Return to Video

Internet sẽ (một ngày nào đó) thay đổi chính phủ ra sao

  • 0:00 - 0:02
    Hôm nay, tôi muốn nói với các bạn những gì
  • 0:02 - 0:05
    thế giới lập trình mã nguồn mở có thể chỉ dạy nền dân chủ,
  • 0:05 - 0:07
    nhưng trước hết, 1 vài lời mở đầu.
  • 0:07 - 0:09
    Hãy bắt đầu từ đây.
  • 0:09 - 0:12
    Đây là Martha Payne, 1 cô bé 9 tuổi người Scotland
  • 0:12 - 0:14
    đang sống ở Argyll và Bute
  • 0:14 - 0:17
    Vài tháng trước, Payne bắt đầu viết blog về các món ăn
  • 0:17 - 0:20
    tên là "NeverSeconds", và cô bé mang máy ảnh của mình
  • 0:20 - 0:22
    tới trường mỗi ngày để lấy tư liệu
  • 0:22 - 0:24
    về các bữa ăn trưa ở trường.
  • 0:24 - 0:26
    Bạn có nhận ra có món rau không? (Cười)
  • 0:26 - 0:30
    Và, như thường xảy ra,
  • 0:30 - 0:32
    blog này thu hút vài chục người đọc lúc đầu,
  • 0:32 - 0:34
    và sau đó là hàng trăm người,
  • 0:34 - 0:36
    rồi hàng ngàn người đọc, khi họ truy cập
  • 0:36 - 0:38
    để theo dõi đánh giá của bé về những bữa trưa ở trường,
  • 0:38 - 0:40
    bao gồm danh mục yêu thích của tôi,
  • 0:40 - 0:43
    "Những mẩu tóc trong thức ăn." (Cười)
  • 0:43 - 0:47
    Đây là ngày mà không có mẩu nào. Hôm đó thật tốt.
  • 0:47 - 0:50
    Và hai tuần trước ngày hôm qua, cô bé đăng tải cái này.
  • 0:50 - 0:52
    1 bài viết nói :"Tạm biệt."
  • 0:52 - 0:55
    Và cô bé đã nói, "Tôi rất buồn khi nói với bạn điều này, nhưng
  • 0:55 - 0:58
    hôm nay, thầy hiệu trưởng đã kéo tôi ra khỏi lớp và nói rằng
  • 0:58 - 1:01
    tôi không được phép chụp hình trong phòng ăn trưa nữa.
  • 1:01 - 1:03
    Tôi đã thật sự thích làm việc đó.
  • 1:03 - 1:06
    Cảm ơn các bạn đã đọc. Tạm biệt."
  • 1:06 - 1:11
    Bạn đoán được chuyện xảy ra tiếp theo, phải không? (Cười)
  • 1:11 - 1:17
    Sự giận dữ lan rất nhanh, rất mạnh và rất rộng đến nỗi
  • 1:17 - 1:20
    Hội đồng Argyll và Bute đã tự xem lại mình
  • 1:20 - 1:21
    trong ngày hôm đó và nói, "Chúng tôi sẽ không,
  • 1:21 - 1:23
    không bao giờ kiểm duyệt 1 cô bé 9 tuổi." (Cười)
  • 1:23 - 1:26
    Tất nhiên, ngoại trừ sáng hôm nay. (Cười)
  • 1:26 - 1:30
    Điều này dẫn đến 1 câu hỏi, rằng
  • 1:30 - 1:32
    điều gì làm cho họ nghĩ họ có thể bỏ mặc
  • 1:32 - 1:34
    những chuyện như thế? (Cười)
  • 1:34 - 1:39
    Và câu trả lời là, toàn bộ lịch sử loài người từ trước tới giờ.
  • 1:39 - 1:43
    (Cười) Vậy,
  • 1:43 - 1:47
    Điều gì sẽ xảy ra khi 1 phương tiện truyền thông đột nhiên
  • 1:47 - 1:50
    phát hành rất nhiều ý tưởng mới?
  • 1:50 - 1:52
    Giờ đây, đây không chỉ là câu hỏi nhất thời.
  • 1:52 - 1:54
    Đây là điều chúng ta đã gặp nhiều lần
  • 1:54 - 1:56
    trong vài thế kỉ qua.
  • 1:56 - 1:58
    Khi điện báo xuất hiện, rõ ràng là nó đã
  • 1:58 - 2:00
    toàn cầu hóa nền công nghiệp truyền thông.
  • 2:00 - 2:01
    Điều này dẫn đến cái gì?
  • 2:01 - 2:05
    Tât nhiên là nó dẫn đến hòa bình thế giới.
  • 2:05 - 2:08
    Truyền hình, 1 phương tiện cho phép chúng ta không chỉ nghe
  • 2:08 - 2:11
    mà còn thấy theo nghĩa đen, những việc đang diễn ra
  • 2:11 - 2:13
    ở nhiều nơi trên thế giới, điều này dẫn đến cái gì?
  • 2:13 - 2:15
    Hòa bình thế giới. (Cười)
  • 2:15 - 2:16
    Điện thoại?
  • 2:16 - 2:19
    Bạn đã đoán là: Hòa bình thế giới
  • 2:19 - 2:24
    Xin lỗi vì thông báo quá nhiều, nhưng không có hòa bình thế giới. Chưa đâu.
  • 2:24 - 2:26
    Kể cả báo in, kể cả báo in
  • 2:26 - 2:29
    đã từng được coi là công cụ để củng cố
  • 2:29 - 2:33
    quyền lực của tín ngưỡng Công giáo ở Châu Âu.
  • 2:33 - 2:35
    Thay vào đó, chúng ta có Luận điểm Martin Luther's 95,
  • 2:35 - 2:37
    Tái thiết đạo Tin lành, và bạn biết đấy,
  • 2:37 - 2:40
    Cuộc chiến 30 năm.
  • 2:40 - 2:44
    Tất cả những giả định về hòa bình thế giới này đúng
  • 2:44 - 2:47
    về việc khi có quá nhiều ý tưởng mới bất ngờ
  • 2:47 - 2:49
    được truyền bá, thì xã hội thay đổi.
  • 2:49 - 2:53
    Nhưng chúng sai về những gì tiếp theo.
  • 2:53 - 2:56
    Càng có nhiều tư tưởng được truyền bá,
  • 2:56 - 3:00
    càng có nhiều thứ để người ta bất đồng.
  • 3:00 - 3:05
    Thêm phương tiện luôn có nghĩa là thêm tranh cãi.
  • 3:05 - 3:08
    Điều đó xảy ra khi không gian truyền thông mở rộng.
  • 3:08 - 3:11
    Dù vậy, khi ta nhìn lại báo in hồi những năm đầu,
  • 3:11 - 3:14
    ta thích những gì diễn ra.
  • 3:14 - 3:17
    Chúng ta là xã hội báo in chuyên nghiệp.
  • 3:17 - 3:19
    Vậy làm sao ta kết luận rằng 2 điều đó
  • 3:19 - 3:22
    dẫn đến tranh cãi, trong khi ta cho rằng nó tốt?
  • 3:22 - 3:25
    Và tôi nghĩ câu trả lời có trong những thứ này.
  • 3:25 - 3:28
    Đây là bìa của "Các giao dịch triết lý,"
  • 3:28 - 3:31
    tờ báo khoa học đầu tiên từng được xuất bản
  • 3:31 - 3:33
    bằng tiếng Anh đầu thế kỉ 17.
  • 3:33 - 3:34
    nó được một nhóm người
  • 3:34 - 3:36
    tự xưng là "Trường đại học vô hình" tạo ra,
  • 3:36 - 3:38
    một nhóm các triết gia tự nhiên
  • 3:38 - 3:41
    mà về sau mới tự xưng là nhà khoa học,
  • 3:41 - 3:44
    và họ muốn cải tiến
  • 3:44 - 3:47
    cách các triết gia tự nhiên tranh luận với nhau,
  • 3:47 - 3:49
    họ cần làm 2 việc cho điều này.
  • 3:49 - 3:52
    Họ cần sự cởi mở. Họ cần tạo ra quy định
  • 3:52 - 3:53
    nói rằng, khi bạn làm thí nghiệm,
  • 3:53 - 3:56
    bạn phải công bố không chỉ kết quả của mình,
  • 3:56 - 3:58
    mà cả cách làm thí nghiệm.
  • 3:58 - 4:00
    Nếu không nói cách làm, chúng tôi không tin bạn.
  • 4:00 - 4:03
    Nhưng điều còn lại họ cần là tốc độ.
  • 4:03 - 4:05
    Họ phải nhanh chóng đồng bộ những gì
  • 4:05 - 4:07
    các triết gia tự nhiên biết. Nếu không,
  • 4:07 - 4:10
    bạn sẽ không có được kiểu tranh luận đúng.
  • 4:10 - 4:13
    Báo in rõ ràng là phương tiện chuẩn mực cho việc này,
  • 4:13 - 4:16
    nhưng cuốn sách là công cụ sai. Nó quá chậm.
  • 4:16 - 4:19
    Nên họ sáng chế ra tuần báo khoa học
  • 4:19 - 4:21
    như là 1 cách để đồng bộ các tranh luận
  • 4:21 - 4:24
    trong cộng đồng các nhà khoa học tự nhiên.
  • 4:24 - 4:28
    Cách mạng khoa học không được tạo ra bởi báo in.
  • 4:28 - 4:30
    Nó tạo ra bởi các nhà khoa học,
  • 4:30 - 4:32
    nhưng sẽ không có nó nếu họ
  • 4:32 - 4:34
    không có công cụ báo in.
  • 4:34 - 4:36
    Còn chúng ta thì sao? Thế hệ chúng ta,
  • 4:36 - 4:38
    cách mạng truyền thông, và Internet của ta?
  • 4:38 - 4:42
    Vậy, giả định về hòa bình thế giới? Có. (Cười)
  • 4:42 - 4:51
    Thêm tranh cãi? Cho điểm tối đa. (Cười)
  • 4:51 - 4:52
    (Cười)
  • 4:52 - 4:56
    Ý tôi là, YouTube là 1 mỏ vàng. (Cười)
  • 4:56 - 5:00
    Tranh luận tốt hơn? Đó là câu hỏi.
  • 5:00 - 5:02
    Nên tôi nghiên cứu truyền thông xã hội, nghĩa là
  • 5:02 - 5:05
    với giả thiết đầu tiên, tôi quan sát người ta tranh luận.
  • 5:05 - 5:09
    Và nếu phải chọn 1 nhóm kiểu như
  • 5:09 - 5:13
    Trường đại học vô hình, là tập hợp con người của thế hệ này
  • 5:13 - 5:16
    cố nắm bắt các công cụ này và đưa nó vào hoạt động,
  • 5:16 - 5:19
    không cần thêm tranh cãi, mà là tranh luận tốt hơn,
  • 5:19 - 5:21
    tôi sẽ chọn các lập trình viên mã nguồn mở.
  • 5:21 - 5:24
    Lập trình là mối quan hệ 3 chiều
  • 5:24 - 5:26
    giữa lập trình viên, bộ mã nguồn,
  • 5:26 - 5:28
    và máy tính để chạy chương trình, nhưng máy tính
  • 5:28 - 5:33
    chỉ là những bộ dịch lệnh thô cứng
  • 5:33 - 5:37
    và cực kì khó để viết 1 bộ lệnh
  • 5:37 - 5:40
    mà máy tính hiểu để mà hoạt động,
  • 5:40 - 5:42
    và đó là trường hợp chỉ 1 người viết.
  • 5:42 - 5:44
    Khi có hơn 1 người viết,
  • 5:44 - 5:47
    Bất kì 2 lập trình viên nào cũng dễ dàng viết đè
  • 5:47 - 5:50
    lên việc của người kia nếu họ cùng làm trên 1 file,
  • 5:50 - 5:52
    hoặc đưa ra các lệnh không tương thích
  • 5:52 - 5:55
    làm cho máy tính bị "đứng",
  • 5:55 - 5:57
    và vấn đề càng lớn thêm
  • 5:57 - 6:00
    khi càng có thêm lập trình viên tham gia.
  • 6:00 - 6:04
    Với giả thiết đầu tiên, vấn đề quản lý
  • 6:04 - 6:06
    1 dự án phần mềm lớn, là vấn đề
  • 6:06 - 6:10
    làm lặng sóng cơn bão xã hội này.
  • 6:10 - 6:12
    Trong nhiều thập kỉ, có 1 giải pháp kinh điển
  • 6:12 - 6:14
    cho vấn đề này, gọi là
  • 6:14 - 6:16
    "hệ thống kiểm soát phiên bản",
  • 6:16 - 6:18
    và hệ thống này làm việc theo những gì ghi trên miếng thiếc
  • 6:18 - 6:22
    Nó cung cấp 1 bản copy của phần mềm
  • 6:22 - 6:23
    từ máy chủ đặt ở đâu đó.
  • 6:23 - 6:26
    Những lập trình viên có thể thay đổi nó
  • 6:26 - 6:30
    là người được chỉ định quyền truy cập,
  • 6:30 - 6:33
    và chỉ được phép truy cập những phần
  • 6:33 - 6:36
    mà họ có quyền thay đổi.
  • 6:36 - 6:39
    Khi người ta vẽ biểu đồ các hệ thống kiểm soát phiên bản,
  • 6:39 - 6:41
    các biểu đồ luôn trông như thế này.
  • 6:41 - 6:44
    Chúng trông như quỷ dạ xoa vậy.
  • 6:44 - 6:46
    Và bạn sẽ không phải lác mắt lắm
  • 6:46 - 6:49
    để đọc bảng phân nhánh của những hệ thống thế này.
  • 6:49 - 6:54
    Đó là chế độ phong kiến: 1 người chủ, nhiều nhân công.
  • 6:54 - 6:57
    Thế là ổn đối với nền công nghiệp phần mềm thương mại.
  • 6:57 - 7:02
    Đó là Microsoft Office. Đó là Adobe Photoshop.
  • 7:02 - 7:05
    Công ty sở hữu phần mềm.
  • 7:05 - 7:08
    Lập trình viên thì đến rồi đi.
  • 7:08 - 7:11
    Nhưng có 1 lập trình viên quyết định
  • 7:11 - 7:14
    rằng đây không phải là cách làm việc.
  • 7:14 - 7:15
    Đây là Linus Torvalds.
  • 7:15 - 7:17
    Torvalds là lập trình viên mã nguồn mở nổi tiếng nhất,
  • 7:17 - 7:23
    người tạo ra Linux, và Torvalds xem xét cách mà
  • 7:23 - 7:26
    phong trào mã nguồn mở xử lý vấn đề này.
  • 7:26 - 7:31
    Phần mềm mã nguồn mở, cam kết cơ bản của giấy phép
  • 7:31 - 7:34
    mã nguồn mở, là ai cũng có quyền truy cập vào mã nguồn
  • 7:34 - 7:38
    vào bất cứ lúc nào, hiển nhiên điều này tạo ra
  • 7:38 - 7:41
    1 cơn bão mà bạn sẽ phải đón đầu
  • 7:41 - 7:43
    để làm cho nó hoạt động được.
  • 7:43 - 7:45
    Hầu hết dự án mã nguồn mở đều ngưng trệ
  • 7:45 - 7:48
    rồi làm theo hệ thống quản lý kiểu phong kiến.
  • 7:48 - 7:50
    Nhưng Torvalds nói, "Không, tôi sẽ không làm thế."
  • 7:50 - 7:54
    Quan điểm của anh ta rất rõ ràng.
  • 7:54 - 7:56
    Khi chấp thuận 1 công cụ, bạn cũng chấp thuận
  • 7:56 - 8:00
    triết lí quản lý ngầm định trong công cụ đó,
  • 8:00 - 8:03
    và anh ta không chấp nhận bất cứ cái gì không phù hợp
  • 8:03 - 8:05
    với cách làm của cộng đồng Linux.
  • 8:05 - 8:08
    Và để bạn hình dung sự vĩ đại
  • 8:08 - 8:12
    của một quyết định như thế, đây là bản đồ
  • 8:12 - 8:15
    các đơn vị phụ thuộc bên trong Linux,
  • 8:15 - 8:18
    trong hệ điều hành Linux, những phần nào
  • 8:18 - 8:22
    phụ thuộc vào các phần nào khác để hoạt động được.
  • 8:22 - 8:26
    Đây là quy trình vô cùng phức tạp.
  • 8:26 - 8:29
    Đây là chương trình vô cùng phức tạp,
  • 8:29 - 8:31
    dù vậy, trong nhiều năm, Torvalds quản lý nó
  • 8:31 - 8:35
    không cần công cụ tự động nào, chỉ có email của anh ta.
  • 8:35 - 8:38
    Người khác sẽ mail cho anh ta những thay đổi
  • 8:38 - 8:42
    mà họ thống nhất, và anh ta kết hợp chúng 1 cách thủ công.
  • 8:42 - 8:46
    Sau 15 năm chăm sóc Linux và hiểu được cách cộng đồng
  • 8:46 - 8:49
    làm việc, anh ta nói "Tôi nghĩ tôi biết cách viết
  • 8:49 - 8:53
    1 hệ thống kiểm soát phiên bản cho người dùng miễn phí."
  • 8:53 - 8:59
    Anh gọi nó là Git, nó kiểm soát phiên bản phân tán.
  • 8:59 - 9:02
    Nó có 2 khác biệt lớn
  • 9:02 - 9:04
    so với hệ thống kiểm soát phiên bản truyền thống.
  • 9:04 - 9:08
    Thứ nhất, nó duy trì triết lý của mã nguồn mở.
  • 9:08 - 9:11
    Bất kì ai làm việc với dự án đều có quyền
  • 9:11 - 9:15
    truy cập toàn bộ mã nguồn mọi lúc mọi nơi.
  • 9:15 - 9:17
    Và khi vẽ lại luồng công việc Git trên biểu đồ,
  • 9:17 - 9:20
    họ dùng những bản vẽ như thế này.
  • 9:20 - 9:22
    Bạn không cần hiểu các vòng tròn
  • 9:22 - 9:26
    và hộp và mũi tên có nghĩa gì vì nó là cách làm việc
  • 9:26 - 9:29
    phức tạp hơn rất nhiều so với
  • 9:29 - 9:32
    hệ thống kiểm soát phiên bản ban đầu.
  • 9:32 - 9:36
    Nhưng điều này cũng đưa sự hỗn loạn trở lại,
  • 9:36 - 9:39
    và đây là cải tiến lớn thứ 2 của Git.
  • 9:39 - 9:43
    Đây là ảnh chụp GitHub, dịch vụ hosting chính của Git,
  • 9:43 - 9:47
    mỗi khi 1 lập trình viên dùng Git
  • 9:47 - 9:50
    để tạo 1 thay đổi bất kì,
  • 9:50 - 9:53
    tạo file mới, chỉnh sửa phải đã có,
  • 9:53 - 9:58
    kết hợp 2 file, Git tạo ra kí hiệu thế này.
  • 9:58 - 10:01
    Chuỗi dài chữ và số này
  • 10:01 - 10:06
    là số nhận dạng duy nhất cho mỗi thay đổi,
  • 10:06 - 10:09
    mà không cần bộ phân quyền trung tâm nào.
  • 10:09 - 10:13
    Mọi hệ thống Git đều tạo con số này theo cách như nhau,
  • 10:13 - 10:17
    nghĩa là kí hiệu này gắn trực tiếp
  • 10:17 - 10:20
    đối với mỗi thay đổi.
  • 10:20 - 10:22
    Nó có hiệu quả như sau:
  • 10:22 - 10:25
    1 lập trình viên ở Edinburgh và 1 ở Entebbe
  • 10:25 - 10:29
    cùng có phiên bản giống nhau của một phần mềm.
  • 10:29 - 10:33
    Mỗi người tạo ra những thay đổi và kết hợp với nhau
  • 10:33 - 10:36
    khi xong việc cho dù họ không biết đến
  • 10:36 - 10:39
    sự tồn tại của nhau trước đó.
  • 10:39 - 10:42
    Đây là hợp tác không phân quyền.
  • 10:42 - 10:45
    Đây là thay đổi lớn.
  • 10:45 - 10:51
    Tôi nói ra không phải để thuyết phục bạn rằng
  • 10:51 - 10:54
    thật tuyệt vì giờ đây lập trình viên mã nguồn mở
  • 10:54 - 10:57
    đã có công cụ hỗ trợ triết lý làm việc của họ,
  • 10:57 - 10:59
    dù tôi nghĩ nó thật tuyệt.
  • 10:59 - 11:02
    Tôi kể với bạn vì ý nghĩa của nó đối với
  • 11:02 - 11:04
    cách cộng đồng chung tay làm việc.
  • 11:04 - 11:11
    Từ khi Git cho phép hợp tác không phân quyền,
  • 11:11 - 11:14
    bạn bắt đầu thấy những cộng đồng
  • 11:14 - 11:18
    cực kỳ lớn và phức tạp.
  • 11:18 - 11:20
    Đây là biểu đồ của cộng đồng Ruby.
  • 11:20 - 11:22
    Đó là 1 ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở,
  • 11:22 - 11:25
    và tất cả những tương tác giữa con người --
  • 11:25 - 11:27
    giờ đây không còn là biểu đồ phần mềm, mà là con người,
  • 11:27 - 11:29
    tất cả những tương tác giữa những con người
  • 11:29 - 11:32
    làm việc trong dự án đó --
  • 11:32 - 11:35
    và nó trông không giống quỷ dạ xoa.
  • 11:35 - 11:38
    Nó không như vậy, ngoài ra,
  • 11:38 - 11:41
    ngoài cộng đồng này, bằng những công cụ này,
  • 11:41 - 11:43
    họ có thể cùng nhau tạo ra điều gì đó.
  • 11:43 - 11:47
    Vậy là có 2 lí do tốt để nghĩ rằng
  • 11:47 - 11:51
    kĩ thuật này có thể ứng dụng
  • 11:51 - 11:56
    cho nền dân chủ nói chung và các bộ luật nói riêng.
  • 11:56 - 11:58
    Thực tế, khi bạn tuyên bố
  • 11:58 - 12:01
    rằng có gì đó trên Internet là tốt cho nền dân chủ
  • 12:01 - 12:03
    bạn thường sẽ nhận phản ứng thế này.
  • 12:03 - 12:09
    (Âm nhạc) (Cười)
  • 12:09 - 12:12
    Việc mà, bạn có nói về điều đó
  • 12:12 - 12:14
    với con mèo đang hát? Giống như, bạn có nghĩ
  • 12:14 - 12:17
    điều đó tốt cho xã hội?
  • 12:17 - 12:19
    Với điều tôi phải nói, đây là chuyện
  • 12:19 - 12:22
    với đám mèo ca hát. Nó luôn xảy ra.
  • 12:22 - 12:24
    Và tôi không nói nó luôn xảy ra với Internet,
  • 12:24 - 12:26
    tôi nói nó luôn xảy ra với truyền thông. chấm hết.
  • 12:26 - 12:29
    Chẳng lâu lắm sau khi làn sóng
  • 12:29 - 12:31
    báo in thương mại nổi lên, trước khi ai đó nhận ra
  • 12:31 - 12:34
    mấy cuốn tiểu thuyết tình dục là ý tưởng hay. (Cười)
  • 12:34 - 12:38
    Bạn không cần động cơ kinh tế để bán sách
  • 12:38 - 12:41
    từ lâu trước khi có người nói, "Này, cậu biết tôi cược
  • 12:41 - 12:43
    người ta sẽ trả tiền cho cái gì không?" (Cười)
  • 12:43 - 12:46
    Cần thêm 150 năm nữa để người ta nghĩ về
  • 12:46 - 12:53
    1 tuần báo khoa học, phải không? Nên -- (Cười)
    (Vỗ tay)
  • 12:53 - 12:56
    Việc Trường đại học Vô hình khai thác báo in
  • 12:56 - 12:58
    để tạo ra tuần báo khoa học
  • 12:58 - 13:01
    là chuyện nhất thời, nhưng nó không lớn,
  • 13:01 - 13:04
    nó không nhanh, nó không lẹ, nên
  • 13:04 - 13:07
    nếu bạn tìm lại nơi thay đổi diễn ra,
  • 13:07 - 13:09
    bạn phải tìm từ những cái lề.
  • 13:09 - 13:15
    Luật cũng liên quan đến sự phụ thuộc.
  • 13:15 - 13:18
    Đây là biểu đồ Mã thuế của Mỹ,
  • 13:18 - 13:21
    và sự phụ thuộc của luật này với luật khác
  • 13:21 - 13:24
    để có hiệu quả cuối cùng.
  • 13:24 - 13:27
    Ở đó có chỗ cho quản lý mã nguồn.
  • 13:27 - 13:29
    Nhưng thực tế là luật là chỗ khác
  • 13:29 - 13:31
    nơi có rất nhiều quan điểm được phát hành,
  • 13:31 - 13:35
    nhưng chúng cần được đưa về 1 phiên bản truyền thống,
  • 13:35 - 13:37
    khi bạn vào GitHub, và tìm xung quanh,
  • 13:37 - 13:40
    có hàng triệu, hàng triệu dự án,
  • 13:40 - 13:41
    hầu hết đều có mã nguồn,
  • 13:41 - 13:44
    nếu nhìn ra ngoài, bạn sẽ thấy những người
  • 13:44 - 13:46
    đang thử nghiệm sự phân nhánh quản lý
  • 13:46 - 13:47
    của 1 hệ thống như vậy.
  • 13:47 - 13:49
    Ai đó đưa toàn bộ kênh của Wikileaked vào
  • 13:49 - 13:51
    từ Bộ Ngoại giao, với phần mềm được dùng
  • 13:51 - 13:55
    để thông dịch chúng, có cả cáp Cablegate yêu thích của tôi
  • 13:55 - 13:57
    mà nó là công cụ để phát hiện
  • 13:57 - 14:00
    1 bài haiku trong diễn văn của Bộ Ngoại giao.
  • 14:00 - 14:06
    (Cười)
  • 14:06 - 14:09
    Đúng thế. (Cười)
  • 14:09 - 14:12
    Nghị viện New York đưa ra cái gọi là
  • 14:12 - 14:14
    Pháp chế mở, và đưa nó lên GitHub,
  • 14:14 - 14:17
    vì những lí do như tính cập nhật và lưu động.
  • 14:17 - 14:19
    Bạn có thể chọn 1 nghị sĩ và xem
  • 14:19 - 14:21
    danh sách hóa đơn mà họ tài trợ.
  • 14:21 - 14:25
    Ai đó đi qua Divegeek đã đưa lên quy định Utah
  • 14:25 - 14:28
    các luật của bang Utah, và đưa chúng lên đó
  • 14:28 - 14:29
    không chỉ để tuyên truyền quy định,
  • 14:29 - 14:32
    mà với khả năng thú vị rằng điều này
  • 14:32 - 14:37
    có thể giúp ích cho việc phát triển pháp chế.
  • 14:37 - 14:41
    Có người đưa lên công cụ trong cuộc tranh luận về bản quyền
  • 14:41 - 14:45
    tại Nghị viện năm trước, nói rằng "Thật kì lạ là Hollywood
  • 14:45 - 14:48
    có thể tiếp cận chính quyền Canada nhiều hơn
  • 14:48 - 14:52
    chính công dân Canada. Sao ta không dùng GitHub
  • 14:52 - 14:56
    để cho họ thấy 1 hóa đơn của-công-dân trông sẽ thế nào?"
  • 14:56 - 15:00
    Cùng với 1 hình ảnh rất gợi tả.
  • 15:00 - 15:03
    Thứ bên phải này gọi là "diff"
  • 15:03 - 15:06
    Nó cho thấy những gì mà người ta đang viết,
  • 15:06 - 15:08
    khi nào có thay đổi, ai thay đổi,
  • 15:08 - 15:09
    và thay đổi là gì.
  • 15:09 - 15:11
    Những gì bị xóa có màu đỏ.
  • 15:11 - 15:13
    Những gì màu xanh là được thêm vào.
  • 15:13 - 15:16
    Các lập trình viên có được khả năng này.
  • 15:16 - 15:19
    Chẳng nền dân chủ ở đâu trao tính năng này
  • 15:19 - 15:23
    cho công dân dù để lập pháp hay quản lý công quỹ,
  • 15:23 - 15:25
    cho dù đó là những thứ được làm
  • 15:25 - 15:29
    với sự cho phép và tiền của chúng ta.
  • 15:29 - 15:32
    Giờ tôi rất muốn nói với bạn thực tế
  • 15:32 - 15:35
    rằng các lập trình viên mã nguồn mở đã tạo ra
  • 15:35 - 15:39
    1 phương hợp tác quy mô lớn, đồng đều,
  • 15:39 - 15:42
    rẻ, và phù hợp với lý tưởng dân chủ, tôi muốn nói
  • 15:42 - 15:44
    với bạn rằng vì những công cụ này có sẵn,
  • 15:44 - 15:49
    sự đổi mới là hiển nhiên. Nhưng không.
  • 15:49 - 15:52
    Tất nhiên, 1 phần của vấn đề, là sự thiếu thông tin.
  • 15:52 - 15:54
    Ai đó đặt câu hỏi trên Quora, nói rằng "
  • 15:54 - 15:56
    "Tại sao những nhà làm luật không sử dụng
  • 15:56 - 15:57
    hệ thống kiểm soát phiên bản phân tán?"
  • 15:57 - 16:01
    Câu trả lời minh họa ở đây. (Cười)
  • 16:01 - 16:03
    (Cười) (Vỗ tay)
  • 16:03 - 16:08
    Đó thực sự là 1 phần của vấn đề, nhưng chỉ vậy thôi.
  • 16:08 - 16:11
    Vấn đề lớn hơn, tất nhiên, là quyền lực.
  • 16:11 - 16:14
    Những người thử nghiệm với sự tham gia không có
  • 16:14 - 16:17
    quyền lập pháp, và người có quyền lập pháp
  • 16:17 - 16:21
    không thử nghiệm sự tham gia.
  • 16:21 - 16:22
    Họ thử nghiệm với sự cởi mở.
  • 16:22 - 16:24
    Không có dân chủ đúng nghĩa mà không có
  • 16:24 - 16:27
    động thái minh bạch, nhưng minh bạch là sự cởi mở
  • 16:27 - 16:31
    1 chiều, và việc được trao 1 bảng điều tiết
  • 16:31 - 16:34
    mà không có bánh lái chưa bao giờ là lời hứa trọng tâm
  • 16:34 - 16:37
    mà nền dân chủ trao cho công dân.
  • 16:37 - 16:40
    Nên hãy xem xét điều này.
  • 16:40 - 16:42
    Điều đã đưa quan điểm của Martha Payne
  • 16:42 - 16:46
    đến với công chúng, là 1 chút công nghệ,
  • 16:46 - 16:50
    nhưng ý muốn chính trị đã ngăn cản họ.
  • 16:50 - 16:52
    Điều người dân mong muốn
  • 16:52 - 16:56
    là cô bé không bị kiểm duyệt.
  • 16:56 - 17:01
    Giờ đây đất nước chúng ta có những công cụ hợp tác này.
  • 17:01 - 17:05
    Chúng ta có. Chúng ta thấy. Chúng hiệu quả.
  • 17:05 - 17:06
    Nhưng ta có được dùng không?
  • 17:06 - 17:11
    Ta có thể áp dụng các kĩ thuật ở đây với nó?
  • 17:11 - 17:15
    T.S. Eliot từng nói, "Một trong những điều trọng yếu nhất
  • 17:15 - 17:17
    có thể đến với 1 nền văn hóa
  • 17:17 - 17:21
    là họ nhận được 1 dạng văn xuôi mới."
  • 17:21 - 17:23
    Tôi nghĩ thế không đúng, nhưng -- (Cười)
  • 17:23 - 17:26
    Tôi nghĩ nó đúng với sự tranh luận. Phải không?
  • 17:26 - 17:30
    Điều trọng yếu có thể đến với 1 nền văn hóa
  • 17:30 - 17:33
    là họ có được 1 cách tranh luận mới: xử án qua bồi thẩm
  • 17:33 - 17:39
    bầu cử, rà soát ngang, và cái này. Phải không?
  • 17:39 - 17:42
    Dạng tranh luận mới được sáng tạo trong đời chúng ta,
  • 17:42 - 17:44
    thực tế, là trong thập kỉ trước.
  • 17:44 - 17:48
    Nó rất lớn, đồng đều, chi phí thấp,
  • 17:48 - 17:52
    và phù hợp với lí tưởng dân chủ.
  • 17:52 - 17:54
    Giờ vấn đề của ta là, chúng ta có để các lập trình viên
  • 17:54 - 17:55
    giữ nó cho bản thân họ?
  • 17:55 - 17:57
    Hay ta sẽ đưa nó vào áp dụng trong thực tế
  • 17:57 - 17:59
    vì số đông xã hội?
  • 17:59 - 18:02
    Cảm ơn đã lắng nghe. (Vỗ tay)
  • 18:02 - 18:06
    (Vỗ tay)
  • 18:06 - 18:11
    Cảm ơn. Cảm ơn. (Vỗ tay)
Title:
Internet sẽ (một ngày nào đó) thay đổi chính phủ ra sao
Speaker:
Clay Shirky
Description:

Thế giới mã nguồn mở đã biết cách xử lý các luồng ý tưởng phân tán liên tục bằng dịch vụ hosting như GitHub -- sao các chính phủ không làm vậy? Trong buổi trò chuyện thú vị này, Clay Shirky cho thấy các nền dân chủ có thể học từ Internet để không chỉ minh bạch mà còn hưởng lợi từ hiểu biết của mỗi công dân.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
18:32

Vietnamese subtitles

Revisions

  • Revision 6 Edited (legacy editor)
    Dimitra Papageorgiou