Return to Video

New thoughts on capital in the twenty-first century

  • 0:01 - 0:03
    Tôi rất vui được có mặt ở đây tối nay.
  • 0:03 - 0:07
    Tôi đang làm việc về lịch sử
    phân phối thu nhập
  • 0:07 - 0:10
    và tài sản trong 15 năm
  • 0:10 - 0:13
    và một trong những bài học thú vị
  • 0:13 - 0:16
    từ bằng chứng lịch sử này
  • 0:16 - 0:18
    đó là thật sự, cuối cùng,
  • 0:18 - 0:21
    tỉ lệ lợi nhuận trên vốn
    có xu hướng
  • 0:21 - 0:24
    vượt qua tốc độ tăng trưởng
    kinh tế
  • 0:24 - 0:27
    và điều này dẫn đến
    sự tập trung tài sản cao.
  • 0:27 - 0:28
    Không phải sự tập trung tài sản vô hạn
  • 0:28 - 0:31
    mà khoảng cách giữa r và g càng lớn,
  • 0:31 - 0:34
    mức độ chênh lệch giàu nghèo
  • 0:34 - 0:37
    trong xã hội càng có xu hướng tăng cao.
  • 0:37 - 0:41
    Đây là nguồn lực chính
    tôi sẽ nói đến hôm nay,
  • 0:41 - 0:43
    nhưng tôi phải nói rằng
  • 0:43 - 0:45
    đó không phải là nguồn lực quan trọng
    duy nhất
  • 0:45 - 0:48
    tạo nên các biến động về phân phối
    thu nhập và tài sản,
  • 0:48 - 0:50
    và có nhiều nguồn lực khác
  • 0:50 - 0:53
    có vai trò quan trọng trong
    biến động dài hạn về
  • 0:53 - 0:54
    phân phối thu nhập và tài sản.
  • 0:54 - 0:56
    Cũng còn rất nhiều dữ liệu
  • 0:56 - 0:58
    cần được thu thập.
  • 0:58 - 1:01
    Ngày nay chúng ta biết
    nhiều hơn trước đây một chút,
  • 1:01 - 1:03
    nhưng chúng ta vẫn còn biết quá ít,
  • 1:03 - 1:06
    và chắc chắn còn nhiều quá trình
  • 1:06 - 1:08
    kinh tế, xã hội, chính trị khác nhau
  • 1:08 - 1:10
    cần được nghiên cứu nhiều hơn.
  • 1:10 - 1:13
    Và vì thế hôm nay tôi chỉ tập trung
    vào nguồn lực đơn giản này,
  • 1:13 - 1:15
    nhưng không có nghĩa
    các nguồn lực chính khác
  • 1:15 - 1:16
    không tồn tại.
  • 1:16 - 1:18
    Hầu hết các dữ liệu tôi trình bày
  • 1:18 - 1:21
    đều được lấy từ cơ sở dữ liệu
  • 1:21 - 1:22
    trực tuyến có sẵn:
  • 1:22 - 1:23
    Dữ liệu về thu nhập hàng đầu thế giới
  • 1:23 - 1:25
    Đây là cơ sở dữ liệu lịch sử lớn nhất
  • 1:25 - 1:28
    về sự bất bình đẳng kinh tế
  • 1:28 - 1:29
    và nó đến từ sự nỗ lực
  • 1:29 - 1:33
    của hơn 30 học giả của vài chục quốc gia.
  • 1:33 - 1:36
    Để tôi cho các bạn thấy một vài dữ liệu
  • 1:36 - 1:37
    từ cơ sở dữ liệu này,
  • 1:37 - 1:39
    và sau đó chúng ta sẽ bàn về r lớn hơn g.
  • 1:39 - 1:42
    Dữ liệu số một đó là
  • 1:42 - 1:45
    có sự đảo ngược lớn về
    tương quan về chênh lệch thu nhập
  • 1:45 - 1:47
    giữa Mỹ và châu Âu
  • 1:47 - 1:48
    trong thế kỷ trước.
  • 1:48 - 1:52
    Trở lại những năm 1900, 1910,
    chênh lệch thu nhập ở châu Âu
  • 1:52 - 1:54
    thực sự lớn hơn rất nhiều so với Mỹ,
  • 1:54 - 1:57
    nhưng ngày nay,
    nó lại lớn hơn nhiều so với Mỹ.
  • 1:57 - 1:59
    Để tôi nói rõ hơn:
  • 1:59 - 2:02
    Giải thích cho điều này
    không phải là chuyện r lớn hơn g.
  • 2:02 - 2:05
    Nguyên nhân chính là sự thay đổi
    cung và cầu về các kỹ năng,
  • 2:05 - 2:09
    cuộc chạy đua giữa giáo dục và công nghệ,
  • 2:09 - 2:12
    toàn cầu hóa, có thể tăng
    mức chênh lệch về việc tiếp cận
  • 2:12 - 2:14
    các kỹ năng ở Hoa Kỳ,
  • 2:14 - 2:16
    nơi bạn có những trường đại học
    tốt nhất, xếp hàng đầu
  • 2:16 - 2:19
    nhưng phần đáy của hệ thống giáo dục
  • 2:19 - 2:20
    lại không tốt,
  • 2:20 - 2:22
    do đó rất chênh lệch về tiếp cận kỹ năng,
  • 2:22 - 2:24
    và một sự gia tăng chưa từng có
  • 2:24 - 2:27
    mức thù lao cho quản trị cấp cao ở Hoa Kỳ,
  • 2:27 - 2:30
    vị trí khó mà chỉ dựa vào học vấn.
  • 2:30 - 2:32
    Có nhiều điều để nói ở đây,
  • 2:32 - 2:34
    nhưng hôm nay tôi không nói quá nhiều
    về vấn đề này
  • 2:34 - 2:37
    vì tôi muốn tập trung vào
    chênh lệch giàu nghèo.
  • 2:37 - 2:40
    Để tôi cho các bạn xem
    một biểu đồ đơn giản
  • 2:40 - 2:42
    về phần chênh lệch thu nhập.
  • 2:42 - 2:45
    Đây là thị phần của tổng thu nhập
  • 2:45 - 2:46
    của trên top 10% thu nhập cao nhất
  • 2:46 - 2:49
    Các bạn có thể thấy cách đây một thế kỷ
  • 2:49 - 2:52
    nó chiếm khoảng 40% đến 50% ở châu Âu
  • 2:52 - 2:55
    và hơn 40% ở Mỹ,
  • 2:55 - 2:57
    như vậy ở chấu Âu mức chênh lệch cao hơn.
  • 2:57 - 2:59
    Sau đó có sự giảm xuống đáng kể
  • 2:59 - 3:02
    trong nửa đầu thế kỷ 20
  • 3:02 - 3:04
    và những thập niên gần đây,
    các bạn có thể thấy
  • 3:04 - 3:08
    sự chênh lệch ở Mỹ cao hơn châu Âu,
  • 3:08 - 3:10
    và đây là dữ liệu đầu tiên tôi nói đến.
  • 3:10 - 3:14
    Dữ liệu thứ hai liên quan nhiều hơn đến
    chênh lệch giàu nghèo,
  • 3:14 - 3:17
    và sự thật chính ở đây đó là chênh lệch
    giàu nghèo
  • 3:17 - 3:20
    luôn cao hơn nhiều so với chênh lệch
    thu nhập,
  • 3:20 - 3:22
    và dù chênh lệch giàu nghèo cũng tăng lên
  • 3:22 - 3:25
    trong những thập niên gần đây,
  • 3:25 - 3:27
    thì ngày nay nó vẫn thấp hơn
  • 3:27 - 3:29
    so với cách đây một thế kỷ,
  • 3:29 - 3:31
    mặc dù tổng lượng tài sản liên quan
  • 3:31 - 3:33
    đến thu nhập giờ đã phục hồi
  • 3:33 - 3:35
    sau cú sốc lớn gây bởi
  • 3:35 - 3:37
    Chiến tranh thế giới I,
    Đại khủng hoảng
  • 3:37 - 3:38
    Chiến tranh thế giới II.
  • 3:38 - 3:40
    Tôi sẽ cho các bạn xem hai biểu đồ
  • 3:40 - 3:43
    thể hiện dữ liệu số hai và số ba.
  • 3:43 - 3:47
    Đầu tiên, nếu các bạn nhìn vào
    mức chênh lệch giàu nghèo,
  • 3:47 - 3:51
    đây là thị phần của tổng tài sản
  • 3:51 - 3:53
    của top 10% người giàu nhất,
  • 3:53 - 3:56
    các bạn có thể thấy cùng một
    kiểu đảo chiều
  • 3:56 - 3:58
    giữa Mỹ và Châu Âu mà ta đã thấy
  • 3:58 - 4:00
    đối với chênh lệch giàu nghèo.
  • 4:00 - 4:04
    Vậy sự tập trung tài sản
  • 4:04 - 4:06
    ở châu Âu cao hơn Mỹ cách đây 1 thế kỷ,
  • 4:06 - 4:08
    và bây giờ thì ngược lại.
  • 4:08 - 4:10
    Nhưng các bạn cũng có thể thấy hai điều:
  • 4:10 - 4:13
    Một là, mức chênh lệch giàu nghèo chung
  • 4:13 - 4:16
    luôn cao hơn mức chênh lệch thu nhập.
  • 4:16 - 4:18
    Nên nhớ rằng, đối với chênh lệch thu nhập,
  • 4:18 - 4:21
    thị phần của top 10%
  • 4:21 - 4:25
    thì ở giữa 30% và 50% tổng thu nhập,
  • 4:25 - 4:28
    trong khi đối với tài sản,
    thị phần này luôn
  • 4:28 - 4:30
    chiếm 60% đến 90%.
  • 4:30 - 4:31
    OK, vậy đó dữ liệu thứ nhất,
  • 4:31 - 4:33
    và nó rất quan trọng với
    những điều sau.
  • 4:33 - 4:35
    Sự tập trung tài sản luôn luôn
  • 4:35 - 4:37
    cao hơn nhiều sự tập trung thu nhập.
  • 4:37 - 4:40
    Dữ liệu thứ hai là sự tăng
  • 4:40 - 4:43
    mức chênh lệch giàu nghèo trong
    những thập niên gần đây
  • 4:43 - 4:47
    vẫn chưa cao bằng năm 1910.
  • 4:47 - 4:49
    Ngày nay sự khác biệt lớn là
  • 4:49 - 4:51
    chênh lệch giàu nghèo vẫn rất lớn,
  • 4:51 - 4:54
    với 60%, 70% tổng tài sản cho tốp 10%,
  • 4:54 - 4:56
    nhưng tin tốt là thực ra
  • 4:56 - 4:58
    nó tốt hơn cách đây một thế kỷ,
  • 4:58 - 5:01
    khi mà 90% tài sản ở châu Âu
    thuộc về top 10%.
  • 5:01 - 5:03
    Vậy ngày nay những gì bạn có
  • 5:03 - 5:05
    là cái tôi gọi là 40% trung lưu,
  • 5:05 - 5:07
    những người không nằm trong top 10%
  • 5:07 - 5:09
    và không nằm trong 50% thấp nhất,
  • 5:09 - 5:11
    và có thể thấy tài sản của
    tầng lớp trung lưu
  • 5:11 - 5:15
    chiếm 20% đến 30%
  • 5:15 - 5:16
    tổng tài sản, tài sản quốc gia.
  • 5:16 - 5:20
    khi họ từng là người nghèo,
    cách đây một thế kỷ,
  • 5:20 - 5:22
    lúc không có tầng lớp trung lưu,
  • 5:22 - 5:24
    Đây là một chuyển biến quan trọng,
  • 5:24 - 5:29
    và rất thú vị khi chênh lệch giàu nghèo
  • 5:29 - 5:32
    không trở lại mức như trước Chiến tranh
    thế giới I,
  • 5:32 - 5:35
    mặc dù tổng lượng tài sản được phục hồi.
  • 5:35 - 5:37
    OK. Còn đây là tổng giá trị
  • 5:37 - 5:40
    của tài sản liên quan đến thu nhập,
  • 5:40 - 5:42
    và có thể thấy cụ thể ở
    Châu Âu,
  • 5:42 - 5:45
    chúng ta gần như trở lại mức như trước
    Chiến tranh thế giới I.
  • 5:45 - 5:47
    Thực ra có hai phần
  • 5:47 - 5:50
    khác nhau trong câu chuyện này.
  • 5:50 - 5:51
    Một là với
  • 5:51 - 5:53
    tổng lượng tài sản chúng ta tích lũy,
  • 5:53 - 5:55
    và tất nhiên bản thân nó không có gì là xấu,
  • 5:55 - 5:57
    trong việc tích lũy nhiều tài sản,
  • 5:57 - 6:00
    và đặc biệt là nếu nó phân phối rộng hơn
  • 6:00 - 6:01
    và ít tập trung hơn.
  • 6:01 - 6:04
    Cái mà chúng ta thực sự chú ý
  • 6:04 - 6:06
    là tình hình lâu dài của
    chênh lệch giàu nghèo,
  • 6:06 - 6:09
    và điều gì sẽ xảy đến trong tương lai.
  • 6:09 - 6:11
    Chúng ta giải thích thế nào về
    hiện tượng
  • 6:11 - 6:14
    cho đến trước Chiến tranh thế giới I,
    chênh lệch giàu nghèo rất cao
  • 6:14 - 6:17
    và, nếu có thể đã tăng đến
    mức cao hơn nữa,
  • 6:17 - 6:21
    và ta có thể suy nghĩ
    về tương lai thế nào?
  • 6:21 - 6:25
    Để tôi nói một số giải thích
  • 6:25 - 6:27
    và dự đoán về tương lai.
  • 6:27 - 6:28
    Đầu tiên phải nói rằng
  • 6:28 - 6:30
    có thể mô hình tốt nhất để giải thích
  • 6:30 - 6:33
    tại sao tài sản tập trung
  • 6:33 - 6:35
    nhiều hơn rất nhiều so với thu nhập
  • 6:35 - 6:38
    là mô hình động, theo cấp mà
  • 6:38 - 6:40
    các cá nhân có một đường nằm ngang dài
  • 6:40 - 6:43
    và tích lũy tài sản với tất cả các lý do.
  • 6:43 - 6:46
    Nếu những người tích lũy tài sản
  • 6:46 - 6:48
    chỉ vì những lý do vòng đời
  • 6:48 - 6:50
    tức là để tiêu dùng
  • 6:50 - 6:51
    khi họ già
  • 6:51 - 6:54
    thì mức chênh lệch giàu nghèo
  • 6:54 - 6:56
    sẽ tăng hay giảm song song
  • 6:56 - 6:58
    với mức chênh lệch thu nhập.
  • 6:58 - 7:00
    Nhưng sẽ rất khó để giải thích tại sao
  • 7:00 - 7:02
    lại có sự chênh lệch
    giàu nghèo cao hơn nhiều
  • 7:02 - 7:03
    so với chênh lệch thu nhập
  • 7:03 - 7:05
    chỉ với mô hình vòng đời,
  • 7:05 - 7:07
    nên bạn cần câu chuyện
  • 7:07 - 7:08
    rằng người ta còn quan tâm
  • 7:08 - 7:11
    đến tích lũy tài sản vì những lý do khác.
  • 7:11 - 7:13
    Tiêu biểu như họ muốn để dành
  • 7:13 - 7:16
    tài sản cho thế hệ sau, cho con cái họ,
  • 7:16 - 7:18
    hoặc đôi khi họ muốn tích lũy
  • 7:18 - 7:21
    vì uy thế, sức mạnh đi kèm với sự giàu có.
  • 7:21 - 7:22
    Vậy phải có những lý do khác
  • 7:22 - 7:24
    để tích lũy tài sản,
    không chỉ vòng đời
  • 7:24 - 7:27
    để lý giải cho điều chúng ta
    thấy từ dữ liệu.
  • 7:27 - 7:30
    Trong một lớp lớn các mô hình động
  • 7:30 - 7:32
    về tích lũy tài sản
  • 7:32 - 7:36
    với động lực mạnh mẽ
    cho việc tích lũy như vậy,
  • 7:36 - 7:39
    bạn sẽ có tất cả các loại ngẫu nhiên,
  • 7:39 - 7:40
    những cú sốc lớn,
  • 7:40 - 7:42
    Ví dụ, một số gia đình
  • 7:42 - 7:43
    có rất nhiều con,
  • 7:43 - 7:45
    thì tài sản sẽ được phân chia ra.
  • 7:45 - 7:47
    Một số gia đình thì có ít con hơn.
  • 7:47 - 7:49
    Bạn cũng sẽ sốc về tỉ suất lợi nhuận.
  • 7:49 - 7:51
    Một số gia đình làm vốn
    tăng lên rất nhiều.
  • 7:51 - 7:53
    Một số có sự đầu tư tệ hơn.
  • 7:53 - 7:55
    Bạn sẽ luôn có một số biến động trong
  • 7:55 - 7:57
    quá trình tích lũy tài sản.
  • 7:57 - 7:59
    Một số người làm nó tăng,
    một số làm giảm xuống.
  • 7:59 - 8:01
    Điểm mấu chốt đó là,
  • 8:01 - 8:02
    mô hình dạng này,
  • 8:02 - 8:05
    phương sai của những cú sốc như vậy,
  • 8:05 - 8:07
    mức cân bằng của chênh lệch giàu nghèo
  • 8:07 - 8:11
    sẽ là một hàn dốc tăng của r trừ đi g.
  • 8:11 - 8:14
    Theo cảm tính, lý do tại sao sự khác biệt
  • 8:14 - 8:16
    giữa tỉ suất lợi nhuận trên tài sản
  • 8:16 - 8:18
    và tốc độ tăng trưởng là quan trọng
  • 8:18 - 8:20
    đó là mức chênh lệch giàu nghèo ban đầu
  • 8:20 - 8:23
    sẽ bị khuếch đại nhanh hơn
  • 8:23 - 8:25
    với hiệu số r trừ g lớn hơn.
  • 8:25 - 8:26
    Một ví dụ đơn giản,
  • 8:26 - 8:30
    với r bằng 5% và g bằng 1%,
  • 8:30 - 8:32
    người sở hữu chỉ cần tái đầu tư
  • 8:32 - 8:35
    một phần năm vốn thu nhập để đảm bảo
  • 8:35 - 8:37
    tài sản của họ tăng lên nhanh
  • 8:37 - 8:39
    bằng với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
  • 8:39 - 8:41
    Điều này giúp việc xây dựng
  • 8:41 - 8:42
    và duy trì khối tài sản lớn dễ hơn
  • 8:42 - 8:44
    vì bạn có thể tiêu hết bốn phần năm,
  • 8:44 - 8:46
    giả định không có thuế,
  • 8:46 - 8:48
    và bạn chỉ tái đầu tư một phần năm.
  • 8:48 - 8:50
    Tất nhiên một số người có thể tiêu dùng
    nhiều hơn,
  • 8:50 - 8:52
    một số tiêu dùng ít hơn, nên sẽ có
  • 8:52 - 8:54
    một số dao động về phân phối,
  • 8:54 - 8:57
    nhưng trung bình, họ chỉ cần đầu tư
    một phần năm,
  • 8:57 - 9:00
    thì mức chênh lệch giàu nghèo cao
    vẫn giữ nguyên.
  • 9:00 - 9:03
    Bây giờ các bạn sẽ không ngạc nhiên
  • 9:03 - 9:07
    bởi lời tuyên bố rằng r có thể lớn hơn
    g mãi mãi,
  • 9:07 - 9:08
    vì thực tế, điều này đã điễn ra
  • 9:08 - 9:10
    trong suốt hầu hết lịch sử nhân loại.
  • 9:10 - 9:14
    Và đây là một cách rõ ràng với mọi người
  • 9:14 - 9:15
    với lý do đơn giản là tăng trưởng
  • 9:15 - 9:18
    gần bằng không phần trăm
  • 9:18 - 9:19
    trong suốt lịch sử nhân loại.
  • 9:19 - 9:23
    Tăng trưởng có thể là 0.1%, 0.2%, 0.3%,
  • 9:23 - 9:25
    nhưng mức tăng dân số và
  • 9:25 - 9:27
    sản lượng bình quân rất chậm
  • 9:27 - 9:29
    trong khi tỷ lệ lợi nhuận trên vốn
  • 9:29 - 9:30
    dĩ nhiên không bằng không.
  • 9:30 - 9:31
    Với đất đai,
  • 9:31 - 9:35
    dạng tài sản truyền thống
  • 9:35 - 9:37
    trong xã hội thời tiền công nghiệp,
  • 9:37 - 9:38
    thông thường là 5%.
  • 9:40 - 9:43
    Độc giả của Jane Austen biết điều đó.
  • 9:43 - 9:45
    Nếu bạn muốn thu nhập
    hàng năm là 1000 bảng
  • 9:45 - 9:47
    bạn cần phải có một số vốn
  • 9:47 - 9:49
    20000 bảng vì
  • 9:49 - 9:50
    5% của 20000 là 1000.
  • 9:52 - 9:53
    Theo 1 cách nói, đây là
  • 9:53 - 9:57
    nền tảng cơ bản của xã hội,
  • 9:57 - 9:58
    vì r lớn gơn g
  • 9:58 - 10:02
    cho phép người sở hữu
    sự giàu có và tài sản
  • 10:02 - 10:04
    sống nhờ thu nhập vốn của họ
  • 10:04 - 10:07
    và làm điều gì đó khác trong đời
  • 10:07 - 10:11
    hơn là chỉ quan tâm đến việc kiếm sống.
  • 10:11 - 10:13
    Một kết luận quan trọng
  • 10:13 - 10:15
    trong nghiên cứu lịch sử của tôi đó là
  • 10:15 - 10:17
    sự tăng trưởng nền công nghiệp hiện đại
  • 10:17 - 10:20
    không thay đổi thực tế cơ bản này
    nhiều như mong đợi.
  • 10:20 - 10:23
    Tất nhiên tốc độ tăng trưởng
  • 10:23 - 10:25
    sau Cuộc cách mạng công nghiệp tăng
  • 10:25 - 10:28
    điển hình từ 0 lên 1 đến 2%,
  • 10:28 - 10:31
    nhưng cùng lúc, tỉ suất lợi nhuận trên vốn
  • 10:31 - 10:32
    cũng tăng lên
  • 10:32 - 10:33
    nên khoảng cách giữa chúng
  • 10:33 - 10:36
    không thay đổi mấy.
  • 10:36 - 10:37
    Trong suốt thế kỷ 20,
  • 10:37 - 10:41
    bạn có một sự kết hợp độc đáo
    của các sự kiện.
  • 10:41 - 10:43
    Một là tỷ suất lợi nhuận rất thấp,
  • 10:43 - 10:46
    do cú sốc chiến tranh từ 1914 đến 1945,
  • 10:46 - 10:47
    sự tàn phá của cải, lạm phát,
  • 10:47 - 10:50
    sự phá sản trong suốt Đại khủng hoảng,
  • 10:50 - 10:52
    và tất cả điều này làm giảm
  • 10:52 - 10:53
    tỉ suất lợi nhuận tài sản cá nhân
  • 10:53 - 10:55
    đến mức thấp bất thường
  • 10:55 - 10:57
    từ năm 1914 đến 1945.
  • 10:57 - 10:59
    Và sau đó, sau chiến tranh,
  • 10:59 - 11:03
    các bạn có mức tăng trưởng cao bất thường,
  • 11:03 - 11:05
    một phần do sự phục hồi.
  • 11:05 - 11:07
    Các bạn biết đấy, ở Đức, Pháp, Nhật,
  • 11:07 - 11:08
    tốc độ tăng trưởng 5%
  • 11:08 - 11:12
    trong khoảng năm 1950 đến 1980
  • 11:12 - 11:13
    phần lớn nhờ vào sự xây dựng lại,
  • 11:13 - 11:16
    và cũng nhờ sự tăng dân số rất lớn,
  • 11:16 - 11:18
    hiệu ứng Bùng nổ dân số.
  • 11:18 - 11:20
    Ngày nay, những yếu tố này rõ ràng không
    kéo dài
  • 11:20 - 11:22
    hay ít nhất mức tăng dân số
  • 11:22 - 11:25
    được cho là sẽ giảm trong tương lai,
  • 11:25 - 11:28
    và những dự báo tốt nhất chúng ta có là
  • 11:28 - 11:30
    sự tăng trưởng lâu dài gần bằng
  • 11:30 - 11:31
    1% đến 2%
  • 11:31 - 11:33
    chứ không phải 4% đến 5%.
  • 11:33 - 11:36
    Nếu nhìn vào chỗ này,
  • 11:36 - 11:38
    đây là những ước tính
    tốt nhất chúng ta có
  • 11:38 - 11:40
    về tăng trưởng GDP thế giới
  • 11:40 - 11:42
    và tỉ suất lợi nhuận trên vốn,
  • 11:42 - 11:44
    tỉ suất lợi nhuận trên vốn bình quân,
  • 11:44 - 11:45
    có thể thấy hầu như
  • 11:45 - 11:47
    trong suốt lịch sử nhân loại,
  • 11:47 - 11:49
    tốc độ tăng trưởng rất thấp,
  • 11:49 - 11:50
    thấp hơn nhiều tỉ suất lợi nhuận,
  • 11:50 - 11:53
    và sau đó suốt thế kỷ 20,
  • 11:53 - 11:55
    mức tăng trưởng dân số thực sự,
  • 11:55 - 11:57
    rất cao vào thời hậu chiến,
  • 11:57 - 11:59
    và quá trình phục hồi
  • 11:59 - 12:00
    làm cho sự tăng trưởng
  • 12:00 - 12:03
    cách biệt ít hơn so với tỉ suất lợi nhuận.
  • 12:03 - 12:07
    Ở đây tôi dùng những dự báo về dân số của
    Liên hợp quốc,
  • 12:07 - 12:09
    nên tất nhiên chúng không chắc chắn.
  • 12:09 - 12:11
    Có thể tất cả chúng ta bắt đầu
  • 12:11 - 12:13
    có rất nhiều trẻ em trong
    trong tương lai,
  • 12:13 - 12:16
    và tốc độ tăng trưởng sẽ cao hơn,
  • 12:16 - 12:17
    nhưng từ bây giờ,
  • 12:17 - 12:20
    đây là những dự báo tốt nhất chúng ta có,
  • 12:20 - 12:22
    và điều này làm mức tăng trưởng toàn cầu
  • 12:22 - 12:24
    giảm xuống và khoảng cách với
  • 12:24 - 12:26
    tỉ suất lợi nhuận sẽ tăng lên.
  • 12:26 - 12:29
    Sự kiện bất thường khác
  • 12:29 - 12:31
    diễn ra suốt thế kỷ 20
  • 12:31 - 12:32
    như tôi đã nói đó là
  • 12:32 - 12:35
    sự tàn phá, thuế trên vốn,
  • 12:35 - 12:37
    do đó đây là tỉ suất lợi nhuận trước thuế.
  • 12:37 - 12:40
    Đây là tỉ suất lợi nhuận sau thuế,
  • 12:40 - 12:42
    và sau sự tàn phá,
  • 12:42 - 12:44
    và đây là cái làm cho
  • 12:44 - 12:45
    tỉ suất lợi nhuận trung bình
  • 12:45 - 12:47
    sau thuế, sau sự tàn phá,
  • 12:47 - 12:50
    nằm dưới tốc độ tăng trưởng suốt một
    thời gian dài.
  • 12:50 - 12:51
    Nhưng nếu không có sự tàn phá,
  • 12:51 - 12:54
    không có thuế, điều này sẽ không xảy ra.
  • 12:54 - 12:57
    Tôi phải nói rằng sự cân bằng giữa
  • 12:57 - 12:59
    lợi nhuận trên vốn và sự tăng trưởng
  • 12:59 - 13:01
    phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
  • 13:01 - 13:03
    mà rất khó để dự báo:
  • 13:03 - 13:05
    công nghệ và sự phát triển
  • 13:05 - 13:08
    của những kỹ thuật dựa nhiều vào vốn.
  • 13:08 - 13:11
    Ngay bây giờ, các lĩnh vực
    tập trung nhiều vốn nhất
  • 13:11 - 13:14
    trong nền kinh tế là bất động sản,
    nhà ở,
  • 13:14 - 13:17
    lĩnh vực năng lượng, nhưng có thể
    trong tương lai
  • 13:17 - 13:21
    chúng ta sẽ có nhiều thiết bị tự động hơn
    trong nhiều lĩnh vực
  • 13:21 - 13:22
    và sẽ chiếm phần tổng vốn
  • 13:22 - 13:25
    cổ phần lớn hơn ngày nay.
  • 13:25 - 13:27
    Mà, chúng ta đang cách rất xa điều này,
  • 13:27 - 13:28
    và từ giờ, điều sẽ xảy ra
  • 13:28 - 13:30
    trong ngành bất động sản, năng lượng
  • 13:30 - 13:32
    quan trọng hơn nhiều với tổng vốn cổ phần
  • 13:32 - 13:34
    và thị phần vốn.
  • 13:34 - 13:36
    Vấn đề quan trọng khác
  • 13:36 - 13:38
    là có nhiều tác động lớn trong quản lý
    đầu tư,
  • 13:38 - 13:40
    cùng với sự phức tạp về tài chính,
  • 13:40 - 13:42
    phi điều tiết tài chính,
  • 13:42 - 13:44
    làm nó tỉ suất lợi nhuận tăng cao dễ hơn
  • 13:44 - 13:46
    cho một lượng đầu tư lớn,
  • 13:46 - 13:49
    và điều này dường như đặc biệt mạnh
  • 13:49 - 13:51
    đối với các triệu phú, với nguồn vốn lớn.
  • 13:51 - 13:53
    Để cho các bạn một ví dụ,
  • 13:53 - 13:56
    điều này đến từ bảng
    xếp hạng triệu phú của Forbes,
  • 13:56 - 14:00
    trong khoảng từ năm 1987 đến 2013,
  • 14:00 - 14:02
    và có thể thấy những người giàu nhất
  • 14:02 - 14:05
    đang chiếm 6%, 7% mỗi năm
  • 14:05 - 14:08
    trong điều kiện thực trên lạm phát,
  • 14:08 - 14:10
    trong khi mức thu nhập bình quân thế giới,
  • 14:10 - 14:12
    tài sản bình quân thế giới,
  • 14:12 - 14:15
    tăng chỉ 2% mỗi năm.
  • 14:15 - 14:17
    Và cũng như vậy
  • 14:17 - 14:18
    đối với các gói hỗ trợ lớn
  • 14:18 - 14:20
    - nguồn lực ban đầu càng lớn,
  • 14:20 - 14:22
    tỉ suất lợi nhuận càng cao.
  • 14:22 - 14:24
    Vậy chúng ta có thể làm gì?
  • 14:24 - 14:26
    Điều đầu tiên tôi nghĩ chúng ta cần
  • 14:26 - 14:28
    nhiều sự minh bạch về tài chính hơn.
  • 14:28 - 14:32
    Chúng ta biết quá ít về biến động
    tài sản toàn cầu,
  • 14:32 - 14:34
    nên chúng ta cần toàn cầu hóa
  • 14:34 - 14:35
    thông tin ngân hàng.
  • 14:35 - 14:38
    Chúng ta cần đăng ký toàn cầu về
    tài sản tài chính,
  • 14:38 - 14:41
    nhiều sự hợp tác về hệ thống thuế tài sản,
  • 14:41 - 14:44
    và thậm chí thuế tài sản với
    thuế suất thấp
  • 14:44 - 14:46
    sẽ là một cách để tạo ra thông tin
  • 14:46 - 14:49
    để sau đó ta có thể thay đổi chính sách
    cho phù hợp
  • 14:49 - 14:51
    với những gì chúng ta quan sát được.
  • 14:51 - 14:52
    Và trong phạm vi nào đó, cuộc chiến
  • 14:52 - 14:54
    chống lại việc trốn thuế
  • 14:54 - 14:56
    và việc truyền tải thông tin tự động
  • 14:56 - 14:57
    đang đẩy chúng ta đi theo hướng này.
  • 14:57 - 15:00
    Giờ đây, có nhiều cách để
    tái phân phối tài sản,
  • 15:00 - 15:03
    khá hấp dẫn để áp dụng.
  • 15:03 - 15:04
    Lạm phát:
  • 15:04 - 15:06
    in tiền thì dễ hơn rất nhiều
  • 15:06 - 15:08
    việc viết mã số thuế, nên nó rất hấp dẫn,
  • 15:08 - 15:10
    nhưng đôi khi bạn không biết
    bạn làm gì với tiền.
  • 15:10 - 15:12
    Đây là vấn đề.
  • 15:12 - 15:14
    Sự chiếm đoạt rất hấp diẫn.
  • 15:14 - 15:16
    Khi bạn thấy một số người trở nên
    quá giàu,
  • 15:16 - 15:17
    bạn chỉ chiếm đoạt từ họ.
  • 15:17 - 15:19
    Nhưng đây không phải cách hiệu quả
  • 15:19 - 15:22
    để thiết lập một quy luật cho
    biến động tài sản.
  • 15:22 - 15:24
    Chiến tranh thậm chí là một cách ít
    hiệu quả,
  • 15:24 - 15:27
    nên tôi có xu hướng thích thuế lũy tiến,
  • 15:27 - 15:29
    nhưng tất nhiên, lịch sử -( tiếng cười)-
  • 15:29 - 15:31
    lịch sử tạo ra cách tốt nhất cho nó,
  • 15:31 - 15:33
    và có lẽ nó bao gồm
  • 15:33 - 15:34
    sự kết hợp của tất cả các cách này.
  • 15:34 - 15:36
    Cảm ơn.
  • 15:36 - 15:38
    ( tiếng vỗ tay)
  • 15:38 - 15:44
    Bruno Giussani: Thomas Piketty. Cảm ơn,
  • 15:44 - 15:46
    Thomas, tôi muốn hỏi anh đôi ba câu,
  • 15:46 - 15:50
    tất nhiên vì cách anh làm chủ dữ liệu
    của anh thật ấn tượng, tất nhiên,
  • 15:50 - 15:53
    nhưng cơ bản những gì anh ám chỉ là
  • 15:53 - 15:55
    việc tăng sự tập trung tài sản là
  • 15:55 - 15:57
    xu hướng tự nhiên của chủ nghĩa tư bản,
  • 15:57 - 16:00
    và nếu chúng ta để mặc nó với
    cơ chế của nó,
  • 16:00 - 16:03
    nó có thể đe dọa chính hệ thống của nó
  • 16:03 - 16:04
    vậy anh nói chúng ta cần hành động
  • 16:04 - 16:07
    để thực hiện các chính sách tái phân phối
    tài sản,
  • 16:07 - 16:09
    bao gồm những gì chúng ta vừa thấy:
  • 16:09 - 16:11
    thuế lũy tiến, v.v.
  • 16:11 - 16:13
    Trong bối cảnh chính trị hiện thời,
  • 16:13 - 16:15
    những điều đó thực tế như thế nào?
  • 16:15 - 16:17
    Bạn nghĩ những điều đó
  • 16:17 - 16:18
    sẽ được thực hiện như thế nào?
  • 16:18 - 16:19
    Thomas Piketty:à,tôi nghĩ
  • 16:19 - 16:21
    nếu bạn nhìn lại qua thời gian,
  • 16:21 - 16:24
    lịch sử của thu nhập, tài sản và thuế
  • 16:24 - 16:26
    đầy những bất ngờ.
  • 16:26 - 16:28
    Nên tôi không quá ấn tượng
  • 16:28 - 16:30
    với những người biết trước
  • 16:30 - 16:31
    những gì sẽ xảy ra hoặc không.
  • 16:31 - 16:33
    Tôi nghĩ cách đây một thế kỷ,
  • 16:33 - 16:35
    nhiều người có thể đã nói rằng
  • 16:35 - 16:37
    thuế thu nhập lũy tiến sẽ không
    bao giờ xảy ra
  • 16:37 - 16:38
    và sau đó nó đã xảy ra.
  • 16:38 - 16:40
    Và thậm chí 5 năm trước,
  • 16:40 - 16:43
    nhiều người cho rằng bí mật ngân hàng
  • 16:43 - 16:45
    sẽ tồn tại mãi mãi ở Thụy Sĩ,
  • 16:45 - 16:46
    rằng Thụy Sĩ quá mạnh
  • 16:46 - 16:48
    cho phần còn lại của thế giới,
  • 16:48 - 16:51
    và rồi đột nhiên vài lệnh trừng phạt
    của Mỹ
  • 16:51 - 16:53
    lên các ngân hàng Thụy sĩ gây nên một
    biến cố lớn,
  • 16:53 - 16:55
    và giờ chúng ta đang tiến
  • 16:55 - 16:57
    gần đến sự minh bạch về tài chính.
  • 16:57 - 17:01
    Nên tôi nghĩ không khó
  • 17:01 - 17:04
    để phối hợp tốt hơn về mặt chính trị.
  • 17:04 - 17:06
    Chúng ta sẽ có một hiệp ước
  • 17:06 - 17:09
    với một nửa GDP toàn cầu trên bàn tròn
  • 17:09 - 17:11
    gồm Mỹ và khối EU,
  • 17:11 - 17:13
    vậy nếu một nửa GDP toàn cầu không đủ
  • 17:13 - 17:16
    đạt tiến bộ về minh bạch tài chính
  • 17:16 - 17:20
    và thuế tối thiểu đối với lợi nhuận
    các công ty đa quốc gia,
  • 17:20 - 17:21
    thì nó cần gì nữa?
  • 17:21 - 17:25
    Tôi nghĩ đây không phải là rào cản về
    kỹ thuật.
  • 17:25 - 17:27
    Tôi nghĩ chúng ta có thể thực hiện
  • 17:27 - 17:29
    nếu có cách tiếp cận thực tế
    hơn cho những câu hỏi này
  • 17:29 - 17:31
    và chúng ta có sự trừng phạt thích đáng
  • 17:31 - 17:34
    cho những kẻ hưởng lợi từ sự thiếu minh
    bạch về tài chính.
  • 17:34 - 17:36
    BG: Một trong những tranh cãi
  • 17:36 - 17:37
    phản bác quan điểm của anh
  • 17:37 - 17:39
    là bất bình đẳng kinh tế
  • 17:39 - 17:42
    không chỉ là một đặc điểm của CNTB mà
    thực ra còn là một động cơ của nó.
  • 17:42 - 17:45
    Vậy chúng ta làm giảm sự bất bình đẳng,
  • 17:45 - 17:48
    có khả năng cũng làm giảm tăng trưởng.
  • 17:48 - 17:49
    Anh trả lời sao về điều này?
  • 17:49 - 17:51
    TP: Tôi nghĩ sự chênh lệch
  • 17:51 - 17:53
    thực chất không phải là vấn đề.
  • 17:53 - 17:56
    Tôi nghĩ chênh lệch mức nào đó
  • 17:56 - 17:58
    có ích cho đổi mới và tăng trưởng.
  • 17:58 - 18:00
    Vấn đề là ở mức độ nào.
  • 18:00 - 18:02
    Khi sự chênh lệch quá lớn,
  • 18:02 - 18:05
    nó trở thành vô ích cho sự tăng trưởng
  • 18:05 - 18:07
    và có thể trở nên xấu
  • 18:07 - 18:10
    vì nó có xu hướng làm kéo dài
  • 18:10 - 18:11
    sự chênh lệch
  • 18:11 - 18:13
    và giảm tính lưu động.
  • 18:13 - 18:16
    Ví dụ, kiểu tập trung tài sản
  • 18:16 - 18:19
    mà ta có ở thế kỷ 19
  • 18:19 - 18:21
    và nhất là đến Chiến tranh thế giới I
  • 18:21 - 18:23
    ở mỗi nước châu Âu
  • 18:23 - 18:25
    tôi nghĩ không có ích cho tăng trưởng.
  • 18:25 - 18:27
    Điều này bị xóa bỏ bởi sự kết hợp
  • 18:27 - 18:30
    các sự kiện và sự thay đổi chính sách,
  • 18:30 - 18:32
    và điều này không ngăn cản sự tăng trưởng.
  • 18:32 - 18:35
    Và cũng vậy, sự chênh lệch quá mức
    có thể xấu
  • 18:35 - 18:37
    cho các tổ chức dân chủ của chúng ta
  • 18:37 - 18:40
    nếu nó tạo ra bất bình đẳng về
    tiếng nói chính trị
  • 18:40 - 18:42
    và tôi nghĩ sự ảnh hưởng của
  • 18:42 - 18:44
    tiền bạc cá nhân trong chính trường Hoa Kỳ
  • 18:44 - 18:46
    là vấn đề cần quan tâm ngay bây giờ.
  • 18:46 - 18:49
    Chúng ta không muốn quay lại mức chênh lệch
  • 18:49 - 18:51
    cao như thời trước
    Chiến tranh thế giới I.
  • 18:51 - 18:55
    Có phần kha khá tài sản quốc gia
  • 18:55 - 18:58
    cho tầng lớp trung lưu thì không xấu cho
    tăng trưởng.
  • 18:58 - 19:00
    Thực ra nó hữu ích
  • 19:00 - 19:03
    vì lý do công bằng và hiệu quả.
  • 19:03 - 19:05
    BG: Tôi đã nói lúc đầu
  • 19:05 - 19:07
    rằng cuốn sách của ông đã bị chỉ trích.
  • 19:07 - 19:08
    Một số dữ liệu bị chỉ trích.
  • 19:08 - 19:10
    Một số lựa chọn dữ liệu của ông
    bị chỉ trích.
  • 19:10 - 19:12
    Ông bị cáo buộc dùng cherry-picking
  • 19:12 - 19:15
    để chọn dữ liệu. Ông trả lời sao về
    chuyện này?
  • 19:15 - 19:17
    TP:À, tôi trả lời rằng tôi rất vui
  • 19:17 - 19:19
    vì cuốn sách đang kích thích tranh luận.
  • 19:19 - 19:22
    Đây là phần đã được dự định cho nó.
  • 19:22 - 19:25
    Nhìn xem, lý do tôi để tất cả
    dữ liệu trực tuyến
  • 19:25 - 19:27
    với tất cả chi tiết tính toán
  • 19:27 - 19:29
    là vì chúng ta có thể có cuộc tranh luận
  • 19:29 - 19:31
    mở và rõ ràng về vấn đề này.
  • 19:31 - 19:33
    Nên tôi trả lời từng điểm một
  • 19:33 - 19:35
    cho mỗi điều.
  • 19:35 - 19:38
    Tôi phải nói là nếu tôi viết lại cuốn sách
    ngày hôm nay,
  • 19:38 - 19:39
    thực ra tôi sẽ kết luận
  • 19:39 - 19:41
    rằng sự gia tăng chênh lệch giàu nghèo
  • 19:41 - 19:43
    cụ thể là ở Hoa Kỳ,
  • 19:43 - 19:46
    thực sự cao hơn thông số
    trong sách của tôi.
  • 19:46 - 19:49
    Có một nghiên cứu gần đây của
    Saez và Zucman
  • 19:49 - 19:51
    cho thấy dữ liệu mới
  • 19:51 - 19:52
    mà tôi chưa cập nhập trong sách
  • 19:52 - 19:55
    đó là sự tập trung tài sản ở Mỹ đã tăng
  • 19:55 - 19:57
    thậm chí cao hơn những gì tôi trình bày.
  • 19:57 - 19:59
    Và còn có dữ liệu khác trong tương lai.
  • 19:59 - 20:01
    Một số đi theo những hướng khác nhau,
  • 20:01 - 20:05
    Nhìn xem, tôi để online hầu như
    mới hàng tuần
  • 20:05 - 20:08
    cập nhật dữ liệu thu nhập toàn cầu
  • 20:08 - 20:10
    và chúng tôi vẫn tiếp tục làm vậy trong
    tương lai,
  • 20:10 - 20:12
    đặc biệt ở các nước mới nổi,
  • 20:12 - 20:15
    và tôi chào đón tất cả những ai muốn
    đóng góp
  • 20:15 - 20:17
    cho quá trình thu thập dữ liệu này.
  • 20:17 - 20:20
    Thật ra, tôi rất đồng ý
  • 20:20 - 20:22
    rằng không đủ
  • 20:22 - 20:24
    sự minh mạch về biến động tài sản,
  • 20:24 - 20:26
    và cách tốt để có dữ liệu tốt hơn
  • 20:26 - 20:28
    và có thuế tài sản
  • 20:28 - 20:29
    bắt đầu với tỉ suất thuế thấp
  • 20:29 - 20:31
    để tất cả chúng ta thống nhất
  • 20:31 - 20:33
    về tiến trình quan trọng này
  • 20:33 - 20:36
    và điều chỉnh chính sách như chúng ta cần.
  • 20:36 - 20:38
    Vậy thuế là chính là nguồn thông tin
  • 20:38 - 20:41
    và là thứ chúng ta cần nhất bây giờ.
  • 20:41 - 20:43
    BG: Thomas Piketty, merci beaucoup.
  • 20:43 - 20:47
    Cảm ơn.
    TP: Cảm ơn. (vỗ tay).
Title:
New thoughts on capital in the twenty-first century
Speaker:
Thomas Piketty
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
21:00

Vietnamese subtitles

Revisions