Return to Video

Tìm lại cuốn sách bị thất lạc của Archimedes

  • 0:00 - 0:03
    Những văn bản có giá trị lớn
    của thế giới cổ đại
  • 0:03 - 0:06
    không còn tồn tại dưới dạng nguyên bản nữa,
  • 0:06 - 0:10
    mà dưới dạng bản sao
    do những người chép chữ từ thời Trung cổ
  • 0:10 - 0:12
    chép lại, rồi chép lại.
  • 0:12 - 0:14
    Cũng tương tự như với Archimedes
    (Ác-si-mét),
  • 0:14 - 0:16
    nhà toán học vĩ đại người Hy Lạp.
  • 0:16 - 0:19
    Tất cả những gì chúng ta biết về
    nhà toán học Archimedes
  • 0:19 - 0:22
    chỉ được ghi lại trong 3 quyển sách,
  • 0:22 - 0:24
    chúng được gọi là A, B, C.
  • 0:24 - 0:29
    Quyển A bị một nhà nghiên cứu về văn hóa Ý
    làm mất năm 1564.
  • 0:29 - 0:31
    Quyển B được thấy lần cuối
    tại thư viện của Giáo hoàng
  • 0:31 - 0:37
    tại Viterbo, cách Rome khoảng 100 dặm
    về phía Bắc từ năm 1311.
  • 0:37 - 0:42
    Còn Quyển C chỉ được tìm ra vào năm 1906,
  • 0:42 - 0:44
    và nó nằm trên bàn giấy của tôi tại Baltimore
  • 0:48 - 0:48
    vào ngày 19 tháng 1 năm 1999.
  • 0:48 - 0:49
    Và Quyển C ấy đây.
  • 0:51 - 0:56
    Thực ra Quyển C được chôn vùi trong cuốn sách này.
  • 0:56 - 0:57
    Đó là kho báu bị chôn vùi.
  • 0:57 - 1:00
    Vì thực ra đây là một cuốn kinh cầu.
  • 1:00 - 1:03
    Một người tên là Johannes Myrones đã tạo ra
  • 1:03 - 1:06
    vào ngày 14 tháng 4 năm 1229.
  • 1:06 - 1:09
    Và để làm ra cuốn kinh cầu, ông đấy đã
    dùng tới các cuộn giấy da cừu.
  • 1:09 - 1:11
    Nhưng ông ta không dùng cuộn da cừu mới,
  • 1:11 - 1:14
    mà tái sử dụng những cuộn cũ từ
    những bản chép tay trước đó.
  • 1:14 - 1:16
    Ông ấy dùng đến 7 cuộn.
  • 1:16 - 1:20
    Và Archimedes Quyển C
    là 1 trong số 7 cuộn đó.
  • 1:20 - 1:25
    Ông tách rời các tờ trong
    bản chép tay Archimedes và 7 cuộn khác.
  • 1:25 - 1:28
    Ông xóa hết các chữ đi,
  • 1:28 - 1:31
    và cắt đôi các tờ,
  • 1:31 - 1:33
    xáo tung lên,
  • 1:33 - 1:35
    xoay ngược một góc 90 độ,
  • 1:35 - 1:37
    và viết lời kinh lên trên những cuốn sách này.
  • 1:37 - 1:39
    Lẽ dĩ nhiên 7 cuốn sách chép tay
  • 1:39 - 1:43
    mất tăm mất tích trong suốt 700 năm,
    thay vào đó ta có cuốn kinh cầu.
  • 1:43 - 1:46
    Cuốn kinh đã được người đàn ông này phát hiện ra,
  • 1:46 - 1:49
    Johan Ludvig Heiberg, vào năm 1906.
  • 1:49 - 1:51
    Và chỉ với kính lúp,
  • 1:51 - 1:53
    ông đã ghi lại tất cả mọi văn tự mà ông có thể
  • 1:53 - 1:57
    Và ông ấy đã tìm được 2 văn tự trong bản chép tay này
  • 1:57 - 1:58
    là những văn tự có một không hai.
  • 1:58 - 2:00
    Chúng không hề nằm trong Quyển A và B,
  • 2:00 - 2:02
    mà hoàn toàn mới, của Archimedes,
  • 2:02 - 2:05
    được gọi là "Phương pháp" (The Method)
    và luận thuyết "Stomachion".
  • 2:05 - 2:07
    Và nó trở thành bản chép tay lừng danh thế giới.
  • 2:07 - 2:09
    Giờ đây, rõ ràng là
  • 2:09 - 2:12
    cuốn sách đang trong tình trạng rất tệ
  • 2:12 - 2:15
    hơn cả hồi thế kỉ 20,
  • 2:15 - 2:17
    sau khi Heiberg tìm ra nó.
  • 2:17 - 2:18
    Chữ kí giả mạo bị sơn lên trên cuốn sách,
  • 2:18 - 2:22
    và quyển sách bị mốc rất trầm trọng.
  • 2:22 - 2:25
    Cuốn sách là định nghĩa về một vật bỏ đi.
  • 2:25 - 2:27
    Đó là một loại sách
  • 2:27 - 2:30
    mà bạn tưởng rằng nó nên thuộc quyền sở hữu của cơ quan chuyên trách.
  • 2:30 - 2:32
    Nhưng không,
  • 2:32 - 2:37
    một nhà sở hữu tư nhân đã mua lại nó vào năm 1998.
  • 2:37 - 2:38
    Lí do gì mà ông ấy lại mua cuốn sách này?
  • 2:38 - 2:42
    Vì ông muốn cuốn sách mong manh này
    sẽ được giữ an toàn.
  • 2:42 - 2:45
    Ông muốn cuốn sách có một không hai này
    có mặt ở khắp nơi.
  • 2:45 - 2:50
    Ông muốn cuốn sách vô giá này
    trở nên miễn phí.
  • 2:50 - 2:53
    Và ông muốn thực hiện những việc này
    trên vấn đề nguyên tắc.
  • 2:53 - 2:57
    Vì không nhiều người được đọc Archimedes
    bằng tiếng Hy Lạp cổ,
  • 2:57 - 3:00
    nhưng họ nên được có cơ hội làm việc ấy.
  • 3:00 - 3:03
    Thế là ông tập hợp
    những người bạn của Archimedes lại,
  • 3:03 - 3:06
    và ông hứa trả tiền cho mọi việc.
  • 3:06 - 3:07
    Và đó là một công việc đắt đỏ,
  • 3:07 - 3:11
    nhưng thực ra cũng không tốn nhiều tiền
    như bạn nghĩ,
  • 3:11 - 3:13
    bởi những con người này,
    họ không tham gia vì tiền,
  • 3:13 - 3:15
    họ tham gia vì chính Archimedes.
  • 3:15 - 3:16
    Và họ cũng là những thành phần
    khác nhau trong xã hội.
  • 3:16 - 3:19
    Họ là những nhà vật lý hạt nhân,
  • 3:19 - 3:20
    họ là những nhà triết học kinh điển,
  • 3:20 - 3:22
    họ là những nhà bảo tồn sách,
  • 3:22 - 3:25
    họ là những nhà nghiên cứu toán học cổ đại,
  • 3:25 - 3:27
    họ là những nhà quản lý dữ liệu,
  • 3:27 - 3:30
    họ là những nhà chẩn đoán hình ảnh
    và quản lý chương trình khoa học.
  • 3:30 - 3:33
    Và họ cùng nhau làm việc
    trên bản chép tay này.
  • 3:33 - 3:37
    Vấn đề đầu tiên là việc bảo quản.
  • 3:37 - 3:39
    Và chúng ta phải giải quyết như sau:
  • 3:39 - 3:42
    Trên bìa cuốn sách có keo dán.
  • 3:42 - 3:44
    Và nếu quí vị nhìn kỹ vào tấm ảnh này,
  • 3:44 - 3:46
    nửa dưới của cuốn sách có màu nâu.
  • 3:46 - 3:47
    và keo dán là loại
    không nhìn thấy được.
  • 3:47 - 3:49
    Nếu bạn là một nhà bảo tồn,
  • 3:49 - 3:51
    bạn có thể lấy keo dán này ra khá là dễ dàng.
  • 3:51 - 3:54
    Nửa trên là keo gỗ Elmer.
  • 3:54 - 3:56
    Đó là keo sữa PVAC
  • 3:56 - 3:59
    một khi đã khô sẽ không hòa tan trong nước.
  • 3:59 - 4:02
    Nó cứng hơn nhiều
    so với cuộn da cừu đã chép chữ.
  • 4:02 - 4:05
    Thế nên, trước khi có thể chụp hình ảnh
    cuốn sách của Archimedes,
  • 4:05 - 4:07
    chúng tôi phải tháo được sách ra.
  • 4:07 - 4:10
    Mất tới 4 năm.
  • 4:10 - 4:13
    Và đây là một pha chớp nhoáng, thưa quí vị.
  • 4:13 - 4:16
    (tiếng cười)
  • 4:16 - 4:20
    Một việc nữa là chúng tôi phải loại bỏ hết lớp sáp,
  • 4:20 - 4:22
    vì nó được dùng trong nghi thức tế lễ
  • 4:22 - 4:24
    của Nhà thờ Chính thống giáo Hy Lạp
  • 4:24 - 4:25
    và họ sử dụng sáp nến.
  • 4:25 - 4:27
    Và sáp nến bẩn,
  • 4:27 - 4:29
    nên chúng tôi khó mà chụp hình qua lớp sáp ấy.
  • 4:29 - 4:32
    Thế rồi, chúng tôi cạo hết sáp một cách máy móc.
  • 4:32 - 4:34
    Khó mà kể chính xác với quí vị
  • 4:34 - 4:37
    tình trạng của cuốn sách tệ tới mức nào,
  • 4:37 - 4:39
    nhưng rồi từng phần nhỏ cũng dần hé lộ.
  • 4:39 - 4:42
    Trong một cuốn sách thông thường, ta không
    lo lắng lắm về những phần nhỏ.
  • 4:42 - 4:45
    nhưng đây là những phần nhỏ chứa văn tự
    có một không hai của Archimedes.
  • 4:45 - 4:47
    Vì vậy, từng mảnh tí xíu
  • 4:47 - 4:52
    được chúng tôi kì công đưa về đúng vị trí.
  • 4:52 - 4:55
    Sau đó, chúng tôi bắt đầu
    chụp ảnh bản chép tay này.
  • 4:55 - 4:57
    Và chúng tôi chụp bản chép tay
  • 4:57 - 4:59
    dưới 14 dải sóng ánh sáng khác nhau.
  • 4:59 - 5:03
    Lí do là khi bạn nhìn một vật
    dưới các dải sóng ánh sáng khác nhau,
  • 5:03 - 5:04
    bạn sẽ thấy những điều khác nhau.
  • 5:04 - 5:06
    Và đây là ảnh chụp một trang
  • 5:06 - 5:08
    dưới 14 dải sóng ánh sáng khác nhau.
  • 5:08 - 5:10
    Nhưng không hình ảnh nào có hiệu quả.
  • 5:10 - 5:15
    Thế nên chúng tôi đã xử lý các hình ảnh
    cùng với nhau,
  • 5:15 - 5:18
    và đưa hai bức ảnh vào một màn hình trống.
  • 5:18 - 5:21
    Và đây là hai bức hình khác nhau
    của bản chép tay Archimedes.
  • 5:21 - 5:23
    Bức hình bên trái
  • 5:23 - 5:24
    là bức chụp trong ánh sáng đỏ thông thường.
  • 5:24 - 5:26
    Và bức phía bên phải là bức chụp trong tia cực tím.
  • 5:26 - 5:27
    Và trong bức ảnh bên phải,
  • 5:27 - 5:29
    có thể bạn sẽ thấy một số chữ viết
    trong cuốn Archimedes.
  • 5:29 - 5:32
    Nếu ghép chúng vào trong một khung ảnh số,
  • 5:32 - 5:35
    tấm da cừu sáng lên trong cả hai hình ảnh
  • 5:35 - 5:37
    và nó sẽ trở nên rất sáng.
  • 5:37 - 5:40
    Cuốn kinh cầu nguyện tối đi
    trong cả hai bức ảnh
  • 5:40 - 5:42
    và nó sẽ trở nên rất tối.
  • 5:42 - 5:45
    Những văn tự trong cuốn sách Archimedes tối
    trong bức hình này, và sáng trong bức hình khác.
  • 5:45 - 5:48
    Và nó sẽ trở nên tối nhưng có màu đỏ,
  • 5:48 - 5:50
    và ta bắt đầu có thể đọc được tương đối rõ ràng.
  • 5:50 - 5:53
    Và nó trông như thế này.
  • 5:53 - 5:56
    Đây là trước và sau khi chụp ảnh,
  • 5:56 - 5:59
    nhưng bạn không đọc các bức ảnh
    trên màn hình như vậy được đâu.
  • 5:59 - 6:02
    Bạn phải thu nhỏ và thu nhỏ,
  • 6:02 - 6:05
    rồi thu nhỏ, và thu nhỏ nữa
  • 6:05 - 6:07
    và giờ thì bạn đọc được rồi đấy.
  • 6:07 - 6:14
    (tiếng vỗ tay)
  • 6:14 - 6:17
    Nếu bạn xử lý hai bức ảnh theo cách khác,
  • 6:17 - 6:20
    thực sự bạn sẽ bỏ được
    những văn tự trong cuốn kinh cầu.
  • 6:20 - 6:21
    Điều này quan trọng vô cùng,
  • 6:21 - 6:24
    vì biểu đồ trong bản chép tay
  • 6:24 - 6:26
    là nguồn biểu đồ có một không hai
  • 6:26 - 6:29
    mà Archimedes đã vẽ trên cát vào thế kỉ 4 TCN.
  • 6:29 - 6:32
    Và đây, tôi có thể đưa cho quí vị
  • 6:32 - 6:34
    Với loại hình ảnh này,
  • 6:34 - 6:37
    hình ảnh dưới ánh sáng hồng ngoại, tử ngoại,
    ánh sáng không nhìn thấy,
  • 6:37 - 6:40
    chúng ta sẽ chẳng bao giờ chụp xuyên qua
    lớp giả trang nền vàng.
  • 6:40 - 6:42
    Vậy chúng ta làm thế nào đây?
  • 6:42 - 6:44
    Chúng tôi lấy bản chép tay,
  • 6:44 - 6:48
    và quyết đinh chụp ảnh dưới chế độ X-quang.
  • 6:48 - 6:51
    Khi một tia X chiếu vào biểu đồ bên trái,
  • 6:51 - 6:55
    nó đánh bật một electron từ
    vỏ bên trong nguyên tử.
  • 6:55 - 6:57
    Và eletron đó biến mất.
  • 6:57 - 7:00
    Và khi nó biến mất, một electron từ vỏ
    văng xa ra
  • 7:00 - 7:03
    nhảy vào, và chiếm chỗ.
  • 7:03 - 7:04
    Và khi nó chiếm chỗ,
  • 7:04 - 7:07
    nó tỏa ra phóng xạ điện từ.
  • 7:07 - 7:08
    Nó tỏa ra tia X.
  • 7:08 - 7:11
    Và tia X này mang bước sóng riêng
  • 7:11 - 7:13
    với nguyên tử mà nó xuyên vào.
  • 7:13 - 7:15
    Và cái chúng tôi muốn lấy
  • 7:15 - 7:17
    là sắt.
  • 7:17 - 7:19
    Vì mực được viết bằng sắt.
  • 7:19 - 7:20
    Và nếu chúng tôi có thể xác định
  • 7:20 - 7:23
    tia X ra đằng nào, đến từ đâu
  • 7:23 - 7:25
    chúng tôi có thể xác định tất cả
    phân tử sắt trên trang viết,
  • 7:25 - 7:28
    về lý thuyết, chúng tôi có thể
    đọc được hình ảnh.
  • 7:28 - 7:32
    Vấn đề là cần có một nguồn ánh sáng
    mạnh, để làm được điều này.
  • 7:32 - 7:35
    Nên chúng tôi đưa bản chép tới
    Phòng thí nghiệm phóng xạ Synchrotron Stanford.
  • 7:35 - 7:37
    tại California.
  • 7:37 - 7:38
    là một máy gia tốc hạt.
  • 7:38 - 7:40
    Electron đi vòng quanh theo một chiều,
  • 7:40 - 7:42
    positron đi vòng quanh theo chiều ngược lại.
  • 7:42 - 7:43
    Chúng gặp nhau ở giữa.
  • 7:43 - 7:46
    và tạo ra các hạt hạ nguyên tử,
  • 7:46 - 7:48
    như hạt Quark C và hạt Tau Lepton.
  • 7:48 - 7:51
    Đến lúc này, ta vẫn chưa thực sự đưa
    Archimedes ra ánh sáng.
  • 7:51 - 7:54
    Nhưng khi các electron đi vòng quanh
    với tốc độ ánh sáng,
  • 7:54 - 7:56
    chúng tỏa ra tia X.
  • 7:56 - 7:58
    Và đây là nguồn ánh sáng mạnh nhất
    trong hệ mặt trời.
  • 7:58 - 8:00
    Chúng được gọi là phóng xạ synchrotron,
  • 8:00 - 8:02
    và nó thường được dùng để nhìn những thứ
  • 8:02 - 8:04
    như protein, và những thứ tương tự.
  • 8:04 - 8:08
    Nhưng chúng tôi muốn nhìn thấy
    các nguyên tử, nguyên tử sắt,
  • 8:08 - 8:11
    nên chúng tôi đọc các trang
    từ đằng trước và đằng sau.
  • 8:11 - 8:13
    Và kì diệu thay, chúng tôi thấy
    mình có thể làm thế.
  • 8:13 - 8:16
    Mất khoảng 17 phút cho mỗi trang.
  • 8:16 - 8:19
    Vậy chúng tôi đã phát hiện ra gì nào?
  • 8:19 - 8:21
    Đó là những đoạn văn tự độc nhất
    trong cuốn sách của Archimedes
  • 8:21 - 8:23
    được gọi là "The Stomachion".
  • 8:23 - 8:25
    Và nó không hề tồn tại trong Quyển A và B.
  • 8:25 - 8:28
    Và chúng tôi biết cuốn sách
    liên quan đến hình vuông này.
  • 8:28 - 8:30
    Đây là một hình vuông hoàn hảo,
  • 8:30 - 8:32
    và nó được chia làm 14 mảnh.
  • 8:32 - 8:34
    Nhưng không ai hay biết Archimedes
    làm gì với 14 mảnh này.
  • 8:34 - 8:37
    Và giờ chúng tôi cho là mình đã biết.
  • 8:37 - 8:38
    Ông ấy đang cố tìm ra
  • 8:38 - 8:41
    có bao nhiêu cách có thể ghép 14 mảnh này
  • 8:41 - 8:43
    mà vẫn thành được 1 hình vuông hoàn hảo.
  • 8:43 - 8:47
    Có ai ở đây muốn đoán đáp án không?
  • 8:47 - 8:52
    17,152 cách, chia làm 536 nhóm.
  • 8:52 - 8:54
    Và điều đó quan trọng ở chỗ
  • 8:54 - 8:58
    đây là nghiên cứu sớm nhất về tổ hợp
    trong toán học.
  • 8:58 - 9:02
    Và tổ hợp là một bộ phận đẹp đẽ và thú vị
    của toán học.
  • 9:02 - 9:05
    Điều thực sự đáng kinh ngạc
    về quyển chép tay này
  • 9:05 - 9:07
    là khi chúng tôi nhìn vào
    những quyển khác
  • 9:07 - 9:09
    mà tấm da cừu này đã tạo nên,
  • 9:09 - 9:11
    do người chép chữ sử dụng
    để làm nên cuốn sách này,
  • 9:11 - 9:14
    thì một trong số chúng là một cuốn chép tay
    chứa các văn tự của Hyperides.
  • 9:14 - 9:19
    Hyperides là một nhà hùng biện
    từ thế kỉ 4 TCN
  • 9:19 - 9:21
    Ông chính là người đương thời
    với Demosthenes.
  • 9:21 - 9:26
    Vào năm 338 TCN, ông cùng với Demosthenes
  • 9:26 - 9:27
    quyết tâm đứng lên phản kháng
  • 9:27 - 9:29
    quyền lực quân sự của Philip xứ Macedon.
  • 9:29 - 9:33
    Và thế là Athens cùng Thebes
    cùng đánh lại Philip xứ Macedon.
  • 9:33 - 9:34
    Đó là một ý tưởng tồi,
  • 9:34 - 9:38
    vì Philip xứ Macedon có người con trai
    mà ta gọi là Alexander Đại đế
  • 9:38 - 9:40
    và họ đã thua trong trận Chaeronea.
  • 9:40 - 9:43
    Alexander Đại đế tiếp tục chinh phục
    thế giới
  • 9:43 - 9:45
    Hyperides bị xét xử vì tội phản quốc.
  • 9:45 - 9:49
    Và đây là bài diễn văn ông nói tại phiên tòa
  • 9:49 - 9:50
    và đó là một bài diễn văn tuyệt vời:
  • 9:50 - 9:52
    Ông đã nói: "Tốt hơn cả, là chiến thắng".
  • 9:52 - 9:54
    Nhưng nếu không thể chiến thắng,
  • 9:54 - 9:56
    thì hãy chiến đấu vì một mục đích cao cả,
  • 9:56 - 9:58
    vì bạn sẽ được người đời sau tưởng nhớ.
  • 9:58 - 9:59
    Hãy nghĩ đến bè lũ Spartan.
  • 9:59 - 10:01
    Bọn chúng thắng vô số kể,
  • 10:01 - 10:03
    nhưng chẳng ai nhớ chúng là ai
  • 10:03 - 10:05
    vì chúng chiến đấu vì những mục đích vị kỉ.
  • 10:05 - 10:09
    Chỉ có một trận chiến của quân Spartan
    khiến ai nấy đều nhớ đến ngày nay
  • 10:09 - 10:10
    là trận chiến thành Thermopylae
  • 10:10 - 10:12
    nơi chúng bị tiêu diệt đến người cuối cùng,
  • 10:12 - 10:14
    nhưng đã chiến đấu vì tự do của Hy Lạp."
  • 10:14 - 10:17
    Đó quả là một bài diễn thuyết tuyệt vời
  • 10:17 - 10:20
    tới mức Tòa án thành Athen
    đã thả tự do cho ông.
  • 10:20 - 10:22
    Ông sống được 10 năm nữa,
  • 10:22 - 10:25
    rồi bè lũ Macedonia đã bắt được ông.
  • 10:25 - 10:28
    Chúng cắt lưỡi ông
    để nhạo báng tài hùng biện của ông
  • 10:28 - 10:31
    và không ai biết chúng đã làm gì
    với thi thể của ông.
  • 10:31 - 10:34
    Và đây là phát hiện về
    một giọng nói đã mất từ những cổ vật,
  • 10:34 - 10:36
    đang nói chuyện với chúng ta,
    không phải từ bia mộ,
  • 10:36 - 10:38
    vì mộ ông không hề tồn tại,
  • 10:38 - 10:40
    mà là từ Tòa án thành Athen.
  • 10:40 - 10:41
    Giờ đây, tôi nói rằng
  • 10:41 - 10:44
    thông thường, khi bạn nhìn vào
  • 10:44 - 10:46
    bản chép tay thời trung cổ
    đã từng bị xóa đi,
  • 10:46 - 10:47
    bạn không tìm được những văn tự độc đáo.
  • 10:47 - 10:51
    Thế nên, quả là ấn tượng khi tìm thấy
    đến 2 bản văn tự trong một quyển chép tay.
  • 10:51 - 10:54
    Tìm được những 3 bản thì quả là kì lạ.
  • 10:54 - 10:55
    Và chúng tôi đã tìm được 3.
  • 10:55 - 10:57
    Cuốn "Phân loại" của Aristotle
  • 10:57 - 10:59
    là một trong những văn tự nền tảng
    của triết học phương Tây.
  • 10:59 - 11:04
    Và chúng tôi tìm được một lời bình
    từ thế kỉ thứ 3 về quyển này này,
  • 11:04 - 11:07
    có lẽ của Galen, và có thể của Porphyry.
  • 11:07 - 11:09
    Tất cả những tư liệu mà chúng tôi đã thu thập này,
  • 11:09 - 11:11
    tất cả những hình ảnh,
    tất cả những hình ảnh thô,
  • 11:11 - 11:14
    tất cả những bản ghi chép chúng tôi đã thực hiện và những điều tương tự với chúng
  • 11:14 - 11:17
    đã được đưa lên mạng
    với bản quyền Tài sản sáng tạo chung,
  • 11:17 - 11:20
    để bất cứ ai cũng có thể sử dụng
    cho bất cứ mục đích thương mại nào.
  • 11:20 - 11:27
    (vỗ tay)
  • 11:27 - 11:30
    Tại sao người chủ cuốn chép tay này
    lại làm như vậy?
  • 11:30 - 11:34
    Bởi vì ông ấy hiểu về tư liệu
    cũng như về sách.
  • 11:34 - 11:35
    Điều cần làm với sách,
  • 11:35 - 11:37
    nếu bạn muốn đảm bảo
    sẽ sử dụng sách được lâu dài,
  • 11:37 - 11:39
    là giấu chúng trong tủ,
  • 11:39 - 11:41
    và chỉ cho rất ít người chiêm ngưỡng chúng mà thôi.
  • 11:41 - 11:44
    Nếu bạn muốn tư liệu được sống,
  • 11:44 - 11:47
    hãy chia sẻ nó và để tất cả mọi người cùng biết đến
  • 11:47 - 11:50
    và kiểm soát tư liệu đó càng ít càng tốt.
  • 11:50 - 11:51
    Và đó là điều ông ấy đã làm.
  • 11:51 - 11:55
    Và các tổ chức bảo tồn có thể học tập.
  • 11:55 - 11:57
    Vì hiện nay, các tổ chức này
  • 11:57 - 12:00
    giam hãm các tư liệu với việc
    hạn chế bản quyền
  • 12:00 - 12:02
    Nếu bạn muốn nhìn thấy các bản chép tay
    thời Trung cổ trên Web,
  • 12:02 - 12:06
    hiện tại bạn có thể truy cập
    trang Web của Thư viện quốc gia Y
  • 12:06 - 12:09
    hay trang Web của Thư viện trường Đại học X,
  • 12:09 - 12:11
    quá là tẻ nhạt
  • 12:11 - 12:12
    khi xử lý các dữ liệu kỹ thuật số.
  • 12:12 - 12:15
    Điều bạn muốn làm là tập hợp tất cả lại.
  • 12:15 - 12:18
    Vì trong tương lai, trang web của
    các bản chép tay cổ xưa
  • 12:18 - 12:21
    sẽ không do các tổ chức xây dựng nên,
  • 12:21 - 12:24
    mà do những người sử dụng xây dựng nên,
  • 12:24 - 12:26
    những người đã tổng hợp những tư liệu này lại
  • 12:26 - 12:29
    những người đã muốn tập hợp
    tất cả các loại bản đồ
  • 12:29 - 12:31
    từ quê hương của họ,
  • 12:31 - 12:33
    tất cả những câu chuyện lãng mạn
    thời trung cổ
  • 12:33 - 12:34
    từ quê hương của họ,
  • 12:34 - 12:38
    những người chỉ muốn bảo tồn
    những lựa chọn vinh quang của riêng mình
  • 12:38 - 12:39
    của những điều đẹp đẽ.
  • 12:39 - 12:41
    Và đó là tương lai của Web.
  • 12:41 - 12:44
    Đó là một tương lai hấp dẫn và đẹp đẽ,
  • 12:44 - 12:46
    nhưng chỉ khi chúng ta có thể khiến điều đó xảy ra.
  • 12:46 - 12:49
    Hiện nay, tại Bảo tàng Nghệ thuật Walter,
    chúng tôi đã học theo cách này,
  • 12:49 - 12:52
    và đưa tất cả các bản chép tay mà chúng tôi có lên Web
  • 12:52 - 12:54
    để ai cũng có thể thưởng thức.
  • 12:54 - 12:57
    tất cả cả tư liệu thô, những mô tả,
    những siêu dữ liệu
  • 12:57 - 12:59
    dưới bản quyền Tài sản sáng tạo chung.
  • 12:59 - 13:01
    Hiện nay, Bảo tàng Nghệ thuật Walter
    mới chỉ là một bảo tàng nhỏ,
  • 13:01 - 13:03
    và có những bản chép tay hoàn mĩ,
  • 13:03 - 13:05
    nhưng tư liệu quả là tuyệt vời.
  • 13:05 - 13:06
    và kết quả của những điều đó là,
  • 13:06 - 13:09
    nếu bạn tìm kiếm bằng Google Hình ảnh
    ngay bây giờ,
  • 13:09 - 13:13
    lấy ví dụ bạn gõ vào "bản chép kinh Koran
    được chiếu sáng"
  • 13:13 - 13:17
    bạn sẽ tìm thấy 24 trên tổng số 28 bức hình
    đến từ bảo tàng của tôi.
  • 13:17 - 13:23
    (vỗ tay).
  • 13:23 - 13:28
    Hãy nghĩ ngợi một chút về điều này.
  • 13:28 - 13:30
    Có những gì bên trong một viện bảo tồn ?
  • 13:30 - 13:32
    Có tất cả mọi thứ nằm trong diện bảo tồn.
  • 13:32 - 13:34
    Bạn có thể nói về những điều Nhân văn
  • 13:34 - 13:36
    nhưng hãy nói về những điều vị kỉ.
  • 13:36 - 13:40
    Bởi vì những gì thực sự tồn tại trong một
    viện bảo tồn là đây:
  • 13:40 - 13:43
    Tại sao người ta lại đến (bảo tàng) Louvre?
  • 13:43 - 13:46
    Họ đến xem bức Mona Lisa.
  • 13:46 - 13:49
    Tại sao họ lại đến xem bức Mona Lisa?
  • 13:49 - 13:52
    Vì họ đã biết cô ấy trông ra sao rồi.
  • 13:52 - 13:54
    Họ biết cô ấy trông ra sao,
  • 13:54 - 13:59
    vì họ đã thấy những bức ảnh của cô ấy khắp mọi nơi.
  • 13:59 - 14:03
    Và giờ thì không cần
  • 14:03 - 14:05
    cấm đoán gì hết.
  • 14:05 - 14:07
    Và tôi nghĩ các tổ chức bảo tồn nên đứng lên
  • 14:07 - 14:11
    và giải phóng tất cả các tư liệu
    với bản quyền không hạn chế,
  • 14:11 - 14:13
    và đó sẽ tạo nên lợi ích vô cùng to lớn
    cho tất cả mọi người.
  • 14:13 - 14:16
    Tại sao chúng ta không để mọi người
    truy cập vào tư liệu này
  • 14:16 - 14:18
    và lưu giữ bộ sưu tập của riêng họ
  • 14:18 - 14:20
    về những kiến thức cổ xưa,
    và những điều tuyệt vời, và đẹp đẽ
  • 14:20 - 14:24
    và tăng lên vẻ đẹp và ý nghĩa văn hóa
  • 14:24 - 14:25
    của Internet.
  • 14:25 - 14:26
    Thực lòng cảm ơn tất cả quí vị!
  • 14:26 - 14:31
    (vỗ tay).
Title:
Tìm lại cuốn sách bị thất lạc của Archimedes
Speaker:
William Noel
Description:

Có cách nào đọc được một bản chép tay đã 2000 năm tuổi, từng bị xóa, cắt rời, ghi và sơn đè lên không? Có chứ, với sức mạnh của máy gia tốc hạt! Nhà bảo tồn sách cổ William Noel đã kể một câu chuyện vô cùng thú vị về cuốn sách da cừu Archimedes, một cuốn kinh cầu Byzatine chứa những bản ghi chép nguyên bản chưa từng được biết tới của nhà toán học Hy Lạp cổ đại Archimedes và cả của những nhân vật lịch sử khác.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
14:53

Vietnamese subtitles

Revisions