Return to Video

"Sâu tai": Những bài hát mắc kẹt trong đầu - Elizabeth Hellmuth Margulis

  • 0:06 - 0:09
    Đã bao giờ khi đang xếp hàng
    tại tiệm tạp hóa,
  • 0:09 - 0:14
    nghiền ngẫm vài cuốn tạp chí,
    một bài hát chợt vang lên trong đầu bạn.
  • 0:14 - 0:17
    Không phải toàn bộ
    mà chỉ là một đoạn nhạc nhỏ
  • 0:17 - 0:19
    cứ lặp đi lặp lại
    cho đến khi
  • 0:19 - 0:23
    tay bạn bắt đầu dỡ rau quả ra
    theo nhịp điệu.
  • 0:23 - 0:26
    Vậy là bạn đã bị nhiễm
    "sâu tai"
  • 0:26 - 0:28
    và bạn không phải là
    người duy nhất.
  • 0:28 - 0:32
    Hơn 90% dân số bị "lây nhiễm"
    ít nhất mỗi tuần một lần
  • 0:32 - 0:37
    và khoảng 25% "dính phải"
    vài lần trong ngày.
  • 0:37 - 0:41
    Chúng thường len lỏi vào trong đầu
    mỗi khi ta làm việc với đầu óc thảnh thơi
  • 0:41 - 0:46
    như khi đợi nước sôi
    hay chờ đèn xanh.
  • 0:46 - 0:49
    Đây là một trong những hiện tượng
    bí ẩn nhất của bộ não.
  • 0:49 - 0:51
    Các nhà khoa học vẫn chưa biết vì sao
  • 0:51 - 0:55
    giai điệu lại có thể dễ dàng kẹt lại
    trong đầu ta đến vây.
  • 0:55 - 1:00
    Về mặt tâm lí học, "sâu tai"
    là một ví dụ của ngôn ngữ tư duy.
  • 1:00 - 1:02
    Ngôn ngữ này có thể
    ở dạng hình ảnh
  • 1:02 - 1:06
    như khi bạn nhắm mắt và tưởng tượng ra
    một chiếc xe kéo màu đỏ,
  • 1:06 - 1:08
    cũng có thể là âm thanh
  • 1:08 - 1:10
    như tiếng trẻ con khóc
    hiện ra trong đầu
  • 1:10 - 1:12
    hay tiếng dầu sôi xì xèo trong chảo.
  • 1:12 - 1:16
    "Sâu tai" là dạng đặc biệt
    của ngôn ngữ tư duy âm thanh
  • 1:16 - 1:18
    vì chúng hoàn toàn thụ động.
  • 1:18 - 1:24
    Chắc bạn sẽ không tự bịt tai lại rồi
    nghĩ đến bài "Who let the dogs out" đâu.
  • 1:24 - 1:28
    "Sâu tai" đột nhập trái phép vào
    "lãnh địa" của âm thanh
  • 1:28 - 1:31
    và lảng vảng ở đó
    như vị khách không mời.
  • 1:31 - 1:37
    Chúng thường khá nhạy cảm với giai điệu
    hay nói cách khác là sự hòa âm.
  • 1:37 - 1:43
    Điều đáng chú ý là "sâu tai"
    thường kẹt lại trong vòng luẩn quẩn,
  • 1:43 - 1:46
    lặp đi lặp lại
    hàng phút thậm chí hàng giờ.
  • 1:46 - 1:51
    Sự hình thành loại "sâu" này chịu
    ảnh hưởng khá lớn bởi việc lặp đi lặp lại.
  • 1:51 - 1:56
    Các bài hát thường bị mắc kẹt
    khi chúng ta nghe đi nghe lại nhiều lần.
  • 1:56 - 1:59
    Nếu như sự lặp lại là căn nguyên
  • 1:59 - 2:04
    thì có lẽ thủ phạm chính là sự phát triển
    không ngừng của công nghệ.
  • 2:04 - 2:09
    Trong 100 năm qua, các thiết bị
    công nghệ đã được cải tiến
  • 2:09 - 2:13
    cho phép ta nghe
    cùng một thứ trong nhiều lần.
  • 2:13 - 2:17
    Như đĩa ghi âm, băng cát xét, đĩa CD,
    file nhạc chạy tự động.
  • 2:17 - 2:21
    Phải chăng những công nghệ này đã tạo nên
    một trải nghiệm hoàn toàn mới
  • 2:21 - 2:26
    và "sâu tai" cũng chỉ là một
    sản phẩm của cuối thế kỉ 20?
  • 2:26 - 2:28
    Câu trả lời đến từ
    một nơi không ai ngờ:
  • 2:28 - 2:29
    Mark Twain.
  • 2:29 - 2:34
    Vào năm 1876, chỉ một năm trước khi
    máy hát được phát minh,
  • 2:34 - 2:37
    ông đã viết một truyện ngắn
    về thị trấn
  • 2:37 - 2:42
    bị điều khiển bởi những giai điệu
    từ tiếng chuông nhà thờ.
  • 2:42 - 2:44
    Từ tài liệu này và một số khác
  • 2:44 - 2:46
    cho thấy "sâu tai"
    có vẻ như là
  • 2:46 - 2:49
    một hiện tượng tâm lí cơ bản không mới
  • 2:49 - 2:53
    nhưng có thể đã bị công nghệ âm thanh
    làm cho nghiêm trọng lên.
  • 2:53 - 2:55
    Vậy nên biết đâu
    cả những nhân vật lịch sử
  • 2:55 - 3:01
    như Shakespear hay Sacajawea cũng đã từng
    thơ thẩn với những đoạn nhạc trong đầu.
  • 3:01 - 3:04
    Khó mà có thể tưởng tượng được
    ngoài âm nhạc
  • 3:04 - 3:08
    lại có một sự xâm lấn trí óc
    phổ biến đến vậy.
  • 3:08 - 3:09
    Tại sao lại là âm nhạc?
  • 3:09 - 3:13
    Mà không phải là màu nước
    hay mùi vị của bánh taquito pho mát?
  • 3:13 - 3:15
    Một giả thuyết cho rằng
    đó là do cách mà
  • 3:15 - 3:19
    âm nhạc được ghi lại
    trong trí nhớ.
  • 3:19 - 3:21
    Khi nghe một bài hát quen thuộc,
  • 3:21 - 3:26
    chúng ta thường nghe
    nốt này nối tiếp nốt kia.
  • 3:26 - 3:31
    Thật khó để nghe
    từng nốt riêng lẻ.
  • 3:31 - 3:35
    Nếu muốn nhớ đến nốt "you"
    trong "happy birthday"
  • 3:35 - 3:39
    bạn phải nhẩm từ
    "happy" cho đến "you".
  • 3:39 - 3:43
    Bằng cách này, các giai điệu
    hoạt động như một loại thói quen.
  • 3:43 - 3:48
    Như khi ta tự động buộc giày
    một mạch đến khi thắt dây vậy.
  • 3:48 - 3:54
    Khi giai điệu được gợi ra
    như khi ai đó nói "my umbrella"
  • 3:54 - 3:58
    ta sẽ nhẩm theo cho đến khi
    tự nó dừng lại.
  • 3:58 - 4:00
    "ella, ella, ella"
  • 4:00 - 4:02
    Tuy nhiên đây chỉ là
    suy đoán chung chung.
  • 4:02 - 4:06
    Cơ sở lập luận về việc tại sao
    chúng ta lại dễ nhiễm "sâu tai"
  • 4:06 - 4:08
    vẫn còn là một bí ẩn.
  • 4:08 - 4:11
    Nhưng hiểu về chúng cũng đem lại
    những manh mối quan trọng
  • 4:11 - 4:13
    về sự vận hành của não người.
  • 4:13 - 4:18
    Có lẽ nếu lần tới, bạn bị nhiễm bài
    "Shake it off" của Taylor Swift,
  • 4:18 - 4:22
    hãy coi đó như điểm bắt đầu
    của chuyến phiêu lưu khoa học,
  • 4:22 - 4:26
    giải đáp những bí ẩn thường thức.
  • 4:26 - 4:30
    Nếu không thì cứ việc
    "Rũ nó đi" (Shake it off).
Title:
"Sâu tai": Những bài hát mắc kẹt trong đầu - Elizabeth Hellmuth Margulis
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/earworms-those-songs-that-get-stuck-in-your-head-elizabeth-hellmuth-margulis

Đã bao giờ khi đang xếp hàng tại tiệm tạp hóa, nghiền ngẫm vài cuốn tạp chí, một bài hát chợt vang lên trong đầu bạn? Không phải toàn bộ mà chỉ là một đoạn nhạc nhỏ cứ lặp đi lặp lại cho đến khi tay bạn bắt đầu dỡ rau quả ra theo nhịp điệu. Elizabeth Hellmuth Margulis lý giải "sâu tai"- một hiện tượng về nhận thức mà hơn 90% dân số bị "lây nhiễm" ít nhất một lần mỗi tuần.

Bài giảng của Elizabeth Margulis, hoạt hình thực hiện bởi Artrake Studio.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:46

Vietnamese subtitles

Revisions