Return to Video

Điều gì xảy ra khi các khối lục địa va vào nhau? - Juan D. Carrillo

  • 0:07 - 0:09
    10 triệu năm về trước,
  • 0:09 - 0:16
    2 khối lục địa khổng lồ bắt đầu va chạm
    dưới tác động của sức mạnh tự nhiên
  • 0:16 - 0:18
    điều này
    đã làm thay đổi bề mặt của trái đất
  • 0:18 - 0:23
    và quyết định sự sống hay cái chết
    cho hàng ngàn chủng loài.
  • 0:23 - 0:26
    Đây được gọi là
    quá trình kiến tạo,
  • 0:26 - 0:29
    và 2 khối đó chính là Bắc và Nam Mỹ.
  • 0:29 - 0:32
    mặt dù chúng vẫn đang dịch chuyển
    hướng về nhau
  • 0:32 - 0:36
    khoảng chừng 2,5 cm mỗi năm,
  • 0:36 - 0:40
    nhưng cú va chạm đã gây hàng loạt
    các ảnh hưởng sinh học
  • 0:40 - 0:46
    bằng việc hình thành một trong những cuộc di cư
    lớn nhất trong lịch sử trái đất:
  • 0:46 - 0:49
    "Sự hoán đổi sự sống vĩ đại của châu Mỹ".
  • 0:49 - 0:55
    Chuyện bắt đầu 65 triệu năm về trước,
    thời kì hình thành động vật có vú,
  • 0:55 - 0:57
    khi mà vùng Bắc và Nam Mỹ như bây giờ
  • 0:57 - 1:01
    là những khối lục địa chia cắt bởi
    đường biển
  • 1:01 - 1:03
    giữa Thái Bình Dương và
    Đại Tây Dương.
  • 1:03 - 1:07
    Trong suốt khoảng thời gian này,
    Nam Mỹ là nơi cư ngụ của các loài sinh vật
  • 1:07 - 1:12
    bao gồm loài armored glyptodont (con răng chạm)
    kích thước cỡ một chiếc xe nhỏ,
  • 1:12 - 1:15
    giống lười đất khổng lồ
    nặng hơn 1 tấn,
  • 1:15 - 1:21
    chuột túi, khỉ, và cả những loài
    chim ăn thịt đáng sợ.
  • 1:21 - 1:23
    Ở Bắc Mỹ cũng có những loài
    riêng biệt,
  • 1:23 - 1:27
    như: ngựa, gấu, báo răng kiếm.
  • 1:27 - 1:31
    Hơn 20 triệu năm, sự dịch chuyển của
    vùng Farallon và Caribbean
  • 1:31 - 1:37
    góp phần cho sự hình thành vùng núi lửa Trung Mỹ,
    một bán đảo nối liền với Bắc Mỹ,
  • 1:37 - 1:41
    tách biệt Nam Mỹ chỉ với
    một vùng biển hẹp.
  • 1:41 - 1:45
    Khi 2 vùng này tiếp tục trượt trên
    lớp macma của Trái Đất
  • 1:45 - 1:48
    nằm sâu dưới đáy Thái Bình Dương,
  • 1:48 - 1:50
    thì vùng Caribbean di chuyển về phía Đông,
  • 1:50 - 1:52
    và khoảng 15 triệu năm trước,
  • 1:52 - 1:57
    Nam Mỹ cuối cùng đã va chạm với
    vùng núi lửa Trung Mỹ.
  • 1:57 - 2:01
    Điều này đã làm vùng Caribbean không
    còn kết nối với Thái Bình Dương nữa,
  • 2:01 - 2:03
    mà hình thành một cầu nối,
  • 2:03 - 2:06
    liên kết Bắc và Nam Mỹ.
  • 2:06 - 2:10
    Sinh vật trên cạn bấy giờ có thể
    di chuyển qua lại giữa 2 khối lục địa,
  • 2:10 - 2:12
    và từ những ghi chép hóa thạch,
  • 2:12 - 2:16
    chứng minh rằng dấu hiệu khác nhau của sự
    phân tán đã xảy ra.
  • 2:16 - 2:18
    Mặc dù thực vật không thể di chuyển,
  • 2:18 - 2:21
    chúng vẫn dễ dàng phát tán bởi gió
    và sóng biển,
  • 2:21 - 2:26
    chúng là loài thực hiện việc di cư
    đầu tiên cùng với một số loài chim
  • 2:26 - 2:28
    theo sau là những loài cá nước ngọt
  • 2:28 - 2:29
    và động vật lưỡng cư,
  • 2:29 - 2:33
    và cuối cùng, các loài động vật có vú
    bắt đầu di chuyển qua "cầu nối" đó.
  • 2:33 - 2:38
    Động vật có vú từ Nam Mỹ như
    loài lười đất và loài glyptodont (con răng chạm)
  • 2:38 - 2:40
    đã phân bố trên khắp Bắc Mỹ.
  • 2:40 - 2:44
    Ngoài ra, nhiều loại động vật có vú
    Nam Mỹ vùng nhiệt đới,
  • 2:44 - 2:49
    như khỉ và dơi, chúng chiếm giữ các
    khu rừng ở Trung Mỹ,
  • 2:49 - 2:51
    và phát triển phong phú như ngày nay
  • 2:51 - 2:56
    Thú ăn thịt, thú có túi Nam Mỹ
    bị tuyệt chủng 3 triệu năm về trước,
  • 2:56 - 3:01
    lúc này, động vật ăn thịt phía Bắc
    như báo, gấu và cả loài cáo,
  • 3:01 - 3:06
    di chuyển xuống phía Nam và chiếm giữ
    hệ sinh thái nơi đây.
  • 3:06 - 3:12
    Ngựa, lạc đà không bứu, heo vòi,
    báo sư tử, báo răng kiếm, voi,
  • 3:12 - 3:17
    và loài người sau này cũng hướng
    về phía Nam vượt qua "cầu nối" đó
  • 3:17 - 3:20
    Nhưng, chuyện xảy ra trên đất liền
    chỉ là một nửa câu chuyện.
  • 3:20 - 3:24
    Chuyện xảy ra khi một đại dương
    khổng lồ bây giờ chia thành 2
  • 3:24 - 3:29
    tạo nên sự chênh lệch nhiệt độ
    và độ mặn giữa 2 vùng nước
  • 3:29 - 3:33
    eo biển trở thành mối ngăn cản của
    nhiều loài sinh vật biển,
  • 3:33 - 3:38
    như động vật thân mềm, giáp xác
    trùng lỗ, rong biển và cả loài cá,
  • 3:38 - 3:42
    và tách các quần thể của các loài
    sinh vật biển
  • 3:42 - 3:46
    Nó cũng giúp cho việc hình thành
    các dòng hải lưu
  • 3:46 - 3:48
    một dây chuyền nước toàn cầu,
  • 3:48 - 3:51
    vận chuyển nước ấm băng qua Đại Tây Dương,
  • 3:51 - 3:55
    và ảnh hưởng đến khí hậu vùng bờ biển
    phía Đông của Bắc Mỹ,
  • 3:55 - 3:59
    bờ biển phía Tây của châu Âu
    và nhiều vùng khác.
  • 3:59 - 4:01
    Một thách thức để lần theo các hình thức
  • 4:01 - 4:04
    va chạm của châu Mỹ
    làm thay đổi cả thế giới
  • 4:04 - 4:08
    nhưng chắc chắn làn sóng của
    "Sự trao đổi sự sống vĩ đại của châu Mỹ "
  • 4:08 - 4:12
    đã lan tỏa xuyên qua lịch sử của
    sự sống trên hành tinh
  • 4:12 - 4:15
    và của cả nhân loại
  • 4:15 - 4:16
    Điều gì xảy ra nếu những loài này
    đã không tuyệt chủng
  • 4:16 - 4:19
    hoặc nếu không còn loài khỉ
    ở miền Trung Mỹ
  • 4:19 - 4:21
    hay loài báo đốm Nam Mỹ?
  • 4:21 - 4:25
    Nếu những dòng hải lưu không còn chảy?
  • 4:25 - 4:28
    Bờ biển phía Tây của Bắc Mỹ sẽ
    lạnh hơn nhiều chăng?
  • 4:28 - 4:32
    Tất cả chỉ ra một số biến đổi mạnh
    trên hành tinh chúng ta
  • 4:32 - 4:36
    không phải là những thứ bùng nổ
    ngay lập tức
  • 4:36 - 4:39
    nhưng bò chậm chạp hướng tới việc
    không bao giờ thay đổi được.
  • 4:39 - 4:42
    Chúng ta là sản phẩm của lịch sử.
Title:
Điều gì xảy ra khi các khối lục địa va vào nhau? - Juan D. Carrillo
Description:

Xem toàn bộ: http://ed.ted.com/lessons/what-happens-when-continents-collide-juan-d-carrillo
10 triệu năm về trước, hiện tượng kiến tạo tầng địa học đã khiến châu Bắc và Nam Mỹ va vào nhau gây nên sự thay đổi bề mặt của Trái Đất và làm ảnh hưởng đến sự sống của hàng ngàn sinh vật. Juan D. Carrillo giải thích rằng ảnh hưởng sinh học to lớn của cú va chạm này, sự việc mà gây ra một trong những sự kiện di chuyển sinh học lớn nhất trong lịch sử: Sự trao đổi sinh vật vĩ đại của châu Mỹ.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:58

Vietnamese subtitles

Revisions