Return to Video

Liệu sao chổi có thể là nguồn gốc của sự sống trên Trái Đất? - Justin Dowd

  • 0:07 - 0:09
    Con người đã quan sát sao chổi
    hàng ngàn năm qua
  • 0:09 - 0:13
    khi chúng theo quỹ đạo đi vào
    khoảng cách nhìn thấy của Trái Đất.
  • 0:13 - 0:15
    Xuất hiện trong nhiều ghi chép lịch sử,
  • 0:15 - 0:18
    những chùm sáng bí ẩn
    không rõ đến từ đâu
  • 0:18 - 0:20
    và biến mất trong chốc lát
  • 0:20 - 0:23
    đã từng bị xem là điềm xấu báo hiệu
    chiến tranh và nạn đói,
  • 0:23 - 0:24
    hay cơn thịnh nộ của các vị thần.
  • 0:24 - 0:29
    Nhưng nghiên cứu gần đây lại tìm ra rằng
    sao chổi có thể có liên hệ mật thiết
  • 0:29 - 0:31
    với sự tồn tại của con người ở Trái Đất
  • 0:31 - 0:34
    hơn là bất kỳ lời giải thích
    thần bí nào như trên.
  • 0:34 - 0:37
    Khi nghĩ về đến Hệ Mặt Trời,
    chắc bạn sẽ hình dung ra 9,
  • 0:37 - 0:41
    xin lỗi, 8, hành tinh quay quanh Mặt Trời.
  • 0:41 - 0:44
    Nhưng bên ngoài Hải Vương tinh,
    xa sức nóng của Mặt Trời,
  • 0:44 - 0:46
    người ta đã tìm thấy một vòng
    các khối băng nằm rải rác
  • 0:46 - 0:51
    với kích thước khác nhau,
    từ bằng viên bi đến bằng 1 hành tinh nhỏ.
  • 0:51 - 0:54
    Và xa hơn gấp vài ngàn lần
    vòng ngoài của Hệ Mặt Trời
  • 0:54 - 0:58
    có một đám mây hình cầu
    gồm các mảnh vụn và chất khí.
  • 0:58 - 1:01
    Rất nhiều trong số các bụi sao cổ này
    có từ thời kỳ hình thành
  • 1:01 - 1:05
    Hệ Mặt Trời, cách nay 4.6 tỷ năm,
  • 1:05 - 1:09
    trong khi một số bụi sao ở xa nhất
    có thể đến từ một hệ thiên thể láng giềng.
  • 1:09 - 1:12
    Nhưng đôi khi trọng lực từ
    các hành tinh hay ngôi sao đi qua
  • 1:12 - 1:14
    kéo chúng lại gần Hệ Mặt Trời,
  • 1:14 - 1:18
    bắt đầu một hành trình
    có thể kéo dài hàng triệu năm.
  • 1:18 - 1:21
    Và khi các vật thể đóng băng này
    di chuyển lại gần Hệ Mặt Trời,
  • 1:21 - 1:24
    Mặt Trời chuyển từ một tia sáng
    thành nguồn nhiệt cực nóng,
  • 1:24 - 1:28
    làm tan chảy khối băng, lần đầu tiên
    trong hàng tỷ năm.
  • 1:28 - 1:30
    Khí và hơi nước đẩy bụi vào không gian,
  • 1:30 - 1:33
    hình thành một đám mây sáng,
    gọi là coma,
  • 1:33 - 1:36
    nó có thể lớn hơn cả chính Mặt Trời.
  • 1:36 - 1:39
    Trong khi đó, một luồng
    các hạt năng lượng cao
  • 1:39 - 1:42
    liên tục được Mặt Trời phát ra,
    gọi là Gió Mặt Trời,
  • 1:42 - 1:45
    thổi các hạt vật chất
    ra khỏi lõi sao chổi,
  • 1:45 - 1:49
    hình thành một vệt gồm các mảnh vụn
    dài hàng triệu dặm.
  • 1:49 - 1:53
    Băng, khí và bụi phản chiếu
    ánh sáng rực rỡ.
  • 1:53 - 1:56
    Một sao chổi ra đời, quay quanh Mặt Trời
    cùng với các vật thể khác
  • 1:56 - 1:59
    trong Hệ Mặt Trời.
  • 1:59 - 2:01
    Nhưng khi sao chổi di chuyển
    trong Hệ Mặt Trời,
  • 2:01 - 2:07
    Gió Mặt Trời sẽ tách các phân tử ra và
    kết hợp chúng thành các hợp chất khác nhau
  • 2:07 - 2:09
    Trong một số hợp chất mà
    các nhà khoa học tìm thấy,
  • 2:09 - 2:14
    đầu tiên là trong đống đổ nát sót lại
    sau vụ va chạm thiên thạch ở Bắc Canada,
  • 2:14 - 2:18
    sau đó là trong các mẫu thu thập bởi
    tàu vũ trụ từ đuôi một sao chổi bay qua,
  • 2:18 - 2:21
    không có gì khác ngoài axit amin.
  • 2:21 - 2:26
    Kết hợp với nhau để tạo thành protein
    theo chỉ thị được mã hóa trong DNA,
  • 2:26 - 2:29
    đây là những thành phần hoạt động chính
    trong tất cả các tế bào sống,
  • 2:29 - 2:31
    từ vi khuẩn cho đến cá voi xanh.
  • 2:31 - 2:35
    Nếu sao chổi là nơi những thành phần
    đầu tiên của cuộc sống được hình thành,
  • 2:35 - 2:38
    thì chúng chính là nguồn gốc của
    sự sống trên Trái Đất,
  • 2:38 - 2:41
    có lẽ còn của một số nơi khác
    mà chúng đi qua.
  • 2:41 - 2:45
    Chúng ta biết rằng phần lớn các ngôi sao
    đều có vệ tinh quay quanh,
  • 2:45 - 2:49
    cứ 1 trong 5 ngôi sao lại có một vệ tinh
    giống Trái Đất về kích thước và nhiệt độ.
  • 2:49 - 2:54
    Nếu các vệ tinh giống Trái Đất, các phân tử
    tìm thấy ở DNA không phải là bất thường,
  • 2:54 - 2:56
    chúng ta có thể là một trong
    những ví dụ về khả năng
  • 2:56 - 3:00
    ở một hành tinh trong điều kiện phù hợp
    sẽ xuất hiện các phân tử hữu cơ
  • 3:00 - 3:02
    khi va chạm với một sao chổi.
  • 3:02 - 3:04
    Do đó, thay vì là điềm báo của cái chết,
  • 3:04 - 3:07
    ngôi sao chổi đầu tiên đưa
    các axit amin đến Trái Đất
  • 3:07 - 3:09
    có thể là một điềm báo của sự sống,
  • 3:09 - 3:13
    một dự đoán về tương lai xa xôi,
    khi mà tạo hóa của các vì sao
  • 3:13 - 3:17
    sẽ trở về không gian để tìm hiểu
    những bí ẩn về nguồn gốc của họ.
Title:
Liệu sao chổi có thể là nguồn gốc của sự sống trên Trái Đất? - Justin Dowd
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/could-comets-be-the-source-of-life-on-earth-justin-dowd

Trong lịch sử loài người, sao chổi đã bị xem là điềm xấu báo hiệu chiến tranh và nạn đói. Thế nhưng, khoa học gần đây đã tìm ra rằng những thiên thể này thực sự có chứa các axit amin, thành phần cấu tạo nên sự sống trên Trái Đất. Justin Dowd trình bày cho chúng ta ý nghĩa của khám phá quan trọng này.

Bài học bởi Justin Dowd, minh họa bởi Justin Dowd.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
03:38

Vietnamese subtitles

Revisions