Return to Video

Đôi nét lịch sử của graffiti - Kelly Wall

  • 0:08 - 0:10
    Xe điện ngầm được vẽ lên bằng sơn xịt
  • 0:10 - 0:11
    những cây cầu bị đánh dấu
  • 0:11 - 0:13
    các bức tường kín tranh.
  • 0:13 - 0:16
    Graffiti nổi bật khắp các thành phố
  • 0:16 - 0:21
    Nó thể hiện thông điệp về cá tính,
    nghệ thuật, sự trao quyền và chính trị
  • 0:21 - 0:24
    nhưng cũng đồng thời bị xem là phá hoại
  • 0:24 - 0:27
    và hóa ra, nó không có gì mới cả
  • 0:27 - 0:32
    Graffiti, nghệ thuật viết hay
    nguệch ngoạc lên công trình công cộng
  • 0:32 - 0:34
    đã có từ hàng nghìn năm trước
  • 0:34 - 0:36
    Trong suốt khoảng thời gian đó
  • 0:36 - 0:38
    nó khơi lên chính câu hỏi
    chúng ta vẫn hay tranh cãi
  • 0:38 - 0:40
    đó là nghệ thuật
  • 0:40 - 0:42
    hay phá hoại
  • 0:42 - 0:48
    vào thế kỉ I TCN, người La Mã
    thường viết thông báo lên tường
  • 0:48 - 0:49
    trong khi đó ,cách đó khá xa
  • 0:49 - 0:54
    người Maya khắc vô vàn bức vẽ lên tường
  • 0:54 - 0:57
    Không phải lúc nào nó cũng
    là một hành vi nổi loạn
  • 0:57 - 1:01
    Tại Pompeii, dân thường hay vẽ lên tường
    những câu thần chú,
  • 1:01 - 1:03
    câu chuyện tình đơn phương
  • 1:03 - 1:06
    tuyên truyền về chiến dịch chính trị
  • 1:06 - 1:10
    và cả thông điệp
    ủng hộ đấu sĩ họ yêu thích
  • 1:10 - 1:14
    Theo một số người, trong đó có triết gia
    Hy Lạp Plutarch, phản đối
  • 1:14 - 1:17
    và cho rằng graffiti thật lố bịch
    và vô nghĩa
  • 1:17 - 1:19
    Nhưng phải đến thế kỉ thứ 5
  • 1:19 - 1:24
    nguồn gốc của định nghĩa mới về sự phá
    hoại của công mới nảy sinh
  • 1:24 - 1:28
    Vào thời điểm đó, bộ tộc man rợ hay là
    người Vandals đã tràn vào Roma,
  • 1:28 - 1:31
    cướp bóc và đốt phá thành phố.
  • 1:31 - 1:35
    Nhưng nhiều thế kỉ sau, thuật ngữ
    phá hoại của công mới thực sự được đặt ra
  • 1:35 - 1:39
    khi người dân phản đối việc
    xóa sổ nghệ thuật trong Cách mạng Pháp
  • 1:39 - 1:42
    vì graffiti ngày càng liên quan đến
  • 1:42 - 1:44
    những cuộc nổi loạn và sự khiêu khích
  • 1:44 - 1:48
    nên người ta gán nó với sự phá hoại
  • 1:48 - 1:52
    đó là một phần lý do tại sao ngày nay
    nhiều nghệ sĩ graffiti giấu mặt
  • 1:52 - 1:55
    một số người khác lấy một cái tên giả
    để tránh bị trả thù
  • 1:55 - 2:00
    cũng có người làm vậy để thiết lập
    mối quan hệ và đánh dấu lãnh thổ
  • 2:00 - 2:02
    mở đầu bằng graffiti có chữ ký
    vào thập niên 60
  • 2:02 - 2:05
    nổi danh và vô danh
    trở thành hai mảnh ghép mới
  • 2:05 - 2:08
    trên đường phố New York và Philadelphia
  • 2:08 - 2:12
    Họ đánh dấu bằng mật mã để lần theo
    dấu vết của mình trong thành phố
  • 2:12 - 2:15
    và cũng để ám chỉ danh tính của họ
  • 2:15 - 2:19
    Tính bất hợp pháp của việc vẽ graffiti
    đẩy nó vào trong bóng tối
  • 2:19 - 2:23
    nhưng cũng kích thích sự tò mò
    và sự quan tâm, theo dõi của cộng đồng
  • 2:23 - 2:27
    Cốt lõi của lịch sử graffiti nằm
    ở vấn đề về không gian và sự sở hữu
  • 2:27 - 2:32
    Sự biến đổi đương thời của graffiti
    đi đôi với sự xung đột văn hóa
  • 2:32 - 2:35
    Phong trào này nói lên sự
    chống lại các nguyên tắc truyền thống
  • 2:35 - 2:40
    nghệ nhân graffiti cũng thách thức
    ranh giới cố hữu của tài sản công
  • 2:40 - 2:42
    Họ chiếm lại xe điện ngầm
  • 2:42 - 2:43
    bảng thông báo
  • 2:43 - 2:47
    và hơn thế nữa, có lần họ đã đi đi quá xa
    khi vẽ lên cả một con voi trong sở thú
  • 2:47 - 2:48
    Phong trào chính trị
  • 2:48 - 2:51
    cũng dùng tranh tường để
    lan truyền thông điệp
  • 2:51 - 2:55
    trong Thế chiến thứ 2, cả đảng Phát xít
    và các phe chống đối
  • 2:55 - 2:58
    đều tuyên truyền trên các bức tường
  • 2:58 - 3:01
    một bên tường Berlin đầy graffiti
  • 3:01 - 3:04
    được xem như một biểu tượng hùng hồn
    của một bên là đàn áp
  • 3:04 - 3:07
    và bên kia là tương đối tự do
    tiếp cận của công
  • 3:07 - 3:08
    Khi phong trào chống văn hóa
  • 3:08 - 3:11
    cùng với graffiti trở thành xu hướng
  • 3:11 - 3:15
    liệu graffiti có được chấp nhận?
  • 3:15 - 3:19
    Kể từ khi hội graffiti được lập ra
    vào thập niên 70
  • 3:19 - 3:23
    và sự cho phép các nghệ sĩ graffiti tham
    dự triển lãm nghệ thuật một thập kỉ sau
  • 3:23 - 3:29
    graffiti vừa đi ngược xu hướng
    nhưng lại vừa là một trào lưu
  • 3:29 - 3:33
    Nhiều thương nhân và nghệ nhân vẽ chữ
    lấy phong cách graffiti
  • 3:33 - 3:35
    làm định nghĩa graffiti trở nên càng
    không rõ ràng hơn
  • 3:35 - 3:38
    Đã từng có sự hợp tác kì lạ
    giữa nghệ sĩ graffiti
  • 3:38 - 3:40
    với bảo tàng và nhãn hiệu truyền thống
  • 3:40 - 3:42
    đưa các nghệ sĩ này ra khỏi
    sự ẩn mình
  • 3:42 - 3:44
    đến ánh hào quang
  • 3:44 - 3:48
    Mặc dù graffiti dính dáng đến phá hoại
  • 3:48 - 3:50
    nó lại là một phương tiện
    để tự do biểu đạt nghệ thuật
  • 3:50 - 3:53
    ngày nay, cuộc tranh luận về ranh giới
  • 3:53 - 3:58
    giữa làm mất đi hay tô điểm thêm vẻ đẹp
    chưa có hồi kết
  • 3:58 - 4:01
    nghệ nhân graffiti vẫn thách thức
    sự đồng tình về giá trị nghệ thuật
  • 4:01 - 4:03
    và mức độ sở hữu không gian như thế nào
  • 4:03 - 4:08
    dù là sơn xịt, viết nguệch ngoạc hay khắc
    graffiti làm nổi lên những câu hỏi
  • 4:08 - 4:12
    về sự sở hữu, nghệ thuật và sự chấp thuận
Title:
Đôi nét lịch sử của graffiti - Kelly Wall
Description:

Xem toàn bộ bài học: http://ed.ted.com/lessons/a-brief-history-of-graffiti-kelly-wall

Xe điện ngầm bao phủ bởi sơn xịt, những cây cầu đầy dấu vết, những bức tường đầy tranh vẽ - graffiti xuất hiện nổi bật trên từng ngóc ngách của thành phố. Hóa ra, nó không mới. Graffiti đã có từ hàng ngàn năm trước. Trải qua bao thời kỳ, nó vẫn làm dấy lên câu hỏi mà ta vẫn hay tranh cãi: Nó là nghệ thuật hay phá hoại?
Kelly Wall miêu tả lại lịch sử graffiti

Bài học bởi Kelly Wall, minh họa bởi Tomás Pichardo Espaillat.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:32

Vietnamese subtitles

Revisions