Return to Video

Phép viễn di có thật không? - Emma Bryce

  • 0:07 - 0:09
    Khi nhân vật hư cấu khét tiếng
  • 0:09 - 0:13
    Carrie White, làm hội trường khiêu vũ
    của trường trung học bốc cháy
  • 0:13 - 0:15
    và gieo rắc nỗi sợ hãi
    khắp thị trấn,
  • 0:15 - 0:19
    cô đã sử dụng phép viễn di
  • 0:19 - 0:25
    khả năng điều khiển
    đồ vật bằng ý nghĩ.
  • 0:25 - 0:29
    Dù Carrie chỉ là bộ phim
    dựa trên một câu chuyện hư cấu
  • 0:29 - 0:33
    thì niềm tin vào phép viễn di
    lại không hoàn toàn do tưởng tượng.
  • 0:33 - 0:37
    Hàng thế kỷ qua, con người cho rằng
    mình thực sự có năng lực
  • 0:37 - 0:41
    điều khiển các sự vật
    chỉ bằng ý nghĩ.
  • 0:41 - 0:45
    Bay lên, mở cửa khi muốn
    và bẻ cong thìa
  • 0:45 - 0:47
    là những ví dụ hấp dẫn.
  • 0:47 - 0:51
    Nó xảy ra trong phim Matrix khi Neo
    đóng băng các viên đạn giữa không trung,
  • 0:51 - 0:54
    đó là kĩ năng mà Yoda
    đã rèn luyện thành thục.
  • 0:54 - 0:56
    Nhưng liệu khả năng này có thật
  • 0:56 - 1:01
    hay chỉ là hư cấu
    như Carrie, Yoda và Neo?
  • 1:01 - 1:04
    Để tìm hiểu, ta cần phải đánh giá
    các yếu tố của phép viễn di
  • 1:04 - 1:08
    dưới góc nhìn khoa học
    bằng các phương pháp khoa học.
  • 1:08 - 1:12
    Phép viễn di là một phần của
    ngành Cận tâm lý học,
  • 1:12 - 1:15
    nơi người ta nghiên cứu
    các hiện tượng tâm linh.
  • 1:15 - 1:19
    Các nhà cận tâm lý học cho rằng
    những gì họ làm là khoa học,
  • 1:19 - 1:21
    nhưng những người khác
    thì không đồng ý.
  • 1:21 - 1:23
    Hãy bắt đầu
    với một vài quan sát cơ bản.
  • 1:23 - 1:25
    Quan sát số 1:
  • 1:25 - 1:29
    Trong khi có vô số giai thoại
    ngoài kia về phép viễn di,
  • 1:29 - 1:32
    lại không có chứng cứ khoa học nào
    khẳng định nó tồn tại;
  • 1:32 - 1:35
    chưa có nghiên cứu nào được thực hiện
    theo phương pháp khoa học
  • 1:35 - 1:39
    và lặp lại trong phòng thí nghiệm
    để chứng minh rằng nó có thật.
  • 1:39 - 1:44
    Những năm 1930, cha đẻ của ngành
    cận tâm lý học, Joseph Banks Rhine,
  • 1:44 - 1:47
    đã thử nghiệm trong phòng thí nghiệm,
    sử dụng phép viễn di
  • 1:47 - 1:50
    để làm xúc xắc lăn theo cách
    mà họ muốn.
  • 1:50 - 1:54
    Nhưng sau đó, các nhà khoa học không thể
    lặp lại kết quả này
  • 1:54 - 1:56
    và nó trở thành một vấn đề
  • 1:56 - 1:58
    vì tái lập kết quả
    là cốt lõi của việc chứng minh.
  • 1:58 - 2:00
    Bên cạnh các nhà khoa học,
  • 2:00 - 2:03
    cũng có vô số người tự xưng
    có năng lực viễn di
  • 2:03 - 2:06
    nhưng tất cả chỉ là những kẻ lừa đảo
  • 2:06 - 2:10
    hoặc không thể thực hiện trong môi trường
    không kiểm soát,
  • 2:10 - 2:15
    cho thấy rằng họ đã thao túng
    tình hình để đạt được kết quả mong muốn.
  • 2:15 - 2:20
    Ngày nay, nhiều tổ chức
    treo thưởng cao cho ai
  • 2:20 - 2:26
    có thể chứng minh khả năng tâm
    linh, như phép viễn di, là có thật.
  • 2:26 - 2:29
    Nhưng những giải thưởng này
    vẫn còn vô chủ.
  • 2:29 - 2:31
    Quan sát số 2:
  • 2:31 - 2:32
    Khi tìm hiểu về phép viễn di
  • 2:32 - 2:37
    không có sự nhất trí về
    thứ được đo chính xác là gì.
  • 2:37 - 2:40
    Có chăng là sóng não mạnh
    như của Yoda ư?
  • 2:40 - 2:44
    Không có sự nhất trí, khó có thể áp dụng
    một tiêu chuẩn nghiên cứu
  • 2:44 - 2:47
    để kiểm tra tính hợp lệ
    của các ý tưởng,
  • 2:47 - 2:49
    điều cần thiết đối với
    mọi loại khoa học khác.
  • 2:49 - 2:51
    Quan sát số 3:
  • 2:51 - 2:54
    Mục đích của khoa học là
    khám khá những bí ẩn
  • 2:54 - 2:56
    trong lịch sử nghiên cứu khoa học
  • 2:56 - 2:58
    chắc chắn từng xảy ra
    trường hợp
  • 2:58 - 3:01
    những phát hiện mới đi ngược lại với
    những thuyết khoa học trước đó
  • 3:01 - 3:04
    thậm chí làm đảo lộn
    toàn bộ các ngành khoa học.
  • 3:04 - 3:08
    Những phát minh này
    phải được chứng minh cực kì cẩn thận
  • 3:08 - 3:10
    để đập tan mọi nghi ngờ.
  • 3:10 - 3:12
    Trong trường hợp của
    phép viễn di,
  • 3:12 - 3:14
    ý tưởng này chống lại
    nền khoa học sẵn có,
  • 3:14 - 3:17
    nhưng lại thiếu
    bằng chứng thuyết phục.
  • 3:17 - 3:21
    Thế giới của ta được kiểm soát và
    lý giải bởi các định luật vật lý,
  • 3:21 - 3:25
    một trong những định luật này nói rằng
    sóng não không thể điều khiển vật thể
  • 3:25 - 3:28
    vì chúng không những
    không đủ mạnh mà còn không đủ xa
  • 3:28 - 3:32
    để tác động tới bất cứ
    thứ gì bên ngoài hộp sọ.
  • 3:32 - 3:36
    Vật lý cũng nói rằng lực duy nhất có thể
    tác động lên vật thể từ xa
  • 3:36 - 3:39
    là lực từ tính và lực hấp dẫn.
  • 3:39 - 3:43
    Có lẽ điều gần nhất tới phép viễn di
    mà khoa học có thể giải thích
  • 3:43 - 3:47
    là việc sử dụng suy nghĩ
    để điều khiển cánh tay robot.
  • 3:47 - 3:50
    Trong bộ não của bệnh nhân đột quỵ
    không thể cử động,
  • 3:50 - 3:54
    các nhà nghiên cứu cấy ghép những
    sợi nhỏ vào vùng kiểm soát chuyển động
  • 3:54 - 3:58
    rồi hướng dẫn bệnh nhân tập trung
    di chuyển cánh tay robot,
  • 3:58 - 4:01
    như một phần thân thể của mình.
  • 4:01 - 4:04
    Đó là một điều đáng kinh ngạc
    nhưng không phải phép viễn di.
  • 4:04 - 4:08
    Suy nghĩ của bệnh nhân không phải
    là vật thể mơ hồ.
  • 4:08 - 4:13
    Chúng là các tín hiệu não đo lường được,
    truyền qua các sợi dây tới robot.
  • 4:13 - 4:16
    Khoa học có thể chứng minh, kiểm tra
    và giải thích các chuyển động,
  • 4:16 - 4:20
    và đó là cách chứng minh
    sự tồn tại của điều khiển bằng suy nghĩ.
  • 4:20 - 4:23
    Khoa học là một quá trình tích lũy
  • 4:23 - 4:27
    các bằng chứng để ủng hộ hoặc
    chống lại một ý tưởng nào đó.
  • 4:27 - 4:29
    Sau khi thu thập bằng chứng,
  • 4:29 - 4:31
    ta sẽ thấy toà tháp nào là cao nhất,
  • 4:31 - 4:33
    trong trường hợp của phép viễn di
  • 4:33 - 4:36
    toà tháp này
    không thể chứng minh rằng nó tồn tại.
  • 4:36 - 4:40
    Vài người cho rằng hiện tượng thần bí này
    không thuộc phạm trù khoa học,
  • 4:40 - 4:41
    vậy cũng tốt thôi.
  • 4:41 - 4:45
    Như vậy thì, phép viễn di trở thành
    vấn đề về niềm tin cá nhân.
  • 4:45 - 4:48
    Nếu một vấn đề không thể được
    xem xét một cách khoa học,
  • 4:48 - 4:51
    nó không thể được miêu tả
    như một vấn đề khoa học.
  • 4:51 - 4:53
    Vậy kết quả điều tra của chúng ta
  • 4:53 - 4:56
    cho thấy rằng
    dù rất muốn tin rằng
  • 4:56 - 4:58
    năng lực thực sự ở trong ta,
  • 4:58 - 5:01
    trường hợp của phép viễn di
    vẫn còn thiếu thuyết phục.
  • 5:01 - 5:03
    Xin lỗi Neo, Carrie và Yoda.
  • 5:03 - 5:05
    Kỹ năng của các bạn gây sững sờ
  • 5:05 - 5:08
    nhưng cho tới lúc này,
    chúng mới chỉ thuộc về phim ảnh.
Title:
Phép viễn di có thật không? - Emma Bryce
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/is-telekinesis-real-emma-bryce

Phép viễn di, khả năng điều khiển vật thể chỉ bằng ý nghĩ, là một quyền năng mà chỉ một số nhân vật hư cấu điển hình sở hữu, bao gồm Neo, Yoda, và tất nhiên, cả Carrie nữa. Nhưng việc điều khiển bằng ý nghĩ này liệu có thể có trong cuộc sống thực? Cùng xem Emma Bryce giải thích phép viễn di bằng phương pháp khoa học.

Bài giảng của Emma Bryce, hoạt hoạ bởi Delphine Burrus.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:23

Vietnamese subtitles

Revisions