Return to Video

Thế nào là ung thư bạch cầu? - Danilo Allegra và Dania Puggioni

  • 0:07 - 0:09
    Bất chấp những tiến bộ trong y học,
  • 0:09 - 0:14
    ung thư vẫn là một trong những chẩn đoán
    khủng khiếp nhất đối với một bệnh nhân.
  • 0:14 - 0:18
    Nguyên nhân khiến ung thư rất khó chữa
    là bởi nó không phải một bệnh,
  • 0:18 - 0:24
    mà là một nhóm bệnh gồm hơn 100 loại bệnh
    xuất hiện ở nhiều loại tế bào khác nhau.
  • 0:24 - 0:26
    Và có một loại ung thư
    mang lại rủi ro nhiễm bệnh
  • 0:26 - 0:30
    cho trẻ em cao hơn các loại khác.
  • 0:30 - 0:32
    Đó là "ung thư bạch cầu"
    (ung thư máu),
  • 0:32 - 0:36
    một loại ung thư bắt nguồn
    từ các tế bào gốc trong tuỳ xương.
  • 0:36 - 0:38
    Một tế bào gốc cũng giống như
    một em bé sơ sinh,
  • 0:38 - 0:42
    tuy chưa phát triển nhưng
    mang trong mình một tiềm năng lớn.
  • 0:42 - 0:45
    Nhiều tế bào gốc được phân chia
    và trở thành tế bào của các cơ quan
  • 0:45 - 0:48
    như gan, não, và tim.
  • 0:48 - 0:49
    Nhưng trong một số mô tế bào,
  • 0:49 - 0:53
    chúng có thể tiếp tục phân chia
    thành tế bào gốc mới khi cơ thể lớn lên,
  • 0:53 - 0:57
    cho tới lúc trưởng thành để có thể
    tiếp tục phân chia thành các tế bào mới,
  • 0:57 - 0:59
    phục vụ cho nhu cầu của cơ thể.
  • 0:59 - 1:02
    Tuỷ xương là một ví dụ,
  • 1:02 - 1:06
    đó là nơi các tế bào gốc phân chia
    thành nhiều loại tế bào máu khác nhau.
  • 1:06 - 1:08
    Tuỷ xương bao gồm các hồng cầu.
  • 1:08 - 1:10
    đóng vai trò mang ô-xi từ phổi
    tới tất cả các mô tế bào,
  • 1:10 - 1:15
    và tiểu cầu, có thể giúp máu ngừng chảy
    nhờ băng lại các mạch máu bị tổn thương
  • 1:15 - 1:16
    và bạch cầu,
  • 1:16 - 1:20
    đóng vai trò bảo vệ cơ thể, chống lại
    những kẻ xâm nhập mang nguy cơ tiềm tàng.
  • 1:20 - 1:22
    Tới một lúc nào đó,
  • 1:22 - 1:25
    quá trình phân chia tể bào gốc
    xảy ra lỗi
  • 1:25 - 1:29
    và những đột biến có hại
    xuất hiện trong DNA của các tế bào.
  • 1:29 - 1:32
    Các tế bào mang DNA thường tự tiêu huỷ,
  • 1:32 - 1:35
    nhưng một số tế bào lỗi
    thường bỏ qua chu trình này,
  • 1:35 - 1:40
    mà nhân đôi một cách mất kiểm soát,
    kể cả khi chúng mất đi chức năng ban đầu.
  • 1:40 - 1:42
    Đây là thứ chúng ta biết đến dưới tên
    "tế bào ung thư".
  • 1:42 - 1:47
    Lí do ung thư máu là loại ung thư
    thường gặp nhất ở trẻ em vẫn chưa rõ
  • 1:47 - 1:49
    nhưng một yếu tổ
    đóng góp có thể vì
  • 1:49 - 1:53
    chỉ cần một hoặc hai biến thể DNA
    đã có thể gây ra ung thư máu,
  • 1:53 - 1:56
    trong khi đa số các loại ung thư khác
    cần rất nhiều biến thể,
  • 1:56 - 2:01
    điều này cho phép ung thư bạch cầu
    xuất hiện nhanh hơn các loại khác.
  • 2:01 - 2:05
    Hơn nữa, một số biến thể DNA
    có thể xuất hiện ở các tế bào bạch cầu
  • 2:05 - 2:07
    trong quá trình phát triển bào thai
  • 2:07 - 2:09
    làm gia tăng nguy cơ xảy ra
    ung thư máu giai đoạn đầu.
  • 2:09 - 2:12
    Mặc dù bệnh này dễ ảnh hưởng tới trẻ em
    hơn các loại ung thư khác,
  • 2:12 - 2:16
    đa số các ca mắc ung thư bạch cầu
    vẫn là người trưởng thành.
  • 2:16 - 2:21
    Khi ung thư máu tấn công, các tế bào lỗi
    sẽ nhân rộng trong máu và tuỷ xương,
  • 2:21 - 2:25
    cho tới khi chúng chiếm trọn toàn bộ
    chỗ trống và năng lượng còn sót lại.
  • 2:25 - 2:27
    Tới khi tuỷ xương
    không thể sản sinh được
  • 2:27 - 2:29
    số lượng tế bào khoẻ mạnh cần thiết
  • 2:29 - 2:31
    máu sẽ cạn kiệt.
  • 2:31 - 2:32
    Sự thiếu hụt tế bào hồng cầu
  • 2:32 - 2:35
    đồng nghĩa với các cơ bắp
    không được cung cấp đủ ô-xi,
  • 2:35 - 2:39
    số lượng tiểu cầu sụt giảm khiến
    chúng không thể chữa lành các vết thương
  • 2:39 - 2:43
    và sự khan hiếm của các tế bào bạch cầu
    khiến hệ thống miễn dịch suy yếu,
  • 2:43 - 2:45
    làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • 2:45 - 2:47
    Để tái tạo lại hoạt động bình thường
    của máu,
  • 2:47 - 2:50
    các tế bào ung thư bạch cầu
    cần được khử bỏ.
  • 2:50 - 2:52
    Nhưng do ung thư máu không tồn tại
    dưới dạng u hạch,
  • 2:52 - 2:54
    nên ta không thể loại bỏ nó
    bằng phẫu thuật.
  • 2:54 - 2:58
    Thay vào đó, các tế bào này sẽ bị diệt trừ
    ngay trong cơ thể
  • 2:58 - 3:00
    bằng nhiều biện pháp,
    bao gồm trị liệu hoá học,
  • 3:00 - 3:03
    kết hợp nhiều loại thuốc
    có khả năng tiêu diệt
  • 3:03 - 3:05
    các tế bào đang nhân đôi quá nhanh.
  • 3:05 - 3:08
    Không may, biện pháp này đem lại
    tác dụng phụ
  • 3:08 - 3:11
    làm tiêu diệt các tế bào khỏe mạnh
    như các tế bào trong nang tóc hoặc ruột.
  • 3:11 - 3:14
    Trong một số trường hợp, liều lượng
    được yêu cầu quá lớn,
  • 3:14 - 3:17
    khiến tất cả các tế bào trong
    tuỷ xương bị chết,
  • 3:17 - 3:19
    bao gồm cả các tế bào gốc.
  • 3:19 - 3:24
    Trong trường hợp này, cơ thể sẽ không còn
    khả năng tự tái tạo tế bào máu mới.
  • 3:24 - 3:28
    May mắn thay, các sự trợ giúp bên ngoài
    có thể đưa vào cơ thể
  • 3:28 - 3:30
    dưới dạng tế bào gốc
    từ tuỷ xương được hiến tặng.
  • 3:30 - 3:33
    Một khi được cấy ghép vào
    cơ thể bệnh nhân,
  • 3:33 - 3:36
    chúng nhanh chóng nhân rộng
    số lượng trong tuỷ xương và máu.
  • 3:36 - 3:39
    Tuy nhiên, cấy ghép tuỷ xương
    là một quá trình phức tạp
  • 3:39 - 3:43
    yêu cầu sự tương thích kháng nguyên
    giữa người hiến và người nhận,
  • 3:43 - 3:47
    để tránh tế bào được cấy ghép
    tấn công các cá thể ngoại lai
  • 3:47 - 3:48
    vốn là tế bào của chính người bệnh.
  • 3:48 - 3:50
    Khác với truyền máu,
  • 3:50 - 3:52
    HLA có tới hàng ngàn loại,
  • 3:52 - 3:57
    thậm chí anh chị em ruột hoặc họ hàng
    có thể không có tuỷ tương thích.
  • 3:57 - 4:00
    Trong trường hợp này, việc tìm kiếm
    được mở rộng ra một cơ sở dữ liệu,
  • 4:00 - 4:05
    bao gồm cấu trúc gen của hàng triệu
    người tình nguyện hiến tuỷ xương.
  • 4:05 - 4:07
    Càng có nhiều người hiến tặng tiềm năng,
  • 4:07 - 4:12
    thì sẽ có càng nhiều người bệnh
    được cứu sống bằng ghép tuỷ thành công.
  • 4:12 - 4:17
    Ung thư máu có thể là căn bệnh đáng sợ,
    nhưng ta có rất nhiều sức mạnh và hi vọng.
Title:
Thế nào là ung thư bạch cầu? - Danilo Allegra và Dania Puggioni
Description:

Xem toàn bộ: http://ed.ted.com/lessons/what-is-leukemia-danilo-allegra-and-dania-puggioni

Các tế bào gốc có trong tuỷ xương rất quan trọng với sức khoẻ của chúng ta bởi chúng sẽ trở thành các tế bào máu mới giúp chống chịu và bảo vệ cơ thể. Nhưng khi quá trình biến đổi gặp vấn đề, những đột biến có hại sẽ khiến các tế bào bắt đầu nhân lên không kiểm soát- tạo thành ung thư bạch cầu. Danilo Allegra và Dania Puggioni giải thích quá trình dẫn tới ung thư và một số cách điều trị đối với loại bệnh này.

Bài giảng bởi Danilo Allegra và Dania Puggioni, minh họa vởi Zedem Media.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:33

Vietnamese subtitles

Revisions