Return to Video

Điều gì diễn ra trong một cơn đau tim? - Krishna Sughir

  • 0:07 - 0:13
    Mỗi năm có khoảng 7 triệu người
    trên thế giới tử vong do đau tim;
  • 0:13 - 0:15
    và bệnh tim mạch,
  • 0:15 - 0:18
    gây ra các cơn đau tim
    và các vấn đề khác như đột quỵ,
  • 0:18 - 0:20
    là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
    trên thế giới.
  • 0:20 - 0:23
    Vậy nguyên nhân của cơn đau tim là gì?
  • 0:23 - 0:25
    Cũng như các cơ khác, tim cần oxy,
  • 0:25 - 0:29
    và khi không có đủ lượng oxy cần thiết,
    cơn đau tim xảy ra.
  • 0:29 - 0:31
    Các khối mỡ tích tụ, gọi là mảng,
  • 0:31 - 0:33
    phát triển trên thành động mạch vành.
  • 0:33 - 0:37
    Đó là các mạch có vai trò
    cung cấp máu giàu oxy tới tim.
  • 0:37 - 0:39
    Các mảng này lớn lên khi ta già đi,
  • 0:39 - 0:41
    đôi khi trở nên kềnh càng,
  • 0:41 - 0:42
    đặc cứng,
  • 0:42 - 0:43
    hay nóng bừng.
  • 0:43 - 0:46
    Cuối cùng, các mảng này có thể
    biến thành các vật cản.
  • 0:46 - 0:49
    Nếu một trong các mảng
    bị nứt vỡ,
  • 0:49 - 0:52
    một cục máu đông sẽ hình thành quanh đó
    chỉ trong vài phút,
  • 0:52 - 0:56
    và một động mạch bị chặn một phần
    có thể trở thành tắc hoàn toàn.
  • 0:56 - 0:59
    Việc lưu thông máu đến cơ tim
    bị gián đoạn
  • 0:59 - 1:03
    và chỉ trong vài phút,
    các tế bào thiếu oxy bắt đầu chết.
  • 1:03 - 1:06
    Đó là nhồi máu cơn tim,
  • 1:06 - 1:07
    hay còn gọi là đau tim.
  • 1:07 - 1:11
    Nếu không được điều trị,
    tình trạng có thể xấu đi nhanh chóng.
  • 1:11 - 1:15
    Cơ bị tổn hại có thể không bơm được máu,
  • 1:15 - 1:17
    và có thể dẫn đến loạn nhịp đập.
  • 1:17 - 1:21
    Trong trường hợp xấu nhất,
    đau tim có thể dẫn tới đột tử.
  • 1:21 - 1:24
    Và làm thế nào bạn biết được
    ai đó đang bị đau tim?
  • 1:24 - 1:27
    Triệu chứng phổ biến nhất là đau ngực
  • 1:27 - 1:30
    do cơ tim bị thiếu oxy gây ra.
  • 1:30 - 1:33
    Các bệnh nhân cảm thấy như bị bóp nghẹt.
  • 1:33 - 1:35
    Nó có thể lan ra cánh tay trái,
  • 1:35 - 1:35
    hàm,
  • 1:35 - 1:36
    lưng,
  • 1:36 - 1:37
    và bụng.
  • 1:37 - 1:42
    Nhưng không phải lúc nào
    cũng bất ngờ và kịch tính như trong phim.
  • 1:42 - 1:44
    Một số người cảm thấy buồn nôn
  • 1:44 - 1:45
    hay khó thở.
  • 1:45 - 1:48
    Các triệu chứng có thể khó thấy hơn
    ở phụ nữ và người lớn tuổi.
  • 1:48 - 1:53
    Với họ, sự yếu đi và cảm giác mệt mỏi
    có thể là dấu hiệu chính.
  • 1:53 - 1:55
    Và thật ngạc nhiên, ở rất nhiều người,
  • 1:55 - 1:59
    đặc biệt với những ai mắc tiểu đường,
    căn bệnh có biến chứng đau thần kinh,
  • 1:59 - 2:01
    cơn đau tim có thể xảy ra
    một cách yên lặng.
  • 2:01 - 2:04
    Nếu bạn nghĩ ai đó có thể đang bị đau tim,
  • 2:04 - 2:07
    việc quan trọng nhất
    là phải phản ứng thật nhanh.
  • 2:07 - 2:11
    Nếu tiếp cận được
    các dịch vụ y tế khẩn cấp, hãy gọi cho họ.
  • 2:11 - 2:13
    Đó là cách nhanh nhất
    để đến được bệnh viện.
  • 2:13 - 2:16
    Dùng aspirin, loại thuốc làm loãng máu,
  • 2:16 - 2:19
    và nitroglycerin, thuốc giãn động mạch,
  • 2:19 - 2:22
    có thể giữ cho cơn đau tim
    không bị nặng thêm.
  • 2:22 - 2:25
    Trong phòng cấp cứu, các bác sĩ
    có thể chẩn đoán một cơn đau tim.
  • 2:25 - 2:28
    Họ thường sử dụng điện tâm đồ
  • 2:28 - 2:30
    để đo hoạt động điện thế cơ tim
  • 2:30 - 2:33
    và xét nghiệm máu
    để đánh giá tổn thương cơ tim.
  • 2:33 - 2:37
    Bệnh nhân sau đó được đưa tới
    phòng khám tim công nghệ cao
  • 2:37 - 2:40
    nơi làm các xét nghiệm
    để xác định các vị trí bị nghẽn.
  • 2:40 - 2:43
    Các bác sĩ tim có thể tái mở
    các động mạch bị tắc
  • 2:43 - 2:47
    bằng cách bơm phồng một quả bóng
    trong quy trình tạo hình mạch vành.
  • 2:47 - 2:51
    Họ cũng thường đưa vào một khung đỡ
    bằng kim loại hay nhựa dẻo
  • 2:51 - 2:53
    để giữ cho lòng động mạch được thông.
  • 2:53 - 2:58
    Những vật cản lớn hơn có thể cần đến
    phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.
  • 2:58 - 3:02
    Sử dụng một đoạn tĩnh mạch hay động mạch
    từ phần khác của cơ thể,
  • 3:02 - 3:06
    các bác sĩ phẫu thuật tim có thể khiến
    dòng máu lưu thông đi vòng qua vật cản.
  • 3:06 - 3:09
    Những quy trình này tái lập sự lưu thông
    tới cơ tim,
  • 3:09 - 3:11
    từ đó phục hồi chức năng tim.
  • 3:11 - 3:13
    Điều trị đau tim có nhiều tiến bộ,
  • 3:13 - 3:15
    nhưng việc phòng ngừa
    là vô cùng thiết yếu.
  • 3:15 - 3:19
    Cả các yếu tố di truyền và lối sống
    đều tác động đến nguy cơ đau tim.
  • 3:19 - 3:22
    Và tin tốt là bạn có thể thay đổi
    lối sống của mình.
  • 3:22 - 3:25
    Tập thể dục, ăn uống lành mạnh,
    và giảm cân
  • 3:25 - 3:27
    đều có thể giảm nguy cơ xảy ra đau tim,
  • 3:27 - 3:29
    bất kể bạn đã từng bị trước đó hay chưa.
  • 3:29 - 3:32
    Các bác sĩ khuyên
    nên tập thể dục vài lần một tuần,
  • 3:32 - 3:35
    thực hiện cả các bài tập nhịp điệu
    và rèn luyện sức mạnh.
  • 3:35 - 3:39
    Một chế độ ăn uống có lợi cho tim
    có lượng đường và chất béo bão hòa thấp,
  • 3:39 - 3:41
    hai thứ đều liên quan tới đau tim.
  • 3:41 - 3:43
    Vậy bạn nên ăn gì?
  • 3:43 - 3:44
    Thật nhiều chất xơ từ rau,
  • 3:44 - 3:47
    gà và cá thay vì thịt đỏ,
  • 3:47 - 3:50
    ngũ cốc nguyên hạt và các loạt quả hạch
    như óc chó và hạnh nhân
  • 3:50 - 3:52
    tất cả đều có lợi.
  • 3:52 - 3:57
    Chế độ ăn uống và kế hoạch luyện tập hợp lý
    cũng giúp duy trì cân nặng trong khoảng an toàn,
  • 3:57 - 4:00
    điều này cũng sẽ giảm nguy cơ
    xảy ra đau tim.
  • 4:00 - 4:03
    Và đương nhiên, thuốc cũng có thể
    giúp ngừa đau tim.
  • 4:03 - 4:06
    Ví dụ, các bác sĩ
    thường kê thuốc aspirin liều thấp,
  • 4:06 - 4:10
    đặc biệt là cho các bệnh nhân
    đã từng bị đau tim
  • 4:10 - 4:13
    và những ai có nguy cơ cao.
  • 4:13 - 4:15
    Và các loại thuốc giúp kiểm soát
    các yếu tố nguy cơ,
  • 4:15 - 4:18
    như áp lực máu, cholesterol cao
    và tiểu đường,
  • 4:18 - 4:21
    cũng sẽ giảm khả năng xảy ra đau tim.
  • 4:21 - 4:25
    Đau tim có thể phổ biến
    nhưng không phải là không ngừa được.
  • 4:25 - 4:26
    Ăn uống lành mạnh,
  • 4:26 - 4:28
    tránh sử dụng thuốc lá,
  • 4:28 - 4:29
    duy trì sức khỏe,
  • 4:29 - 4:32
    và ngủ nhiều, cười nhiều
  • 4:32 - 4:36
    đều đảm bảo cho cơ quan trọng nhất
    trong cơ thể của bạn
  • 4:36 - 4:37
    tiếp tục đập.
Title:
Điều gì diễn ra trong một cơn đau tim? - Krishna Sughir
Speaker:
Krishna Sudhir
Description:

Xem toàn bộ bài học: http://ed.ted.com/lessons/what-happens-during-a-heart-attack-krishna-sudhir

Có khoảng 7 triệu người trên thế giới tử vong do đau tim mỗi năm. Và các bệnh tim mạch, những căn bệnh gây ra đau tim và các vấn đề khác như đột quỵ, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Vậy điều gì gây ra đau tim? Krishna Sudhir xem xét các nguyên nhân hàng đầu và các biện pháp điều trị cho căn bệnh có thể gây chết người này.

Bài học từ Krishna Sudhir, minh họa bởi Chadwick Whitehead.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:54

Vietnamese subtitles

Revisions