Return to Video

Làm thế nào Bắc Mỹ có được hình dạng như bây giờ - Peter J. Haproff

  • 0:11 - 0:15
    Địa lý hành tinh của chúng ta
    biến đổi liên tục.
  • 0:15 - 0:20
    Mỗi lục địa đã trôi dạt liên tục và
    va chạm một hoặc nhiều mảng kiến tạo khác,
  • 0:20 - 0:23
    biến đổi khá nhanh chóng theo thời gian.
  • 0:23 - 0:25
    Hôm nay, chúng ta sẽ tập trung vào Bắc Mỹ
  • 0:25 - 0:27
    và cách mà quang cảnh và các đặc trưng
    quen thuộc
  • 0:27 - 0:31
    xuất hiện trong hàng trăm triệu năm qua.
  • 0:31 - 0:35
    Câu chuyện của chúng tôi bắt đầu
    vào khoảng 750 triệu năm trước.
  • 0:35 - 0:38
    Khi siêu lục địa Rodinia trở nên
    không ổn định,
  • 0:38 - 0:42
    nó nứt dọc theo phía mà nay là
    bờ biển phía tây Bắc Mỹ
  • 0:42 - 0:45
    và tạo ra đại dương Panthalassa.
  • 0:45 - 0:48
    Bạn đang nhìn thấy 1 lục địa tổ tiên
    gọi là Laurentia,
  • 0:48 - 0:51
    được hình thành trong
    hơn vài trăm triệu năm sau
  • 0:51 - 0:56
    khi mà các chuỗi đảo va chạm với nó
    và tạo ra 1 vùng đất rộng lớn.
  • 0:56 - 0:59
    Chúng ta hiện đang ở thời điểm
    400 triệu năm trước.
  • 0:59 - 1:03
    Xa bờ phía đông ngày nay, mảng kiến tạo
    Châu Phi to lớn dần dịch về phía tây,
  • 1:03 - 1:06
    che lấp đại dương cổ Iapetus.
  • 1:06 - 1:10
    Cuối cùng nó va vào Laurentia
    vào khoảng 250 triệu năm
  • 1:10 - 1:14
    để hình thành 1 siêu lục địa khác
    là Pangea.
  • 1:14 - 1:16
    Áp suất lan rộng tạo ra những vết nứt
    và nếp gấp,
  • 1:16 - 1:20
    chồng các tảng đá lên nhau tạo thành
    dãy núi Appalachian.
  • 1:20 - 1:22
    Hãy tiến nhanh hơn 1 chút.
  • 1:22 - 1:26
    Khoảng 100 triệu năm sau, Pangea gãy đôi,
  • 1:26 - 1:28
    mở ra vùng phía nam Đại Tây Dương
  • 1:28 - 1:32
    giữa mảng kiến tạo mới Bắc Mỹ
    và mảng kiến tạo Châu Phi.
  • 1:32 - 1:33
    Chúng ta đi tiếp,
  • 1:33 - 1:36
    và giờ là mảng kiến tạo
    đang trôi về phía đông - Farallon
  • 1:36 - 1:39
    hội tụ với bờ biển phía tây ngày nay.
  • 1:39 - 1:43
    Vận mệnh lớn lao hơn của mảng Farallon
    khiến nó chìm dưới đáy Bắc Mỹ.
  • 1:43 - 1:45
    Đây được gọi là sự hút chìm,
  • 1:45 - 1:48
    và nó làm tràn nước vào lớp vỏ
    đầy nham thạch
  • 1:48 - 1:51
    Điều đó khiến
    macma tan chảy dễ dàng hơn
  • 1:51 - 1:54
    và làm nó tràn lên mảng kiến tạo
    Bắc Mỹ nằm phía trên.
  • 1:54 - 1:58
    Từ một tầng ngầm, macma đã nổi lên trên
  • 1:58 - 2:01
    và theo đó là 1 chuỗi núi lửa phun trào.
  • 2:01 - 2:04
    Dung nham vẫn nằm sâu dưới lòng đất
    thì nguội dần,
  • 2:04 - 2:07
    kết tinh thành đá cứng,
  • 2:07 - 2:11
    bao gồm đá granite mà giờ được tìm thấy
    ở công viên quốc gia Yosemite
  • 2:11 - 2:13
    và ở dãy núi Sierra Nevada.
  • 2:13 - 2:15
    Chúng ta sẽ quay lại đó sau.
  • 2:15 - 2:17
    Giờ, là 85 triệu năm trước.
  • 2:17 - 2:20
    Mảng kiến tạo Farallon trở nên thoải hơn,
  • 2:20 - 2:24
    khiến cho núi lửa trải dài về phía đông
    và cuối cùng ngừng lại.
  • 2:24 - 2:26
    Khi mảng Farallon chìm xuống,
  • 2:26 - 2:28
    nó ép lên vùng Bắc Mỹ,
  • 2:28 - 2:31
    đẩy các rặng núi như núi dãy Rockies lên,
  • 2:31 - 2:34
    trải rộng ra hơn 3000 dặm.
  • 2:34 - 2:38
    Không lâu sau đó, mảng kiến tạo Á - Âu
    tách khỏi Bắc Mỹ,
  • 2:38 - 2:40
    mở ra Bắc Đại Tây Dương.
  • 2:40 - 2:42
    Chúng ta sẽ lại tiến nhanh 1 chút.
  • 2:42 - 2:45
    Cao nguyên Colorado giờ được nâng lên,
  • 2:45 - 2:48
    dường như là do sự kết hợp của dòng chảy
    hướng lên của lớp vỏ
  • 2:48 - 2:51
    và 1 mảng Bắc Mỹ dày.
  • 2:51 - 2:55
    Hàng ngàn năm sau đó, sông Colorado
    cũng sẽ khoét sâu vào cao nguyên này
  • 2:55 - 2:57
    tạo nên
    hẻm núi Grand Cayon huyền thoại
  • 2:57 - 3:03
    30 triệu năm trước, phần lớn mảng Farallon
    chìm dưới phần vỏ,
  • 3:03 - 3:07
    chỉ để lại những góc nhỏ vẫn đang chìm dần
  • 3:07 - 3:10
    Mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ
    cùng hội tụ
  • 3:10 - 3:14
    và hình thành 1 ranh giới mới
    gọi là đứt gãy San Andreas.
  • 3:14 - 3:17
    Tại đây, Bắc Mỹ di chuyển về phía nam,
  • 3:17 - 3:20
    trượt ngược lại mảng Thái Bình Dương
    di dời về phía bắc.
  • 3:20 - 3:23
    Ranh giới mảng kiến tạo này vẫn tồn tại
    đến ngày nay,
  • 3:23 - 3:26
    và dịch chuyển khoảng 30 mm mỗi năm
  • 3:26 - 3:29
    có khả năng gây ra những trận động đất
    khủng khiếp.
  • 3:29 - 3:32
    San Andrea cũng kéo phía tây Bắc Mỹ ra
  • 3:32 - 3:35
    qua 1 khu vực nứt gãy rộng lớn.
  • 3:35 - 3:39
    Miền mở rộng này được gọi là Xứ Lòng Chảo
    và Rặng Núi,
  • 3:39 - 3:41
    và thông qua nâng địa hình và xói mòn,
  • 3:41 - 3:46
    đã góp phần làm lộ ra đá granite ẩn dưới
    công viên Yosemite và dãy Sierra Nevada,
  • 3:46 - 3:49
    15 triệu năm nữa trôi qua,
  • 3:49 - 3:54
    và macma từ lớp vỏ ăn mòn tạo ra 1 cái hố
    khổng lồ ở phía tây Bắc Mỹ,
  • 3:54 - 3:57
    phun trào lên mặt đất theo chu kì.
  • 3:57 - 4:01
    Ngày nay, chảo lửa này tạo ra
    1 siêu núi lửa vẫn đang hoạt động
  • 4:01 - 4:03
    bên dưới công viên quốc gia Yellowstone.
  • 4:03 - 4:08
    Nó đã không phun trào trong 174,000 năm
    vừa qua,
  • 4:08 - 4:09
    nhưng nếu hoạt động,
  • 4:09 - 4:13
    sức mạnh kinh hoàng của nó có thể reo rắc
    tro tàn lên hầu hết lục địa
  • 4:13 - 4:16
    nhuộm đen bầu trời và đe dọa
    sự sống nhân loại.
  • 4:16 - 4:19
    Siêu núi lửa Yellowstone chỉ là 1 ví dụ
  • 4:19 - 4:23
    nhắc nhở rằng trái đất vẫn luôn tiếp tục
    sục sôi bên dưới chân chúng ta.
  • 4:23 - 4:26
    Các mảng kiến tạo di động khiến hành tinh
    luôn trong trạng thái dao động.
  • 4:26 - 4:29
    Trong vài trăm triệu năm tới,
  • 4:29 - 4:33
    ai mà biết được quang cảnh của Bắc Mỹ
    sẽ thay đổi như nào.
  • 4:33 - 4:36
    Bởi lục địa này vẫn đang chầm chậm
    thay đổi thành những thứ mới mẻ,
  • 4:36 - 4:40
    chỉ có thời gian địa chất mới có thể
    trả lời được.
Title:
Làm thế nào Bắc Mỹ có được hình dạng như bây giờ - Peter J. Haproff
Description:

Xem đầy đủ bài giảng tại: http://ed.ted.com/lessons/how-north-america-got-its-shape-peter-j-haproff

Bắc Mỹ không phải lúc nào cũng có hình dạng quen thuộc như lúc này, cũng như những dãy núi, hẻm núi, đồng bằng nổi tiếng ở đó; tất cả đã từng nằm trong 1 khối hỗn độn, được chôn sâu ở Rodinia, 1 siêu lục địa khổng lồ nằm trên bề mặt trái đất. Peter J. Haproff giải thích làm cách nào mà sau hàng triệu năm 1 vài mảng kiến tạo phi thường đã hình thành nên lục địa mà chúng ta thấy ngày nay.

Giảng dạy bởi Peter J. Haproff, minh họa bởi Globizco.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:58
  • Bài dịch của bạn rất hay! Mình chỉ sửa một số chỗ hơi gây khó hiểu và thêm bớt một ít thôi . Có gì bạn xem lại nha!

Vietnamese subtitles

Revisions