và 1 tiểu phẩm vui.
  • 2:41 - 2:43
    Và tôi sẽ đưa việc đó đến các bạn,
  • 2:44 - 2:47
    những gì các bạn đã biết đó là không có bài toán nào xứng đáng giải thì dễ dàng cả
  • 2:47 - 2:49
    Tôi rất quan tâm vấn đề này,
  • 2:49 - 2:52
    bởi vì tôi sẽ nghỉ hưu trong cái thế giới mà sinh viên của tôi sẽ làm chủ
  • 2:52 - 2:54
    Tôi đang làm những thứ tệ
  • 2:54 - 2:56
    ảnh hưởng đến tương lai của chính tôi
  • 2:56 - 2:58
    khi tôi dạy theo cách này.
  • 2:58 - 3:01
    Tôi ở đây để nói với các bạn về cái cách sách giáo khoa của chúng ta, đặc biệt là
  • 3:01 - 3:04
    những sách giáo khoa đại trà, dạy lập luận toán học
  • 3:04 - 3:06
    và kiên nhẫn giải toán,
  • 3:06 - 3:09
    nó chỉ tương đương với việc mở chương trình" Two and a Half Men" và gọi nó là 1 ngày.
  • 3:09 - 3:11
    (Tiếng cười)
  • 3:11 - 3:14
    Nghiêm túc mà nói, đây là 1 ví dụ từ 1 cuốn sách giáo khoa vật lí.
  • 3:14 - 3:16
    Nó được áp dụng tương đương với toán học.
  • 3:16 - 3:18
    Chú ý trên hết ở đây
  • 3:18 - 3:20
    là bạn có chính xác 3 mẩu thông tin ở đây,
  • 3:20 - 3:22
    mỗi mẫu sẽ minh họa cho 1 công thức
  • 3:22 - 3:24
    ở đâu đó, cuối cùng,
  • 3:24 - 3:26
    mà đó sinh viên sẽ tính toán.
  • 3:26 - 3:28
    Tôi tin vào cuộc sống thực tại.
  • 3:28 - 3:30
    Và bạn hãy tự hỏi bản thân, bài toán nào mà bạn đã giải
  • 3:30 - 3:32
    là xứng đáng được giải,
  • 3:32 - 3:34
    bài toán mà bạn đã được cho biết trước tất cả các thông tin,
  • 3:34 - 3:37
    hay là bạn không có thông tin thừa và bạn phải chọn lọc nó,
  • 3:37 - 3:39
    hoặc là bạn không có đầy đủ thông tin
  • 3:39 - 3:41
    và phải đi tìm chúng.
  • 3:41 - 3:44
    Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều đồng ý là không có bài toán nào đáng giải như thế.
  • 3:44 - 3:47
    Và tôi nghĩ sách giáo khoa đang gây ảnh hưởng xấu đến các sinh viên.
  • 3:47 - 3:50
    Bởi vì, hãy nhìn xem, đây là 1 bài toán.
  • 3:50 - 3:52
    Khi chúng ta phải giải nó,
  • 3:52 - 3:54
    chúng ta có bài mẫu tương tự như thế này ở ngay đây
  • 3:54 - 3:57
    mà chúng ta chỉ cần hoán đổi các con số và chỉnh sửa nội dung 1 ít.
  • 3:57 - 4:00
    Và nếu các sinh viên vẫn không nhận ra cái mẫu đã được lập khuôn sẵn,
  • 4:00 - 4:02
    thật sự có ích để cho bạn biết luôn
  • 4:02 - 4:05
    rằng bài toán mẫu nào bạn có thể quay lại để tìm công thức.
  • 4:05 - 4:07
    Bạn có thể
  • 4:07 - 4:10
    hoàn thành bài tính cụ thể này mà không biết gì về vật lý,
  • 4:10 - 4:13
    chỉ cần biết cách đọc sách giáo khoa. Thật là xấu hổ.
  • 4:13 - 4:16
    Do đó tôi có thể suy diễn vấn đề sang toán học 1 cách chi tiết hơn.
  • 4:16 - 4:18
    Đây thật sự là 1 bài toán thú vị. Tôi thích bài này.
  • 4:18 - 4:20
    Nó yêu cầu xác định độ dốc và sườn dốc
  • 4:20 - 4:22
    bằng cách sử dụng một ván trượt.
  • 4:22 - 4:24
    Nhưng các bạn có ở đây thật sự chỉ là 4 mảng riêng riêng biệt.
  • 4:24 - 4:27
    Và tôi thật sự tò mò ai trong số các bạn có thể nhìn ra 4 mảng riêng biệt,
  • 4:27 - 4:30
    và đặt biệt là chúng được nén lại với nhau như thế nào
  • 4:30 - 4:32
    và ngay tức khắc được trình bày hết cho sinh viên,
  • 4:32 - 4:35
    bằng cách nào mà nó tạo ra sự giải bài toán nóng vội.
  • 4:35 - 4:37
    Tôi sẽ định nghĩa chúng tại đây. Các bạn có hình ảnh đây.
  • 4:37 - 4:39
    Và bạn cũng có cấu trúc toán học,
  • 4:39 - 4:41
    nói về khung lưới, phép đo, ký hiệu,
  • 4:41 - 4:43
    điểm, hệ trục tọa độ, những thứ đại loại như vậy.
  • 4:43 - 4:46
    Bạn có những bước phụ, tất cả đều hướng về cái mà chúng ta muốn đề cập tới,
  • 4:46 - 4:48
    phần nào là dốc nhất.
  • 4:48 - 4:50
    Vậy tôi hi vọng các bạn có thể thấy.
  • 4:50 - 4:52
    Tôi thật sự hi vọng các bạn có thể thấy, cái chúng ta đang làm ở đây
  • 4:52 - 4:54
    là 1 câu hỏi thuyết phục, 1 câu trả lời thuyết phục,
  • 4:54 - 4:56
    nhưng chúng ta đang mở ra 1 con đường thẳng, bằng phẳng
  • 4:56 - 4:58
    từ 1 cái này đến 1 cái khác,
  • 4:58 - 5:00
    rồi chúc mừng những sinh viên vì
  • 5:00 - 5:02
    họ có thể vượt qua những khoảng đứt gẫy trên đường.
  • 5:02 - 5:04
    Đó là tất cả những gì chúng ta đang làm ở đây.
  • 5:04 - 5:06
    Vì vậy tôi muốn cho các bạn thấy, liệu chúng ta có thể chia những thứ này bằng 1 cách khác
  • 5:06 - 5:08
    và cùng xây dựng chúng với các sinh viên,
  • 5:08 - 5:11
    chúng ta có thể có mọi thứ mà ta đang tìm về việc kiên trì giải bài toán.
  • 5:11 - 5:13
    Tại đây, tôi bắt đầu với 1 trực quan mô tả,
  • 5:13 - 5:15
    và ngay lập tức tôi hỏi:
  • 5:15 - 5:17
    Phần nào là dốc nhất?
  • 5:17 - 5:19
    Và nó bắt đầu cho 1 cuộc thảo luận
  • 5:19 - 5:22
    bởi vì trực quan mô tả được tạo ra bằng cách mà bạn có thể đưa ra 2 đáp án.
  • 5:22 - 5:24
    Do đó bạn thấy nhiều người đang phản biện lẫn nhau,
  • 5:24 - 5:26
    bạn với bạn,
  • 5:26 - 5:28
    trong từng cặp, từng cuốn sách...
  • 5:28 - 5:30
    Và cuối cùng chúng ta nhận thấy rằng
  • 5:30 - 5:32
    thật là rắc rối để nói về
  • 5:32 - 5:34
    người trượt ở phía bên dưới cánh trái của màn hình
  • 5:34 - 5:36
    hay người trượt ở giữa phía trên.
  • 5:36 - 5:38
    Và chúng ta nhận ra điều đó tuyệt như thế nào
  • 5:38 - 5:40
    nếu chúng ta chỉ có nhũng ký hiệu A, B, C, và D
  • 5:40 - 5:42
    để nói về chúng 1 cách dễ dàng hơn.
  • 5:42 - 5:45
    Và tiếp theo khi chúng ta bắt đầu định nghĩa thế nào là độ dốc,
  • 5:45 - 5:47
    chúng ta nhận thấy thật là tốt để có 1 vài phép đo
  • 5:47 - 5:50
    để thu hẹp nó lại, và đặc biệt là về ý nghĩa của nó.
  • 5:50 - 5:52
    Sau đó và chỉ ngay sau đó,
  • 5:52 - 5:54
    chúng ta đưa ra cấu trúc toán học.
  • 5:54 - 5:56
    Toán học phục vụ cho thảo luận.
  • 5:56 - 5:58
    Thảo luận không phục vụ cho toán học.
  • 5:58 - 6:01
    Và với điểm này, 9 trong 10 lớp
  • 6:01 - 6:03
    đã đủ giỏi để tiếp tục về độ dốc, sườn dốc.
  • 6:03 - 6:05
    Nhưng nếu bạn cần,
  • 6:05 - 6:07
    các sinh viên có thể phát triển những bước phụ tiếp theo với nhau.
  • 6:07 - 6:10
    Các bạn có thấy cái này, ngay tại đây, so sánh với cái đó như thế nào --
  • 6:10 - 6:13
    cái nào tạo nên thói quen giải quyết vấn đề kiên nhẫn, và lập luận toán học?
  • 6:13 - 6:16
    Đối với tôi, nó thật sự rõ ràng trong bài giảng của tôi.
  • 6:16 - 6:18
    Và tôi sẽ dành vài giây để ca ngợi Einstein,
  • 6:18 - 6:20
    người mà tôi tin rằng có những thành quả xứng đáng với nỗ lực ông ấy.
  • 6:20 - 6:23
    Ông ta nói về sự hình thành công thức của 1 bài toán thì vô cùng quan trọng,
  • 6:23 - 6:25
    nhưng trong bài giảng của tôi, tại đây,
  • 6:25 - 6:27
    chúng ta chỉ giao cho sinh viên những bài toán;
  • 6:27 - 6:30
    chúng ta không đề cập chúng vào sự hình thành công thức của một bài toán.
  • 6:31 - 6:33
    Vì thế 90 phần trăm những gì tôi làm
  • 6:33 - 6:35
    trong 5 tiếng đồng hồ chuẩn bị mỗi tuần
  • 6:35 - 6:38
    là nhằm đạt được nhũng cơ sở thuyết phục xứng đáng
  • 6:38 - 6:40
    cho những bài toán như thế này trong từng sách giáo khoa
  • 6:40 - 6:43
    và thiết lập chúng lại theo hướng hỗ trợ cho lập luận toán học và giải quyết vấn đề kiên trì.
  • 6:43 - 6:45
    Và đây là cái cách mà nó thực hiện.
  • 6:45 - 6:47
    Tôi thích câu này. Nó nói về cái bồn nước.
  • 6:47 - 6:49
    Câu hỏi là: bạn mất bao lâu để đổ đầy nó?
  • 6:49 - 6:51
    Việc đầu tiên trước hết, chúng ta loại bỏ những bước nhỏ có sắn.
  • 6:51 - 6:53
    Các sinh viên phải phát triển chúng.
  • 6:53 - 6:55
    Chúng phải tự lập công thức.
  • 6:55 - 6:58
    Và tiếp theo, tất cả các thông tin được viết ra sẽ có thứ bạn sẽ cần.
  • 6:58 - 7:00
    Không có gì là thừa ở đây, vì vậy chúng ta thiếu điều đó.
  • 7:00 - 7:02
    Sinh viên cần quyết định tất cả, như,
  • 7:02 - 7:04
    chiều cao có quan trọng hay không? Kích thước có quan trọng hay không?
  • 7:04 - 7:07
    Màu sắc của cái van khóa có quan trọng không? Cái quan trọng ở đây là gì?
  • 7:07 - 7:10
    Đó là 1 câu hỏi không được cho thấy trong giáo trình toán học.
  • 7:10 - 7:12
    Và bây giờ chúng ta có 1 cái bồn nước.
  • 7:12 - 7:14
    Sẽ mất bao lâu để bạn đổ đầy nó, và đó là vấn đề.
  • 7:14 - 7:16
    Và bởi vì đây là thế kỷ thứ 21
  • 7:16 - 7:19
    và chúng ta muốn nói về thế giới thật sự ngay trên bản chất thật sự của nó,
  • 7:19 - 7:22
    không phải trên những hình vẽ minh họa
  • 7:22 - 7:24
    mà bạn thường thấy trong những cuốn sách giáo khoa,
  • 7:24 - 7:26
    chúng ta ra ngoài, và chúng ta chụp hình cái bồn nước.
  • 7:26 - 7:28
    Và bây giờ chúng ta có bài toán thật.
  • 7:28 - 7:30
    Sẽ mất bao lâu để đổ đầy cái bồn?
  • 7:30 - 7:32
    Và thậm chí tốt hơn, nếu chúng ta quay một đoạn phim,
  • 7:32 - 7:35
    1 đoạn phim về ai đó đang đổ đầy nó.
  • 7:35 - 7:37
    Và nó đang đầy lên một cách từ từ, từ từ một cách nặng nề.
  • 7:37 - 7:39
    Thật là chán.
  • 7:39 - 7:41
    Các sinh viên đang nhìn vào đồng hồ của họ, hoa mắt,
  • 7:41 - 7:44
    và tất cả họ đang tự hỏi vào một thời điểm nào đó,
  • 7:44 - 7:47
    "Này anh, mất bao lâu để đổ đầy cái bồn?"
  • 7:47 - 7:52
    (Cười)
  • 7:52 - 7:55
    Đó là cách để bạn biết là mình bị mắc bẫy, đúng không.
  • 7:56 - 7:59
    Và câu hỏi đó, thật sự thú vị đối với tôi,
  • 7:59 - 8:01
    bởi vì, giống như giới thiệu,
  • 8:01 - 8:04
    bởi vì thiếu kinh nghiệm, nên tôi dạy trẻ con,
  • 8:04 - 8:06
    đúng là tôi dạy những đứa trẻ chậm hiểu nhất.
  • 8:06 - 8:09
    Và tôi biết những đứa trẻ sẽ không tham gia vào một cuộc bàn luận về toán học
  • 8:09 - 8:11
    bởi vì một vài đứa biết công thức,
  • 8:11 - 8:14
    một vài đứa khác biết cách vận dụng công thức tốt hơn tôi.
  • 8:14 - 8:16
    Vì vậy, tôi sẽ không nói về điều này.
  • 8:16 - 8:19
    Nhưng ở đây, mỗi người sẽ có 1 mức độ về trực giác.
  • 8:19 - 8:22
    Mỗi người thì đã đã đổ đầy nước trước đó,
  • 8:22 - 8:25
    và tôi sẽ để bọn trẻ trả lời câu hỏi, mất bao lâu để đổ đầy nó.
  • 8:25 - 8:28
    Tôi cũng có những đứa trẻ bị sợ hãi toán học, thảo luận
  • 8:28 - 8:30
    tham gia vào cuộc bàn luận,
  • 8:30 - 8:33
    Chúng tôi ghi những cái tên lên bảng, kèm theo những ý suy đoán,
  • 8:33 - 8:35
    và bọn trẻ đã gắn vào đây.
  • 8:35 - 8:37
    Và kế đến chúng tôi theo quy trình mà tôi đã miêu tả.
  • 8:37 - 8:39
    Và cài phần tuyệt nhất ở đây, hay một trong những cái phần hay hơn
  • 8:39 - 8:41
    là chúng tôi không lấy đáp án từ phần trả lời
  • 8:41 - 8:43
    ở phía sau phần giải của giáo viên.
  • 8:43 - 8:46
    Thay vào đó chúng tôi chỉ xem đoạn kết của một bộ phim.
  • 8:46 - 8:48
    (Cười)
  • 8:48 - 8:50
    Điều đó thật đáng sợ.
  • 8:50 - 8:52
    Bởi vì những bài mẫu lí thuyết thì luôn được trình bày
  • 8:52 - 8:54
    trong phần đáp án phía sau tài liệu của giáo viên,
  • 8:54 - 8:56
    điều đó thật tuyệt, nhưng
  • 8:56 - 8:58
    nó cũng thật đáng sợ để nói về hàng đống những lỗi sai
  • 8:58 - 9:00
    khi mà lí thuyết không khớp với thực tế.
  • 9:00 - 9:02
    Nhưng những cuộc thảo luận thì quá giá trị,
  • 9:02 - 9:04
    trong những cái có giá trị nhất.
  • 9:04 - 9:06
    Vì vậy, tôi có mặt ở đây để báo cáo một số lợi ích thực sự thú vị
  • 9:06 - 9:08
    đối với học sinh bị cài đặt sẵn
  • 9:08 - 9:10
    những thứ này vào ngày đầu tiên đi học.
  • 9:10 - 9:13
    Những học sinh này, bây giờ
  • 9:13 - 9:15
    tôi có thể để bất cứ thứ gì trên bảng
  • 9:15 - 9:17
    hoàn toàn xa lạ,
  • 9:17 - 9:19
    và chúng sẽ có một cuộc trò chuyện về thứ đó nhiều hơn khoảng ba hoặc bốn phút
  • 9:19 - 9:21
    so với lúc bắt đầu năm học,
  • 9:21 - 9:23
    điều đó thật sự thú vị.
  • 9:23 - 9:26
    Chúng tôi không còn ghét các vấn đề từ ngữ nữa,
  • 9:26 - 9:29
    bởi vì chúng tôi đã định nghĩa lại vấn đề từ ngữ là như thế nào.
  • 9:29 - 9:31
    Chúng tôi cũng không còn bị toán”hù dọa” nữa
  • 9:31 - 9:33
    bởi chúng ta đang từ từ định nghĩa lại nó.
  • 9:33 - 9:35
    Những điều này đang mang đến rất nhiều niềm vui.
  • 9:35 - 9:38
    Tôi khuyến khích các giáo viên dạy toán là nên sử dụng đa phương tiện,
  • 9:38 - 9:40
    bởi điều này sẽ mang vào lớp học một thế giới thực thụ
  • 9:40 - 9:42
    với độ phân giải cao và đầy đủ sắc màu,
  • 9:42 - 9:45
    nên động viên trực giác của học sinh,
  • 9:45 - 9:47
    nên hỏi những câu hỏi ngắn nhất có thể
  • 9:47 - 9:50
    rồi đưa những câu hỏi đó cụ thể hơn trong cuộc trò chuyện,
  • 9:50 - 9:52
    nên cho học sinh xây dựng các vấn đề,
  • 9:52 - 9:54
    bởi vì Einstein đã nói như vậy,
  • 9:54 - 9:57
    và cuối cùng; sách giáo khoa là phương tiện ít hữu dụng nhất trong tất cả,
  • 9:57 - 9:59
    bởi vì cách nó giúp cho chúng ta là hoàn toàn sai.
  • 9:59 - 10:02
    Nó tách bạn ra khỏi bổn phận phải
  • 10:02 - 10:05
    suy luận toán học và kiên nhẫn giải quyết các vấn đề.
  • 10:05 - 10:08
    Và lý do tại sao đây là thời điểm tuyệt vời để trở thành một giáo viên toán ngay lập tức
  • 10:08 - 10:10
    là bởi vì chúng ta có sẵn trong túi các công cụ để tạo ra
  • 10:10 - 10:12
    một chương trình giảng dạy chất lượng cao.
  • 10:12 - 10:14
    Nó rất phổ biến và cũng khá là rẻ.
  • 10:14 - 10:16
    Và các dụng cụ để phân phối nó
  • 10:16 - 10:18
    miễn phí, bản quyền mỡ
  • 10:18 - 10:21
    cũng chưa bao giờ rẻ và nhiều như thế.
  • 10:21 - 10:23
    Tôi đăng một loạt video trên blog của tôi cách đây không lâu,
  • 10:23 - 10:26
    và nó thu về 6000 lượt xem trong vòng hai tuần.
  • 10:26 - 10:29
    Đến bây giờ tôi vẫn còn nhận email của những giáo viên ở những nước tôi chưa từng tới
  • 10:29 - 10:32
    nói rằng “Tuyệt vời. Chúng tôi đã có một cuộc nói chuyện hay ho về vấn đề đó.
  • 10:32 - 10:35
    Ồ, và nhân tiện, đây là cách mà tôi làm cho chiêu của anh hay hơn”.
  • 10:35 - 10:37
    cái mà, tuyệt vời.
  • 10:37 - 10:39
    Gần đây tôi cũng đăng bài toán này trên blog của tôi.
  • 10:39 - 10:41
    Trong một cửa hàng tạp hóa, bạn sẽ chọn đi lối nào?
  • 10:41 - 10:43
    Lối có một chiếc xe đẩy và 19 món hàng,
  • 10:43 - 10:46
    hay là lối có bốn chiếc xe đẩy và ba, năm, hai và một món hàng?
  • 10:46 - 10:49
    Và mô hình lối đi liên quan với vấn đề trên là mấy thứ tôi áp dụng trong lớp học của mình,
  • 10:49 - 10:52
    nhưng cuối cùng nó khiến tôi được đưa lên chương trình “ Good Morning America.”
  • 10:52 - 10:54
    Thật kì lạ phải không?
  • 10:54 - 10:56
    Và từ những điều đã trình bày, tôi muốn kết luận
  • 10:56 - 10:58
    rằng không chỉ riêng học sinh mà tất cả mọi người
  • 10:58 - 11:00
    đang khao khát điều này.
  • 11:00 - 11:02
    Toán học có ý nghĩa với thế giới.
  • 11:02 - 11:04
    Toán là một từ vựng
  • 11:04 - 11:06
    dành cho trực giác của riêng bạn.
  • 11:06 - 11:09
    Cho nên, tôi chỉ khuyến khích mọi người, dù cho rắc rối trong việc học của bạn là gì,
  • 11:09 - 11:12
    dù bạn là học sinh, phụ huynh, giáo viên, người làm chính sách hay bất cứ ai,
  • 11:12 - 11:15
    hãy đeo đuổi một chương trình giảng dạy toán học tốt hơn.
  • 11:15 - 11:18
    Chúng ta cần những người giải quyết vấn đề kiên nhẫn hơn. Xin cảm ơn.
Title:
Dan Meyer: Ngành Toán cần sự cải tiến
Speaker:
Dan Meyer
Description:

Chương trình giảng dạy toán học ngày nay đang dạy cho học sinh phải mong đợi -- và phải vượt trội về -- tô vẽ bằng những tiết học bằng những con số, lấy đi ở trẻ những khả năng còn quan trọng hơn là giải quyết vấn đề. Ở TEDxNYED, Dan Meyer chỉ ra rằng những bài kiểm tra toán trong lớp học thúc đẩy học sinh dừng lại và suy nghĩ

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
11:18
Long Tran added a translation

Vietnamese subtitles

Revisions