Return to Video

Cách ta tìm thấy chính mình trong dữ liệu

  • 0:01 - 0:04
    Cuối tuần vừa qua của tôi
    trông như thế này đây.
  • 0:05 - 0:06
    Những việc tôi đã làm,
  • 0:06 - 0:08
    những người tôi đã tiếp xúc,
  • 0:08 - 0:11
    cám giác chính của tôi
    qua mỗi giờ thức giấc...
  • 0:12 - 0:15
    Nếu cảm giác xuất hiện khi tôi nghĩ đến
    cha tôi
  • 0:15 - 0:16
    người mới qua đời gần đây,
  • 0:16 - 0:20
    hoặc nếu tôi đã có thể tránh được
    những lo lắng và bất an.
  • 0:20 - 0:22
    Và nếu bạn nghĩ tôi có phần ám ảnh,
  • 0:22 - 0:24
    có lẽ bạn đúng.
  • 0:24 - 0:27
    Nhưng rõ ràng,
    từ sự biểu diễn trực quan này,
  • 0:27 - 0:30
    bạn có thể biết về tôi nhiều hơn
    là từ phần này,
  • 0:30 - 0:33
    đó là các hình ảnh mà bạn có lẽ thấy
    quen thuộc hơn
  • 0:33 - 0:36
    và thậm chí bạn có thể có
    trên điện thoại ngay lúc này.
  • 0:36 - 0:38
    Các biểu đồ trụ thể hiện
    từng bước đi của bạn,
  • 0:38 - 0:40
    biểu đồ tròn thể hiện
    chất lượng giấc ngủ của bạn
  • 0:40 - 0:42
    con đường mỗi buổi sáng bạn chạy.
  • 0:43 - 0:46
    Công việc của tôi là làm việc với dữ liệu.
  • 0:46 - 0:48
    Tôi điều hành một công ty thiết kế
    trực quan dữ liệu,
  • 0:48 - 0:51
    chúng tôi thiết kế và phát triển cách thức
    để thông tin có thể truy cập
  • 0:51 - 0:54
    thông qua sự trình bày trực quan.
  • 0:54 - 0:57
    Qua nhiều năm làm việc
    công việc đã dạy tôi
  • 0:57 - 1:01
    là để thực sự hiểu được dữ liệu
    và tiểm năng thực sự của nó,
  • 1:01 - 1:04
    đôi khi ta phải thực sự quên nó đi
  • 1:04 - 1:06
    và thay vào đó là nhìn xuyên qua nó.
  • 1:06 - 1:10
    Bởi vì dữ liệu luôn là công cụ
    để chúng ta trình bày thực tế.
  • 1:10 - 1:13
    Chúng luôn được sử dụng như vật thay thế
    cho thứ gì đấy,
  • 1:13 - 1:15
    nhưng chúng không bao giờ là điều có thực.
  • 1:15 - 1:17
    Nhưng để tôi quay lại một chút
  • 1:17 - 1:20
    về lần đầu tiên tôi nhận ra điều này.
  • 1:20 - 1:24
    Vào năm 1994, lúc tôi mới 13 tuổi.
  • 1:24 - 1:26
    Tôi là một thiếu niên ở Italy.
  • 1:26 - 1:28
    Tôi còn quá trẻ nên chưa quan tâm
    đến chính trị,
  • 1:28 - 1:31
    nhưng tôi biết một doanh nhân,
    Silvio Berlusconi,
  • 1:31 - 1:33
    đang chạy đua vào ghế tổng thống
    cho cánh hữu ôn hòa.
  • 1:34 - 1:36
    Chúng tôi sống ở một thành phố rất tự do,
  • 1:36 - 1:39
    và cha tôi là một chính trị gia
    của Đảng Dân chủ.
  • 1:39 - 1:44
    và tôi nhớ, không ai nghĩ rằng
    Berlusconi có thể trúng cử --
  • 1:44 - 1:46
    đó không phải là một lựa chọn.
  • 1:47 - 1:48
    Nhưng nó đã xảy ra.
  • 1:48 - 1:50
    Và tôi nhớ cảm giác đó rất sống động.
  • 1:50 - 1:52
    Một sự ngạc nhiên hoàn toàn,
  • 1:52 - 1:57
    khi cha tôi đã cam đoan là ở thành phố này
    cha tôi biết không ai bỏ phiếu cho ông ta.
  • 1:59 - 2:00
    Đó là lần đầu tiên
  • 2:00 - 2:05
    mà dữ liệu tôi có đã cho tôi một hình ảnh
    thực tế bị méo mó hoàn toàn.
  • 2:05 - 2:09
    Mẫu dữ liệu của tôi thực sự
    bị giới hạn và sai lệch,
  • 2:09 - 2:12
    và tôi nghĩ, có lẽ chính vì điều đó,
    tôi đã sống trong một bong bóng,
  • 2:12 - 2:15
    và tôi đã không có đủ cơ hội
    để nhìn ra bên ngoài nó.
  • 2:16 - 2:20
    Giờ đây, cùng tiến nhanh
    đến ngày 8/11/2016
  • 2:20 - 2:21
    ở nước Mỹ.
  • 2:22 - 2:23
    Các cuộc thăm dò internet,
  • 2:23 - 2:25
    các mô hình thống kê,
  • 2:25 - 2:29
    mọi chuyên gia đều đồng ý về kết quả
    dự báo của cuộc bầu cử tổng thống.
  • 2:30 - 2:32
    Có vẻ như lúc này chúng ta đã
    có đủ thông tin,
  • 2:32 - 2:36
    và có nhiều cơ hội hơn để nhìn thấy bên
    ngoài cái vòng tròn bao bọc nơi ta sống--
  • 2:36 - 2:38
    nhưng ta không làm được.
  • 2:38 - 2:40
    Cái cảm giác đó rất quen thuộc.
  • 2:40 - 2:42
    Tôi đã từng trải qua trước đó.
  • 2:42 - 2:45
    Tôi nghĩ công bằng mà nói chính dữ liệu
    đã làm ta thất bại--
  • 2:45 - 2:47
    một cách khá là ngoạn mục.
  • 2:47 - 2:49
    Chúng ta tin vào dữ liệu,
  • 2:49 - 2:50
    nhưng điều đã xảy ra,
  • 2:50 - 2:53
    ngay cả với tờ báo đáng tin nhất,
  • 2:53 - 2:58
    đó là sự ám ảnh phải quy mọi thứ
    về hai con số phần trăm đơn giản
  • 2:58 - 3:00
    để tạo nên các tiêu đề mạnh mẽ
  • 3:00 - 3:02
    hướng chúng ta tập trung vào hai số này
  • 3:02 - 3:03
    và chỉ chúng thôi.
  • 3:04 - 3:06
    Trong nỗ lực làm đơn giản hóa thông điệp
  • 3:06 - 3:09
    và vẽ nên một bản đồ
    xanh đỏ quen thuộc, đẹp mắt,
  • 3:09 - 3:11
    ta đã hoàn toàn mất đi điểm mấu chốt.
  • 3:11 - 3:14
    Chúng ta đã quên rằng
    còn có những câu chuyện
  • 3:14 - 3:16
    câu chuyện của con người
    đằng sau những con số.
  • 3:17 - 3:19
    Trong một tình huống khác,
  • 3:19 - 3:20
    nhưng cũng với vấn đề tương tự,
  • 3:21 - 3:24
    người phụ nữ này đã trình bày với nhóm
    của tôi một thách thức đặc biệt.
  • 3:24 - 3:27
    Cô ấy đem đến cho chúng tôi
    rất nhiều dữ liệu,
  • 3:27 - 3:28
    nhưng sau cùng, cô ấy muốn kể một trong
    những câu chuyện nhân đạo nhất có thể.
  • 3:28 - 3:31
    Cô ấy là Samantha Cristoforetti.
  • 3:33 - 3:35
    Cô ấy là nữ phi hành gia Ý đầu tiên,
  • 3:35 - 3:38
    cô ấy đã liên lạc với chúng tôi
    trước khi được phóng đi
  • 3:38 - 3:42
    đến Trạm Vũ trụ Quốc tế
    trong một chuyến thám hiểm sáu tháng .
  • 3:42 - 3:44
    Cô ấy nói, "Tôi sẽ bay vào không gian,
  • 3:44 - 3:47
    và tôi muốn làm gì đó có ý nghĩa
    để dữ liệu khi mình làm nhiệm vụ
  • 3:47 - 3:49
    đến được với mọi người."
  • 3:50 - 3:52
    Nhiệm vụ bay đến Trạm Vũ trụ Quốc tế
  • 3:52 - 3:54
    sẽ mang về hàng TB dữ liệu
  • 3:54 - 3:57
    về mọi thứ bạn có thể nghĩ đến --
  • 3:57 - 3:58
    quỹ đạo vòng quanh Trái Đất,
  • 3:58 - 4:00
    tốc độ và vị trí của trạm ISS
  • 4:00 - 4:04
    và cả hàng ngàn luồng dữ liệu trực tuyến
    từ các cảm biến của nó.
  • 4:05 - 4:08
    Chúng ta có tất cả các dữ liệu thô
    mà ta có thể nghĩ đến --
  • 4:08 - 4:10
    giống như các chuyên viên phân tích
    trước kỳ bầu cử
  • 4:10 - 4:13
    nhưng ý nghĩa
    của các con số này là gì?
  • 4:13 - 4:16
    Mọi người không quan tâm đến dữ liệu
    để thu thập nó,
  • 4:16 - 4:18
    vì các con số không bao giờ
    có ý nghĩa.
  • 4:18 - 4:20
    Chúng luôn là phương tiện
    đưa đến kết quả.
  • 4:21 - 4:23
    Câu chuyện chúng ta cần nói đến
  • 4:23 - 4:25
    là có một con người trong cái hộp nhỏ
  • 4:25 - 4:27
    bay trong không gian trên đầu bạn,
  • 4:27 - 4:32
    và bạn có thể nhìn thấy cô ấy bằng
    mắt thường trong một đêm trời trong.
  • 4:32 - 4:35
    Và chúng tôi đã quyết định dùng dữ liệu
    để tạo ra một kết nối
  • 4:35 - 4:39
    giữa Samantha và tất cả những người
    đang nhìn cô ấy từ bên dưới.
  • 4:39 - 4:42
    Chúng tôi đã thiết kế, phát triển cái
    gọi là "Người bạn Không gian"
  • 4:42 - 4:47
    một ứng dụng web để bạn có thể nói
    "Xin chào" với Samantha
  • 4:47 - 4:48
    từ nơi bạn ở,
  • 4:48 - 4:51
    và nói "Xin chào" đến tất cả mọi người
    đang trực tuyến cùng bạn
  • 4:51 - 4:53
    từ khắp mọi nơi trên thế giới.
  • 4:54 - 4:57
    Và mọi câu "Xin chào" này được
    đánh dấu nhìn thấy được trên bản đồ
  • 4:57 - 4:59
    khi Samantha bay ngang qua
  • 4:59 - 5:03
    và khi cô ấy vẫy tay chào lại chúng ta
    mỗi ngày
  • 5:03 - 5:04
    khi sử dụng Twitter từ trạm ISS.
  • 5:05 - 5:10
    Điều này làm mọi người thấy dữ liệu
    của nhiệm vụ từ một góc nhìn rất khác.
  • 5:10 - 5:15
    Nó đột nhiên trở nên rất gần gũi với con
    người và với sự tò mò của chúng ta,
  • 5:15 - 5:16
    hơn là với công nghệ.
  • 5:16 - 5:19
    Do đó dữ liệu đã tăng cường sự trải nghiệm
  • 5:19 - 5:21
    nhưng các câu chuyện của con người
    đã dẫn dắt.
  • 5:23 - 5:26
    Sự hưởng ứng của hàng ngàn người dùng
  • 5:26 - 5:28
    đã dạy tôi một bài học rất quan trọng --
  • 5:28 - 5:31
    là làm việc với dữ liệu có nghĩa là
    tìm ra cách
  • 5:31 - 5:34
    để biến sự trừu tượng và
    không đếm được
  • 5:34 - 5:38
    thành thứ có thể nhìn thấy, cảm nhận
    và kết nối trực tiếp được
  • 5:38 - 5:40
    đến cuộc sống chúng ta và hành vi
    của chúng ta,
  • 5:40 - 5:42
    là thứ rất khó để đạt được
  • 5:42 - 5:46
    nếu chúng ta để sự ám ảnh của các con số
    và công nghệ bao quanh chúng
  • 5:46 - 5:47
    dẫn dắt ta khi xử lý.
  • 5:49 - 5:53
    Nhưng chúng ta có thể làm tốt hơn để
    kết nối dữ liệu đến câu chuyện của chúng.
  • 5:54 - 5:56
    Chúng ta có thể loại bỏ
    hoàn toàn công nghệ.
  • 5:56 - 5:58
    Cách đây vài năm,
    tôi gặp người phụ nữ này,
  • 5:58 - 6:00
    Stefanie Posavec --
  • 6:00 - 6:06
    một nhà thiết kế ở London, người chia sẻ
    với tôi niềm đam mê và ám ảnh về dữ liệu.
  • 6:06 - 6:07
    Chúng tôi không biết nhau,
  • 6:07 - 6:10
    nhưng chúng tôi quyết định thực hiện
    một thí nghiệm rất đặc biệt,
  • 6:10 - 6:13
    bắt đầu giao tiếp với nhau
    chỉ sử dụng dữ liệu,
  • 6:13 - 6:14
    không dùng ngôn ngữ khác,
  • 6:14 - 6:19
    và chúng tôi đã không sử dụng bất kỳ
    công nghệ gì để chia sẻ dữ liệu.
  • 6:19 - 6:22
    Thực ra, phương tiện giao tiếp duy nhất
    giữa chúng tôi
  • 6:22 - 6:25
    là qua hệ thống bưu chính cổ điển.
  • 6:25 - 6:27
    Với "Thân gửi Dữ liệu,"
    mỗi tuần trong một năm,
  • 6:27 - 6:31
    chúng tôi sử dụng dữ liệu cá nhân
    để tìm hiểu lẫn nhau --
  • 6:31 - 6:34
    dữ liệu cá nhân chia sẻ hàng tuần là
    các nội dung đời thường,
  • 6:34 - 6:36
    từ cảm nhận của chúng tôi
  • 6:36 - 6:37
    tới các tiếp xúc với đối tác,
  • 6:37 - 6:41
    từ những lời khen ngợi chúng tôi nhận được
    đến âm thanh xung quanh.
  • 6:41 - 6:45
    Thông tin cá nhân đó
    được chúng tôi vẽ bằng tay
  • 6:45 - 6:48
    trên một tờ giấy bằng cỡ tấm bưu thiếp
  • 6:48 - 6:50
    rồi hằng tuần chúng tôi
    gửi từ London đến New York,
  • 6:51 - 6:52
    nơi tôi sống,
  • 6:52 - 6:54
    và từ New York đến London,
    nơi cô ấy sống.
  • 6:54 - 6:58
    Mặt trước của tấm bưu thiếp là
    hình vẽ dữ liệu,
  • 6:58 - 6:59
    và mặt sau của nó
  • 7:00 - 7:02
    chứa địa chỉ của người kia,
    hiển nhiên rồi,
  • 7:02 - 7:05
    và chú thích cách phiên dịch
    bản vẽ của chúng tôi.
  • 7:06 - 7:08
    Ở tuần đầu tiên của dự án,
  • 7:08 - 7:11
    chúng tôi chọn chủ đề khá lạnh nhạt
    và không liên quan cá nhân.
  • 7:11 - 7:14
    Chúng tôi xem giờ bao nhiêu lần
    trong một tuần?
  • 7:15 - 7:17
    Và đây là mặt trước
    của tấm bưu thiếp,
  • 7:17 - 7:19
    và bạn có thể thấy mỗi ký hiệu nhỏ
  • 7:19 - 7:22
    đại diện cho một lần chúng tôi xem giờ,
  • 7:22 - 7:25
    được sắp xếp theo ngày
    và giờ khác nhau theo thứ tự thời gian --
  • 7:26 - 7:28
    không có gì phức tạp ở đây cả.
  • 7:28 - 7:30
    Nhưng bạn thấy ở phần chú thích
  • 7:30 - 7:33
    cách tôi thêm các chi tiết giả định
    về những thời điểm này,
  • 7:33 - 7:38
    Thực ra, các kiểu ký hiệu khác nhau
    biểu thị lý do tôi xem giờ--
  • 7:38 - 7:39
    tôi đang làm gì?
  • 7:39 - 7:41
    Tôi đang chán nản? Tôi đang đói?
  • 7:41 - 7:42
    Tôi trễ à?
  • 7:42 - 7:45
    Có phải tôi xem giờ có mục đích
    hay chỉ tình cờ liếc đồng hồ?
  • 7:45 - 7:48
    Và đây là phần then chốt --
  • 7:48 - 7:51
    trình bày chi tiết hàng ngày của tôi
    và tính cách của tôi
  • 7:51 - 7:53
    thông qua tập dữ liệu.
  • 7:53 - 7:58
    Ví dụ, sử dụng dữ liệu như một ống kính
    hoặc bộ lọc để khám phá ra,
  • 7:58 - 8:00
    nỗi lo lắng bị trễ thường trực trong tôi,
  • 8:00 - 8:02
    ngay cả khi tôi luôn tuyệt đối đúng giờ.
  • 8:04 - 8:08
    Stefanie và tôi đã bỏ ra một năm để
    thu thập dữ liệu thủ công
  • 8:08 - 8:13
    để buộc chúng tôi tập trung vào các
    chi tiết mà máy tính không thể tập hợp
  • 8:13 - 8:14
    hoặc it ra là chưa được --
  • 8:14 - 8:18
    sử dụng dữ liệu để khám phá suy nghĩ
    của mình và ngôn ngữ mình sử dụng,
  • 8:18 - 8:20
    và không chỉ các hoạt động của mình.
  • 8:20 - 8:21
    Tương tự ở tuần thứ 3,
  • 8:21 - 8:25
    chúng tôi theo dõi những lời "cám ơn"
    mà chúng tôi nói và nhận được,
  • 8:25 - 8:30
    và khi tôi nhận ra rằng tôi hầu như
    nói cám ơn với những người tôi không biết.
  • 8:30 - 8:34
    Rõ ràng tôi là người bị buộc cám ơn tới
    những người phục vụ,
  • 8:34 - 8:37
    nhưng chắc chắn tôi không cám ơn hết
    những người ở gần tôi.
  • 8:39 - 8:40
    Qua một năm,
  • 8:40 - 8:45
    công việc phát hiện và đếm
    các loại hành động
  • 8:45 - 8:46
    trở nên thường xuyên.
  • 8:46 - 8:48
    Nó đã thực sự thay đổi chính chúng tôi.
  • 8:48 - 8:51
    Chúng tôi trở nên đồng điệu
    với chính mình hơn rất nhiều,
  • 8:51 - 8:54
    hiểu biết hơn hành vi của mình
    và những thứ xung quanh.
  • 8:55 - 8:58
    Sau một năm, Stefanie và tôi đã kết nối
    ở mức độ rất sâu
  • 8:58 - 9:00
    thông qua nhật ký dữ liệu chia sẽ,
  • 9:00 - 9:04
    nhưng chúng tôi chỉ có thể làm điều này
    vì đã đặt mình vào những con số này,
  • 9:04 - 9:08
    thêm phần ngữ cảnh của những câu chuyện
    rất cá nhân vào chúng.
  • 9:08 - 9:10
    Đó là cách duy nhất làm cho chúng
    thực sự có ý nghĩa
  • 9:11 - 9:13
    và đại diện cho chính chúng tôi.
  • 9:14 - 9:18
    Tôi không yêu cầu bạn bắt đầu
    vẽ dữ liệu cá nhân của mình,
  • 9:18 - 9:20
    hoặc tìm kiếm một người bạn qua thư từ
    bên kia đại dương.
  • 9:20 - 9:23
    Nhưng tôi đang đề nghị các bạn
    xem xét dữ liệu--
  • 9:23 - 9:25
    mọi loại dữ liệu--
  • 9:25 - 9:26
    khi bắt đầu một buổi nói chuyện
  • 9:26 - 9:28
    và không kết thúc.
  • 9:28 - 9:31
    Bởi vì bản thân dữ liệu
    sẽ không bao giờ cho ta một giải pháp.
  • 9:31 - 9:34
    Và đây là lý do, dữ liệu đã làm
    chúng ta thất bại tệ hại-
  • 9:34 - 9:37
    bởi vì chúng ta đã không đưa vào được
    lượng ngữ cảnh phù hợp
  • 9:37 - 9:39
    để biểu diễn thực tế--
  • 9:39 - 9:42
    một thực tế rắc rối, phức tạp và sâu sắc.
  • 9:43 - 9:45
    Chúng ta cứ tập trung vào hai con số này,
  • 9:45 - 9:47
    ám ảnh với chúng
  • 9:47 - 9:49
    và giả vờ rằng thế giới này
    có thể được tóm gọn lại
  • 9:49 - 9:52
    trong một vài con số và một cuộc đua ngựa,
  • 9:52 - 9:53
    trong khi các câu chuyện,
  • 9:53 - 9:55
    mới thực sự quan trọng,
  • 9:55 - 9:56
    thì lại đang ở đâu đó.
  • 9:56 - 10:00
    Cái mà ta bỏ nhỡ khi nhìn vào câu chuyện
    chỉ bằng các mô hình và thuật toán
  • 10:00 - 10:03
    là cái mà ta gọi là
    "chủ nghĩa nhân văn dữ liệu."
  • 10:04 - 10:06
    Trong chủ nghĩa nhân văn Phục hưng,
  • 10:06 - 10:07
    các trí thức châu Âu
  • 10:07 - 10:12
    đã đặt con người, không phải Chúa, ở trung
    tâm trong quan điểm của họ về thế giới.
  • 10:13 - 10:15
    Tôi tin điều tương tự cần diễn ra
  • 10:15 - 10:17
    với vũ trụ dữ liệu.
  • 10:17 - 10:20
    Bây giờ dữ liệu rõ ràng đang được
    đối xử như Chúa --
  • 10:20 - 10:23
    người giữ sự thật không sai sót
    cho hiện tại và tương lai chúng ta.
  • 10:24 - 10:27
    Những trải nghiệm
    mà tôi chia sẻ với các bạn hôm nay
  • 10:27 - 10:32
    đã dạy tôi rằng để khiến dữ liệu mô tả
    một cách chính xác bản ngã con người
  • 10:32 - 10:35
    và đảm bảo chúng không lừa dối
    chúng ta nữa,
  • 10:35 - 10:39
    ta cần bắt đầu đưa ra các cách để bao hàm
    sự đồng cảm, khuyết điểm
  • 10:39 - 10:41
    và các thuộc tính con người
  • 10:41 - 10:44
    vào cách ta thu thập, xử lý, phân tích
    và hiển thị chúng.
  • 10:45 - 10:48
    Sau cùng, tôi thấy một nơi,
  • 10:48 - 10:52
    thay vì chỉ sử dụng dữ liệu để trở nên
    hiệu quả hơn,
  • 10:52 - 10:54
    chúng ta sẽ sử dụng dữ liệu để
    trở nên nhân đạo hơn.
  • 10:55 - 10:56
    Cám ơn.
  • 10:56 - 11:01
    (Vỗ tay)
Title:
Cách ta tìm thấy chính mình trong dữ liệu
Speaker:
Giorgia Lupi
Description:

Giorgia Lupi sử dụng dữ liệu để kể các câu chuyện về con người, thêm sắc thái vào các con số. Trong bài nói chuyện lôi cuốn này, cô chia sẻ cách chúng ta đưa nhân cách vào dữ liệu, trực quan hóa ngay cả những chi tiết đời thường trong cuộc sống hằng ngày và biến cái trừu tượng và không đếm được thành cái có thể nhìn thấy, cảm nhận và kết nối trực tiếp lại vào cuộc sống chúng ta.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
11:13
Ai Van Tran approved Vietnamese subtitles for How we can find ourselves in data
Ai Van Tran edited Vietnamese subtitles for How we can find ourselves in data
Hoàng Linh accepted Vietnamese subtitles for How we can find ourselves in data
Hoàng Linh edited Vietnamese subtitles for How we can find ourselves in data
Ai Van Tran rejected Vietnamese subtitles for How we can find ourselves in data
Thuy Nguyen Thanh accepted Vietnamese subtitles for How we can find ourselves in data
Thuy Nguyen Thanh edited Vietnamese subtitles for How we can find ourselves in data
Hoàng Linh declined Vietnamese subtitles for How we can find ourselves in data
Show all

Vietnamese subtitles

Revisions