Return to Video

Thế nào là vô hình? Nhiều hơn bạn tưởng - John Lloyd

  • 0:15 - 0:17
    (Nhạc rạp xiếc)
  • 0:22 - 0:25
    [Lễ hội Ted và Edl]
  • 0:25 - 0:28
    [Phát minh về sự vô hình của John Lloyd]
  • 0:37 - 0:39
    [Dựa trên TEDTalk
    của John Lloyd năm 2009]
  • 0:39 - 0:43
    June Cohen: Diễn giả tiếp theo
    đã dành toàn bộ cuộc đời mình
  • 0:43 - 0:45
    tìm ra điều tuyệt vời đó.
  • 0:45 - 0:47
    Xin chào đón John Lloyd.
  • 0:47 - 0:48
    (vỗ tay)
  • 0:48 - 0:49
    [Hội trường gương]
  • 0:51 - 0:53
    Câu hỏi được đặt ra:
    "Thế nào là vô hình?"
  • 0:53 - 0:56
    Thật sự có nhiều điều vô hình
    hơn chúng ta nghĩ.
  • 0:56 - 0:58
    Mọi thứ tôi nói, mọi thứ có nghĩa
  • 0:58 - 1:03
    Ngoại trừ mọi thứ, và ngoại trừ vật chất.
  • 1:03 - 1:04
    Chúng ta thấy được vấn đề
  • 1:04 - 1:07
    nhưng không thấy "chuyện gì đang xảy ra?".
  • 1:07 - 1:12
    Ta có thể nhìn thấy các hành tinh
    nhưng ta không thể thấy cái tách chúng ra.
  • 1:12 - 1:13
    hay cái gì đã gắn kết chúng lại.
  • 1:14 - 1:17
    Với vật chất hay con người,
    chúng ta chỉ thấy bề nổi của nó.
  • 1:17 - 1:20
    Ta không thể xem bên trong ,
    ta không thấy bên trong con người,
  • 1:20 - 1:22
    ít nhất là không dễ dàng.
  • 1:22 - 1:26
    Chúng ta càng nhìn gần,
    mọi thứ lại càng biến mất.
  • 1:26 - 1:28
    Thực tế là, nếu bạn
    nhìn thật gần vào một vật,
  • 1:28 - 1:31
    nếu bạn quan sát kĩ
    kết cấu cơ bản của vật chất,
  • 1:31 - 1:32
    thực sự chả có gì ở đó cả.
  • 1:32 - 1:35
    Electron biến mất trong chớp nhoáng,
    và chỉ còn lại năng lượng.
  • 1:35 - 1:38
    Một điều thú vị về sự vô hình chính là,
  • 1:38 - 1:41
    điều gì ta không thấy
    thì không thể hiểu được.
  • 1:41 - 1:45
    Trọng lực là thứ chúng ta không thể thấy,
    và cũng không thể hiểu.
  • 1:45 - 1:48
    Trọng lực là thứ khó hiểu nhất
    trong bốn lực cơ bản,
  • 1:48 - 1:49
    và là lực yếu nhất
  • 1:49 - 1:51
    không ai thực sự biết nó là gì
    hay tại sao nó tồn tại.
  • 1:51 - 1:55
    Để giải thích giá trị của trọng lực,
    Issac Newton - nhà khoa học vĩ đại nhất,
  • 1:55 - 1:57
    ông ấy đã nghĩ rằng
    Chúa đã đến Trái Đất
  • 1:58 - 1:59
    để vận hành các đòn bẩy của lực hấp dẫn
  • 1:59 - 2:01
    Đó là cách ông ấy nghĩ về
    sứ mệnh của Ngài.
  • 2:01 - 2:04
    Vậy, người sáng dạ cũng có thể sai về nó,
    tôi đoán thế.
  • 2:04 - 2:05
    (Tiếng cười)
  • 2:05 - 2:10
    Nhận thức. Tôi thấy mặt của bạn nhưng
    không biết bạn đang nghĩ gì.
  • 2:10 - 2:11
    Nó không tuyệt sao?
  • 2:11 - 2:14
    Thật tuyệt diệu khi ta
    không thể đọc suy nghĩ của nhau
  • 2:14 - 2:16
    khi chúng ta chạm vào nhau,
    ngửi hay liếm nhau
  • 2:16 - 2:17
    nếu ta đủ thân,
  • 2:17 - 2:20
    nhưng ta vẫn không thể nào
    đọc được ý nghĩ đối phương.
  • 2:20 - 2:21
    Tôi lấy đó làm lạ.
  • 2:21 - 2:24
    Trong tín ngưỡng Sufi,
    một tôn giáo tuyệt vời vùng Trung Đông
  • 2:24 - 2:26
    được cho là nguồn gốc của mọi tôn giáo,
  • 2:26 - 2:31
    các bậc thầy Sufi đều là nhà ngoại cảm,
    họ nói vậy,
  • 2:31 - 2:34
    nhưng bài tập luyện cách cảm chính của họ
  • 2:34 - 2:38
    là gửi đi những tín hiệu mạnh mẽ
    mà những người khác không cảm được.
  • 2:38 - 2:41
    Vậy nên ta không nghĩ nó tồn tại;
    các bậc thầy Sufi đang áp dụng lên ta.
  • 2:42 - 2:45
    Nhân tiện bàn về ý thức
    và trí thông minh nhân tạo,
  • 2:45 - 2:48
    trí thông minh nhân tạo giống như
    nghiên cứu về ý thức,
  • 2:48 - 2:51
    chẳng đi tới đâu, chúng ta không biết
    nguyên lý của nó.
  • 2:51 - 2:54
    Họ chưa tạo ra được
    trí thông minh nhân tạo,
  • 2:54 - 2:56
    thậm chí còn chưa tạo được
    sự ngu si nhân tạo nữa.
  • 2:56 - 2:58
    (cười)
  • 2:58 - 3:02
    Các định luật vật lý: vô hình,
    bất diệt, toàn tại, toàn năng.
  • 3:02 - 3:04
    Có gợi nhớ bạn đến người nào không?
  • 3:04 - 3:05
    Thú vị.
  • 3:05 - 3:09
    Tôi không phải người duy vật,
    tôi là người theo thuyết phi vật chất.
  • 3:09 - 3:11
    Tôi phát hiện ra một từ mới rất hữu dụng
    - thuyết vô thần
  • 3:11 - 3:13
    Đúng chứ?
    Tôi là kẻ bất ngộ đạo.
  • 3:13 - 3:14
    [Chúa?]
  • 3:14 - 3:16
    Tôi từ chối trả lời câu hỏi
    Chúa có tồn tại hay không
  • 3:16 - 3:19
    đến khi những thuật ngữ ấy
    được giải thích rõ ràng.
  • 3:19 - 3:21
    Một thứ mà ta
    không thấy được nữa là bộ gen người.
  • 3:21 - 3:25
    Và điều này trở nên khác thường hơn,
  • 3:25 - 3:29
    vì khoảng 20 năm trước
    khi người ta bắt đầu nghiên cứu kỹ gen,
  • 3:29 - 3:30
    người ta nghĩ rằng có khoảng
  • 3:30 - 3:32
    khoảng 100,000 gien.
  • 3:32 - 3:35
    Kể từ đó, mỗi năm,
    con số này lại giảm đi.
  • 3:35 - 3:40
    Bây giờ chúng ta chỉ nghĩ
    có khoảng 20,000 gen trong bộ gen người.
  • 3:40 - 3:41
    Thật lạ vì
  • 3:41 - 3:46
    lúa được biết có đến 38,000 gen.
  • 3:46 - 3:51
    Khoai tây có 48 nhiễm sắc thể,
    nhiều hơn người 2 cái
  • 3:51 - 3:52
    và bằng số nhiễm sắc thể của khỉ đột.
  • 3:52 - 3:54
    (cười)
  • 3:55 - 3:58
    Bạn không thể thấy những thứ này,
    nhưng chúng lại rất kỳ lạ.
  • 3:58 - 4:01
    Những vì sao xuất hiện ban ngày,
    tôi luôn nghĩ nó thật tuyệt.
  • 4:01 - 4:02
    Vũ trụ biến mất.
  • 4:02 - 4:05
    Càng sáng thì bạn thấy càng ít.
  • 4:06 - 4:08
    Thời gian.
    Không ai thấy được thời gian.
  • 4:08 - 4:10
    Tôi không rõ các bạn biết không.
  • 4:10 - 4:12
    Một phong trào lớn trong vật lý hiện đại
  • 4:12 - 4:14
    cho rằng thời gian không tồn tại,
  • 4:14 - 4:17
    bởi nó quá bất tiện để tính toán số liệu.
  • 4:17 - 4:19
    Sẽ dễ hơn rất nhiều
    nếu nó không tồn tại.
  • 4:19 - 4:21
    Rõ ràng bạn không thể
    thấy trước tương lai,
  • 4:21 - 4:24
    và bạn cũng không thể thấy quá khứ,
    trừ những hồi ức.
  • 4:24 - 4:26
    Một điều thú vị về quá khứ
  • 4:26 - 4:28
    là bạn không thể nào thấy được.
  • 4:28 - 4:29
    Vài ngày trước, con trai tôi hỏi,
  • 4:29 - 4:32
    "Bố ơi! Bố nhớ con thế nào
    hồi hai tuổi không?"
  • 4:32 - 4:32
    "Có"
  • 4:32 - 4:34
    Nhóc hỏi:
    "Sao con không?"
  • 4:34 - 4:35
    Rất phi thường, nhỉ?
  • 4:35 - 4:39
    Bạn không thể nhớ được điều gì đã xảy ra
    trước khi bạn 2,3 tuổi.
  • 4:39 - 4:43
    Đó là tin tốt cho những nhà tâm lý học,
    vì lẽ bạn nhớ thì họ sẽ thất nghiệp mất!
  • 4:43 - 4:46
    Đó là nơi tất cả mọi điều xảy ra
  • 4:46 - 4:48
    (cười)
  • 4:48 - 4:50
    đã tạo nên con người bạn.
  • 4:51 - 4:54
    Một điều nữa ta không thấy
    là cái chúng ta đang bám lấy.
  • 4:54 - 4:55
    Thật hấp dẫn.
  • 4:55 - 4:59
    Có thể một vài người đã biết,
    rằng các tế bào liên tục thay mới.
  • 4:59 - 5:02
    Da bong tróc, tóc mọc dài, cả móng tay,
    đại loại vậy
  • 5:02 - 5:05
    nhưng tất cả tế bào trong cơ thể
    đều thay mới ở thời điểm nào đó.
  • 5:05 - 5:07
    Vị giác - khoảng chục ngày một lần.
  • 5:08 - 5:10
    Gan và các nội tạng thì lâu hơn một chút.
  • 5:10 - 5:12
    Cột sống thì mất một vài năm.
  • 5:12 - 5:15
    Nhưng qua bảy năm, không còn
    một tế bào nào trong cơ thể bạn
  • 5:15 - 5:18
    vẫn còn ở đó từ bảy năm trước.
  • 5:18 - 5:21
    Câu hỏi đặt ra:
    Chúng ta là ai? Chúng ta là cái gì?
  • 5:21 - 5:23
    Chúng ta bám lấy cái gì?
  • 5:23 - 5:25
    Cái gì mới thực sự là "ta"?
  • 5:25 - 5:28
    Nguyên tử, không thể thấy.
    Sẽ không ai có thể thấy.
  • 5:28 - 5:30
    Chúng nhỏ hơn cả bước sóng ánh sáng.
  • 5:30 - 5:31
    Khí ga, không thể thấy nó.
  • 5:31 - 5:34
    Lý thú. Vừa có người nhắc tới năm 1600.
  • 5:34 - 5:37
    Ga được phát kiến vào năm 1600
    bởi một nhà hóa học tên Van Helmont.
  • 5:38 - 5:44
    Nó được cho là cái tên hay nhất được đặt.
  • 5:44 - 5:49
    Khá là hay. Ông ấy còn sáng tạo ra
    từ "blas", nghĩa là bức xạ thiên thể.
  • 5:49 - 5:51
    Đáng tiếc là không đi tới đâu.
  • 5:51 - 5:52
    (cười)
  • 5:52 - 5:53
    Nhưng thế là tốt rồi.
  • 5:53 - 5:55
    Ánh sáng, bạn không thể thấy ánh sáng.
  • 5:55 - 5:57
    Khi trời tối, trong chân không.
  • 5:57 - 5:59
    Nếu một người chiếu một tia sáng
  • 5:59 - 6:01
    ngang qua bạn, bạn sẽ không thấy nó.
  • 6:02 - 6:04
    Hơi chuyên môn, một số nhà vật lý
    sẽ bất đồng với điều này.
  • 6:04 - 6:07
    Kì lạ rằng bạn không thấy tia sáng,
  • 6:07 - 6:08
    chỉ thấy được vật chúng chiếu.
  • 6:08 - 6:10
    Điện, không thể thấy chúng.
  • 6:10 - 6:13
    Đừng nghe ai nói họ hiểu hết điện,
    họ không biết đâu.
  • 6:13 - 6:14
    Không ai biết nó là cái gì.
  • 6:14 - 6:15
    (Tiếng cười)
  • 6:15 - 6:19
    Bạn có lẽ cho rằng các electron
    trong dây điện di chuyển tức khắc
  • 6:19 - 6:21
    trong dây dẫn, với vận tốc ánh sáng,
    đúng không,
  • 6:21 - 6:23
    Khi bạn bật đèn lên, không phải như vậy.
  • 6:23 - 6:25
    Electron va chạm trong dây dẫn,
  • 6:25 - 6:27
    với tốc độ phết mật ong, họ nói vậy.
  • 6:27 - 6:29
    Thiên hà -- có tới hàng trăm triệu
  • 6:29 - 6:31
    được ước tính trong vũ trụ.
    Hàng trăm triệu.
  • 6:31 - 6:32
    Ta có thể thấy bao nhiêu?
  • 6:32 - 6:36
    Năm. Năm trong tổng số hàng trăm triệu
    thiên hà, với mắt thường.
  • 6:36 - 6:40
    Và một trong số đó khá khó để thấy,
    trừ khi mắt bạn rất tốt.
  • 6:40 - 6:42
    Sóng vô tuyến.
    Lại thêm một cái nữa.
  • 6:42 - 6:45
    Heinrich Hertz, khi ông tìm ra
    sóng vô tuyến, vào năm 1887,
  • 6:45 - 6:47
    Ông gọi nó là sóng radio vì
    chúng phát ra bức xạ.
  • 6:47 - 6:50
    Có người nói với ông,
    "Chúng để làm gì hả Heinrich?
  • 6:50 - 6:53
    Cái sóng radio mà ông tìm ra
    có tác dụng gì chứ?"
  • 6:53 - 6:54
    Và ông nói, "Thì, tôi không rõ,
  • 6:54 - 6:57
    nhưng có lẽ sau này ai đó
    sẽ tìm ra cách dùng."
  • 6:57 - 7:00
    Thứ vô hình lớn nhất là cái ta chưa biết.
  • 7:00 - 7:03
    Không tưởng tượng được chúng ta lại biết
    ít tới vậy.
  • 7:03 - 7:04
    Thomas Edison từng nói,
  • 7:04 - 7:09
    "Chúng ta còn không biết tới
    một phần triệu của mọi thứ."
  • 7:09 - 7:12
    Và tôi đã đưa ra kết luận --
  • 7:12 - 7:16
    bởi bạn sẽ hỏi một câu khác:
    "Vậy còn gì ta không thấy nữa?"
  • 7:16 - 7:18
    Vấn đề, hầu hết ta đều vậy.
    Vấn đề là gì?
  • 7:18 - 7:19
    Kết luận những gì tôi rút ra
  • 7:19 - 7:22
    là hai câu thực sự đáng hỏi.
  • 7:22 - 7:23
    "Vì sao ta tồn tại?",
  • 7:23 - 7:25
    và "Chúng ta nên làm gì khi còn tồn tại?"
  • 7:25 - 7:30
    Để giúp bạn trả lời, tôi sẽ để lại đây lời
    từ hai nhà triết học vĩ đại,
  • 7:30 - 7:33
    có lẽ là hai người vĩ đại nhất
    của thế kỉ 20.
  • 7:33 - 7:36
    Một là nhà toán học kiêm kỹ sư,
    và một là nhà thơ.
  • 7:36 - 7:38
    Người đầu tiên là Ludwig Wittgenstein,
  • 7:38 - 7:41
    đã nói, "Tôi cũng không rõ sao ta tồn tại,
  • 7:41 - 7:44
    nhưng tôi chắc chắn rằng không phải
    để chúng ta tận hưởng."
  • 7:44 - 7:45
    (cười)
  • 7:45 - 7:47
    Một lão khốn nạn yêu đời, nhỉ?
  • 7:47 - 7:48
    (cười)
  • 7:48 - 7:54
    Thứ hai và cũng là cuối cùng,
    W.H. Auden, một trong số nhà thơ tôi mến,
  • 7:54 - 7:58
    đã nói, "Chúng ta có mặt trên Trái Đất
    để giúp đỡ mọi người.
  • 7:58 - 8:02
    Còn mọi người tồn tại vì cái gì,
    tôi cũng không rõ."
  • 8:02 - 8:03
    (cười)
  • 8:03 - 8:06
    (vỗ tay)
  • 8:06 - 8:07
    (Nhạc rạp xiếc)
  • 8:07 - 8:09
    [Lấy ảnh lưu niệm tại đây!]
  • 8:09 - 8:12
    [Hành trình về miền chưa biết!]
  • 8:12 - 8:14
    (Nhạc rạp xiếc)
Title:
Thế nào là vô hình? Nhiều hơn bạn tưởng - John Lloyd
Speaker:
John Lloyd
Description:

Xem đầy đủ bài tại ed.ted.com http://ed.ted.com/lessons/what-s-invisible-more-than-you-think-john-lloyd

Lực hấp dẫn. Các vì sao trong ngày. Ý nghĩ. Gen con người. Thời gian. Nguyên tử. Phần lớn mọi thứ trên thế giới đều không thể thấy được. Một video hoạt hình của John Lloyd từ buổi TEDTalk từ năm 2009 sẽ khiến bạn tự hỏi tầm hiểu biết của bản thân.

Bài nói bởi John Lloyd, vẽ bởi Cognitive Media.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
08:48

Vietnamese subtitles

Revisions