Return to Video

Chỗ trú ẩn khẩn cấp bằng giấy

  • 0:00 - 0:02
    Xin chào. Tôi là một kiến trúc sư.
  • 0:02 - 0:04
    Tôi là kiến trúc sư duy nhất trên thế giới
  • 0:04 - 0:08
    làm ra những tòa nhà từ giấy như cái ống các tông này,
  • 0:08 - 0:10
    sự trưng bày này là lần đầu tiên tôi làm
  • 0:10 - 0:12
    sử dụng những ống giấy.
  • 0:12 - 0:16
    1986, rất rất lâu trước khi mọi người bắt đầu nói
  • 0:16 - 0:20
    về những vấn đề sinh thái và môi trường,
  • 0:20 - 0:24
    Tôi chỉ mới bắt đầu thử nghiệm ống giấy
  • 0:24 - 0:26
    để sử dụng như một cấu trúc trong toà nhà.
  • 0:26 - 0:32
    Rất phức tạp để thử một vật liệu mới cho tòa nhà đó,
  • 0:32 - 0:34
    thế nhưng thế này lại chắc hơn rất nhiều so với tôi nghĩ
  • 0:34 - 0:36
    và cũng rất dễ chống thấm,
  • 0:36 - 0:38
    và, bởi vì nó là một vật liệu công nghiệp,
  • 0:38 - 0:41
    nó cũng có thể chống lửa,
  • 0:41 - 0:45
    Sau đó tôi xây cấu trúc tạm thời năm 1990.
  • 0:45 - 0:48
    Đây là tòa nhà tạm thời đầu tiên được làm từ giấy.
  • 0:48 - 0:52
    Có 330 ống, đường kính 55 cm,
  • 0:52 - 0:54
    chỉ có 12 ống với đường kính
  • 0:54 - 0:56
    120 cm, hay 1.2m chiều rộng.
  • 0:56 - 0:59
    Như bạn thấy trong bức ảnh này, bên trong là nhà vệ sinh.
  • 0:59 - 1:02
    Trong trường hợp bạn hết giấy vệ sinh,
  • 1:02 - 1:04
    bạn có thể xé mặt trong của bức tường. (Tiếng cười)
  • 1:04 - 1:06
    Vì vậy nó rất hữu ích.
  • 1:06 - 1:10
    Năm 2000, có một hội chợ lớn ở Đức.
  • 1:10 - 1:13
    Tôi đã được yêu cầu thiết kế một tòa nhà,
  • 1:13 - 1:16
    bởi vì chủ đề của hội chợ là những vấn đề môi trường.
  • 1:16 - 1:20
    Vì vậy tôi đã được chọn để dựng một cái rạp
    từ những ống giấy
  • 1:20 - 1:22
    giấy tái chế.
  • 1:22 - 1:25
    Mục tiêu thiết kế của tôi không phải là
    khi toà nhà được hoàn thành.
  • 1:25 - 1:27
    Mà là khi nó bị phá bỏ,
  • 1:27 - 1:31
    bởi vì mỗi nước tạo ra rất nhiều rạp
  • 1:31 - 1:34
    nhưng sau nửa năm,
    chúng ta tạo ra rất nhiều rác thải công nghiệp,
  • 1:34 - 1:39
    vậy nên tòa nhà của tôi phải được tái sử dụng hoặc tái chế.
  • 1:39 - 1:41
    Sau đó, tòa nhà này đã được tái chế.
  • 1:41 - 1:43
    Đó là mục tiêu thiết kế của tôi.
  • 1:43 - 1:47
    Sau đó, tôi đã rất may mắn khi chiến thắng cuộc thi
  • 1:47 - 1:49
    để được xây dựng trung tâm Pompidou thứ hai ở Pháp
  • 1:49 - 1:51
    tại thành phố Metz.
  • 1:51 - 1:52
    Bởi vì tôi rất nghèo,
  • 1:52 - 1:54
    tôi muốn thuê một văn phòng ở Paris,
  • 1:54 - 1:56
    nhưng không có đủ tiền,
  • 1:56 - 1:58
    nên tôi quyết định đưa những sinh viên của mình tới Paris
  • 1:58 - 2:01
    để tự mình dựng văn phòng trên nóc
  • 2:01 - 2:03
    trung tâm Pompidou ở Paris
  • 2:03 - 2:06
    Vậy nên chúng tôi đã mang những ống giấy
    và những khớp nối bằng gỗ
  • 2:06 - 2:10
    để hoàn thành một văn phòng dài 35 mét.
  • 2:10 - 2:13
    Chúng tôi đã ở đó trong sáu năm
    mà không trả một khoản tiền thuê nào.
  • 2:13 - 2:17
    (Tiếng cười) (Vỗ tay)
  • 2:17 - 2:19
    Cảm ơn. Tôi đã có một vấn đề lớn.
  • 2:19 - 2:22
    Bởi vì chúng tôi ở trong một phần của triển lãm,
  • 2:22 - 2:25
    nên thậm chí nếu bạn tôi muốn đến thăm,
    họ phải mua vé để gặp tôi.
  • 2:25 - 2:27
    Đó là vấn đề.
  • 2:27 - 2:30
    Sau đó tôi đã hoàn thành trung tâm Pompidou ở Metz.
  • 2:30 - 2:32
    Hiện tại nó là một viện bảo tàng rất nổi tiếng,
  • 2:32 - 2:35
    và tôi đã tạo ra một tượng đài lớn cho chính phủ.
  • 2:35 - 2:37
    Thế nhưng sau đó tôi đã rất thất vọng
  • 2:37 - 2:40
    về công việc kiến trúc của mình,
  • 2:40 - 2:44
    vì chúng tôi không giúp đỡ, và không làm việc cho xã hội,
  • 2:44 - 2:47
    mà chúng tôi làm việc cho những người có vị thế,
  • 2:47 - 2:50
    những người giàu, chính phủ,
    người làm trong ngành phát triển.
  • 2:50 - 2:53
    Họ có tiền và quyền lực.
  • 2:53 - 2:54
    Những thứ đó vô hình.
  • 2:54 - 2:58
    Vậy nên họ thuê chúng tôi để biến tiền và quyền lực
    của họ thành thứ có thể trông thấy
  • 2:58 - 3:00
    bằng việc tạo ra những cấu trúc tượng đài .
  • 3:00 - 3:03
    Đó là công việc của chúng tôi, kể cả trong lịch sử cũng vậy,
  • 3:03 - 3:05
    ngay cả bây giờ chúng tôi vẫn làm thế.
  • 3:05 - 3:08
    Vậy nên tôi đã rất thất vọng khi chúng tôi
    không làm việc cho xã hội,
  • 3:08 - 3:12
    trong khi có rất nhiều người
  • 3:12 - 3:15
    mất nhà cửa vì những thiên tai.
  • 3:15 - 3:18
    Nhưng tôi phải nói đó không phải là vì những thiên tai,
  • 3:18 - 3:21
    Ví dụ, động đất không bao giờ làm chết người,
  • 3:21 - 3:23
    nhưng sự sụp đổ của các tòa nhà làm chết người.
  • 3:23 - 3:25
    Đó là trách nhiệm của các kiến trúc sư.
  • 3:25 - 3:27
    Sau đó mọi người cần các chỗ ở tạm thời,
  • 3:27 - 3:29
    nhưng không có kiến trúc sư nào làm việc đó
  • 3:29 - 3:33
    vì chúng tôi quá bận làm việc cho những người có vị thế.
  • 3:33 - 3:36
    Nên tôi nghĩ, là những kiến trúc sư,
  • 3:36 - 3:41
    chúng tôi có thể tham gia việc xây dựng lại chỗ ở tạm thời.
  • 3:41 - 3:43
    Chúng tôi có thể cải thiện nó.
  • 3:43 - 3:47
    Vậy nên, đó là vì sao tôi đã bắt đầu làm việc
    ở những vùng có thảm họa.
  • 3:47 - 3:51
    1994, đã có một thảm họa lớn ở Rwanda, châu Phi.
  • 3:51 - 3:53
    Hai bộ lạc, Hutu và Tutsi, giao tranh với nhau.
  • 3:53 - 3:56
    Hơn hai triệu người trở thành dân tị nạn.
  • 3:56 - 4:00
    Thế nhưng tôi đã rất bất ngờ khi thấy chỗ trú ẩn, trại tị nạn
  • 4:00 - 4:02
    tổ chức bởi Liên Hợp Quốc.
  • 4:02 - 4:05
    Họ rất nghèo, và họ lạnh cóng
  • 4:05 - 4:07
    với những chiếc chăn trong mùa mưa,
  • 4:07 - 4:10
    Trong những chỗ trú ẩn dựng bởi Liên Hợp Quốc,
  • 4:10 - 4:12
    họ chỉ cung cấp một tấm bạt,
  • 4:12 - 4:17
    và những người tị nạn đã phải chặt cây, và cứ như thế.
  • 4:17 - 4:18
    Nhưng hơn hai triệu người chặt cây.
  • 4:18 - 4:21
    Việc này đã trở thành nạn phá rừng trầm trọng
  • 4:21 - 4:23
    và là một vấn đề về môi trường.
  • 4:23 - 4:26
    Đó là vì sao họ đã bắt đầu cung cấp những ống nhôm, những trại làm bằng nhôm.
  • 4:26 - 4:28
    Rất đắt đỏ, người tị nạn bán chúng đi để lấy tiền,
  • 4:28 - 4:30
    sau đó lại chặt cây.
  • 4:30 - 4:34
    Nên tôi đã đề xuất ý tưởng để cải thiện tình hình này
  • 4:34 - 4:36
    sử dụng những ống giấy tái chế này
  • 4:36 - 4:39
    bởi vì chúng rất rẻ và cũng rất chắc,
  • 4:39 - 4:42
    nhưng ngân quỹ của tôi chỉ có 50 đô la cho mỗi lán.
  • 4:42 - 4:45
    Chúng tôi đã dựng 50 lán để thử giám sát
  • 4:45 - 4:51
    độ bền và độ ẩm và mối mọt, vân vân.
  • 4:51 - 4:55
    Và năm sau đó, 1995, tại Kobe, Nhật Bản,
  • 4:55 - 4:57
    chúng ta đã chịu một trận động đất lớn.
  • 4:57 - 5:00
    Gần 7,000 người thiệt mạng,
  • 5:00 - 5:03
    và thành phố như quận Nagata này,
  • 5:03 - 5:06
    cả thành phố bị thiêu rụi trong trận hỏa hoạn sau động đất
  • 5:06 - 5:10
    Tôi cũng tìm thấy nhiều người tị nạn Việt Nam khốn khổ
  • 5:10 - 5:13
    đang tập hợp lại tại một nhà thờ công giáo--
  • 5:13 - 5:14
    toàn bộ tòa nhà đã bị phá hủy.
  • 5:14 - 5:18
    Nên tôi đã đến đó và đề xuất với những linh mục,
  • 5:18 - 5:21
    "Sao chúng ta không xây lại nhà thờ bằng những ống giấy nhỉ?"
  • 5:21 - 5:24
    Và ông ấy nói, "Ôi trời, anh có bị điên không?
  • 5:24 - 5:26
    Sau một trận hỏa hoạn, anh đang đề xuất cái gì thế này?"
  • 5:26 - 5:29
    Ông ấy đã không bao giờ tin tôi, nhưng tôi không từ bỏ.
  • 5:29 - 5:31
    Tôi bắt đầu di chuyển tới Kobe,
  • 5:31 - 5:34
    và tôi đã gặp một cộng đồng người Việt Nam.
  • 5:34 - 5:37
    Họ đã sống như thế này với những tấm bạt tồi tàn
  • 5:37 - 5:38
    trong công viên.
  • 5:38 - 5:41
    Nên tôi đã đề xuất tái xây dựng. Tôi đã gây quỹ.
  • 5:41 - 5:44
    Tôi làm nơi trú ẩn bằng ống giấy cho họ,
  • 5:44 - 5:47
    và để những sinh viên dễ dàng xây dựng nó
  • 5:47 - 5:48
    và cũng để dễ dỡ bỏ,
  • 5:48 - 5:51
    tôi đã sử dụng những két bia làm móng.
  • 5:51 - 5:54
    Tôi đã đề xuất với công ty bia Kirin,
  • 5:54 - 5:57
    bởi vì vào thời điểm đó, công ty bia Asahi
  • 5:57 - 5:59
    làm những két bia nhựa của họ màu đỏ,
  • 5:59 - 6:01
    không hợp với màu của những ống giấy.
  • 6:01 - 6:04
    Sự phối hợp về màu sắc là rất quan trọng.
  • 6:04 - 6:07
    Và tôi cũng nhớ, chúng tôi đã mong đợi
  • 6:07 - 6:09
    có bia bên trong két bia nhựa,
  • 6:09 - 6:11
    nhưng nó trống không. (Tiếng cười)
  • 6:11 - 6:14
    Tôi nhớ điều này đã gây thất vọng lớn.
  • 6:14 - 6:17
    Trong mùa hè đó cùng với sinh viên của mình,
  • 6:17 - 6:19
    chúng tôi đã dựng hơn 50 nơi trú ẩn.
  • 6:19 - 6:22
    Cuối cùng vị linh mục cũng đã tin để tôi tái dựng lại nhà thờ.
  • 6:22 - 6:24
    Ông ấy nói, "Miễn là anh tự góp nhặt tiền,
  • 6:24 - 6:26
    mang sinh viên của anh tới để xây dựng, anh có thể làm."
  • 6:26 - 6:29
    Vậy nên chúng tôi đã dựng lại nhà thờ đó trong 5 tuần.
  • 6:29 - 6:32
    Nó được mong đợi tồn tại trong vòng ba năm,
  • 6:32 - 6:35
    nhưng thực tế nó đã ở đó 10 năm bởi vì mọi người yêu nó.
  • 6:35 - 6:39
    Sau đó, ở Đài Loan, họ đã chịu một trận động đất lớn,
  • 6:39 - 6:43
    và chúng tôi đã đề xuất tặng nhà thờ này,
  • 6:43 - 6:45
    nên chúng tôi tháo dỡ nó,
  • 6:45 - 6:47
    Chúng tôi gửi tới đó để những tình nguyện viên dựng lại.
  • 6:47 - 6:51
    Nó ở Đài Loan như một nhà thờ vĩnh viễn đến tận ngày nay.
  • 6:51 - 6:53
    Nên tòa nhà này đã trở thành một tòa nhà vĩnh viễn.
  • 6:53 - 6:58
    Sau đó tôi tự hỏi, công trình nào là vĩnh viễn
    và công trình nào là tạm thời?
  • 6:58 - 7:00
    Thậm chí một tòa nhà được làm bằng giấy
  • 7:00 - 7:03
    có thể trở thành vĩnh viễn miễn là mọi người yêu quý nó.
  • 7:03 - 7:05
    Một tòa nhà bằng bê tông cũng có thể là tạm thời
  • 7:05 - 7:08
    nếu nó được tạo ra để kiếm tiền.
  • 7:08 - 7:10
    Vào năm 1999, ở Thổ Nhĩ Kỳ, trận động đất lớn,
  • 7:10 - 7:14
    Tôi đến đó, sử dụng vật liệu địa phương để dựng
    một nơi trú ẩn.
  • 7:14 - 7:18
    2001, ở Tây Ấn Độ, tôi cũng đã dựng một nơi trú ẩn.
  • 7:18 - 7:22
    Năm 2004, ở Sri Lanka, sau trận động đất Sumatra
  • 7:22 - 7:26
    và sóng thần, tôi đã xây dựng lại những
    ngôi làng cho ngư dân Hồi giáo.
  • 7:26 - 7:31
    Và vào 2008, ở Thành Đô, khu vực Tứ Xuyên, Trung Quốc,
  • 7:31 - 7:34
    gần 70,000 người thiệt mạng
  • 7:34 - 7:37
    và đặc biệt, rất nhiều trường học bị phá hủy
  • 7:37 - 7:41
    bởi vì sự tham nhũng giữa chính quyền và nhà thầu.
  • 7:41 - 7:44
    Tôi đã được yêu cầu xây dựng lại một nhà thờ tạm.
  • 7:44 - 7:48
    Tôi mang những sinh viên Nhật Bản đến
    làm việc cùng với những sinh viên Trung Quốc.
  • 7:48 - 7:51
    Trong một tháng, chúng tôi đã hoàn thành chín lớp học,
  • 7:51 - 7:52
    hơn 500 mét vuông,
  • 7:52 - 7:57
    Nó vẫn được sử dụng,
    thậm chí sau trận động đất vừa qua ở Trung Quốc.
  • 7:57 - 8:02
    Năm 2009, ở Ý, L'Aquila, họ cũng chịu một trận động đất lớn.
  • 8:02 - 8:04
    Và đây là một bức ảnh rất thú vị:
  • 8:04 - 8:07
    cựu Thủ Tướng Berlusconi
  • 8:07 - 8:12
    và cựu cựu cựu cựu Thủ Tướng Nhật Bản ngài Aso
  • 8:12 - 8:15
    bạn biết đấy, bởi vì chúng tôi phải thay thủ tướng mỗi năm.
  • 8:15 - 8:20
    Và họ rất tốt bụng, tạo điều kiện cho mô hình của tôi.
  • 8:20 - 8:25
    Tôi đề xuất một sự tái xây dựng lớn, một nhà hát tạm,
  • 8:25 - 8:27
    bởi vì L'Aquila rất nổi tiếng về âm nhạc
  • 8:27 - 8:29
    và tất cả các phòng hòa nhạc đều bị phá hủy,
  • 8:29 - 8:31
    nên các nhạc sĩ di chuyển khỏi đó.
  • 8:31 - 8:32
    Nên tôi đã đề xuất với ngài thị trưởng,
  • 8:32 - 8:34
    tôi muốn tái dựng một hội trường tạm.
  • 8:34 - 8:37
    Ông ấy nói, "Miễn là anh dùng tiền của anh, anh có thể làm."
  • 8:37 - 8:39
    Và tôi đã rất may mắn.
  • 8:39 - 8:41
    Ngài Berlusconi mời hội nghị G8 đến,
  • 8:41 - 8:43
    và cựu thủ tướng của chúng tôi đã đến,
  • 8:43 - 8:46
    họ đã giúp chúng tôi quyên góp tiền,
  • 8:46 - 8:49
    và tôi đã nhận nửa triệu euro từ chính phủ Nhật Bản
  • 8:49 - 8:52
    để xây dựng lại nhà hát tạm thời này.
  • 8:52 - 8:57
    Năm 2010 tại Haiti, đã xảy ra một trận động đất lớn,
  • 8:57 - 8:58
    nhưng không thể bay đến đó được,
  • 8:58 - 9:01
    nên tôi đã đến Santo Domigo, đất nước kế bên,
  • 9:01 - 9:04
    ngồi xe sáu giờ đồng hồ đến Haiti
  • 9:04 - 9:07
    cùng những sinh viên địa phương ở Santo Domingo
  • 9:07 - 9:11
    xây dựng 50 chỗ trú ẩn bằng những ống giấy ở địa phương.
  • 9:11 - 9:15
    Đây là việc xảy ra ở Nhật Bản hai năm trước,
    miền Bắc Nhật Bản.
  • 9:15 - 9:16
    Sau trận động đất và sóng thần,
  • 9:16 - 9:20
    mọi người được sơ tán tới một phòng lớn
    như phòng tập thể dục.
  • 9:20 - 9:22
    Nhưng nhìn vào đó. Không có sự riêng tư.
  • 9:22 - 9:25
    Mọi người chịu đựng về mặt tinh thần lẫn thể chất.
  • 9:25 - 9:28
    Nên tôi đã đến đó để dựng những vách ngăn
  • 9:28 - 9:32
    bằng những ống giấy cùng những sinh viên tình nguyện
  • 9:32 - 9:36
    chỉ một chỗ trú ẩn rất đơn giản từ khung ống và rèm.
  • 9:36 - 9:38
    Tuy nhiên, vài người lãnh đạo của cơ sở đó
  • 9:38 - 9:40
    không muốn chúng tôi làm như thế, bởi vì, họ nói,
  • 9:40 - 9:44
    đơn giản là nó sẽ khó khăn hơn để kiểm soát mọi người.
  • 9:44 - 9:46
    Nhưng điều đó lại rất cần thiết.
  • 9:46 - 9:49
    Họ không có đủ mặt bằng để xây
  • 9:49 - 9:52
    nhà ở một tầng đạt tiêu chuẩn của chính phủ như cái này.
  • 9:52 - 9:54
    Hãy nhìn xem. Thậm chí chính phủ dân sự tạo ra
  • 9:54 - 9:58
    nhà ở tạm thời với chất lượng xây dựng rất kém,
  • 9:58 - 10:05
    rất bí và rất lộn xộn bởi vì không có chỗ để đồ,
    không có gì, nước bị rò rỉ,
  • 10:05 - 10:08
    nên tôi nghĩ, chúng ta phải làm nhà nhiều tầng
  • 10:08 - 10:11
    bởi vì không có mặt bằng và cũng không thực sự thoải mái.
  • 10:11 - 10:16
    Nên tôi đề xuất với ngài thị trưởng
    trong lúc làm những vách ngăn.
  • 10:16 - 10:20
    Cuối cùng tôi đã gặp
    một thị trưởng rất tử tế ở làng Onagawa
  • 10:20 - 10:21
    tại Miyagi.
  • 10:21 - 10:25
    Ông đã yêu cầu tôi xây nhà ở ba tầng trên sân bóng chày.
  • 10:25 - 10:28
    Tôi đã dùng công đóng hàng
  • 10:28 - 10:31
    và những sinh viên cũng giúp chúng tôi làm
  • 10:31 - 10:33
    tất cả nội thất tòa nhà
  • 10:33 - 10:35
    để thêm thoải mái,
  • 10:35 - 10:37
    nằm trong ngân quỹ của chính phủ
  • 10:37 - 10:41
    mà diện tích nhà vẫn giữ nguyên,
  • 10:41 - 10:42
    nhưng thoải mái hơn rất nhiều.
  • 10:42 - 10:46
    Rất nhiều người muốn ở đó mãi mãi.
  • 10:46 - 10:48
    Tôi đã rất vui khi nghe điều đó.
  • 10:48 - 10:52
    Hiện tại tôi đang làm việc ở Niu Di Lân, Christchurch.
  • 10:52 - 10:56
    Khoảng 20 ngày trước khi trận động đất ở Nhật Bản xảy ra,
  • 10:56 - 10:57
    họ cũng đã chịu một trận động đất lớn,
  • 10:57 - 11:00
    và nhiều sinh viên Nhật Bản cũng bị thiệt mạng,
  • 11:00 - 11:02
    và nhà thờ quan trọng nhất của thành phố,
  • 11:02 - 11:05
    biểu tượng của Christchurch, đã bị phá hủy hoàn toàn.
  • 11:05 - 11:09
    Tôi đã được yêu cầu đến để xây dựng một nhà thờ tạm.
  • 11:09 - 11:11
    Nó đang được xây dựng đây.
  • 11:11 - 11:15
    Và tôi muốn giữ lại những hình tượng của toà nhà
  • 11:15 - 11:17
    được yêu mến bởi mọi người.
  • 11:17 - 11:18
    Cảm ơn rất nhiều.
  • 11:18 - 11:20
    (Vỗ tay)
  • 11:20 - 11:23
    Cảm ơn. (Vỗ tay)
  • 11:23 - 11:26
    Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay)
Title:
Chỗ trú ẩn khẩn cấp bằng giấy
Speaker:
Shigeru Ban
Description:

Rất lâu trước khi sự phát triển bền vững trở thành một từ thông dụng, kiến trúc sư Shigeru Ban đã bắt đầu những thử nghiệm của ông với vật liệu xây dựng mang tính sinh thái như ống các tông và giấy. Các kiến trúc đáng chú ý của ông thường được dự định là nhà ở tạm thời, được thiết kế để giúp những người bị mất nhà cửa tại các quốc gia bị thiên tai tàn phá như Haiti, Rwanda hay Nhật Bản. Nhưng thường thì các tòa nhà này vẫn tiếp tục là một phần được yêu mến ở những nơi đó, một thời gian lâu sau khi chúng đã hoàn thành mục đích được định cho. (Quay tại TEDx Tokyo.)

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
11:42

Vietnamese subtitles

Revisions