Return to Video

Vì sao sẽ có ngày Trái Đất giống sao Hỏa

  • 0:01 - 0:04
    Khi bạn nhìn vào
    những ngôi sao trong màn đêm,
  • 0:04 - 0:05
    bạn sẽ thấy điều kì diệu.
  • 0:05 - 0:07
    Chúng thật đẹp.
  • 0:07 - 0:10
    Nhưng những gì bạn không thể thấy
    còn đáng kinh ngạc hơn,
  • 0:10 - 0:11
    bởi những gì ta biết bây giờ
  • 0:11 - 0:15
    là quanh mỗi ngôi sao
    hay hầu hết mọi ngôi sao,
  • 0:15 - 0:16
    đều có một,
  • 0:16 - 0:17
    hay có thể vài hành tinh.
  • 0:18 - 0:20
    Vậy những điều bức ảnh này không thể hiện
  • 0:20 - 0:22
    tất cả những hành tinh chúng ta biết
  • 0:22 - 0:24
    trong vũ trụ.
  • 0:24 - 0:27
    Nhưng khi nghĩ về các hành tinh,
    ta thường nghĩ về những gì xa xôi
  • 0:28 - 0:29
    rất khác biệt với Trái Đất.
  • 0:29 - 0:32
    Nhưng chúng ta ở đây, trên một hành tinh,
  • 0:32 - 0:35
    và có quá nhiều điều
    đáng kinh ngạc về Trái Đất
  • 0:35 - 0:39
    mà chúng ta đang tìm kiếm
    những điều tương tự trên diện rộng.
  • 0:39 - 0:43
    Và khi tìm kiếm, chúng ta
    tìm thấy những điều đáng kinh ngạc.
  • 0:43 - 0:47
    Nhưng tôi muốn nói với các bạn
    về một điều tuyệt vời trên Trái Đất.
  • 0:47 - 0:50
    Đó là, mỗi phút,
  • 0:50 - 0:52
    400 pao (khoảng 181.4 kg) khí hidro
  • 0:52 - 0:55
    và gần 7 pao ( khoảng 3 kg) khí heli
  • 0:55 - 0:58
    thoát ra khỏi Trái Đất.
  • 0:59 - 1:03
    Đó là lượng khí thoát ra
    và không bao giờ trở lại.
  • 1:03 - 1:06
    Vâng, hidro, heli và rất nhiều thứ khác
  • 1:06 - 1:09
    tạo nên bầu khí quyển của Trái Đất.
  • 1:09 - 1:13
    Khí quyển chỉ gồm những khí này tập hợp
    thành một đường viền mỏng màu xanh
  • 1:13 - 1:16
    như được thấy từ Trạm vũ trụ Quốc tế,
  • 1:16 - 1:19
    ở một bức ảnh vài phi hành gia đã chụp.
  • 1:19 - 1:23
    Và lớp bảo vệ mỏng manh
    bao quanh Trái Đất này
  • 1:23 - 1:25
    là thứ cho phép sự sống phát triển.
  • 1:25 - 1:28
    Nó bảo vệ Trái Đất khỏi rất nhiều va chạm,
  • 1:28 - 1:30
    từ thiên thạch tới những thứ tương tự.
  • 1:30 - 1:34
    Và đó là một hiện tượng
    đáng kinh ngạc đến nỗi
  • 1:34 - 1:36
    việc nó đang biến mất
  • 1:37 - 1:39
    sẽ khiến bạn hoảng sợ, dù chỉ là chút ít.
  • 1:40 - 1:43
    Vậy quá trình này là thứ tôi nghiên cứu
  • 1:43 - 1:46
    và nó được gọi là
    sự thất thoát của khí quyển.
  • 1:47 - 1:51
    Sự thất thoát của khí quyển không
    chỉ có ở Trái Đất.
  • 1:51 - 1:55
    Đó là một phần của một hành tinh,
    nếu các bạn thắc mắc,
  • 1:55 - 1:59
    bởi vì các hành tinh, không chỉ
    riêng Trái Đất mà trong khắp vũ trụ,
  • 1:59 - 2:02
    đều có thể trải qua
    sự thất thoát khí quyển.
  • 2:02 - 2:07
    Và cách nó xảy ra thực sự có thể cho
    chúng ta biết về bản thân các hành tinh.
  • 2:08 - 2:11
    Bởi khi các bạn nghĩ về hệ Mặt Trời,
  • 2:11 - 2:13
    các bạn thường nghĩ đến bức ảnh này đây.
  • 2:14 - 2:17
    Và các bạn sẽ nói, vậy, có tám hành tinh,
    có thể là chín.
  • 2:17 - 2:20
    Với những ai bị ám ảnh bởi bức ảnh này,
  • 2:20 - 2:21
    tôi sẽ để thêm hành tinh nữa
  • 2:21 - 2:22
    (cười)
  • 2:22 - 2:25
    Nhờ có phi thuyền New Horizons,
    chúng ta có cả sao Diêm Vương
  • 2:26 - 2:27
    Và vấn đề ở đây là,
  • 2:27 - 2:30
    giống mục đích buổi nói chuyện
    và sự thất thoát khí quyển,
  • 2:30 - 2:32
    với tôi, sao Diêm Vương là hành tinh,
  • 2:32 - 2:36
    giống như những hành hinh khác quanh
    những ngôi sao mà chúng ta không thể thấy
  • 2:36 - 2:38
    cũng đều là hành tinh.
  • 2:38 - 2:41
    Đặc điểm chính của các hành tinh là
  • 2:41 - 2:44
    chúng là những vật thể
  • 2:44 - 2:46
    bị ràng buộc bởi trọng lực.
  • 2:46 - 2:48
    Vì vậy có rất nhiều vật chất
    dính vào nhau
  • 2:48 - 2:50
    bởi lực hấp dẫn này.
  • 2:50 - 2:53
    Và những vật thể này rất to
    và trọng lực rất lớn.
  • 2:53 - 2:54
    Chúng có hình cầu là vì vậy
  • 2:54 - 2:56
    Thế nên khi bạn nhìn chúng,
  • 2:56 - 2:57
    kể cả sao Diêm Vương,
  • 2:57 - 2:59
    chúng đều có hình cầu.
  • 2:59 - 3:02
    Nên bạn có thể thấy được trọng lực
    chiếm vai trò khá lớn.
  • 3:02 - 3:05
    Nhưng đặc điểm khác của các hành tinh
  • 3:05 - 3:07
    mà bạn không thấy ở đây,
  • 3:07 - 3:09
    và đó là một ngôi sao, Mặt Trời
  • 3:09 - 3:13
    mà tất cả các hành tinh trong hệ Mặt Trời
    đều quay quanh nó.
  • 3:13 - 3:17
    Đó chính là nguyên nhân cơ bản
    dẫn tới thất thoát khí quyển.
  • 3:18 - 3:23
    Về cơ bản mà nói các ngôi sao làm
    thất thoát khí quyển từ các hành tinh
  • 3:23 - 3:28
    là bởi chúng cung cấp cho các hành tinh
    hạt, ánh sáng và nhiệt
  • 3:29 - 3:32
    mà có thể gây ra hiện tượng
    nói trên.
  • 3:32 - 3:33
    Vậy khi bạn nghĩ về khinh khí cầu,
  • 3:33 - 3:38
    hay bạn nhìn vào bức ảnh đèn lồng
    trong lễ hội ở Thái Lan,
  • 3:38 - 3:41
    bạn sẽ thấy khí nóng ấy
    có thể đẩy khí lên cao.
  • 3:41 - 3:43
    Và nếu bạn có đủ năng lượng và nhiệt,
  • 3:43 - 3:45
    như Mặt Trời của chúng ta,
  • 3:45 - 3:49
    thì thứ khí siêu nhẹ mà chỉ có thể
    bị ràng buộc bởi trọng lực
  • 3:49 - 3:50
    có thể thoát ra ngoài không gian.
  • 3:52 - 3:56
    Đây thực sự là lý do dẫn đến
    sự thất thoát khí quyển
  • 3:56 - 3:58
    trên Trái Đất và cả các hành tinh khác nữa
  • 3:58 - 4:01
    mà tác động lẫn nhau
    giữa sức nhiệt từ ngôi sao
  • 4:01 - 4:04
    và vượt qua lực hút của trọng lực
    trên hành tinh.
  • 4:05 - 4:07
    Tôi đã nói là nó xảy ra
  • 4:07 - 4:10
    ở mức 40 pao/ phút với khí hidro
  • 4:10 - 4:12
    và gần 7 pao với khí heli.
  • 4:13 - 4:15
    Nhưng trông nó như thế nào?
  • 4:15 - 4:17
    Vâng, kể cả vào những năm 80,
  • 4:17 - 4:18
    chúng ta chụp bức ảnh Trái Đất
  • 4:18 - 4:20
    bằng tia cực tím,
  • 4:20 - 4:23
    sử dụng tàu vũ trụ Dynamic Explorer
    của NASA.
  • 4:23 - 4:25
    Vì vậy 2 bức ảnh Trái Đất này
  • 4:25 - 4:28
    cho bạn thấy cái lớp sáng của
    khí hidro thoát ra
  • 4:28 - 4:30
    có màu đỏ.
  • 4:30 - 4:33
    Bạn cũng có thể thấy đặc điểm khác
    như oxi và nitơ
  • 4:33 - 4:35
    ở ánh sáng mờ màu trắng đó
  • 4:35 - 4:37
    tại hình tròn cho bạn thấy các cực quang
  • 4:37 - 4:40
    và một số vòng cực xung quanh chí tuyến.
  • 4:40 - 4:43
    Nên những bức ảnh này
    cho chúng ta thấy rằng
  • 4:43 - 4:47
    bầu khí quyển không chỉ bị
    ràng buộc trên Trái Đất
  • 4:47 - 4:50
    mà còn tiến xa vào vũ trụ,
  • 4:50 - 4:52
    tôi sẽ nói thêm tại ngưỡng báo động.
  • 4:53 - 4:57
    Nhưng không chỉ Trái Đất
    trải qua thất thoát khí quyển.
  • 4:57 - 5:00
    Sao Hỏa, hàng xóm thân thuộc
    của chúng ta, nhỏ hơn Trái Đất khá nhiều,
  • 5:00 - 5:04
    nên nó có ít trọng lực hơn
    để giữ bầu khí quyển.
  • 5:04 - 5:06
    Cho dù sao Hỏa có bầu khí quyển,
  • 5:06 - 5:09
    rõ ràng nó mỏng hơn nhiều so với Trái Đất.
  • 5:09 - 5:10
    Chỉ cần nhìn trên bề mặt.
  • 5:10 - 5:14
    Bạn có thể thấy những miệng núi lửa
    mà không hề có khí quyển
  • 5:14 - 5:15
    không thể ngăn chặn
    những tác động đó.
  • 5:16 - 5:18
    Hơn nữa, chúng ta thấy đây là
    "hành tinh đỏ"
  • 5:18 - 5:20
    và hiện tượng thất thoát khí quyển
  • 5:20 - 5:22
    góp phần làm cho sao Hỏa
    trở thành đỏ.
  • 5:22 - 5:26
    Đó là bởi chúng ta nghĩ rằng sao Hỏa
    từng có một thời ẩm ướt,
  • 5:26 - 5:31
    và khi nước có đủ năng lượng, nó sẽ
    giải phóng lượng hidro và oxi,
  • 5:31 - 5:34
    bởi hidro quá nhẹ nên nó
    thoát ra ngoài không gian,
  • 5:34 - 5:36
    còn lại là khí oxi
  • 5:36 - 5:38
    oxi hóa hoặc rỉ sét mặt đất,
  • 5:38 - 5:42
    dẫn đến việc chúng ta thấy được cái màu
    đỏ rỉ sét quen thuộc ấy.
  • 5:43 - 5:45
    Chẳng sao cả khi nhìn vào ảnh sao Hỏa
  • 5:45 - 5:47
    và cho rằng sự thất thoát
    khí quyển có lẽ đã xảy ra
  • 5:47 - 5:51
    nhưng NASA có máy thăm dò ở trên sao Hỏa
    gọi là vệ tinh MAVEN,
  • 5:52 - 5:55
    công việc chính của nó là tìm hiểu
    về hiện tượng thất thoát khí quyển.
  • 5:55 - 6:00
    Đây là khí quyển sao Hỏa và
    tàu vũ trụ Volatile Evolution.
  • 6:00 - 6:03
    Kết quả cho ra những bức ảnh rất giống
  • 6:03 - 6:05
    với cái mà các bạn nhìn thấy ở Trái Đất
  • 6:05 - 6:08
    Từ lâu chúng ta đã biết sao Hỏa
    đang mất khí quyển,
  • 6:08 - 6:10
    nhưng chúng tôi có vài bức ảnh độc.
  • 6:10 - 6:13
    Ví dụ, các bạn có thể thấy
    vòng tròn màu đỏ
  • 6:13 - 6:14
    là kích cỡ của sao Hỏa,
  • 6:14 - 6:18
    và màu xanh chỉ số hidro thoát ra
    khỏi hành tinh ấy.
  • 6:18 - 6:22
    Số lượng thoát ra
    gấp 10 lần kích cỡ của sao Hỏa,
  • 6:22 - 6:25
    bay đủ xa để không còn bị
    ràng buộc bởi hành tinh nữa.
  • 6:25 - 6:27
    Nó đang thoát ra ngoài không gian.
  • 6:27 - 6:29
    Điều này có thể lý giải
  • 6:29 - 6:32
    vì sao sao Hỏa lại có màu đỏ,
    từ sự thoát khí hidro.
  • 6:33 - 6:35
    Nhưng hidro không phải
    khí duy nhất bị mất đi
  • 6:35 - 6:38
    Tôi đang nói tới khí heli trên Trái Đất
    và cả khí oxi và nitơ nữa,
  • 6:38 - 6:42
    và từ vệ tinh MAVEN, ta còn thấy được
    số oxi bị mất đi từ sao Hỏa.
  • 6:42 - 6:45
    Bạn có thể thấy được vì oxi nặng hơn,
  • 6:45 - 6:48
    nên nó không thể thoát ra xa
    như hidro được,
  • 6:48 - 6:50
    nhưng nó vẫn có thể thoát ra khỏi sao Hỏa.
  • 6:50 - 6:53
    Bạn không thấy được tất cả đều bị
    hãm lại trong vòng tròn đỏ ấy.
  • 6:54 - 6:58
    Nên thực tế là chúng ta không chỉ thấy
    sự thất thoát khí quyển trên Trái Đất
  • 6:58 - 7:01
    mà còn có thể nghiên cứu nó ở nơi khác
    và phóng phi thuyền điều tra,
  • 7:01 - 7:05
    giúp chúng ta biết thêm về
    quá khứ của hành tinh xanh
  • 7:05 - 7:07
    cũng như các hành tinh khác nói chung,
  • 7:07 - 7:09
    và cả tương lai Trái Đất nữa.
  • 7:09 - 7:11
    Nên có một cách chúng ta có thể
    biết về tương lai
  • 7:11 - 7:14
    là bằng các hành tinh xa xôi mà
    chúng ta không thể thấy.
  • 7:15 - 7:18
    Nhưng lưu ý rằng,
    trước khi tôi nói tới đấy,
  • 7:19 - 7:21
    tôi sẽ không đưa ra
    ảnh sao Diêm Vương kiểu như này
  • 7:21 - 7:22
    bởi nó khá đáng thất vọng,
  • 7:22 - 7:24
    nhưng đó là bởi chúng ta
    chưa có chúng.
  • 7:24 - 7:28
    Nhưng nhiệm vụ của New Horizons
    là tìm hiểu về thất thoát khí quyển
  • 7:28 - 7:29
    từ các hành tinh.
  • 7:29 - 7:31
    Vì vậy hãy tiếp tục chờ đợi chúng.
  • 7:32 - 7:34
    Nhưng các hành tinh mà
    tôi muốn nói tới
  • 7:34 - 7:36
    được gọi là ngoại hành tinh chuyển động.
  • 7:36 - 7:40
    Bất cứ hành tinh quay quanh ngôi sao
    mà không phải là Mặt Trời
  • 7:40 - 7:43
    thì được gọi là ngoại hành tinh.
  • 7:43 - 7:45
    Và những hành tinh
    mà chúng ta gọi là đi qua ấy
  • 7:45 - 7:47
    có đặc điểm khá đặc biệt
  • 7:47 - 7:49
    là nếu bạn nhìn vào
    ngôi sao chính giữa kia
  • 7:49 - 7:51
    thì bạn sẽ thấy nó đang nhấp nháy.
  • 7:51 - 7:53
    Lý do nó nhấp nháy
  • 7:53 - 7:57
    là do các hành tinh khác luôn bay qua nó,
  • 7:57 - 7:59
    và chính vì cái quỹ đạo đặc biệt ấy
  • 7:59 - 8:02
    quỹ đạo các hành tinh
    chặn ánh sáng từ ngôi sao ấy
  • 8:02 - 8:04
    giúp chúng ta thấy được
    ánh sáng lấp lánh đó.
  • 8:05 - 8:08
    Bằng cách khảo sát các vì sao
    trong đêm tối
  • 8:08 - 8:09
    với ánh sáng nhấp nháy,
  • 8:09 - 8:11
    ta có thể tìm thấy các hành tinh.
  • 8:11 - 8:15
    Đây là cách mà chúng ta tìm được
    hơn 5000 hành tinh
  • 8:15 - 8:16
    trong thiên hà Milky Way,
  • 8:16 - 8:19
    và chúng ta biết ngoài đó còn
    nhiều nhiều nữa.
  • 8:19 - 8:22
    Vì vậy khi chúng tôi nhìn vào
    ánh sáng từ các vì sao,
  • 8:22 - 8:26
    cái chúng tôi thấy không chỉ là hành tinh
  • 8:26 - 8:28
    mà còn có cả ánh sáng lờ mờ
  • 8:28 - 8:29
    có thể thu dữ liệu theo thời gian.
  • 8:29 - 8:33
    Ánh sáng yếu hơn khi hành tinh
    đi xuống ở trước mặt ngôi sao,
  • 8:33 - 8:35
    đó là đốm nhấp nháy
    mà các bạn thấy lúc trước
  • 8:35 - 8:37
    Không chỉ tìm được
    các hành tinh
  • 8:37 - 8:40
    mà ta còn nhìn thấy ánh sáng này
    ở bước sóng khác nhau.
  • 8:40 - 8:44
    Tôi muốn nói khi nhìn Trái Đất
    và sao Hỏa bằng ánh sáng tử ngoại.
  • 8:44 - 8:48
    Nếu nhìn vào các ngoại hành tinh
    bằng kính viễn vọng không gian Hubble,
  • 8:48 - 8:50
    chúng ta tìm ra chúng
    bằng ánh sáng cực tím.
  • 8:50 - 8:54
    bạn sẽ thấy vệt nhấp nháy to hơn nhiều,
    và ánh sáng từ ngôi sao giảm rõ rệt
  • 8:54 - 8:55
    khi hành tinh đi qua phía trước.
  • 8:55 - 8:59
    Chúng tôi nghĩ đó là do khí hidro bạn có
    trong không khí bị dãn ra
  • 8:59 - 9:00
    quanh khắp hành tinh đó,
  • 9:00 - 9:02
    điều này làm nó phình to hơn.
  • 9:02 - 9:04
    và có thể chặn ánh sáng mà bạn thấy.
  • 9:05 - 9:08
    Vậy khi sử dụng phương pháp này,
    chúng tôi có thể khám phá ra
  • 9:08 - 9:12
    vài ngoại hành tinh đang trải qua
    quá trình thất thoát khí quyển.
  • 9:12 - 9:15
    Các hành tinh này có thể gọi là
    sao Mộc nóng,
  • 9:15 - 9:17
    một số chúng mà chúng tôi thấy.
  • 9:17 - 9:19
    Đó là do chúng là hành tinh khí
    giống sao Mộc,
  • 9:19 - 9:21
    nhưng lại quá gần với ngôi sao chủ,
  • 9:21 - 9:23
    gần hơn những 100 lần so với sao Mộc.
  • 9:23 - 9:27
    Lý do nữa là các khí này đều rất nhẹ
    mà có thể thoát ra bất cứ khi nào,
  • 9:27 - 9:28
    và tất cả đều nóng lên từ ngôi sao
  • 9:28 - 9:32
    nó khiến cho lượng
    khí quyển thoát ra nhiều hơn.
  • 9:32 - 9:37
    Không giống 400 pao khí hidro bị mất đi
    mỗi phút trên Trái Đất
  • 9:37 - 9:38
    mà với các hành tinh này,
  • 9:38 - 9:42
    bạn sẽ mất 1.3 tỉ pao khí hidro mỗi phút.
  • 9:43 - 9:48
    Có thể bạn sẽ nghĩ, điều này có khiến
    các hành tinh chết không?
  • 9:48 - 9:50
    Đây là câu hỏi khiến mọi người
    băn khoăn
  • 9:50 - 9:52
    khi họ nhìn vào hệ Mặt Trời
  • 9:52 - 9:54
    bởi các hành tinh
    gần với Mặt Trời khá cứng
  • 9:54 - 9:57
    trong khi các hành tinh xa hơn
    thì to hơn và nhiều khí hơn.
  • 9:57 - 9:59
    Phải chăng bạn đã có thể
    nghiên cứu cái gì đó
  • 9:59 - 10:01
    giống như sao Mộc, gần với Mặt Trời
  • 10:01 - 10:03
    và bỏ hết khí trong nó không?
  • 10:03 - 10:06
    Bây giờ nếu bạn bắt đầu cái gì đó
    như sao Mộc nóng,
  • 10:06 - 10:09
    bạn thực sự không thể kết luận nó
    như sao Thủy hay Trái Đất.
  • 10:09 - 10:11
    Nhưng nếu bạn bắt đầu với cái nhỏ hơn,
  • 10:11 - 10:14
    có thể có đủ khí thoát ra,
  • 10:14 - 10:16
    tạo ra tác động đáng kể lên nó
  • 10:16 - 10:19
    và để lại bạn một thứ gì đó rất khác biệt
    so với thứ bạn vừa bắt đầu.
  • 10:19 - 10:21
    Đó cũng chỉ là tổng quan mà thôi,
  • 10:21 - 10:24
    và khi chúng ta nghĩ về hệ Mặt Trời,
  • 10:24 - 10:26
    chuyện gì sẽ xảy đến với chúng ta
    trên Trái Đất?
  • 10:26 - 10:28
    Vào tương lai xa,
  • 10:28 - 10:30
    Mặt Trời sẽ trở nên sáng hơn.
  • 10:30 - 10:32
    Và khi nó xảy ra,
  • 10:32 - 10:35
    lượng nhiệt từ Mặt Trời sẽ trở nên
    cực kì dữ dội.
  • 10:36 - 10:40
    Tương tự khi bạn thấy khí bốc hơi lên
    từ sao Mộc nóng,
  • 10:40 - 10:42
    khí cũng sẽ bốc hơi trên Trái Đất.
  • 10:42 - 10:44
    Và cái mà chúng ta đang đợi chờ,
  • 10:45 - 10:47
    hay ít nhất là chuẩn bị
  • 10:47 - 10:48
    là sự thực xảy ra trong tương lai za,
  • 10:48 - 10:51
    khi mà Trái Đất trở nên rất giống sao Hỏa.
  • 10:51 - 10:54
    Khí hidro sẽ bị tách ra khỏi nước,
  • 10:54 - 10:56
    thoát ra ngoài không gian nhanh hơn,
  • 10:56 - 11:01
    và chúng ta sẽ bị bỏ lại
    ở cái hành tinh đỏ khô cằn này.
  • 11:01 - 11:03
    Đừng sợ, nó không xảy ra
    trong vài tỉ năm nữa đâu,
  • 11:03 - 11:05
    nên cũng có khá thời gian chuẩn bị.
  • 11:05 - 11:06
    (cười)
  • 11:06 - 11:09
    Nhưng tôi muốn các bạn
    nhận thức được những gì sẽ xảy ra,
  • 11:09 - 11:10
    không chỉ trong tương lai
  • 11:10 - 11:13
    mà còn về vấn đề
    thất thoát khí quyển đang xảy ra.
  • 11:14 - 11:16
    Có rất nhiều tin tức khoa học
    đáng kinh ngạc
  • 11:16 - 11:19
    về những gì xảy ra ngoài vũ trụ,
    và các hành tinh xa xôi khác,
  • 11:19 - 11:22
    và chúng ta tìm hiểu về các hành tinh đó
    để học về thế giới này.
  • 11:22 - 11:27
    Nhưng khi học về sao Hỏa
    hay các ngoại hành tinh như sao Mộc nóng,
  • 11:27 - 11:30
    chúng ta thấy được những thứ như
    thất thoát khí quyển
  • 11:30 - 11:34
    giúp chúng ta hiểu thêm nhiều về Trái Đất.
  • 11:34 - 11:37
    Vì vậy hãy cân nhắc lại khi nghĩ rằng
    vũ trụ rất xa xôi.
  • 11:38 - 11:39
    Cảm ơn.
  • 11:39 - 11:42
    (vỗ tay)
Title:
Vì sao sẽ có ngày Trái Đất giống sao Hỏa
Speaker:
Anjali Tripathi
Description:

Mỗi phút, 400 pao khí hidro và gần 7 pao khí heli thoát ra khỏi bầu khí quyển của Trái Đất vào không gian bên ngoài. Nhà thiên văn học Anjali Tripathi nghiên cứu về hiện tượng thoát khí quyển, và trong bài nói chuyện thú vị và dễ hiểu này, cô cho rằng quá trình này có thể sẽ một ngày nào đó (một vài tỷ năm nữa) biến hành tinh xanh của chúng ta thành màu đỏ.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
11:55

Vietnamese subtitles

Revisions