WEBVTT 00:00:06.210 --> 00:00:08.870 Đã bao giờ khi đang xếp hàng tại tiệm tạp hóa, 00:00:08.870 --> 00:00:14.250 nghiền ngẫm vài cuốn tạp chí, một bài hát chợt vang lên trong đầu bạn. 00:00:14.254 --> 00:00:16.885 Không phải toàn bộ mà chỉ là một đoạn nhạc nhỏ 00:00:16.885 --> 00:00:18.535 cứ lặp đi lặp lại cho đến khi 00:00:18.537 --> 00:00:22.960 tay bạn bắt đầu dỡ rau quả ra theo nhịp điệu. 00:00:22.960 --> 00:00:25.738 Vậy là bạn đã bị nhiễm "sâu tai" 00:00:25.738 --> 00:00:27.764 và bạn không phải là người duy nhất. 00:00:27.764 --> 00:00:32.020 Hơn 90% dân số bị "lây nhiễm" ít nhất mỗi tuần một lần 00:00:32.020 --> 00:00:36.520 và khoảng 25% "dính phải" vài lần trong ngày. 00:00:36.520 --> 00:00:41.091 Chúng thường len lỏi vào trong đầu mỗi khi ta làm việc với đầu óc thảnh thơi 00:00:41.091 --> 00:00:45.509 như khi đợi nước sôi hay chờ đèn xanh. 00:00:45.509 --> 00:00:49.202 Đây là một trong những hiện tượng bí ẩn nhất của bộ não. 00:00:49.202 --> 00:00:51.272 Các nhà khoa học vẫn chưa biết vì sao 00:00:51.279 --> 00:00:55.254 giai điệu lại có thể dễ dàng kẹt lại trong đầu ta đến vây. 00:00:55.254 --> 00:00:59.932 Về mặt tâm lí học, "sâu tai" là một ví dụ của ngôn ngữ tư duy. 00:00:59.932 --> 00:01:02.150 Ngôn ngữ này có thể ở dạng hình ảnh 00:01:02.150 --> 00:01:05.770 như khi bạn nhắm mắt và tưởng tượng ra một chiếc xe kéo màu đỏ, 00:01:05.770 --> 00:01:07.940 cũng có thể là âm thanh 00:01:07.940 --> 00:01:10.253 như tiếng trẻ con khóc hiện ra trong đầu 00:01:10.253 --> 00:01:12.494 hay tiếng dầu sôi xì xèo trong chảo. 00:01:12.494 --> 00:01:15.907 "Sâu tai" là dạng đặc biệt của ngôn ngữ tư duy âm thanh 00:01:15.907 --> 00:01:18.287 vì chúng hoàn toàn thụ động. 00:01:18.287 --> 00:01:24.317 Chắc bạn sẽ không tự bịt tai lại rồi nghĩ đến bài "Who let the dogs out" đâu. 00:01:24.327 --> 00:01:27.757 "Sâu tai" đột nhập trái phép vào "lãnh địa" của âm thanh 00:01:27.757 --> 00:01:30.764 và lảng vảng ở đó như vị khách không mời. 00:01:30.764 --> 00:01:37.494 Chúng thường khá nhạy cảm với giai điệu hay nói cách khác là sự hòa âm. 00:01:37.494 --> 00:01:42.504 Điều đáng chú ý là "sâu tai" thường kẹt lại trong vòng luẩn quẩn, 00:01:42.504 --> 00:01:46.284 lặp đi lặp lại hàng phút thậm chí hàng giờ. 00:01:46.284 --> 00:01:51.203 Sự hình thành loại "sâu" này chịu ảnh hưởng khá lớn bởi việc lặp đi lặp lại. 00:01:51.203 --> 00:01:56.497 Các bài hát thường bị mắc kẹt khi chúng ta nghe đi nghe lại nhiều lần. 00:01:56.497 --> 00:01:59.489 Nếu như sự lặp lại là căn nguyên 00:01:59.489 --> 00:02:03.509 thì có lẽ thủ phạm chính là sự phát triển không ngừng của công nghệ. 00:02:03.509 --> 00:02:08.751 Trong 100 năm qua, các thiết bị công nghệ đã được cải tiến 00:02:08.751 --> 00:02:12.760 cho phép ta nghe cùng một thứ trong nhiều lần. 00:02:12.760 --> 00:02:16.964 Như đĩa ghi âm, băng cát xét, đĩa CD, file nhạc chạy tự động. 00:02:16.964 --> 00:02:21.251 Phải chăng những công nghệ này đã tạo nên một trải nghiệm hoàn toàn mới 00:02:21.251 --> 00:02:25.703 và "sâu tai" cũng chỉ là một sản phẩm của cuối thế kỉ 20? 00:02:25.703 --> 00:02:28.246 Câu trả lời đến từ một nơi không ai ngờ: 00:02:28.246 --> 00:02:29.281 Mark Twain. 00:02:29.281 --> 00:02:33.965 Vào năm 1876, chỉ một năm trước khi máy hát được phát minh, 00:02:33.965 --> 00:02:37.245 ông đã viết một truyện ngắn về thị trấn 00:02:37.245 --> 00:02:41.662 bị điều khiển bởi những giai điệu từ tiếng chuông nhà thờ. 00:02:41.662 --> 00:02:43.682 Từ tài liệu này và một số khác 00:02:43.704 --> 00:02:46.004 cho thấy "sâu tai" có vẻ như là 00:02:46.004 --> 00:02:48.764 một hiện tượng tâm lí cơ bản không mới 00:02:48.764 --> 00:02:52.680 nhưng có thể đã bị công nghệ âm thanh làm cho nghiêm trọng lên. 00:02:52.680 --> 00:02:55.300 Vậy nên biết đâu cả những nhân vật lịch sử 00:02:55.300 --> 00:03:00.886 như Shakespear hay Sacajawea cũng đã từng thơ thẩn với những đoạn nhạc trong đầu. 00:03:00.886 --> 00:03:03.617 Khó mà có thể tưởng tượng được ngoài âm nhạc 00:03:03.631 --> 00:03:07.501 lại có một sự xâm lấn trí óc phổ biến đến vậy. 00:03:07.501 --> 00:03:08.901 Tại sao lại là âm nhạc? 00:03:08.919 --> 00:03:13.249 Mà không phải là màu nước hay mùi vị của bánh taquito pho mát? 00:03:13.249 --> 00:03:15.492 Một giả thuyết cho rằng đó là do cách mà 00:03:15.492 --> 00:03:18.842 âm nhạc được ghi lại trong trí nhớ. 00:03:18.867 --> 00:03:21.377 Khi nghe một bài hát quen thuộc, 00:03:21.420 --> 00:03:26.370 chúng ta thường nghe nốt này nối tiếp nốt kia. 00:03:26.380 --> 00:03:30.690 Thật khó để nghe từng nốt riêng lẻ. 00:03:30.691 --> 00:03:34.696 Nếu muốn nhớ đến nốt "you" trong "happy birthday" 00:03:34.696 --> 00:03:38.586 bạn phải nhẩm từ "happy" cho đến "you". 00:03:38.586 --> 00:03:42.936 Bằng cách này, các giai điệu hoạt động như một loại thói quen. 00:03:42.971 --> 00:03:48.001 Như khi ta tự động buộc giày một mạch đến khi thắt dây vậy. 00:03:48.001 --> 00:03:54.124 Khi giai điệu được gợi ra như khi ai đó nói "my umbrella" 00:03:54.124 --> 00:03:58.164 ta sẽ nhẩm theo cho đến khi tự nó dừng lại. 00:03:58.164 --> 00:04:00.190 "ella, ella, ella" 00:04:00.190 --> 00:04:02.490 Tuy nhiên đây chỉ là suy đoán chung chung. 00:04:02.490 --> 00:04:05.735 Cơ sở lập luận về việc tại sao chúng ta lại dễ nhiễm "sâu tai" 00:04:05.752 --> 00:04:07.692 vẫn còn là một bí ẩn. 00:04:07.735 --> 00:04:10.996 Nhưng hiểu về chúng cũng đem lại những manh mối quan trọng 00:04:10.996 --> 00:04:13.256 về sự vận hành của não người. 00:04:13.265 --> 00:04:17.515 Có lẽ nếu lần tới, bạn bị nhiễm bài "Shake it off" của Taylor Swift, 00:04:17.521 --> 00:04:21.981 hãy coi đó như điểm bắt đầu của chuyến phiêu lưu khoa học, 00:04:21.981 --> 00:04:25.923 giải đáp những bí ẩn thường thức. 00:04:25.923 --> 00:04:30.143 Nếu không thì cứ việc "Rũ nó đi" (Shake it off).