Return to Video

Robert Gupta: Sự lựa chọn giữa âm nhạc và y học

  • 0:08 - 0:26
    (Tiếng đàn)
  • 2:23 - 2:26
    (Tiếng vỗ tay)
  • 2:26 - 2:31
    Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay)
  • 2:31 - 2:35
    Xin cám ơn. Tôi rất vinh dự khi được đứng ở đây.
  • 2:35 - 2:37
    Vài tuần trước, tôi có xem một đoạn video trên Youtube
  • 2:37 - 2:39
    về nữ nghị sĩ Hạ viện Gabrielle Giffords
  • 2:39 - 2:41
    đang trong giai đoạn đầu hồi phục sức khỏe
  • 2:41 - 2:44
    sau khi bị bắn bởi một trong những viên đạn khủng khiếp đó.
  • 2:44 - 2:46
    Viên đạn này đã đi xuyên vào bán cầu não trái của bà ấy
  • 2:46 - 2:49
    và làm tổn thương vùng Broca- trung tâm xử lý tiếng nói của não.
  • 2:49 - 2:53
    Và trong đoạn video này, bà Gabby đang tập luyện với một vị bác sĩ trị liệu về ngôn ngữ,
  • 2:53 - 2:55
    và bà ấy rất khó khăn để có thể phát âm
  • 2:55 - 2:58
    một vài từ đơn giản, và các bạn có thể nhìn thấy bà ấy
  • 2:58 - 3:01
    càng lúc càng cảm thấy tồi tệ và kinh khủng, và cuối cùng bà ấy
  • 3:01 - 3:04
    đã òa khóc nức nở và thổn thức
  • 3:04 - 3:08
    trong vòng tay vị bác sĩ trị liệu của bà.
  • 3:08 - 3:10
    Và sau một lúc, bác sĩ của bà thử một cách trị liệu khác,
  • 3:10 - 3:12
    và họ bắt đầu hát cùng nhau,
  • 3:12 - 3:14
    và bà Gabby bắt đầu cất tiếng hát trong nước mắt
  • 3:14 - 3:17
    và các bạn có thể nghe rõ là bà ấy có thể phát âm
  • 3:17 - 3:19
    những ca từ diễn tả cảm xúc của bà ấy,
  • 3:19 - 3:22
    và bà ấy hát, giọng dần dần trầm xuống, bà ấy hát rằng,
  • 3:22 - 3:26
    "Hãy để nó tỏa sáng, hãy để nó tỏa sáng, hãy để nó tỏa sáng."
  • 3:26 - 3:29
    Và nó là một sự nhắc nhở mạnh mẽ và sâu sắc rằng
  • 3:29 - 3:32
    vẻ đẹp đến nhường nào của âm nhạc chính là nó có thể thay lời muốn nói
  • 3:32 - 3:37
    khi không ngôn từ nào có thể diễn tả được, và trong trường hợp của bà Gabby thì đúng là bà không có khả năng nói.
  • 3:37 - 3:39
    Xem đoạn video về bà Gabby Giffords làm tôi nhớ đến
  • 3:39 - 3:42
    công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Gottfried Schlaug,
  • 3:42 - 3:45
    một trong những nhà thần kinh học xuất sắc, nghiên cứu về âm nhạc và não bộ tại đại đọc Havard,
  • 3:45 - 3:48
    và Schlaug là người đề xướng một phương pháp trị liệu gọi là
  • 3:48 - 3:53
    "Trị liệu bằng nhạc điệu" mà hiện nay đã trở nên rất phổ biến trong số các liệu pháp âm nhạc .
  • 3:53 - 3:57
    Schlaug nhận thấy rằng những bệnh nhân bị đột quỵ và mắc phải hội chứng mất ngôn ngữ,
  • 3:57 - 4:02
    tuy không thể nói được những câu có 3 hoặc 4 từ
  • 4:02 - 4:05
    nhưng họ vẫn có thể hát được những ca từ của một bài hát
  • 4:05 - 4:07
    cho dù đó là bài "Chúc mừng sinh nhật"
  • 4:07 - 4:10
    hay là bài hát mà họ yêu thích của nhóm Eagles hay nhóm Rolling stones.
  • 4:10 - 4:13
    Và sau 70 tiếng đồng hồ với các buổi học hát có cường độ cao,
  • 4:13 - 4:17
    ông ấy khám phá ra rằng âm nhạc có khả năng giúp kết nối
  • 4:17 - 4:19
    những dây thần kinh trong não của những người bệnh nhân và tạo ra
  • 4:19 - 4:21
    một trung tâm xử lý tiếng nói tương đồng ở trong bán cầu não phải của họ
  • 4:21 - 4:24
    để thay thế cho trung tâm xử lý tiếng nói đã bị tổn thương ở bán cầu não trái.
  • 4:24 - 4:28
    Lúc tôi 17 tuổi, tôi đã ghé thăm phòng nghiên cứu của tiến sĩ Schaug, và một buổi chiều nọ
  • 4:28 - 4:30
    ông ấy đã giải thích cho tôi một số những nghiên cứu hàng đầu
  • 4:30 - 4:34
    về âm nhạc và não bộ - rằng như thế nào về những người nhạc sĩ chủ yếu có
  • 4:34 - 4:37
    cấu trúc não bộ khác với những người không phải là nhạc sĩ
  • 4:37 - 4:39
    như thế nào về việc âm nhạc, và việc nghe nhạc,
  • 4:39 - 4:41
    có thể làm thức tỉnh toàn bộ não bộ, từ
  • 4:41 - 4:44
    não trước trán xuống tới tiểu não của chúng ta,
  • 4:44 - 4:47
    rằng như thế nào mà âm nhạc đã trở thành một phương thức chữa bệnh tâm thần - thần kinh
  • 4:47 - 4:51
    giúp chữa trị cho những đứa trẻ tự kỷ và những người đang phải đấu tranh
  • 4:51 - 4:54
    với áp lực, lo lắng và trầm cảm.
  • 4:54 - 4:57
    rằng bệnh nhân Parkinson (rối loạn vận động) thấy được rằng sự run rấy
  • 4:57 - 5:00
    và tư thế của họ sẽ trở nên vững vàng như thế nào khi họ nghe nhạc,
  • 5:00 - 5:04
    và rằng như thế nào bệnh nhân mất trí giai đoạn cuối với tình trạng mất trí nhớ
  • 5:04 - 5:07
    đã tiến triển tới mức mà họ không thể nào nhận ra
  • 5:07 - 5:10
    gia đình của họ, vẫn có thể đánh được một giai điệu của Chopin
  • 5:10 - 5:13
    trên cây đàn piano mà họ đã được học khi họ còn nhỏ.
  • 5:13 - 5:16
    Nhưng tôi có một lý do ngầm khi ghé thăm tiến sĩ Schlaug,
  • 5:16 - 5:20
    và nó là : Tôi đang đứng trước một bước ngoặt của cuộc đời,
  • 5:20 - 5:22
    cố gắng chọn giữa âm nhạc và y học.
  • 5:22 - 5:25
    Tôi lúc đó chỉ vừa mới tốt nghiệp đại học và đang làm việc
  • 5:25 - 5:28
    như một trợ lí ở phòng nghiên cứu của Dennis Selkoe,
  • 5:28 - 5:32
    đang nghiên cứu về bệnh Parkinson tại đại học Harvard, và tôi đã trở nên
  • 5:32 - 5:34
    yêu thích ngành thần kinh học. Tôi muốn trở thành một bác sĩ giải phẫu.
  • 5:34 - 5:38
    Tôi muốn trở thành một người bác sĩ giống như Paul Farmer hay Rick Hodes,
  • 5:38 - 5:42
    những người bác sĩ này không ngại khó khăn mà đã đi đến những nơi như Haiti hay Ethiopia
  • 5:42 - 5:45
    và giúp đỡ chữa trị cho những bênh nhân AIDS mắc bệnh lao phổi có sự kháng đa thuốc,
  • 5:45 - 5:49
    hoặc những đứa trẻ bị biến chứng từ ung thư.
  • 5:49 - 5:52
    Tôi muốn trở thành một người bác sĩ của hội Chữ thập đỏ,
  • 5:52 - 5:54
    một người "bác sĩ không biên giới".
  • 5:54 - 5:57
    Mặt khác, tôi đã chơi violin trong suốt cuộc đời mình.
  • 5:57 - 6:01
    Âm nhạc đối với tôi còn hơn cả niềm đam mê. Nó là một sự ám ảnh.
  • 6:01 - 6:04
    Nó là sự sống. Tôi cảm thấy rất may mắn khi được học
  • 6:04 - 6:07
    tại trường Julliard ở Manhattan, và được chơi violin cùng với
  • 6:07 - 6:12
    Zubin Mehta và dàn nhạc giao hưởng Do Thái tại Tel Aviv, trong buổi trình diễn đầu tiên của mình,
  • 6:12 - 6:14
    và hóa ra là tiến sĩ Gottfried Schlaug
  • 6:14 - 6:17
    đã từng học để trở thành một nghệ sĩ đánh đàn organ tại Viện Âm Nhạc Vienna,
  • 6:17 - 6:19
    nhưng ông đã từ bỏ tình yêu âm nhạc để theo đuổi sự nghiệp
  • 6:19 - 6:23
    y học. Và vào buổi chiều hôm đó, tôi cũng đã hỏi ông ấy rằng
  • 6:23 - 6:26
    "Đưa ra quyết định đó làm ông cảm thấy như thế nào?"
  • 6:26 - 6:28
    Và ông nói là có những lúc ông ước rằng
  • 6:28 - 6:30
    ông có thể quay trở lại và chơi organ như ông đã từng như thế,
  • 6:30 - 6:34
    và ông nói với tôi rằng, trường y khoa có thể chờ đợi tôi,
  • 6:34 - 6:36
    nhưng violin thì đơn giản là không.
  • 6:36 - 6:39
    Và sau khi tôi đã học thêm 2 năm nữa về âm nhạc, tôi quyết định
  • 6:39 - 6:42
    làm một điều tưởng chừng như không thể, trước khi thi lấy bằng MCAT
  • 6:42 - 6:44
    và xin vào học tại trường y, như một người con trai Ấn độ giỏi giang
  • 6:44 - 6:47
    sẽ trở thành một vị bác sĩ Gupta tiếp theo.(Cười)
  • 6:47 - 6:50
    Và tôi đã làm điều tưởng chừng như không thể đó, tôi đã tham gia
  • 6:50 - 6:53
    một buổi biểu diễn thử để trở thành một thành viên của dàn giao hưởng Los Angeles nổi tiếng.
  • 6:53 - 6:56
    Đó cũng là buổi biểu diễn thử đầu tiên của tôi, và sau 3 ngày
  • 6:56 - 6:59
    chơi ở sau cánh gà trong tuần tập dượt, tôi giành được một vị trí trong dàn giao hưởng.
  • 6:59 - 7:03
    Và đó như là một giấc mơ. Nó là một giấc mơ hoang dại để được biểu diễn
  • 7:03 - 7:06
    trong một dàn nhạc, để được biểu diễn trong Nhà hát Walt Disney
  • 7:06 - 7:10
    trong một dàn nhạc bây giờ đang dưới sự chỉ đạo của nhạc trưởng nổi tiếng Gustavo Dudamel,
  • 7:10 - 7:13
    nhưng đối với tôi điều quan trọng hơn đó là được làm việc
  • 7:13 - 7:17
    cùng với những nhạc sĩ và người hướng dẫn, họ đã trở thành một gia đình mới,
  • 7:17 - 7:20
    trở thành một ngôi nhà âm nhạc mới của tôi.
  • 7:20 - 7:24
    Nhưng một năm sau, tôi gặp một người nhạc sĩ cũng đã từng
  • 7:24 - 7:27
    học tại trường Juilliard, người đã hết sức giúp đỡ tôi
  • 7:27 - 7:31
    phát hiện ra giọng hát của mình và định hướng cho tôi trở thành một người nhạc sĩ.
  • 7:31 - 7:34
    Nathaniel Ayers là một người chơi đàn đại hồ cầm tại trường Juilliard,
  • 7:34 - 7:38
    nhưng ông ấy đã phải trải qua một chuỗi các giai đoạn của bệnh rối loạn thần kinh khi ông ấy chỉ mới 20 tuổi,
  • 7:38 - 7:40
    và ông được điều trị bằng thuốc Thorazine tại bệnh viện Bellevue,
  • 7:40 - 7:44
    và kết thúc bằng việc trở thành một người vô gia cư, sống lang thang trên những con đường của khu phố Skid Row
  • 7:44 - 7:46
    trong trung tâm thành phố Los Angeles 30 năm sau đó.
  • 7:46 - 7:50
    Câu chuyện của Nathaniel đã trở thành một cột mốc đánh dấu sự ủng hộ cho những người vô gia cư
  • 7:50 - 7:53
    và những người bị bệnh tâm thần trên khắp nước Mĩ,
  • 7:53 - 7:55
    như đã nói xuyên suốt trong quyển sách cũng như bộ phim "The soloist (Người độc tấu)"
  • 7:55 - 7:58
    nhưng tôi đã kết bạn và trở thành thầy dạy violin cho ông ấy,
  • 7:58 - 8:00
    và tôi nói với ông rằng, ở bất kì nơi nào khi ông có cây violin của ông ,
  • 8:00 - 8:03
    và ở bất kì nơi đâu khi tôi có cây violin của mình, tôi sẽ cùng ông chơi một bản nhạc.
  • 8:03 - 8:06
    Và đã nhiều lần tôi nhìn thấy Nathaniel ở Skid Row,
  • 8:06 - 8:09
    tôi chứng kiến cái cách mà âm nhạc đã đưa ông ấy trở lại
  • 8:09 - 8:12
    từ những giây phút tối tăm nhất của cuộc đời ông, từ những gì dường như
  • 8:12 - 8:14
    trong con mắt thiếu kinh nghiệm của tôi
  • 8:14 - 8:18
    là những khởi đầu của bệnh tâm thần phân liệt.
  • 8:18 - 8:21
    Chơi nhạc cho Natheniel, âm nhạc hàm chứa một ý nghĩa sâu xa hơn,
  • 8:21 - 8:23
    bởi vì bây giờ âm nhạc chính là một cách truyền đạt,
  • 8:23 - 8:26
    một sự truyền đạt trong đó những ngôn từ không thể dùng để diễn tả hết nội dung, một sự truyền đạt
  • 8:26 - 8:30
    thông điệp còn sâu sắc hơn cả những ngôn từ, và đã trở thành
  • 8:30 - 8:33
    gốc rễ trong tâm hồn và tâm trí của Nathaniel,
  • 8:33 - 8:38
    tuy thế nhưng nó lại hóa ra là một món quà âm nhạc đến từ tôi.
  • 8:38 - 8:42
    Tôi cảm thấy mình trở nên ngày càng bực dọc khi bất kì một ai đó
  • 8:42 - 8:45
    như Nathaniel, cũng đã có thể là một người vô gia cư trên phố Skid Row
  • 8:45 - 8:49
    vì chứng bệnh tâm thần của anh ta, tuy nhiên có bao nhiêu trong số hàng vạn
  • 8:49 - 8:52
    những người khác đang một mình trên phố Skid Row và
  • 8:52 - 8:57
    có những câu chuyện bi thảm như của anh ta, nhưng sẽ không bao giờ có một cuốn sách hay bộ phim nào
  • 8:57 - 8:59
    nói về cuộc đời họ và giúp họ thoát khỏi cảnh vô gia cư ?
  • 8:59 - 9:03
    Và từ tâm điểm cuộc khủng hoảng của chính mình, tôi cảm thấy rằng bằng cách nào đó
  • 9:03 - 9:07
    cuộc sống âm nhạc đã lựa chọn tôi, ở một nơi nào đó,
  • 9:07 - 9:10
    có lẽ theo một nghĩa rất thông thường, thì tôi cảm thấy rằng phố Skid Row
  • 9:10 - 9:13
    thực sự cần ai đó giống như Paul Farmer
  • 9:13 - 9:17
    và không phải là một người nhạc sĩ cổ điển nào khác chơi nhạc ở Bunker Hill.
  • 9:17 - 9:19
    Nhưng đến cuối cùng, Nathaniel lại chính là người đã chỉ ra cho tôi thấy rằng
  • 9:19 - 9:22
    nếu tôi thực sự khao khát muốn thay đổi,
  • 9:22 - 9:26
    nếu tôi muốn tạo ra một sự khác biệt, thì tôi đã có một nhạc cụ hoàn hảo để thực hiện nó rồi,
  • 9:26 - 9:31
    rằng âm nhạc chiếc cầu kết nối giữa thế giới của tôi và của ông ấy.
  • 9:31 - 9:33
    Có một câu nói rất hay
  • 9:33 - 9:35
    của một nhà sáng tác nhạc trữ tình người đức tên là Robert Schumann,
  • 9:35 - 9:40
    "Nhiệm vụ cao quý của âm nhạc
  • 9:40 - 9:43
    là chiếu sáng vào những góc tối sâu thẳm trong trái tim con người."
  • 9:43 - 9:45
    Và đây là một câu nói đặc biệt rất thấm thía
  • 9:45 - 9:48
    vì bản thân Schumann cũng mắc phải chứng tâm thần phân liệt
  • 9:48 - 9:50
    và ông đã qua đời trong bệnh viện tâm thần.
  • 9:50 - 9:53
    Được truyền cảm hứng bởi những gì học được từ Nathaniel,
  • 9:53 - 9:55
    tôi đã khởi xướng một hội các nhạc sĩ ở phố Skid Row
  • 9:55 - 9:58
    đặt tên là "Street Symphony", chúng tôi đem lại ánh sáng âm nhạc
  • 9:58 - 10:01
    đến những nơi tối tăm nhất, biểu diễn
  • 10:01 - 10:03
    cho những người vô gia cư đang ở chỗ trú ngụ tạm thời và những bệnh nhân tâm thần tại các phòng khám bệnh
  • 10:03 - 10:07
    trong phố Skid Row, biểu diễn cho những cựu quân nhân
  • 10:07 - 10:11
    bị rối loạn thần kinh sau chấn thương , và biễu diễn cho những tù nhân
  • 10:11 - 10:15
    và những người bị gán cho là "tội phạm tâm thần".
  • 10:15 - 10:17
    Sau một trong những buổi biểu diễn của chúng tôi tại bệnh viện Patton State
  • 10:17 - 10:19
    ở San Bernardino, một người phụ nữ đã bước lại gần chúng tôi
  • 10:19 - 10:22
    và nước mắt bà đang chảy xuống,
  • 10:22 - 10:24
    bà bị liệt, và đang run rẩy,
  • 10:24 - 10:27
    bà ấy có một nụ cười thật rạng rỡ, và bà nói rằng
  • 10:27 - 10:29
    từ trước đến nay chưa bao giờ nghe nhạc cổ điển,
  • 10:29 - 10:32
    bà không nghĩ là mình sẽ thích nó, bà cũng chưa từng
  • 10:32 - 10:36
    nghe nhạc violin, nhưng việc nghe nhạc này như thể lắng nghe những tia nắng rực rỡ,
  • 10:36 - 10:39
    và rằng chưa có ai từng đến thăm họ, và rằng đây là lần đầu tiêng trong suốt 6 năm,
  • 10:39 - 10:44
    khi nghe chúng tôi chơi nhạc, bà ấy đã hết run rẩy mà không cần đến thuốc.
  • 10:44 - 10:47
    Bỗng nhiên, những gì chúng tôi tìm thấy được từ những buổi biểu diễn nhạc này
  • 10:47 - 10:50
    rời khỏi sân khấu, rời khỏi những ánh đèn sân khấu, trút bỏ
  • 10:50 - 10:54
    những bộ vest tuxedo, những người nhạc sĩ trở đã trở thành cầu nối
  • 10:54 - 10:57
    để giúp truyền tải những lợi ích chữa bệnh to lớn
  • 10:57 - 11:00
    của âm nhạc đối với não bộ, đến một người khán giả mà sẽ chẳng bao giờ
  • 11:00 - 11:02
    được vào căn phòng này,
  • 11:02 - 11:07
    sẽ chẳng bao giờ có cơ hội được nghe thứ âm nhạc mà chúng tôi chơi.
  • 11:07 - 11:11
    Cũng giống như thuốc thì được dùng để chữa bệnh
  • 11:11 - 11:14
    hơn là việc chỉ là những khối tạo dựng của cơ thể,
  • 11:14 - 11:18
    sức mạnh và vẻ đẹp của âm nhạc còn lớn hơn cả
  • 11:18 - 11:21
    cái gọi là sự giải trí.
  • 11:21 - 11:24
    Âm nhạc còn vượt qua cả vẻ đẹp đã được thẩm mỹ nói riêng.
  • 11:24 - 11:27
    Những cung bậc cảm xúc mà chúng ta trải qua trong cùng một lúc,
  • 11:27 - 11:31
    khi nghe một vở nhạc kịch của Wagner, hoặc một bản nhạc giao hưởng của Brahmsm,
  • 11:31 - 11:34
    hay nhạc thính phòng của Beethoven, buộc chúng ta phải ghi nhớ
  • 11:34 - 11:38
    nguồn gốc chung của chúng ta, những nhận thức chung,
  • 11:38 - 11:42
    những nhận thức cực kì rõ ràng
  • 11:42 - 11:45
    mà nhà khoa học về tâm lý-thần kinh, McGilchrist, nói rằng đã ăn sâu
  • 11:45 - 11:48
    vào bán cầu não phải của chúng ta.
  • 11:48 - 11:52
    Và với những người vô gia cư và những người tù nhân
  • 11:52 - 11:54
    đang sống trong tình trạng khắc nghiệt nhất vì bệnh tâm thần,
  • 11:54 - 11:57
    âm nhạc và vẻ đẹp của nó
  • 11:57 - 12:01
    đã đem lại cho họ một cơ hội để có thể vượt lên trên thế giới xung quanh họ ,
  • 12:01 - 12:05
    để nhớ rằng họ vẫn còn có khả năng cảm nhận được
  • 12:05 - 12:08
    một thứ gì đó thật tuyệt đẹp và rằng nhân loại chưa bao giờ lãng quên họ.
  • 12:08 - 12:11
    Và một chút nét đẹp đó, một chút sự nhân đạo đó
  • 12:11 - 12:14
    đã biến thành hi vọng,
  • 12:14 - 12:17
    và chúng ta biết rằng, cho dù chúng ta có chọn con đường âm nhạc
  • 12:17 - 12:20
    hay là chọn theo đuổi y học, thì đó chính là điều trước nhất mà chúng ta phải truyền tải
  • 12:20 - 12:22
    đến với công đồng và đến những người khán giả của chúng ta,
  • 12:22 - 12:26
    nếu chúng ta muốn truyền cảm hứng để chữa bệnh từ chính bên trong tâm hồn.
  • 12:26 - 12:29
    Tôi xin kết thúc buổi nói chuyện này bằng một câu nói của John Keats,
  • 12:29 - 12:31
    một nhà thơ trữ tình người Anh,
  • 12:31 - 12:34
    đây là một câu nói vô cùng nổi tiếng mà chắc hẳn rằng các bạn đều biết.
  • 12:34 - 12:37
    Bản thân ông Keats cũng đã từng từ bỏ sự nghiệp y học
  • 12:37 - 12:40
    để theo đuổi con đường thơ văn, nhưng ông đã qua đời lúc ông lớn hơn tôi một tuổi bây giờ.
  • 12:40 - 12:45
    Và Keats đã nói rằng, "Cái đẹp là chân lý, và chân lý chính là cái đẹp.
  • 12:45 - 12:52
    Đó là tất cả những gì mà bạn biết và cần biết trên thế gian này."
  • 12:55 - 15:39
    (Tiếng nhạc)
  • 15:39 - 16:07
    (Tiếng vỗ tay)
Title:
Robert Gupta: Sự lựa chọn giữa âm nhạc và y học
Speaker:
Robert Gupta
Description:

Khi Robert Gupta đang vướng mắc trước sự lựa chọn giữa theo đuổi sự nghiệp y học hay là trở thành một nghệ sĩ violin, ông nhận ra rằng vị trí của mình là ở giữa cả hai, với một cây violin trên tay và một ý thức về sự công bằng xã hội trong trái tim. Ông ấy kể một câu chuyện cảm động về những người bị cho là không quan trọng trong xã hội và sức mạnh của việc trị liệu bằng âm nhạc, có thể thành công khi thuốc thông thường không thể giúp chữa bệnh.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
16:27

Vietnamese subtitles

Revisions