Return to Video

Trọng lực và cơ thể con người - Jay Buckey

  • 0:07 - 0:09
    Có một số vấn đề quan trọng
  • 0:09 - 0:11
    nếu bạn muốn con người
    sống ngoài không gian
  • 0:11 - 0:12
    trong khoảng thời gian dài.
  • 0:12 - 0:14
    Một trong số đó
    là con người có xu hướng mất đi
  • 0:14 - 0:16
    xương và các khối cơ.
  • 0:16 - 0:17
    Chúng ta biết điều này.
  • 0:17 - 0:18
    Nếu bạn phải bó bột ở chân,
  • 0:18 - 0:20
    và tháo nó ra vài tuần sau đó,
  • 0:20 - 0:24
    bạn sẽ thấy cơ bắp của bạn
    bị nhỏ đi so với lúc trước.
  • 0:24 - 0:26
    Và nếu bạn đo độ bền của xương,
  • 0:26 - 0:29
    bạn cũng sẽ thấy chúng
    có thể giảm đi một ít.
  • 0:29 - 0:32
    Thật thú vị khi cơ thể chúng ta
    có một khả năng
  • 0:32 - 0:34
    để thích ứng với các lực lên nó,
  • 0:34 - 0:36
    nên xương và cơ bắp
    không ở trạng thái tĩnh,
  • 0:36 - 0:38
    mà chúng luôn luôn thay đổi.
  • 0:38 - 0:40
    Ta thường nghĩ
    xương là một thứ rất rắn chắc
  • 0:40 - 0:42
    và sẽ không thay đổi quá nhiều,
  • 0:42 - 0:43
    thật ra nó cũng thay đổi.
  • 0:43 - 0:46
    Và hóa ra đó là
    trong môi trường không trọng lực,
  • 0:46 - 0:47
    bạn bị mất xương.
  • 0:47 - 0:49
    Và sau đó bạn cũng có thể
    làm cho các cơ bắp
  • 0:49 - 0:51
    hoạt động chống lại lực hấp dẫn,
  • 0:51 - 0:53
    mà ta gọi là tư thế các cơ,
  • 0:53 - 0:56
    chúng sẽ bắt đầu co lại và mất sức bền.
  • 0:56 - 0:58
    Hệ tim mạch còn có một vài cơ quan khác,
  • 0:58 - 1:00
    đó là tim và các mạch máu.
  • 1:00 - 1:01
    Và nếu bạn nghĩ rằng,
  • 1:01 - 1:04
    đứng ở nơi có trọng lực
  • 1:04 - 1:06
    nghĩa là bạn phải
    hoạt động chống lại trọng lực
  • 1:06 - 1:08
    để giữ cho máu được bơm lên não.
  • 1:08 - 1:11
    Cho nên, nếu bạn không thể giữ máu
    được bơm lên não,
  • 1:11 - 1:14
    bạn sẽ bị xỉu mỗi khi bạn đứng lên
  • 1:14 - 1:15
    Bởi vì khi bạn nằm xuống,
  • 1:15 - 1:17
    bạn không cần dùng sức
    chống trọng lực.
  • 1:17 - 1:18
    Nhưng khi bạn đứng lên,
  • 1:18 - 1:20
    bạn phải chống lại trọng lực.
  • 1:20 - 1:21
    để giữ cho máu chảy đến đầu bạn.
  • 1:21 - 1:23
    Tim và các mạch máu
  • 1:23 - 1:25
    có một hệ thống hoạt động
    rất độc đáo
  • 1:25 - 1:27
    để làm cho việc này xảy ra mỗi lần.
  • 1:29 - 1:32
    Nhưng hệ thống này cũng có thể
    thay đổi trong môi trường phi trọng lực.
  • 1:32 - 1:34
    Và rồi một khu vực khác thay đổi
  • 1:34 - 1:36
    là sự cân bằng của hệ thống.
  • 1:36 - 1:38
    Và, giữ thăng bằng
  • 1:38 - 1:41
    phải chăng là thứ bạn đang làm
    để chống lại trọng lực?
  • 1:41 - 1:43
    Nếu như không có trọng lực,
  • 1:43 - 1:46
    bạn không cần phải lo lắng về việc té ngã.
  • 1:46 - 1:48
    Nhưng tất nhiên bạn rất lo lắng
    về việc bị ngã,
  • 1:48 - 1:51
    và chúng ta có một khả năng cực hạn trong
    việc thăng bằng
  • 1:51 - 1:52
    để giữ vững cơ thể
  • 1:52 - 1:54
    và để ngăn chúng ta khỏi bị ngã
  • 1:54 - 1:56
    Khi bạn thấy những người trượt ván,
  • 1:56 - 1:59
    bạn sẽ hiểu rõ
    sự siêu nhạy bén của hệ thống này.
  • 1:59 - 2:01
    Nhưng khi bạn ở môi trường
    không trọng lực
  • 2:01 - 2:03
    hệ thống thăng bằng thay đổi.
  • 2:03 - 2:04
    Bạn không thực sự để ý đến nó
  • 2:04 - 2:06
    trong môi trường phi trọng lực,
  • 2:06 - 2:07
    nhưng khi bạn quay trở lại,
  • 2:07 - 2:08
    bạn sẽ chú ý rằng,
  • 2:08 - 2:09
    sự thăng bằng thay đổi
  • 2:09 - 2:10
    và bạn gặp chút khó khăn
  • 2:10 - 2:12
    để giữ thăng bằng.
  • 2:12 - 2:15
    Và điều này cho thấy
    khi bạn ở ngoài không gian,
  • 2:15 - 2:18
    não bạn đang cố gắng để làm bạn
  • 2:18 - 2:20
    hoạt động ở môi trường
    không trọng lực.
  • 2:20 - 2:22
    Vậy nên nó làm bạn thích nghi lại,
  • 2:22 - 2:24
    khiến cho bạn không để ý
    cho tới khi quay lại
  • 2:24 - 2:27
    và phát hiện bạn đã trở về Trái Đất
  • 2:27 - 2:30
    với hệ thăng bằng đã
    thích ứng với môi trường ngoài không gian.
  • 2:30 - 2:33
    Bạn biết rằng
    tất cả sự sống trên Trái Đất này
  • 2:33 - 2:35
    cùng với sự xuất hiện của
    trọng lực,
  • 2:35 - 2:39
    vì thế cuộc sống tiến hóa
    dưới sự ảnh hưởng của trọng lực
  • 2:39 - 2:41
    và rồi chúng ta lớn lên cùng với trọng lực
  • 2:42 - 2:44
    vì thế chúng ta học đi
  • 2:44 - 2:45
    và bắt bóng
  • 2:45 - 2:46
    và trượt băng
  • 2:46 - 2:47
    hay bất kỳ gì,
  • 2:47 - 2:50
    đều có sự xuất hiện của trọng lực
  • 2:50 - 2:54
    Và điều gì xảy ra nếu như bạn
    lớn lên trong môi trường không trọng lực?
  • 2:54 - 2:57
    Điều gì sẽ xảy ra với những hệ thống
    hoạt động dựa vào trọng lực
  • 2:57 - 2:59
    như là cơ
  • 2:59 - 3:01
    hay hệ thống thăng bằng
  • 3:01 - 3:04
    hay là tim và mạch máu?
  • 3:04 - 3:05
    Liệu chúng sẽ phát triển bình thường,
  • 3:05 - 3:08
    hay là sẽ khác đi?
  • 3:08 - 3:09
    Một lý do bạn có thể nghĩ
  • 3:09 - 3:12
    rằng nó sẽ khác đi theo chiều hướng khác
  • 3:12 - 3:13
    là từ một thí nghiệm
  • 3:13 - 3:15
    được làm từ rất lâu
  • 3:15 - 3:17
    bởi 2 nhà thần kinh học
  • 3:17 - 3:18
    Hubel và Wiesel.
  • 3:18 - 3:22
    Họ có một con mèo con
  • 3:22 - 3:25
    họ bịt một bên mắt của nó lại.
  • 3:25 - 3:27
    Và rồi mèo con trưởng thành,
  • 3:27 - 3:30
    họ tháo bịt mắt ra.
  • 3:30 - 3:32
    Vậy, câu hỏi là,
  • 3:32 - 3:35
    mèo có nhìn được bằng con mắt đó không?
  • 3:35 - 3:37
    Con mắt vẫn bình thường, nhỉ?
  • 3:37 - 3:39
    Chỉ là nó không thấy gì cả
  • 3:39 - 3:42
    do không có bất kì tia sáng nào vào được.
  • 3:42 - 3:46
    Và câu trả lời là mèo không nhìn
    bằng con mắt này được nữa
  • 3:46 - 3:49
    bởi vì não bộ trong quá trình phát triển
  • 3:49 - 3:51
    đã có những sai khác nhất định
  • 3:51 - 3:54
    và sự liên kết mà thường sẽ phát triển
  • 3:54 - 3:56
    với con mắt đó lại không xảy ra.
  • 3:56 - 3:59
    Và việc này là không thể thay đổi được,
  • 3:59 - 4:00
    nó sẽ mù một mắt vĩnh viễn.
  • 4:00 - 4:02
    Như vậy, não bộ của chú mèo này
  • 4:02 - 4:05
    về cơ bản khác não của con mèo
  • 4:05 - 4:08
    được phát triển một cách bình thường.
  • 4:08 - 4:11
    Nó trưởng thành với
    một não bộ khác biệt, về bản chất.
  • 4:11 - 4:12
    Và rồi bạn tự hỏi,
  • 4:12 - 4:14
    thế, với trọng lực thì sao?
  • 4:14 - 4:15
    Sẽ ra sao nếu mất đi các lực
  • 4:15 - 4:17
    do trọng lực tạo ra?
  • 4:17 - 4:20
    Cơ quan giữ thăng bằng sẽ phát triển
  • 4:20 - 4:21
    như bình thường
  • 4:21 - 4:23
    hay sẽ theo hướng khác?
  • 4:23 - 4:25
    Nếu người nào đó lớn lên trong vũ trụ,
  • 4:25 - 4:27
    liệu khi về Trái Dất họ có
    hoạt động bình thường
  • 4:27 - 4:31
    hay họ sẽ trở thành
    một con người hoàn toàn khác?
Title:
Trọng lực và cơ thể con người - Jay Buckey
Description:

Xem toàn bộ ở http://ed.ted.com/lessons/gravity-and-the-human-body-jay-buckey

Cơ thể chúng ta hoạt động nhờ trọng lực; máu bơm, sự thăng bằng và sự phát triển của xương đều dựa vào sự sống ở nơi mà sự tồn tại của trọng lực là điều không thể tránh khỏi. Armed cùng với những thí nghiệm từ 2 nhà thần kinh học David Hubel và Torten Wiesel, phi hành gia Jay Buckey trình bày một ý tưởng: Cơ thể chúng ta sẽ hoạt động thế nào nếu không có trọng lực?

Bài học thực hiện bởi Jay Buckey, minh họa bởi TED-Ed.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:46

Vietnamese subtitles

Revisions