Return to Video

Có thể nào định kiến là điều tốt?

  • 0:01 - 0:03
    Khi nghĩ về định kiến và thiên vị,
  • 0:03 - 0:05
    ta thường nghĩ đến những người
    độc ác và ngu xuẩn
  • 0:05 - 0:08
    làm điều ngu xuẩn và độc ác.
  • 0:08 - 0:10
    Điều này được tóm tắt rất hay
  • 0:10 - 0:12
    bởi nhà phê bình người Anh
    William Hazlitt
  • 0:12 - 0:15
    ông viết,
    "Định kiến là con đẻ của ngu dốt."
  • 0:15 - 0:17
    Tôi muốn thuyết phục mọi người
  • 0:17 - 0:19
    rằng ở đây có sự nhầm lẫn.
  • 0:19 - 0:21
    Tôi sẽ cố thuyết phục
  • 0:21 - 0:22
    rằng định kiến và thiên vị
  • 0:22 - 0:26
    là tự nhiên,
    và nhiều khi hợp lí,
  • 0:26 - 0:28
    thậm chí phù hợp với đạo đức,
  • 0:28 - 0:30
    một khi chúng ta hiểu điều này,
  • 0:30 - 0:32
    chúng ta sẽ ở chỗ tốt hơn
    để nhận biết chúng
  • 0:32 - 0:33
    khi chúng đi vào chỗ sai,
  • 0:33 - 0:35
    khi chúng để lại
    những hậu quả tệ hại,
  • 0:35 - 0:38
    và chúng ta ở một vị trí tốt hơn
    để biết cần phải làm gì
  • 0:38 - 0:39
    khi điều đó xảy ra.
  • 0:39 - 0:42
    Vậy, hãy bắt đầu với sự rập khuôn.
    Hãy nhìn vào tôi,
  • 0:42 - 0:44
    bạn biết tên tôi,
    bạn biết vài điều về tôi,
  • 0:44 - 0:46
    và bạn có thể đưa ra
    những đánh giá.
  • 0:46 - 0:49
    Bạn có thể đoán
    về chủng tộc của tôi,
  • 0:49 - 0:51
    liên kết chính trị của tôi
    niềm tin tôn giáo của tôi
  • 0:51 - 0:54
    Và quan trọng là, đánh giá đó
    có xu hướng đúng.
  • 0:54 - 0:56
    Chúng ta rất giỏi những thứ này.
  • 0:56 - 0:58
    Và chúng ta giỏi
    những thứ như vậy
  • 0:58 - 1:01
    vì khả năng nhận dạng mẫu người
    của chúng ta
  • 1:01 - 1:04
    không phải là một nhận định
    tùy ý trong đầu,
  • 1:04 - 1:06
    mà là một kết quả cụ thể
  • 1:06 - 1:08
    của một quá trình
    khái quát chung hơn,
  • 1:08 - 1:10
    qua những cái
    chúng ta trải nghiệm
  • 1:10 - 1:11
    với sự vật và con người
    trong thế giới
  • 1:11 - 1:13
    rồi được ta sắp xếp phân loại,
  • 1:13 - 1:15
    và ta có thể dùng kinh nghiệm
    để khái quát hóa
  • 1:15 - 1:17
    về những trường hợp mới
    thuộc những phân loại đó.
  • 1:17 - 1:20
    Mọi người ở đây
    đều có nhiều kinh nghiệm
  • 1:20 - 1:22
    với những cái ghế, những quả táo
    và những con chó,
  • 1:22 - 1:23
    và dựa vào đó,
    bạn có thể thấy
  • 1:23 - 1:26
    những trường hợp mới/xa lạ
    và bạn có thể ức đoán,
  • 1:26 - 1:27
    bạn có thể ngồi trên ghế,
  • 1:27 - 1:30
    bạn có thể ăn quả táo,
    con chó sẽ sủa.
  • 1:30 - 1:31
    Nhưng bây giờ,
    có thể ta đã nhầm.
  • 1:31 - 1:33
    Cái ghế có thể sập
    nếu bạn ngồi lên,
  • 1:33 - 1:34
    quả táo có thể có độc,
    con chó có thể không sủa,
  • 1:34 - 1:38
    và thực tế, đây là con chó Tessie của tôi,
    nó không sủa.
  • 1:38 - 1:41
    Nhưng phần lớn trường hợp khác,
    chúng ta giỏi việc này.
  • 1:41 - 1:43
    Đa phần, chúng ta đều đoán đúng
  • 1:43 - 1:45
    cả về lĩnh vực xã hội
    và không thuộc về xã hội,
  • 1:45 - 1:47
    và nếu chúng ta
    không thể làm điều đó,
  • 1:47 - 1:50
    nếu ta không thể đoán định
    những ca mới chúng ta gặp phải,
  • 1:50 - 1:51
    thì chúng ta đã không thể tồn tại.
  • 1:51 - 1:55
    Và thực tế, Hazlitt sau này
    trong một bài luận rất hay
  • 1:55 - 1:56
    đã thừa nhận điều này.
  • 1:56 - 1:58
    Ông viết, "Không có sự giúp đỡ của
    định kiến và thói quen,
  • 1:58 - 2:01
    tôi đã không thể tìm đường
    qua căn phòng
  • 2:01 - 2:03
    hay không biết xử lý
    trong các tình huống,
  • 2:03 - 2:08
    hoặc cảm giác ra sao
    trong bất kỳ quan hệ nào ở đời."
  • 2:08 - 2:09
    Hay nói về thiên vị.
  • 2:09 - 2:11
    Đôi khi chúng ta
    phân chia thế giới
  • 2:11 - 2:14
    thành ta với họ,
    hay trong nhóm và ngoài nhóm
  • 2:14 - 2:15
    đôi khi chúng ta làm như vậy
  • 2:15 - 2:17
    chúng ta biết mình làm sai
  • 2:17 - 2:18
    và chúng ta thấy cũng xấu hổ.
  • 2:18 - 2:20
    Nhưng có những lúc,
    chúng ta thấy tự hào
  • 2:20 - 2:21
    Chúng ta công khai
    thừa nhận điều đó.
  • 2:21 - 2:23
    Ví dụ yêu thích của tôi về điều này
  • 2:23 - 2:24
    là câu hỏi từ vị khán giả
  • 2:24 - 2:28
    trong buổi tranh luận của Đảng Cộng Hòa
    trước vòng bầu cử cuối cùng
  • 2:28 - 2:30
    (Video) Anderson Cooper: Xin mời câu hỏi,
  • 2:30 - 2:34
    từ khán phòng, về viện trợ nước ngoài?
    Mời bà.
  • 2:34 - 2:36
    Khán giả: người dân Mỹ đang chịu khó khăn
  • 2:36 - 2:39
    trong chính nước mình ngay bây giờ
  • 2:39 - 2:41
    Tại sao chúng ta tiếp tục gửi viện trợ
  • 2:41 - 2:43
    cho các quốc gia khác
  • 2:43 - 2:47
    khi chúng ta cần những trợ giúp đó
    cho chính mình?
  • 2:47 - 2:50
    AC: Thống Đốc Perry, vấn đề này thế nào?
  • 2:50 - 2:50
    (Vỗ tay)
  • 2:50 - 2:53
    Rick Perry: hoàn toàn, tôi nghĩ là nó ___
  • 2:53 - 2:55
    Paul Bloom: Mỗi người trên sân khấu
  • 2:55 - 2:58
    đều đồng ý với lập luận
    trong câu hỏi của bà ấy,
  • 2:58 - 3:00
    nghĩa là: là người Mỹ,
    chúng ta nên quan tâm hơn
  • 3:00 - 3:02
    đến người Mỹ
    hơn là đến những người khác
  • 3:02 - 3:04
    Thực tế chung là người ta thường
    bị ảnh hưởng
  • 3:04 - 3:07
    bởi cảm giác đoàn kết,
    trung thành, tự hào, ái quốc
  • 3:07 - 3:10
    đối với đất nước
    hay dân tộc mình.
  • 3:10 - 3:13
    Bất kể quan điểm chính trị,
    nhiều người thấy tự hào là người Mỹ
  • 3:13 - 3:15
    và họ ưu ái nước Mỹ
    hơn các nước khác
  • 3:15 - 3:18
    Công dân các nước khác
    cũng cảm thấy tương tự về dân tộc mình
  • 3:18 - 3:21
    và chúng ta cũng cảm thấy như thế
    về sắc tộc của chúng ta.
  • 3:21 - 3:23
    Nào, có thể vài bạn
    sẽ phản đối điều này.
  • 3:23 - 3:25
    Một số người có thể
    quá theo chủ nghĩa quốc tế
  • 3:25 - 3:27
    nên bạn nghĩ rằng
    sắc tộc và dân tộc
  • 3:27 - 3:29
    không nên có ảnh hưởng đạo đức nào
  • 3:29 - 3:31
    Nhưng ngay cả những người
    thời lưu cũng công nhận rằng
  • 3:31 - 3:32
    có sự lôi kéo
  • 3:32 - 3:35
    về nhóm người trong phạm vi
    bạn bè và gia đình,
  • 3:35 - 3:37
    hay những người mà bạn thân thiết
  • 3:37 - 3:39
    vì chính bạn cũng có phân biệt
  • 3:39 - 3:41
    giữa ta với họ
  • 3:41 - 3:43
    Sự phân biệt này đủ tự nhiên
  • 3:43 - 3:46
    và đủ đạo đức,
    nhưng có thể chệch hướng
  • 3:46 - 3:48
    đây là một phần của nghiên cứu
  • 3:48 - 3:51
    do nhà tâm lý xã hội vĩ đại Henri Tajfel.
  • 3:51 - 3:53
    Tajfel sinh ở Ba Lan vào năm 1919
  • 3:53 - 3:55
    Ông rời sang Pháp học đại học,
  • 3:55 - 3:59
    bởi vì ở Ba Lan,
    người Do Thái không thể học đại học
  • 3:59 - 4:01
    Sau đó, ông nhập ngũ vào quân đội Pháp
  • 4:01 - 4:02
    trong Chiến tranh Thế giới II
  • 4:02 - 4:04
    Ông bị bắt và bị giam
  • 4:04 - 4:05
    trong một trại tù binh
  • 4:05 - 4:07
    Đó là thời gian khủng khiếp với ông,
  • 4:07 - 4:10
    vì nếu bị phát hiện là người Do Thái,
  • 4:10 - 4:12
    ông có thể bị chuyển đến trại tập trung,
  • 4:12 - 4:14
    nơi ông chắc chắn không thể sống sót.
  • 4:14 - 4:16
    Chiến tranh kết thúc, ông được thả
  • 4:16 - 4:19
    hầu hết bạn bè
    và gia đình của ông đều chết.
  • 4:19 - 4:21
    Ông tham gia vào
    các hoạt động khác nhau.
  • 4:21 - 4:22
    Ông giúp đỡ trẻ em mồ côi
    trong chiến tranh.
  • 4:22 - 4:24
    Tuy nhiên, từ lâu
    ông đã có sự quan tâm
  • 4:24 - 4:26
    dành cho khoa học về định kiến,
  • 4:26 - 4:28
    nên khi có một học bổng
    uy tín của Anh Quốc
  • 4:28 - 4:30
    về định kiến được mở ra, ông đã đăng ký
  • 4:30 - 4:31
    và ông đã dành được nó,
  • 4:31 - 4:33
    sau đó, ông bắt đầu
    sự nghiệp ấn tượng của mình.
  • 4:33 - 4:36
    Điểm khởi đầu sự nghiệp
    là sự thấu hiểu
  • 4:36 - 4:38
    rằng cách mà hầu hết mọi người nghĩ
  • 4:38 - 4:40
    về Holocaust - nạn diệt chủng người Do Thái -
    là sai lầm.
  • 4:40 - 4:43
    Nhiều người, hầu hết lúc đó đều cho rằng,
  • 4:43 - 4:45
    Holocaust là một kiểu đại diện cho
  • 4:45 - 4:48
    một số sai lầm bi kịch
    của một bộ phận người Đức
  • 4:48 - 4:51
    một số sự thoái hóa gen,
    một số cá nhân độc tài.
  • 4:51 - 4:53
    Tajfel phản đối điều này.
  • 4:53 - 4:56
    Ông cho rằng những gì
    chúng ta thấy ở Holocaust
  • 4:56 - 4:57
    chỉ là sự cường điệu
  • 4:57 - 4:59
    của quá trình tâm lý tự nhiên
  • 4:59 - 5:01
    tồn tại trong mỗi chúng ta.
  • 5:01 - 5:05
    Để khám phá điều này, ông tiến hành
    một loạt nghiên cứu kinh điển
  • 5:05 - 5:06
    với các người Anh trưởng thành.
  • 5:06 - 5:09
    trong một nghiên cứu của mình, ông đã
  • 5:09 - 5:11
    đặt đủ các loại câu hỏi cho họ,
  • 5:11 - 5:12
    sau đó, dựa vào câu trả lời của họ, ông nói
  • 5:12 - 5:14
    "Tôi đã xem xét các câu trả lời, và dựa vào đó,
  • 5:14 - 5:16
    tôi xác định rằng bạn hoặc là" -
  • 5:16 - 5:18
    ông nói với một nửa trong số họ -
  • 5:18 - 5:21
    ''một người yêu Kadinsky,
    bạn yêu tác phẩm của Kadinsky.
  • 5:21 - 5:24
    hoặc là một người yêu Klee,
    bạn yêu tác phẩm của Klee."
  • 5:24 - 5:25
    Điều này hoàn toàn không có thật.
  • 5:25 - 5:28
    Các câu trả lời không có gì liên quan
    đến Kadinsky hay Klee cả.
  • 5:28 - 5:31
    Họ có lẽ chưa bao giờ nghe nói
    đến những nghệ sĩ này.
  • 5:31 - 5:33
    Tajfel chỉ ngẫu hứng chia họ ra như vậy.
  • 5:33 - 5:36
    Nhưng ông khám phá ra rằng
    các mục phân loại là quan trọng,
  • 5:36 - 5:39
    Vì vậy khi sau đó ông đưa
    cho các đối tượng nghiên cứu tiền
  • 5:39 - 5:41
    họ thích đưa tiền đó
  • 5:41 - 5:43
    cho các thành viên trong nhóm của họ
  • 5:43 - 5:45
    hơn là cho thành viên trong nhóm khác.
  • 5:45 - 5:47
    Tệ hơn nữa,
    điều họ thực sự thích thú nhất là
  • 5:47 - 5:49
    đặt ra những khác biệt
  • 5:49 - 5:50
    giữa nhóm họ và các nhóm khác,
  • 5:50 - 5:53
    vì thế họ dành hết tiền
    cho nhóm mình
  • 5:53 - 5:57
    nếu nhờ vậy họ cho nhóm khác ít tiền hơn.
  • 5:57 - 6:00
    Sự thiên vị được thể hiện
    từ khi còn nhỏ.
  • 6:00 - 6:03
    Bạn đồng nghiệp và là vợ tôi,
    Karen Wynn, ở đại học Yale
  • 6:03 - 6:05
    đã làm một loạt nghiên cứu với trẻ em
  • 6:05 - 6:07
    cô ấy đã đưa cho các em
    những con thú bông,
  • 6:07 - 6:09
    và các con thú bông
    có sự ưu tiên với đồ ăn
  • 6:09 - 6:12
    Một trong những con thú bông
    có thể thích đậu xanh,
  • 6:12 - 6:14
    Con khác có thể thích bánh quy giòn.
  • 6:14 - 6:16
    Họ thí nghiệm với các em bé
    có sự ưu tiên với đồ ăn
  • 6:16 - 6:19
    các em bé thông thường
    thích bánh quy giòn hơn.
  • 6:19 - 6:21
    Nhưng vấn đề là điều đó
    có ảnh hưởng
  • 6:21 - 6:25
    đến cách các em đối xử với thú bông không?
    Nó có ảnh hưởng rất nhiều.
  • 6:25 - 6:27
    Các bé có xu hướng thích thú bông
  • 6:27 - 6:29
    có cùng sở thích ăn uống với mình,
  • 6:29 - 6:31
    tệ hơn nữa,
    các bé thích những thú bông
  • 6:31 - 6:35
    trừng trị các thú bông khác
    vì có sở thích ăn uống khác.
  • 6:35 - 6:38
    (Cười)
  • 6:38 - 6:40
    Chúng ta luôn thấy tâm lý
    trong và ngoài nhóm.
  • 6:40 - 6:43
    Chúng ta thấy
    trong mâu thuẫn chính trị
  • 6:43 - 6:45
    giữa các nhóm
    có hệ tư tưởng khác biệt.
  • 6:45 - 6:49
    Chúng ta thấy trong các trường hợp
    cực đoan của chiến tranh,
  • 6:49 - 6:52
    khi nhóm ngoại không chỉ nhận được ít hơn
  • 6:52 - 6:53
    mà còn bị đối xử vô nhân đạo,
  • 6:53 - 6:56
    như quan điểm của Nazi
    cho người Do Thái
  • 6:56 - 6:57
    là sâu bọ, chấy rận,
  • 6:57 - 7:01
    hay quan điểm của người Mỹ
    coi người Nhật là chuột cống.
  • 7:01 - 7:04
    Định kiến cũng có thể bị méo mó.
  • 7:04 - 7:06
    Thường thì chúng có lý và hữu ích,
  • 7:06 - 7:08
    nhưng đôi khi chúng lại vô lý
  • 7:08 - 7:10
    chúng đưa ra các câu trả lời sai
  • 7:10 - 7:11
    và những lúc khác
  • 7:11 - 7:14
    dẫn đến những hậu quả vô đạo đức.
  • 7:14 - 7:16
    Trường hợp được nghiên cứu nhiều nhất
  • 7:16 - 7:17
    là vấn đề chủng tộc.
  • 7:17 - 7:19
    Có một nghiên cứu hấp dẫn
  • 7:19 - 7:21
    trước cuộc bầu cử năm 2008
  • 7:21 - 7:24
    trong đó các nhà tâm lý xã hội
    tìm hiểu khía cạnh
  • 7:24 - 7:27
    điều gì làm cho các ứng viên
    được liên kết với nước Mỹ,
  • 7:27 - 7:31
    tựa như sự liên tưởng vô thức
    với lá cờ Mỹ.
  • 7:31 - 7:32
    Một trong các nghiên cứu so sánh
  • 7:32 - 7:34
    Obama và McCain, và họ thấy rằng McCain
  • 7:34 - 7:38
    được cho là Mỹ hơn Obama,
  • 7:38 - 7:40
    Ở một chừng mực nào đó,
    người ta không ngạc nhiên nghe điều này
  • 7:40 - 7:42
    McCain là anh hùng chiến tranh nổi tiếng,
  • 7:42 - 7:44
    và nhiều người dứt khoát nói rằng
  • 7:44 - 7:47
    ông ấy "Mỹ hoá" hơn Obama.
  • 7:47 - 7:49
    Nhưng họ cũng so sánh Obama
  • 7:49 - 7:51
    với Thủ tướng Anh Tony Blair,
  • 7:51 - 7:53
    và họ tìm ra rằng Blair cũng được cho là
  • 7:53 - 7:56
    "Mỹ hoá" hơn Obama,
  • 7:56 - 7:58
    ngay cả khi các đối tượng rõ ràng hiểu rằng
  • 7:58 - 8:01
    ông ấy không phải là người Mỹ.
  • 8:01 - 8:02
    Họ đã trả lời, tất nhiên,
  • 8:02 - 8:05
    là vì màu da của ông ấy.
  • 8:05 - 8:07
    ĐỊnh kiến và sự thiên vị
  • 8:07 - 8:09
    có những hậu quả hiện thực,
  • 8:09 - 8:12
    tinh tế và hết sức quan trọng.
  • 8:12 - 8:15
    Trong một nghiên cứu gần đây,
    các nhà nghiên cứu
  • 8:15 - 8:18
    cho một quảng cáo lên eBay
    bán thẻ bóng chày
  • 8:18 - 8:20
    Một số thẻ được cầm
    bởi người da trắng
  • 8:20 - 8:22
    số khác do người da đen cầm
  • 8:22 - 8:23
    Chúng đều cùng là một loại thẻ.
  • 8:23 - 8:24
    Những thẻ do người da đen cầm
  • 8:24 - 8:27
    được trả giá ít hơn đáng kể
  • 8:27 - 8:29
    so với những thẻ người da trắng cầm.
  • 8:29 - 8:31
    Trong một nghiên cứu tiến hành
    tại Stanford,
  • 8:31 - 8:36
    các nhà tâm lý nghên cứu
    các trường hợp của người
  • 8:36 - 8:39
    bị kết án do giết chết một người da trắng.
  • 8:39 - 8:42
    Kết quả là, các thông tin như nhau
  • 8:42 - 8:44
    bạn có rất nhiều khả năng sẽ bị hành hình
  • 8:44 - 8:46
    nếu bạn trông giống người đàn ông bên phải
  • 8:46 - 8:48
    hơn người đàn ông bên trái,
  • 8:48 - 8:50
    nguyên nhân chủ yếu là vì
  • 8:50 - 8:53
    người bên phải trông giống hơn
    với nguyên mẫu người da đen,
  • 8:53 - 8:55
    với nguyên mẫu người Mỹ gốc Phi,
  • 8:55 - 8:57
    và điều đó ảnh hưởng
    đến phán quyết của người ta
  • 8:57 - 8:59
    về việc nên làm gì với anh ta.
  • 8:59 - 9:01
    Bây giờ chúng ta đã hiểu về nó,
  • 9:01 - 9:02
    vậy chúng ta đối phó ra sao?
  • 9:02 - 9:04
    Có một vài con đường.
  • 9:04 - 9:05
    Một cách là giáo dục
  • 9:05 - 9:07
    về phản ứng tâm lý
  • 9:07 - 9:10
    về sự cảm thông,
  • 9:10 - 9:11
    mà chúng ta thường làm
    qua các câu chuyện.
  • 9:11 - 9:14
    Nếu bạn là một vị phụ huynh cởi mở
  • 9:14 - 9:16
    bạn muốn khuyến khích con cái
  • 9:16 - 9:18
    tin vào các tiêu chuẩn
    của gia đình phi truyền thống,
  • 9:18 - 9:20
    bạn có thể cho con xem sách như thế này.
    [''Heather có hai mẹ'']
  • 9:20 - 9:22
    Nếu bạn là người bảo thủ và quan điểm khác,
  • 9:22 - 9:24
    bạn có thể cho con bạn xem sách như thế này.
  • 9:24 - 9:26
    (Cười) [''Cứu! Mẹ ơi! Có người Tự do
    ở dưới giường con!'']
  • 9:26 - 9:29
    Nói chung, các câu chuyện có thể biến đổi
  • 9:29 - 9:31
    những người xa lạ vô danh
    thành những người quan trọng,
  • 9:31 - 9:34
    và ý nghĩ chúng ta
    quan tâm đến người khác
  • 9:34 - 9:36
    khi chúng ta tập trung vào họ
    với tư cách là những cá nhân
  • 9:36 - 9:38
    là điều đã được chứng minh qua suốt lịch sử
  • 9:38 - 9:41
    Stalin có thể đã nói
  • 9:41 - 9:42
    ''Một cái chết là một bi kịch,
  • 9:42 - 9:44
    triệu cái chết là một thống kê''
  • 9:44 - 9:46
    Mẹ Teresa đã nói
  • 9:46 - 9:47
    ''Nếu tôi nhìn vào đám đông,
    tôi sẽ không thể hành động.
  • 9:47 - 9:50
    Nếu tôi nhìn vào cá thể,
    thì tôi có thể.''
  • 9:50 - 9:52
    Các nhà tâm lý
    đã nghiên cứu điều này.
  • 9:52 - 9:53
    Ví dụ, trong một nghiên cứu
  • 9:53 - 9:56
    người ta nhận được một danh sách
    về vấn đề của một khủng hoảng,
  • 9:56 - 10:00
    để xem họ sẽ đóng góp tới mức nào
  • 10:00 - 10:02
    để giải quyết vấn đề đó,
  • 10:02 - 10:04
    một nhóm khác
    không nhận được thông tin nào
  • 10:04 - 10:06
    nhưng họ được cho biết về một cá nhân
  • 10:06 - 10:08
    với tên tuổi và nhận dạng,
  • 10:08 - 10:11
    Kết quả là họ đóng góp nhiều hơn.
  • 10:11 - 10:13
    Tôi nghĩ không có gì bí mật ở đây cả
  • 10:13 - 10:15
    với những người tham gia
    hoạt động từ thiện.
  • 10:15 - 10:18
    Người ta thường không dồn cho mọi người
  • 10:18 - 10:19
    những thông tin và số liệu.
  • 10:19 - 10:20
    Mà bạn cho họ xem những khuôn mặt,
  • 10:20 - 10:22
    bạn giới thiệu con người với họ.
  • 10:22 - 10:25
    Có thể là bằng cách
    mở rộng sự cảm thông tới
  • 10:25 - 10:27
    một cá nhân, có thể họ sẽ mở rộng
  • 10:27 - 10:30
    tới cộng đồng của cá nhân đó.
  • 10:30 - 10:33
    Đây là Harriet Beecher Stowe.
  • 10:33 - 10:35
    Câu chuyện, có lẽ chỉ là giai thoại,
  • 10:35 - 10:37
    rằng Tổng thống Lincoln mời cô ấy
  • 10:37 - 10:39
    tới Nhà Trắng vào giữa cuộc Nội chiến
  • 10:39 - 10:41
    và nói với cô ấy rằng,
  • 10:41 - 10:43
    ''Cô là cô gái nhỏ bé
    đã bắt đầu cuộc chiến lớn lao này."
  • 10:43 - 10:45
    Ông nói về cuốn ''Túp lều bác Tôm''
  • 10:45 - 10:48
    "Túp lều bác Tôm" không phải là
    một cuốn sách tuyệt tác về triết học
  • 10:48 - 10:51
    về thần học hay kể cả của văn học,
  • 10:51 - 10:53
    nhưng nó đã làm được một điều to lớn
  • 10:53 - 10:56
    là giúp cho người ta đặt mình vào hoàn cảnh
  • 10:56 - 10:58
    của những người mà họ không bao giờ muốn rơi vào
  • 10:58 - 11:01
    hoàn cảnh của những người nô lệ.
  • 11:01 - 11:02
    Đó có thể là một chất xúc tác
  • 11:02 - 11:04
    cho sự thay đổi lớn lao của xã hội.
  • 11:04 - 11:06
    Mới gần đây, hãy nhìn vào nước Mỹ
  • 11:06 - 11:09
    trong vài thập kỷ qua
  • 11:09 - 11:13
    có một vài lý do để tin rằng những show
    như "The Cosby Show''
  • 11:13 - 11:15
    đã thay đổi căn bản thái độ của người Mỹ
    với người Mỹ gốc Phi,
  • 11:15 - 11:18
    trong khi những show như
    ''Will và Grace'' hay ''Gia đình hiện đại''
  • 11:18 - 11:20
    thay đổi thái độ của người Mỹ
  • 11:20 - 11:21
    đối với người đồng tính nam và nữ.
  • 11:21 - 11:23
    Không phải là cường điệu khi nói rằng
  • 11:23 - 11:26
    chất xúc tác chính ở Mỹ cho sự thay đổi đạo đức
  • 11:26 - 11:29
    là một vở hài kịch của tình huống.
  • 11:29 - 11:30
    Nó không chỉ là vấn đề của cảm xúc,
  • 11:30 - 11:32
    Tôi muốn kết thúc bằng lời kêu gọi
  • 11:32 - 11:34
    sử dụng sức mạnh của lý trí.
  • 11:34 - 11:36
    Ở một vài điểm trong cuốn sách tuyệt vời
  • 11:36 - 11:38
    ''Những Thiên thần thánh thiện
    của bản tính chúng ta'',
  • 11:38 - 11:39
    Steven Pinker chỉ ra
  • 11:39 - 11:42
    Kinh Cựu Ước nói
    hãy yêu thương người lân cận của bạn,
  • 11:42 - 11:45
    còn Kinh Tân Ước nói,
    hãy yêu thương kẻ thù của bạn.
  • 11:45 - 11:47
    nhưng tôi không yêu thương ai
    trong số đó cả, thật sự không,
  • 11:47 - 11:49
    tuy nhiên tôi cũng chẳng muốn
    giết chết họ.
  • 11:49 - 11:51
    Tôi biết tôi có nghĩa vụ của tôi với họ,
  • 11:51 - 11:54
    đạo đức của tôi có thiện cảm với họ,
    niềm tin đạo đức của tôi
  • 11:54 - 11:56
    định hướng cách ứng xử của tôi với họ,
  • 11:56 - 11:58
    nhưng đó không phải xuất phát từ tình yêu.
  • 11:58 - 12:00
    Nền tảng của điều đó l
    à sự thấu hiểu về quyền con người,
  • 12:00 - 12:02
    tin rằng cuộc sống của họ có giá trị với họ
  • 12:02 - 12:04
    giống như cuộc sống của tôi đối với tôi,
  • 12:04 - 12:06
    để bổ sung cho điều này,
    ông đã kể một câu chuyện
  • 12:06 - 12:08
    bởi nhà triết học vĩ đại Adam Smith
  • 12:08 - 12:10
    và tôi cũng muốn kể câu chuyện này,
  • 12:10 - 12:11
    nhưng tôi sẽ điều chỉnh một chút
  • 12:11 - 12:13
    cho hợp với thời hiện đại.
  • 12:13 - 12:15
    Adam Smith yêu cầu bạn phải tưởng tượng đến
  • 12:15 - 12:17
    cái chết của hàng nghìn người
  • 12:17 - 12:19
    và tưởng tượng hàng nghìn người đó
  • 12:19 - 12:21
    ở một nước không quen thuộc với bạn.
  • 12:21 - 12:25
    Nó có thể là Trung Quốc hay Ấn Độ
    hoặc một nước ở châu Phi.
  • 12:25 - 12:27
    Smith nói bạn sẽ phản ứng thế nào?
  • 12:27 - 12:29
    Và bạn có thể nói, điều đó quả là tồi tệ,
  • 12:29 - 12:31
    và bạn tiếp tục cuộc sống của mình.
  • 12:31 - 12:33
    Nếu bạn mở Thời báo New York
    trên mạng hay gì khác,
  • 12:33 - 12:36
    bạn thấy, trong thực tế,
    điều này vốn luôn diễn ra,
  • 12:36 - 12:38
    chúng ta vẫn tiếp tục cuộc sống của mình.
  • 12:38 - 12:40
    Tuy nhiên, thay vì đó, Smith nói
  • 12:40 - 12:41
    bạn được biết rằng ngày mai
  • 12:41 - 12:44
    ngón tay út của bạn sẽ bị chặt đứt.
  • 12:44 - 12:46
    Smith chỉ ra nó sẽ là vấn đề lớn.
  • 12:46 - 12:48
    Bạn có thể mất ngủ đêm đó
  • 12:48 - 12:49
    lo lắng nghĩ đến việc ấy.
  • 12:49 - 12:51
    Thế thì nó đặt ra một câu hỏi:
  • 12:51 - 12:53
    Liệu bạn có hy sinh hàng nghìn người
  • 12:53 - 12:55
    để cứu ngón tay út của bạn không?
  • 12:55 - 12:58
    Giờ thì cứ âm thầm trả lời trong đầu nhé,
  • 12:58 - 13:01
    Smith cho thấy rằng , hoàn toàn không,
  • 13:01 - 13:02
    thật là khủng khiếp.
  • 13:02 - 13:04
    Và một vấn đề nữa
  • 13:04 - 13:06
    như cách Smith đưa ra
  • 13:06 - 13:08
    ''Khi cảm giác thụ động của chúng ta
    hầu như luôn luôn
  • 13:08 - 13:09
    là ti tiện và ích kỷ,
  • 13:09 - 13:11
    làm sao các nguyên tắc chủ động của chúng ta
  • 13:11 - 13:13
    lại hào hiệp và cao quý đến vậy?''
  • 13:13 - 13:15
    Câu trả lời của Smith là ''Đó là lý trí
  • 13:15 - 13:17
    nguyên tắc và lương tâm,
  • 13:17 - 13:19
    Điều này kêu gọi chúng ta
  • 13:19 - 13:22
    với một tiếng gọi có khả năng làm kinh ngạc
    sự tự tin quá mức của đam mê,
  • 13:22 - 13:24
    chúng ta chỉ là một trong vô số,
  • 13:24 - 13:26
    bình đẳng như bất kỳ ai khác.''
  • 13:26 - 13:28
    Phần cuối này là cái thường được gọi
  • 13:28 - 13:32
    là nguyên tắc của sự công bằng.
  • 13:32 - 13:34
    Nguyên tắc này được thể hiện rõ ràng
  • 13:34 - 13:36
    qua tất cả tôn giáo trên thế giới,
  • 13:36 - 13:38
    trong tất cả hình thức khác nhau
    của các nguyên tắc vàng
  • 13:38 - 13:41
    và tất cả luân lý đạo đức của thế giới,
  • 13:41 - 13:42
    tuy có khác nhau theo nhiều cách thức
  • 13:42 - 13:46
    nhưng cùng chia sẻ một tiền đề
    rằng chúng ta nên đánh giá đạo đức
  • 13:46 - 13:48
    như một kiểu quan điểm về sự công bằng.
  • 13:48 - 13:50
    Diễn đạt hay nhất quan điểm này
  • 13:50 - 13:53
    với tôi, thật sự không phải bởi nhà
    thần học hay triết học
  • 13:53 - 13:54
    mà là từ Humphrey Bogart
  • 13:54 - 13:56
    trong phần cuối phim ''Casablanca''
  • 13:56 - 13:59
    Anh ta nói với người tình
  • 13:59 - 14:00
    rằng họ phải chia ly
  • 14:00 - 14:02
    cho những điều tốt đẹp cao cả,
  • 14:02 - 14:05
    và anh nói với cô,
    tôi sẽ không nhại giọng anh ấy
  • 14:05 - 14:06
    rằng ''Chẳng khó để nhận ra '
  • 14:06 - 14:08
    vấn đề của ba con người nhỏ bé
  • 14:08 - 14:11
    đừng góp thêm vào bể khổ
    của thế giới cuồng điên này''
  • 14:11 - 14:14
    Lý trí sẽ giúp chúng ta
    chế ngự cảm xúc
  • 14:14 - 14:15
    Lý trí thúc đẩy chúng ta
  • 14:15 - 14:17
    mở rộng lòng cảm thông
  • 14:17 - 14:19
    thôi thúc chúng ta viết một cuốn truyện
    như ''Túp lều Bác Tôm,''
  • 14:19 - 14:21
    hay đọc một cuốn truyện như vậy.
  • 14:21 - 14:23
    lý trí còn giúp ta sáng tạo ra
  • 14:23 - 14:25
    các phong tục, điều cấm kỵ và luật pháp
  • 14:25 - 14:27
    những thứ sẽ kiềm chế chúng ta
  • 14:27 - 14:29
    khỏi những hành động bốc đồng
  • 14:29 - 14:30
    khi, như những kẻ có lý trí, cảm thấy là
  • 14:30 - 14:32
    chúng ta nên kiềm chế.
  • 14:32 - 14:34
    Đó chính là Hiến pháp.
  • 14:34 - 14:37
    Hiến pháp là cái được thiết lập
    từ trong quá khứ
  • 14:37 - 14:39
    được áp dụng trong hiện tại,
  • 14:39 - 14:41
    nó chính là cái tuyên bố
  • 14:41 - 14:43
    bất kể chúng ta có thể bỏ phiếu tái bầu
  • 14:43 - 14:44
    một vị tổng thổng yêu thích
    cho nhiệm kỳ thứ ba
  • 14:44 - 14:47
    hay bất kể người Mỹ da trắng muốn chọn
  • 14:47 - 14:49
    duy trì chế độ nô lệ,
    điều đó là không thể được.
  • 14:49 - 14:51
    Chúng ta giới hạn bản thân mình.
  • 14:51 - 14:54
    Và chúng ta ràng buộc bản thân
    theo cách khác nữa.
  • 14:54 - 14:57
    Chúng ta biết khi phải lựa chọn ai đó
  • 14:57 - 15:00
    cho một công việc, một phần thưởng
  • 15:00 - 15:03
    chúng ta rất thiên vị bởi chủng tộc
  • 15:03 - 15:04
    chúng ta thiên vị bởi giới tính,
  • 15:04 - 15:06
    bởi sự hấp dẫn của người đó,
  • 15:06 - 15:10
    và đôi khi, chúng ta nói
    ''Thế đấy, kiểu nó phải thế''
  • 15:10 - 15:11
    Nhưng lúc khác chúng ta thấy
    ''Đó là sai lầm"
  • 15:11 - 15:13
    Vì thế để chiến đấu với nó,
  • 15:13 - 15:15
    chúng ta không chỉ phải cố gắng hơn
  • 15:15 - 15:18
    mà chúng ta còn phải
    tạo nên các tình huống
  • 15:18 - 15:22
    trong đó các nguồn thông tin
    không thể làm chúng ta thiên vị
  • 15:22 - 15:23
    Điều đó giải thích tại sao
  • 15:23 - 15:26
    nhiều nhạc sỹ dàn nhạc giao hưởng
    đứng sau cánh gà,
  • 15:26 - 15:27
    vì thế thông tin duy nhất mà họ có
  • 15:27 - 15:30
    là thông tin mà họ cho là quan trọng.
  • 15:30 - 15:32
    Tôi nghĩ rằng định kiến và thiên vị
  • 15:32 - 15:35
    biểu hiện tính hai mặt căn bản
    của bản tính con người.
  • 15:35 - 15:39
    Chúng ta có trực giác, bản năng, cảm xúc,
  • 15:39 - 15:42
    và chúng tác động lên
    phán xét và hành động của chúng ta
  • 15:42 - 15:44
    kể cả tốt và xấu,
  • 15:44 - 15:48
    nhưng chúng ta cũng có
    khả năng cân nhắc hợp lý
  • 15:48 - 15:49
    và hoạch định thông minh,
  • 15:49 - 15:52
    chúng ta có thể sử dụng điều này,
    trong một vài trường hợp,
  • 15:52 - 15:54
    để thôi thúc và nuôi dưỡng
    cảm xúc của chúng ta,
  • 15:54 - 15:57
    hoặc để kiềm chế,
    trong những trường hợp khác.
  • 15:57 - 15:58
    Và đó chính là cách
  • 15:58 - 16:01
    lý trí giúp chúng ta
    xây một thế giới tốt đẹp hơn.
  • 16:01 - 16:03
    Xin cảm ơn.
  • 16:03 - 16:07
    (Vỗ tay)
Title:
Có thể nào định kiến là điều tốt?
Speaker:
Paul Bloom
Description:

Chúng ta thường nghĩ thiên vị và định kiến bắt nguồn từ dốt nát. Tuy nhiên nhà tâm lý học Paul Bloom lại chỉ ra rằng định kiến là tự nhiên, hợp lý ... thậm chí là đạo đức. Chìa khóa của vấn đề, theo Bloom, là hiểu được cơ chế làm việc của sự thiên vị - nhờ đó ta kiểm soát được nó khi nó sai đường.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
16:23

Vietnamese subtitles

Revisions