Return to Video

Thi sĩ họa từ - Geneviève Emy

  • 0:07 - 0:09
    Trong số những nhà thơ lớn
    của lịch sử văn học,
  • 0:09 - 0:13
    những cái tên như Homer,
    Shakespeare, Milton,
  • 0:13 - 0:15
    và Whitman đều ngay lập tức,
    được nhận ra.
  • 0:15 - 0:18
    Tuy vậy, có một nhà thơ Pháp
    xuất sắc đầu thế kỉ 20
  • 0:18 - 0:22
    mà có thể bạn chưa biết đến:
    Guillaume Apollinaire.
  • 0:22 - 0:25
    Ông là bạn thân và là người cộng tác
    với nhiều hoạ sĩ
  • 0:25 - 0:27
    như Picasso, Rousseau và Chagall.
  • 0:27 - 0:29
    Ông là người đặt tên cho
    trào lưu "siêu thực",
  • 0:29 - 0:33
    thậm chí, còn bị nghi ngờ đánh cắp
    bức hoạ Mona Lisa vào năm 1911.
  • 0:33 - 0:35
    Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình,
  • 0:35 - 0:38
    ông đã sáng tạo thể thơ
    kết hợp chữ và hình ảnh,
  • 0:38 - 0:42
    làm tiền đề
    cho một cuộc cách mạng nghệ thuật.
  • 0:42 - 0:44
    Cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20 ở Paris,
  • 0:44 - 0:47
    hai quận bình dân
    Montmartre và Montparnasse
  • 0:47 - 0:51
    là mái nhà của đủ loại nghệ sĩ nghèo.
    Đó là nơi duy nhất họ đủ tiền sinh sống.
  • 0:51 - 0:54
    Những hoạ sĩ, nhà văn, trí thức này,
  • 0:54 - 0:57
    tập hợp lại bởi đam mê nghệ thuật và
    niềm tin vượt thời đại,
  • 0:57 - 1:00
    cùng nhau tạo nên văn hoá Bohemia ở Pháp.
  • 1:00 - 1:05
    Những tác phẩm mỹ thuật, văn chương,
    học thuật của họ làm thế giới rung chuyển.
  • 1:05 - 1:08
    Vào đầu thế kỉ 20,
    giữa cảnh tượng náo nhiệt này,
  • 1:08 - 1:11
    là nhà phê bình nghệ thuật, thi sĩ và
    người tiên phong,
  • 1:11 - 1:14
    Guillaume Apollinaire là
    một nhân vật có tiếng.
  • 1:14 - 1:17
    Trong vai trò nhà phê bình nghệ thuật,
    ông giúp thế giới
  • 1:17 - 1:20
    hiểu về trường phái lập thể và siêu thực,
  • 1:20 - 1:25
    lên tiếng bênh vực nhiều nghệ sĩ trẻ
    trước đám đông bài ngoại và bảo thủ.
  • 1:25 - 1:29
    Trong vai trò thi sĩ, Apollinaire
    say mê tất cả loại hình nghệ thuật.
  • 1:29 - 1:35
    Ông là người sành văn chương trung cổ,
    đặc biệt là thư pháp và chữ cái trang trí.
  • 1:35 - 1:39
    Là người có tầm nhìn, Apollinaire nhận ra
    sự khác biệt giữa hai hình thức này.
  • 1:39 - 1:43
    Một bên là mỹ thuật truyền thống
    phổ biến và được tán dương lúc bấy giờ.
  • 1:43 - 1:45
    Một bên là biểu hiện nghệ thuật
  • 1:45 - 1:48
    được truyền tải qua
    chủ nghĩa siêu thực, lập thể,
  • 1:48 - 1:51
    và các phát kiến,
    như điện ảnh và máy hát.
  • 1:51 - 1:55
    Guillaume Apollinaire đã
    nối liền sự phân chia đó
  • 1:55 - 1:59
    bằng cống hiến thi ca
    quan trọng nhất của mình - Calligram.
  • 1:59 - 2:02
    Apollinaire tạo ra calligram
    như một bức họa bằng thơ,
  • 2:02 - 2:05
    bức chân dung chữ,
    bức vẽ những suy nghĩ,
  • 2:05 - 2:07
    dùng nó để diễn tả
    chủ nghĩa tân thời
  • 2:07 - 2:10
    và lòng mong muốn đưa thơ
    vượt giới hạn bình thường của câu chữ
  • 2:10 - 2:13
    tiến vào thể kỉ 20.
  • 2:13 - 2:17
    Một vài bài của ông khá buồn cười,
    như "Lettre-Océan."
  • 2:17 - 2:19
    Một vài bài được viết tặng
    những người bạn đã mất,
  • 2:19 - 2:22
    như "La Colombe Poignardée
    et le jet d'eau."
  • 2:22 - 2:27
    Một vài bài diễn tả khoảnh khắc xúc động,
    như "II Pleut":
  • 2:27 - 2:29
    "Trời đang trút như mưa
    những giọng nói phụ nữ
  • 2:29 - 2:32
    như thể chúng tan biến
    cả ngay trong kí ức,
  • 2:32 - 2:36
    và mưa cả các bạn,
    những cuộc gặp tuyệt vời,
  • 2:36 - 2:38
    ô kìa, những giọt nhỏ.
    Vần mây kia bắt đầu
  • 2:38 - 2:41
    hí vang cả vũ trụ
    thầm thì những thành đô.
  • 2:41 - 2:46
    Nghe mưa trong hối tiếc,
    khóc khinh khúc nhạc xưa.
  • 2:46 - 2:51
    Lắng nghe ràng buộc rơi
    xuống ôm trọn lấy bạn."
  • 2:51 - 2:54
    Mỗi bài thơ đều nhằm mục đích
    giải thoát người đọc
  • 2:54 - 2:56
    khỏi những trải nghiệm thi ca tầm thường,
  • 2:56 - 2:59
    để cảm nhận và nhìn thấy
    những điều mới lạ.
  • 2:59 - 3:04
    "Lettre-Océan" trước hết là một bức tranh
    thay vì từ ngữ.
  • 3:04 - 3:06
    Các chi tiết bằng chữ
    kết hợp với từ thành hình.
  • 3:06 - 3:10
    Hai hình tròn,
    một nằm trong hình vuông,
  • 3:10 - 3:13
    một như chuyển động
    trên trang giấy theo hình xoắn ốc.
  • 3:13 - 3:17
    Cùng nhau, chúng tạo ra một bức tranh
    gợi lên trường phái lập thể.
  • 3:17 - 3:19
    Quan sát kĩ hơn,
  • 3:19 - 3:23
    những từ ngữ gợi tả
    hình tháp Eiffel nhìn từ trên xuống.
  • 3:23 - 3:27
    Chúng giống như sóng điện từ
    của máy điện báo,
  • 3:27 - 3:29
    một phương tiện liên lạc mới vào thời đó.
  • 3:29 - 3:34
    Không nghi ngờ gì nữa, những lớp biển hiện
    nghệ thuật trong calligram của Apollinaire
  • 3:34 - 3:39
    vượt lên trên sự phô bày
    khả năng thơ ca lỗi lạc,
  • 3:39 - 3:44
    mỗi bài là một bức ảnh chớp nhoáng,
    gói trọn đam mê, háo hức,
  • 3:44 - 3:49
    và hi vọng của tất cả nghệ sĩ phóng túng
    ở Paris, bao gồm cả Apollinaire,
  • 3:49 - 3:52
    mà phần lớn,
    bằng những tác phẩm cách tân của mình,
  • 3:52 - 3:56
    đã bỏ xa thời đại, tóm lấy tương lai.
Title:
Thi sĩ họa từ - Geneviève Emy
Description:

Xem bài giảng đầy đủ tại: https://ed.ted.com/lessons/how-one-french-poet-combined-poetry-and-visual-art-genevieve-emy

Trong số các thi sĩ nổi tiếng của lịch sử văn học, ta dễ dàng nhận ra một vài cái tên như Homer, Shakespeare và Whitman. Tuy nhiên, có một nhà thơ tài ba đầu thế kỉ 20 mà có lẽ bạn chưa từng nghe qua: Guillaume Apollinaire. Geneviéve Emy sẽ kể ta nghe về cách mà suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình, Apollinaire đã tạo nên các tác phẩm kết hợp chữ-hình, làm tiền đề cho một cuộc cách mạng nghệ thuật.

Bài giảng của Geneviève, minh họa bởi TED-Ed.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:16

Vietnamese subtitles

Revisions