Return to Video

Rô bốt có "tâm hồn"

  • 0:01 - 0:03
    Công việc của tôi là thiết kế,
    chế tạo và nghiên cứu
  • 0:03 - 0:05
    các rô bốt tương tác với con người.
  • 0:05 - 0:07
    Nhưng chuyện này không bắt đầu
  • 0:07 - 0:09
    từ rô bốt mà từ phim hoạt hình.
  • 0:09 - 0:11
    Lần đầu tiên xem
    phim "Luxo Jr." của Pixar
  • 0:11 - 0:13
    tôi vô cùng ngạc nhiên
    với nhiều cảm xúc
  • 0:13 - 0:15
    họ có thể truyền vào những vật
  • 0:15 - 0:17
    bình thường như chiếc đèn bàn.
  • 0:17 - 0:19
    Hãy xem -- đến cuối bộ phim,
  • 0:19 - 0:22
    bạn thực sự cảm nhận
    điều gì đó ở hai đồ vật này.
  • 0:22 - 0:24
    (Cười)
  • 0:24 - 0:26
    Như đã nói, tôi phải học
    để làm điều này.
  • 0:26 - 0:29
    Vậy là tôi có một quyết định
    tệ hại về nghề nghiệp
  • 0:29 - 0:32
    Mẹ tôi giống như này
    khi tôi quyết định điều đó.
  • 0:32 - 0:34
    (Cười)
  • 0:34 - 0:36
    Tôi bỏ việc về công nghệ
    rất hời ở Israel
  • 0:36 - 0:38
    ở một công ty phần mềm
    và chuyển đến New York
  • 0:38 - 0:39
    để học hoạt hình.
  • 0:39 - 0:41
    Và tôi sống ở đó
  • 0:41 - 0:44
    trong một căn hộ sắp sập ở Harlem
    với vài bạn cùng phòng.
  • 0:44 - 0:45
    Tôi không nói ẩn dụ đâu,
  • 0:45 - 0:47
    cái trần nhà đã sập thật,
    vào một ngày nọ
  • 0:47 - 0:48
    ở phòng khách.
  • 0:48 - 0:51
    Khi nào người ta viết về
    vi phạm thi công ở New York,
  • 0:51 - 0:53
    họ đem dán trước tòa nhà của chúng tôi.
  • 0:53 - 0:57
    Nó như là kiểu mẫu
    cho thấy mọi việc tồi tệ thế nào.
  • 0:57 - 0:59
    Dù sao, ban ngày tôi tới trường, ban đêm
  • 0:59 - 1:02
    tôi ngồi vẽ tranh hoạt hình bằng bút chì,
    hết bức này đến bức khác.
  • 1:02 - 1:05
    Và tôi đã học được
    hai điều đáng kinh ngạc --
  • 1:05 - 1:07
    một là
  • 1:07 - 1:09
    khi bạn muốn khơi dậy cảm xúc,
  • 1:09 - 1:11
    trông nó thế nào
    không quan trọng,
  • 1:11 - 1:13
    mà tất cả là ở chuyển động -
    nó nằm trong việc
  • 1:13 - 1:15
    định thời gian cho chuyển động.
  • 1:15 - 1:18
    Điều thứ hai, một giảng viên
    của chúng tôi đã nói.
  • 1:18 - 1:20
    Ông đã tạo ra
    con chồn trong phim Kỷ Băng Hà.
  • 1:20 - 1:22
    Ông nói:
  • 1:22 - 1:25
    'Người làm hoạt hình,
    bạn không phải đạo diễn, mà là diễn viên."
  • 1:25 - 1:28
    Nếu bạn muốn tạo ra chuyển động
    hợp với nhân vật của mình,
  • 1:28 - 1:30
    thì đừng nghĩ, hãy dủng cơ thể
    mình để tìm --
  • 1:30 - 1:32
    hãy đứng trước gương,
  • 1:32 - 1:34
    diễn trước camera --
    bất cứ thứ gì.
  • 1:34 - 1:36
    Và sau đó truyền lại
    cho nhân vật của bạn.
  • 1:36 - 1:39
    Một năm sau, tôi vào học MIT
  • 1:39 - 1:41
    nhóm Robotic Life,
    trong những nhóm đầu tiên
  • 1:41 - 1:43
    nghiên cứu quan hệ
    giữa con người và rô bốt.
  • 1:43 - 1:45
    Tôi lúc đó vẫn còn mơ ước
  • 1:45 - 1:48
    tạo ra một chiếc đèn Luxo Jr. thật sự.
  • 1:48 - 1:50
    Tôi thấy
    rô bốt chuyển động
  • 1:50 - 1:51
    không duyên dáng như
  • 1:51 - 1:53
    trong quá trình học về hoạt hình.
  • 1:53 - 1:55
    Ngược lại, chúng đều rất --
  • 1:55 - 1:57
    nói thế nào nhỉ,
    chúng cứng nhắc như rô bốt ấy.
  • 1:57 - 1:59
    (Cười)
  • 1:59 - 2:03
    Tôi nghĩ, hay ta áp dụng điều đã học
    ở trường dạy hoạt hình,
  • 2:03 - 2:05
    và thiết kế chiếc đèn
    rô bốt để bàn.
  • 2:05 - 2:08
    Tôi bắt tay vào
    thiết kế từng chi tiết một
  • 2:08 - 2:09
    để làm cho con rô bốt này
  • 2:09 - 2:12
    uyển chuyển và thu hút nhất có thể.
  • 2:12 - 2:14
    Đây bạn thấy
    rô bốt tương tác với tôi
  • 2:14 - 2:16
    trên bàn.
  • 2:16 - 2:18
    Thực ra tôi đang
    thiết kế lại rô bốt này,
  • 2:18 - 2:20
    nhưng nó lại không hề biết,
  • 2:20 - 2:22
    giống như nó đang tự đào mộ cho mình
    bằng cách giúp tôi.
  • 2:22 - 2:24
    (Cười)
  • 2:24 - 2:26
    Tôi muốn nó bớt giống
    một cấu trúc cơ học
  • 2:26 - 2:28
    chỉ chiếu sáng,
  • 2:28 - 2:31
    mà giống như một cậu học việc
    có ích và lặng lẽ,
  • 2:31 - 2:34
    nó sẽ luôn ở đó khi bạn cần
    nhưng không hề quấy rầy bạn.
  • 2:34 - 2:36
    Ví dụ như, khi tôi tìm một cục pin
  • 2:36 - 2:37
    mà không thấy,
  • 2:37 - 2:42
    nó sẽ nhẹ nhàng chỉ cho tôi thấy
    cục pin nằm ở đâu.
  • 2:42 - 2:44
    bạn có thể thấy tôi trông hơi bối rối.
  • 2:44 - 2:46
    Tôi không phải là một diễn viên.
  • 2:48 - 2:50
    Tôi muốn bạn chú ý đến việc
  • 2:50 - 2:52
    cùng một kết câu cơ học,
    lúc thì,
  • 2:52 - 2:55
    di chuyển nhẹ nhàng và cẩn thận --
  • 2:55 - 2:58
    lúc thì mãnh liệt và sẵn sàng đối đầu.
  • 2:58 - 3:02
    Cùng một rô bốt,
    nhưng cảm xúc khác nhau.
  • 3:07 - 3:13
    Diễn viên: "Mày có muốn biết gì không?
    Hả, mày muốn biết gì không?
  • 3:13 - 3:14
    Hắn ta chết rồi!
  • 3:14 - 3:18
    Hắn nằm ở đó, mắt đờ cả ra!"
  • 3:18 - 3:19
    (Cười)
  • 3:19 - 3:23
    Nhưng, di chuyển một cách duyên dáng
    chỉ là một phần của toàn bộ cấu trúc
  • 3:23 - 3:24
    tương tác người-rô bốt này.
  • 3:24 - 3:26
    Lúc tôi lấy bằng Tiến sỹ,
  • 3:26 - 3:28
    đề tài là sự phối hợp
    giữa người và rô bốt;
  • 3:28 - 3:30
    các nhóm người và rô bốt
    cùng làm việc.
  • 3:30 - 3:31
    Tôi nghiên cứu về kỹ thuật,
  • 3:31 - 3:34
    tâm lý học, quan điểm làm việc của nhóm.
  • 3:34 - 3:36
    Và cùng lúc, tôi cũng
  • 3:36 - 3:37
    tham gia làm việc nhóm
    của riêng mình
  • 3:37 - 3:40
    với người bạn tốt, người
    cũng ở đây hôm nay.
  • 3:40 - 3:42
    Và trong hoàn cảnh đó chúng tôi
    dễ dàng liên tưởng đến
  • 3:42 - 3:44
    ngày không xa,
    rô bốt sẽ ở cùng chúng ta.
  • 3:44 - 3:46
    Sau khi kết thúc
    ngày lễ Quá Hải.
  • 3:46 - 3:48
    Chúng tôi đang cất đặt bàn ghế,
  • 3:48 - 3:51
    tôi ngạc nhiên vì đã nhanh chóng
    làm việc nhịp nhàng.
  • 3:51 - 3:53
    Ai có việc của người nấy.
  • 3:53 - 3:54
    Chúng tôi không hề
    phải chia việc.
  • 3:54 - 3:56
    Chúng tôi không hề
    nói lời nào để phân việc
  • 3:56 - 3:58
    Nó cứ thế xảy ra.
  • 3:58 - 3:59
    Và tôi đã nghĩ,
  • 3:59 - 4:01
    người và rô bốt thì không giống vậy.
  • 4:01 - 4:02
    Khi người và rô bốt tương tác,
  • 4:02 - 4:03
    nó giống một ván cờ.
  • 4:03 - 4:05
    Con người làm một việc,
  • 4:05 - 4:07
    rô bốt phân tích
    điều gì con người làm,
  • 4:07 - 4:08
    rồi quyết định
    bước tiếp theo,
  • 4:08 - 4:09
    lên kế hoạch, thực hiện.
  • 4:09 - 4:11
    Và con người sẽ chờ khi tới lượt mình.
  • 4:11 - 4:13
    Giống như một ván cờ hơn
  • 4:13 - 4:15
    và điều đó có lý
    vì chơi cờ thì rất tuyệt
  • 4:15 - 4:16
    cho nhà toán học và máy tính.
  • 4:16 - 4:19
    Cờ là môn cần phân tích thông tin,
  • 4:19 - 4:22
    ra quyết định và lên kế hoạch.
  • 4:22 - 4:25
    Nhưng tôi muốn rô bốt của tôi
    thực sự hành động,
  • 4:25 - 4:27
    hơn là một người chơi cờ
  • 4:27 - 4:29
    hiểu ý và làm việc cùng nhau.
  • 4:29 - 4:33
    Vậy là tôi quyết định
    chọn nghề tồi tệ thứ hai:
  • 4:33 - 4:35
    tôi quyết định đi học 1 khóa diễn xuất.
  • 4:35 - 4:38
    Tôi nghỉ khóa học tiến sỹ.
    Tôi tới lớp học diễn xuất.
  • 4:38 - 4:41
    Tôi thực sự tham gia một vở kịch,
  • 4:41 - 4:43
    hy vọng là không còn
    đoạn băng nào của vở kịch đó.
  • 4:43 - 4:46
    Và tôi tìm các sách về diễn xuất,
  • 4:46 - 4:48
    trong đó có một cuốn từ thế kỷ 19
  • 4:48 - 4:49
    tôi lấy từ thư viện.
  • 4:49 - 4:52
    Tôi kinh ngạc thấy tên tôi
    đứng thứ hai trong danh sách mượn
  • 4:52 - 4:55
    Người đầu tiên mượn
    vào năm 1889. (Cười)
  • 4:55 - 4:57
    Dường như cuốn sách đã đợi 100 năm
  • 4:57 - 5:00
    để được khám phá lại cho ngành rô bốt học
  • 5:00 - 5:02
    Cuốn sách dạy các diễn viên
  • 5:02 - 5:04
    cách cử động mọi cơ bắp trong cơ thể
  • 5:04 - 5:07
    tương thích với mọi cung bậc cảm xúc.
  • 5:07 - 5:09
    Nhưng phát hiện thực sự là khi tôi học
  • 5:09 - 5:10
    về phương pháp diễn xuất.
  • 5:10 - 5:12
    Nó đã rất phổ biến trong thế kỷ 20.
  • 5:12 - 5:15
    Theo đó bạn không phải
    sắp xếp mọi cơ bắp trong cơ thể.
  • 5:15 - 5:18
    mà bạn dùng cơ thể
    để tìm ra cách chuyển động phù hợp.
  • 5:18 - 5:20
    Bạn phải sử dụng trí nhớ cảm giác của mình
  • 5:20 - 5:22
    để tạo dựng lại các cảm xúc, và gần như
  • 5:22 - 5:24
    suy nghĩ bằng cơ thể
    để tìm biểu cảm thích hợp.
  • 5:24 - 5:26
    Ngẫu hứng diễn ngay
    trước bạn diễn.
  • 5:26 - 5:30
    Tôi phát hiện điều này lúc đọc
    về khuynh hướng này
  • 5:30 - 5:33
    trong tâm lý học tri nhận,
    gọi là nhận thức biểu hiện.
  • 5:33 - 5:34
    Với cùng nội dung như trên --
  • 5:34 - 5:36
    Ta sử dụng cơ thể mình để nghĩ,
  • 5:36 - 5:38
    không chỉ nghĩ bằng não,
    hành động bằng cơ thể,
  • 5:38 - 5:41
    mà cơ thể chúng ta phản hồi về não bộ
  • 5:41 - 5:43
    để từ đó tạo ra cách chúng ta hành xử.
  • 5:43 - 5:44
    Giống như một tia chớp vậy.
  • 5:44 - 5:46
    Tôi quay trở về văn phòng.
  • 5:46 - 5:48
    Tôi đã viết bài này -
    nhưng chưa từng công bố
  • 5:48 - 5:51
    "Bài học diễn xuất cho Trí tuệ nhân tạo".
  • 5:51 - 5:52
    Tôi mất thêm một tháng
  • 5:52 - 5:55
    để thực hiện một điều
    sau đó thành vở kịch đầu tiên
  • 5:55 - 5:57
    có một người và một rô bốt cùng diễn
  • 5:57 - 6:00
    Chính là những thứ bạn đã xem
    trước đó với các diễn viên.
  • 6:00 - 6:02
    Và tôi đã nghĩ:
  • 6:02 - 6:05
    Làm cách nào có thể khiến
    một mô hình trí tuệ thông minh --
  • 6:05 - 6:06
    máy tính, mô hình điện toán --
  • 6:06 - 6:09
    thực hiện hành động
    không có chuẩn bị trước,
  • 6:09 - 6:11
    như chấp nhận rủi ro, nắm bắt cơ hội,
  • 6:11 - 6:13
    thậm chí mắc cả sai lầm.
  • 6:13 - 6:15
    Có thể điều này tạo nên những
    rô bốt đồng đội tốt hơn.
  • 6:15 - 6:18
    Tôi dành nhiều thời gian nghiên cứu
    những mô hình này
  • 6:18 - 6:20
    và tôi đã áp dụng chúng lên một số rô bốt.
  • 6:20 - 6:22
    Ở đây bạn có thể thấy ví dụ đầu tiên
  • 6:22 - 6:26
    về những rô bốt sử dụng trí tuệ nhân tạo
  • 6:26 - 6:29
    cố gắng phối hợp ăn ý
    với những cử động của tôi,
  • 6:29 - 6:30
    giống như một trò chơi vậy.
  • 6:30 - 6:32
    Hãy cùng xem.
  • 6:36 - 6:40
    Bạn thấy,
    khi tôi làm nó rối lên, nó bị lừa
  • 6:40 - 6:42
    Điều này hơi giống các diễn viên sẽ làm
  • 6:42 - 6:44
    khi họ cố gắng bắt chước nhau
  • 6:44 - 6:46
    để tìm ra sự đồng điệu giữa họ.
  • 6:46 - 6:48
    Sau đó, tôi làm một thí nghiệm khác,
  • 6:48 - 6:52
    tôi nhờ những người tôi gặp trên phố
    tương tác với chiếc đèn rô bốt,
  • 6:52 - 6:56
    để thử nghiệm ý tưởng
    biểu hiện trí tuệ nhân tạo
  • 6:56 - 7:01
    Tôi đã dùng 2 bộ não
    cho cùng một rô bốt.
  • 7:01 - 7:02
    Là chiếc đèn bạn thấy,
  • 7:02 - 7:04
    và tôi đưa 2 bộ não vào trong nó.
  • 7:04 - 7:06
    Với một nửa số người,
  • 7:06 - 7:08
    tôi dùng bộ não kiểu truyền thống,
  • 7:08 - 7:10
    tính trước khi hành động.
  • 7:10 - 7:12
    Nó đợi đến lượt mình,
    phân tích, lên kế hoạch.
  • 7:12 - 7:14
    Hãy gọi nó là bộ não tính toán.
  • 7:14 - 7:18
    Bộ não khác giống diễn viên hơn,
    sẵn sàng mạo hiểm.
  • 7:18 - 7:20
    Hãy gọi nó là bộ não ưa mạo hiểm.
  • 7:20 - 7:23
    Đôi khi nó hành động
    không cần phải biết trước mọi thứ.
  • 7:23 - 7:25
    Đôi khi nó phạm sai lầm và sửa chữa chúng.
  • 7:25 - 7:27
    Và tôi đã bắt họ làm
    nhiệm vụ không mấy hấp dẫn,
  • 7:27 - 7:29
    mà mất tới gần 20 phút,
  • 7:29 - 7:30
    họ phải làm việc cùng nhau.
  • 7:30 - 7:33
    mô phỏng một công việc tại nhà máy
  • 7:33 - 7:35
    làm một việc lặp đi lặp lại.
  • 7:35 - 7:37
    Tôi thấy mọi người thực sự yêu quý
  • 7:37 - 7:39
    chú rô bốt ưa mạo hiểm.
  • 7:39 - 7:40
    Họ nghĩ nó thông minh hơn,
  • 7:40 - 7:42
    tận tụy hơn, tinh thần đồng đội tốt hơn,
  • 7:42 - 7:44
    góp nhiều hơn vào thành công của đội.
  • 7:44 - 7:46
    Họ thậm chí gọi
    'anh ấy' và 'cô ấy',
  • 7:46 - 7:49
    trong khi với rô bốt tính toán,
    họ gọi là 'nó'.
  • 7:49 - 7:52
    không ai gọi nó là 'anh ấy' hay 'cô ấy'.
  • 7:52 - 7:53
    Khi họ nhận xét sau buổi thử nghiệm
  • 7:53 - 7:55
    về con rô bốt ưa mạo hiểm,
    họ nói,
  • 7:55 - 7:59
    "Lúc kết thúc, chúng tôi là bạn tốt
    và còn vỗ tay tưởng tượng nữa".
  • 7:59 - 8:01
    Bất luận điều đó nghĩa là gì.
  • 8:01 - 8:04
    (Cười) Nhưng nghe có vẻ đau khổ.
  • 8:04 - 8:07
    Khi giao tiếp với chú rô bốt tính toán,
  • 8:07 - 8:09
    họ nói nó giống tên học việc lười biếng.
  • 8:09 - 8:12
    Chỉ làm những việc phải làm không hơn,
  • 8:12 - 8:14
    đây cũng là điều
    mọi người nghĩ là rô bốt sẽ làm,
  • 8:14 - 8:17
    tôi ngạc nghiên khi mọi người
    có kỳ vọng cao hơn
  • 8:17 - 8:22
    hơn cả người làm trong lĩnh vực rô bốt
    cho rằng chúng có thể làm được.
  • 8:22 - 8:24
    Theo một cách, tôi nghĩ đây là lúc
  • 8:24 - 8:27
    giống như phong cách diễn đã làm thay đổi
    cách nghĩ
  • 8:27 - 8:28
    về diễn xuất trong thế kỷ 19,
  • 8:28 - 8:30
    đi từ lối diễn được tính toán và
  • 8:30 - 8:32
    lên kế hoạch kỹ lưỡng,
  • 8:32 - 8:35
    sang cách diễn trực giác hơn,
    và chấp nhận rủi ro, biểu cảm hơn.
  • 8:35 - 8:37
    Có lẽ đây là lúc để rô bốt
  • 8:37 - 8:40
    có được một cuộc cách mạng như thế.
  • 8:40 - 8:41
    Một vài năm sau,
  • 8:41 - 8:43
    tôi làm nghiên cứu
    tại Georgia Tech ở Atlanta,
  • 8:43 - 8:45
    ở trong một nhóm
  • 8:45 - 8:46
    về những nhạc công rô bốt.
  • 8:46 - 8:49
    Và tôi đã nghĩ, âm nhạc là chỗ tuyệt vời
  • 8:49 - 8:51
    để quan sát
    cách làm việc nhóm, cách hợp tác,
  • 8:51 - 8:53
    canh thời lượng, ngẫu hứng --
  • 8:53 - 8:55
    và đây là rô bốt chơi mộc cầm.
  • 8:55 - 8:57
    Mộc cầm, cho những người không biết như tôi,
  • 8:57 - 9:00
    là một chiếc đàn rất to bằng gỗ.
  • 9:00 - 9:03
    Và, khi tôi quan sát nó,
  • 9:03 - 9:06
    những bản nhạc khác,
    ứng biến giữa người và rô bốt
  • 9:06 - 9:08
    vâng, có những bản nhạc khác
    giữa người với rô bốt
  • 9:08 - 9:10
    và chúng hơi hơi giống như chơi một ván cờ
  • 9:10 - 9:11
    Con người đi từng nước cờ
  • 9:11 - 9:14
    rô bốt phân tích người ta đã đi nước nào
  • 9:14 - 9:16
    và sẽ tự ứng biến với nước cờ của mình
  • 9:16 - 9:18
    Đây là cái các nhạc công gọi là
  • 9:18 - 9:19
    sự tương tác kiểu "hô ứng"
  • 9:19 - 9:23
    nó cũng rất phù hợp
    với rô bốt và trí tuệ nhân tạo
  • 9:23 - 9:25
    nhưng tôi nghĩ nếu
    dùng ý tưởng đã dùng
  • 9:25 - 9:28
    trong các vở kịch sân khấu và các
    nghiên cứu về làm việc nhóm
  • 9:28 - 9:31
    có thể tôi sẽ khiến
    các rô bốt chơi phối hợp
  • 9:31 - 9:32
    như một ban nhạc
  • 9:32 - 9:36
    các nhạc công chơi nhịp nhàng với nhau,
    không ai ngừng phút nào cả
  • 9:36 - 9:39
    Thế là tôi cố làm điều tương tự,
    với âm nhạc
  • 9:39 - 9:40
    khi rô bốt không thực sự biết
  • 9:40 - 9:41
    sẽ phải chơi nhạc gì
  • 9:41 - 9:43
    Nó chỉ cử động cơ thể
  • 9:43 - 9:45
    và tận dụng cơ hội để chơi nhạc.
  • 9:45 - 9:47
    Và như giáo viên nhạc jazz của tôi
    đã dạy khi tôi 17 tuổi
  • 9:47 - 9:49
    Cô nói, khi em ngẫu hứng
  • 9:49 - 9:50
    đôi khi em không biết đang làm gì
  • 9:50 - 9:51
    nhưng vẫn cứ chơi.
  • 9:51 - 9:53
    Tôi làm một rôbốt
    không thật sự
  • 9:53 - 9:55
    biết đang chơi nhạc gì,
    mà vẫn cứ tiếp tục.
  • 9:55 - 9:58
    Hãy xem vài giây trong trình diễn này
  • 9:58 - 10:01
    khi rô bốt lắng nghe người nhạc công
  • 10:01 - 10:02
    và chơi ngẫu hứng theo.
  • 10:02 - 10:05
    Và sau đó, hãy xem người nhạc công
  • 10:05 - 10:07
    cũng phản ứng với
    cái rôbốt đang làm,
  • 10:07 - 10:09
    bắt nhịp với hành động của nó
  • 10:09 - 10:14
    Và ở thời điểm nào đó thậm chí kinh ngạc
    vì những gì con rô bốt tạo ra
  • 10:14 - 11:00
    (Nhạc)
  • 11:00 - 11:05
    (Vỗ tay)
  • 11:05 - 11:07
    Nhạc sỹ không chỉ
    chơi theo nốt nhạc,
  • 11:07 - 11:09
    nếu không thì chẳng ai xem
    các sô diễn làm gì
  • 11:09 - 11:11
    Nhạc công
    còn dùng cơ thể để bày tỏ
  • 11:11 - 11:13
    với thành viên khác,
    với khán giả
  • 11:13 - 11:15
    họ dùng cơ thể để thể hiện âm nhạc.
  • 11:15 - 11:18
    Tôi cho là, đã có một
    rô bốt nhạc công trên sàn
  • 11:18 - 11:21
    sao không cho nó thành một
    nhạc công chính thức luôn
  • 11:21 - 11:23
    Tôi bắt đầu thiết kế
    một cái đầu biết biểu cảm
  • 11:23 - 11:25
    cho rô bốt
  • 11:25 - 11:27
    Cái đầu không thực
    chạm vào đàn marimba
  • 11:27 - 11:28
    nó chỉ thể hiện âm nhạc.
  • 11:28 - 11:31
    Đây là một số bản vẽ bằng giấy ăn ở
    một quán bar tại Atlanta
  • 11:31 - 11:34
    quán ở một vị trí nguy hiểm
    ở đúng giữa đường từ
  • 11:34 - 11:36
    phòng thí nghiệm
    đến nhà. (Cười)
  • 11:36 - 11:37
    Nên tôi dành ra,
    trung bình
  • 11:37 - 11:40
    ba tới bốn giờ mỗi ngày ở đó
  • 11:40 - 11:43
    Tôi cho là thế (Cười)
  • 11:43 - 11:46
    Và tôi trở lại
    với các đạo cụ hoạt hình và cố hình dung
  • 11:46 - 11:48
    không chỉ rô bốt nhạc công
    nhìn giống cái gì
  • 11:48 - 11:51
    mà đặc biệt là rô bốt nhạc công
    cử động ra sao
  • 11:51 - 11:54
    để cho thấy nó không thích
    nhạc mà người khác đang chơi
  • 11:54 - 11:56
    và có lẽ cho thấy cả
    nhịp điệu mà nó cảm thấy
  • 11:56 - 11:58
    vào lúc đó
  • 11:58 - 12:03
    vậy là, rất mừng vì chúng tôi cuối cùng
    cũng có tiền để chế tạo con rô bốt này
  • 12:03 - 12:05
    Tôi sẽ cho quý vị xem
    một buổi diễn tương tự
  • 12:05 - 12:07
    lần này với một cái đầu
    biết giao tiếp biểu cảm
  • 12:07 - 12:09
    và hãy chú ý một điều--
  • 12:09 - 12:11
    cách rô bốt thực sự
    cho ta thấy
  • 12:11 - 12:13
    nhịp điệu nó cảm được từ con người
  • 12:13 - 12:17
    Chúng tôi cũng cho người ta thấy rằng
    rô bốt biết được nó đang làm gì
  • 12:17 - 12:18
    cả cách nó thay đổi cử động
  • 12:18 - 12:21
    ngay khi nó bắt đầu chơi một mình
  • 12:21 - 12:25
    (Nhạc)
  • 12:25 - 12:28
    Nó đang nhìn tôi để biết
    chắc là tôi đang nghe
  • 12:28 - 12:49
    (Nhạc)
  • 12:49 - 12:52
    Hãy nhìn lại hợp âm cuối của bản nhạc
  • 12:52 - 12:55
    lần này rô bốt giao tiếp
    bằng cơ thể của nó
  • 12:55 - 12:57
    khi nó đang chơi nhạc của nó.
  • 12:57 - 12:59
    Và khi nó đã sẵn sàng
  • 12:59 - 13:02
    phối hợp với tôi
    khi chơi hợp âm cuối cùng
  • 13:02 - 13:15
    (Nhạc)
  • 13:15 - 13:21
    (Vỗ tay)
  • 13:21 - 13:25
    Cảm ơn. Hy vọng quý vị thấy được
    rằng, dù hoàn toàn không--
  • 13:25 - 13:28
    dù phần này của cơ thể
    không chạm đến nhạc cụ
  • 13:28 - 13:31
    lại thật sự góp phần diễn nhạc
    nhiều đến thế nào
  • 13:31 - 13:35
    Và đôi lúc, vì chúng tôi ở Atlanta,
    nên có một số ca sĩ nhạc Rap
  • 13:35 - 13:36
    đến phòng thí nghiệm của chúng tôi.
  • 13:36 - 13:39
    Và có ca sĩ nhạc Rap này tới
  • 13:39 - 13:41
    và chơi nhạc với Rô bốt một lúc.
  • 13:41 - 13:44
    Và ở đây quý vị có thể thấy rô bốt
    về cơ bản chỉ
  • 13:44 - 13:45
    phản ứng với giai điệu
  • 13:45 - 13:48
    và hãy để ý hai điều.
    Một là, rất khó mà cưỡng lại được
  • 13:48 - 13:51
    việc hòa nhịp với robot
    khi nó đang lắc lư đầu
  • 13:50 - 13:52
    bạn như cũng muốn
    lắc lư đầu mình khi nó làm thế
  • 13:52 - 13:56
    Và hai là, ngay cả khi tay Rapper
    đang thực sự chú tâm vào chiếc iPhone,
  • 13:56 - 13:59
    ngay khi rô bốt quay sang anh ta,
    anh ta cũng nhìn vào nó
  • 13:59 - 14:01
    Dù nó chỉ ở
    ngoại vi tầm nhìn của anh ta
  • 14:01 - 14:04
    anh chỉ thấy nó ở
    một bên tầm mắt, nó vẫn rất mạnh mẽ
  • 14:04 - 14:06
    lý do là chúng ta không thể
    làm ngơ với các
  • 14:06 - 14:08
    chuyển động vật chất quanh mình
  • 14:08 - 14:09
    đó là bản năng của chúng ta
  • 14:09 - 14:13
    Nên nếu bạn đang có rắc rối với
    người yêu của mình chẳng hạn
  • 14:13 - 14:15
    người đó cứ nhìn vào iPhone mãi,
    hay nhìn điện thoại suốt
  • 14:15 - 14:17
    có thể bạn muốn
    có môt rôbốt ở đó
  • 14:17 - 14:19
    để làm người yêu chú ý đến mình
  • 14:19 - 14:38
    (Nhạc)
  • 14:38 - 14:45
    (Vỗ tay)
  • 14:45 - 14:47
    Tôi chỉ muốn giới thiệu rô bốt mới nhất
  • 14:47 - 14:50
    mà chúng tôi đang thực hiện,
  • 14:50 - 14:52
    có những kinh ngạc mà chúng tôi thấy được:
  • 14:52 - 14:55
    Có lúc người ta không quan tâm
    rô bốt thông minh đến thế nào,
  • 14:55 - 14:56
    nó chơi nhạc ngẫu hứng và lắng nghe
  • 14:56 - 15:01
    và làm những cái mà tôi
    đã mất nhiều năm để học hỏi
  • 15:01 - 15:04
    Người ta thích rô bốt
    là vì nó khoái âm nhạc
  • 15:04 - 15:07
    Họ không nói rằng
    rô bốt chuyển động theo âm nhạc
  • 15:07 - 15:08
    họ nói là nó đang tận hưởng âm nhạc
  • 15:08 - 15:11
    và tôi nghĩ, sao không
    thực hiện ý tưởng này nhỉ,
  • 15:11 - 15:14
    và tôi thiết kế ra một loại đồ vật mới
    lần này
  • 15:14 - 15:16
    không là đèn bàn
    mà là loa rời điện thoại,
  • 15:16 - 15:19
    một trong những cái
    mà bạn cắm điện thoại vào ấy.
  • 15:19 - 15:21
    Và tôi nghĩ, điều gì sẽ xảy ra
  • 15:21 - 15:23
    nếu cái loa rời này không chỉ
    phát ra âm nhạc cho bạn
  • 15:23 - 15:26
    còn thật sự
    thưởng thức âm nhạc nữa. (Cười)
  • 15:26 - 15:27
    Và lần nữa,
    đây là một đoạn hoạt hình
  • 15:27 - 15:32
    chạy thử vào giai đoạn khởi đầu (cười)
  • 15:32 - 15:36
    và đây là một sản phẩm hoàn thiện
  • 15:47 - 16:09
    (Bài hát "Drop It Like It's Hot")
  • 16:09 - 16:12
    Vậy đó, lắc đầu theo nhịp rất nhiều lần
  • 16:12 - 16:15
    (Vỗ tay)
  • 16:15 - 16:17
    Khán giả ngả đầu theo nhạc rất nhiều,
  • 16:17 - 16:20
    nên chúng tôi có thể thấy rô bốt có thể
    tác động tới con người
  • 16:20 - 16:23
    Và nó không chỉ là
    trò vui hay trò giải trí
  • 16:23 - 16:25
    Tôi cho là một trong những
    lý do tôi rất quan tâm
  • 16:25 - 16:27
    đến rô bốt
    dùng cơ thể để giao tiếp
  • 16:27 - 16:29
    và dùng cơ thể để cử động...
  • 16:29 - 16:33
    tôi sẽ cho biết một bí mật
    các nhà nghiên cứu rô bốt đang giấu--
  • 16:33 - 16:35
    đó là mỗi quý vị sẽ
    sống cùng một rô bốt
  • 16:35 - 16:37
    vào lúc nào đó trong đời
  • 16:37 - 16:40
    Lúc nào đó tương lại có
    một rô bốt trong đời
  • 16:40 - 16:42
    nếu không phải bạn,
    sẽ là của con cháu bạn
  • 16:42 - 16:43
    và tôi muốn
    rô bốt đó sẽ trở nên
  • 16:43 - 16:47
    linh hoạt hơn, thu hút hơn,
    duyên dáng hơn
  • 16:47 - 16:49
    là chúng giống như hiện giờ
  • 16:49 - 16:51
    và vì thế tôi nghĩ có thể rô bốt
  • 16:51 - 16:52
    nên ít giống máy chơi cờ hơn
  • 16:52 - 16:55
    và giống diễn viên trên sân khấu
    và nhạc công hơn
  • 16:55 - 16:58
    có thể chúng nên mạo hiểm
    diễn ngẫu hứng
  • 16:58 - 17:00
    và có lẽ chúng nên
    đoán được điều bạn sẽ làm
  • 17:00 - 17:03
    và có thể chúng nên biết mắc lỗi
  • 17:03 - 17:04
    và sửa lỗi của mình,
  • 17:04 - 17:06
    bởi vì rốt cuộc
    chúng ta là con người
  • 17:06 - 17:09
    và có lẽ giống như con người,
    rô bốt chưa thực sự hoàn hảo
  • 17:09 - 17:11
    mới chính là thứ hoàn hảo cho chúng ta
  • 17:11 - 17:13
    Xin cảm ơn.
  • 17:13 - 17:16
    (Vỗ tay)
Title:
Rô bốt có "tâm hồn"
Speaker:
Guy Hoffman
Description:

Một người làm phim hoạt hình / nhạc công chơi nhạc jazz / nhà chế tạo rô bốt đã tạo ra loại rô-bốt gì? Đó là những rô bốt vui nhộn, linh hoạt, hiếu kỳ. Guy Hoffman chiếu những đoạn phim mẫu về gia đình rô bốt kỳ lạ của mình - trong đó có hai rô bốt nhạc công thích chơi nhạc với con người. (Video được quay tại TEDxJaffa)

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
17:38
Thanh Nguyen Cong approved Vietnamese subtitles for Robots with "soul"
Thanh Nguyen Cong edited Vietnamese subtitles for Robots with "soul"
Thanh Nguyen Cong edited Vietnamese subtitles for Robots with "soul"
Thanh Nguyen Cong edited Vietnamese subtitles for Robots with "soul"
Thanh Nguyen Cong edited Vietnamese subtitles for Robots with "soul"
Thanh Nguyen Cong edited Vietnamese subtitles for Robots with "soul"
Thanh Nguyen Cong edited Vietnamese subtitles for Robots with "soul"
Thanh Nguyen Cong edited Vietnamese subtitles for Robots with "soul"
Show all

Vietnamese subtitles

Revisions