Return to Video

Khoa học tĩnh điện - Anuradha Bhagwat

  • 0:09 - 0:13
    Nó có thể xảy ra không báo trước
    vào bất cứ thời điểm nào.
  • 0:13 - 0:16
    Bạn đang đi trên 1 tấm thảm mềm
    và với tay đến nắm đấm cửa
  • 0:16 - 0:19
    đột nhiên...xoẹt!
  • 0:19 - 0:21
    Để hiển về sự tĩnh điện,
  • 0:21 - 0:24
    chúng ta phải tìm hiểu về
    bản chất của mọi vật.
  • 0:24 - 0:26
    Vật chất được cấu thành từ nguyên tử
  • 0:26 - 0:29
    nguyên tử gồm có 3 loại hạt nhỏ:
  • 0:29 - 0:31
    electron mang điện tích âm,
  • 0:31 - 0:33
    proton mang điện tích dương,
  • 0:33 - 0:36
    và hạt neutron không mang điện tích.
  • 0:36 - 0:40
    Thường thì, số hạt electron và proton
    trong nguyên tử luôn cân bằng nhau,
  • 0:40 - 0:44
    đó là lí do vì sao mọi vật
    đều cân bằng điện tích.
  • 0:44 - 0:48
    Những electrons rất nhỏ
    và có trọng lượng không đáng kể,
  • 0:48 - 0:51
    và cọ xát, ma sát có thể vô tình
    cung cấp cho electrons
  • 0:51 - 0:55
    vừa đủ năng lượng để chúng tách
    khỏi nguyên tử và tấn công nguyên tử khác
  • 0:55 - 0:58
    "di cư" giữa những bề mặt khác nhau.
  • 0:58 - 0:59
    Khi chuyện này xảy ra,
  • 0:59 - 1:02
    vật ban đầu còn lại
    nhiều protons hơn electrons
  • 1:02 - 1:05
    sẽ mang điện tích dương,
  • 1:05 - 1:09
    trong khi vật có nhiều electron
    mới chuyển đến sẽ mang điện tích âm.
  • 1:09 - 1:12
    Trường hợp này gọi là
    Mất Cân Bằng Điện Tích,
  • 1:12 - 1:15
    hay "mạng phân bố tĩnh điện".
  • 1:15 - 1:18
    Nhưng tự nhiên luôn hướng đến sự cân bằng,
  • 1:18 - 1:23
    nên khi 2 vật mang điện trái dấu
    gặp nhau
  • 1:23 - 1:26
    những electron tự do
    sẽ nắm lấy cơ hội đầu tiên mà nó có
  • 1:26 - 1:28
    để tới được nơi cần nó nhất,
  • 1:28 - 1:31
    hoặc nhảy khỏi vật
    đang mang điện tích âm,
  • 1:31 - 1:34
    hoặc nhảy vào vật
    đang mang điện tích dương
  • 1:34 - 1:38
    để cố gắng khôi phục
    lại trạng thái cân bằng điện tích ban đầu.
  • 1:38 - 1:42
    Sự dịch chuyển nhanh chóng đó,
    được gọi là Xả Tĩnh Điện,
  • 1:42 - 1:45
    khiến ta nhìn thấy
    tia điện xoẹt.
  • 1:45 - 1:48
    Quá trình này không xảy ra
    với tất cả mọi vật.
  • 1:48 - 1:51
    Không thì lúc nào bạn cũng bị
    điện giật mất.
  • 1:51 - 1:53
    Chất dẫn điện như kim loại hay nước muối
  • 1:53 - 1:57
    có liên kết electron yếu ở
    lớp ngoài cùng của nguyên tử
  • 1:57 - 2:00
    những electron này dễ
    bật ra khỏi nguyên tử.
  • 2:00 - 2:04
    Mặt khác, những vật liệu cách điện
    như nhựa, cao su và kính
  • 2:04 - 2:09
    các electrons lớp ngoài liên kết chặt hơn
    nên không dễ dàng nhảy sang nguyên tử khác
  • 2:09 - 2:11
    Sự tích tụ điện năng thường xảy ra
  • 2:11 - 2:15
    khi có một vật liệu đóng vai trò
    vật cách điện.
  • 2:15 - 2:16
    Khi bạn đi trên thảm,
  • 2:16 - 2:20
    electrons từ cơ thể bạn
    sẽ nhảy sang thảm,
  • 2:20 - 2:24
    trong khi chiếc thảm bằng len cách điện
    sẽ chống lại việc mất electrons.
  • 2:24 - 2:28
    Mặc dù tính tổng thì cơ thể bạn
    và chiếc thảm vẫn trung hòa điện tích,
  • 2:28 - 2:31
    nhưng đã có một điện tích
    phân cực giữa bạn và chiếc thảm.
  • 2:31 - 2:34
    Và khi bạn chạm nắm cửa,
  • 2:34 - 2:34
    xoẹt!
  • 2:34 - 2:38
    Kim loại từ nắm cửa đã truyền
    electrons liên kết yếu qua tay bạn
  • 2:38 - 2:41
    để thay thế cho electrons
    mà cơ thể bạn bị mất.
  • 2:41 - 2:44
    Khi chuyện này xảy ra trong phòng ngủ,
    thì chỉ là chút phiền toái.
  • 2:44 - 2:46
    Nhưng khi ở ngoài tự nhiên,
  • 2:46 - 2:51
    sự tĩnh điện là nỗi khiếp sợ,
    là lực lượng phá hoại của thiên nhiên.
  • 2:51 - 2:55
    Trong vài điều kiện cụ thể,
    phân bố tĩnh điện sẽ xảy với mây.
  • 2:55 - 2:57
    Chúng ta chưa biết
    chính xác nó xảy ra như thế nào.
  • 2:57 - 3:00
    Chắc rằng nó phải xảy ra nhờ vòng
    tuần hoàn nước
  • 3:00 - 3:02
    và những hạt băng ở bên trong
    những đám mây.
  • 3:02 - 3:05
    Nhưng dù thế nào, sự Mất Cân Bằng
    Điện Tích bị trung hòa
  • 3:05 - 3:08
    bằng việc truyền sang
    vật thể khác
  • 3:08 - 3:09
    như tòa nhà,
  • 3:09 - 3:10
    mặt đất,
  • 3:10 - 3:14
    hoặc vào những đám mây để tạo thành
    tia sáng lớn mà ta vẫn thường gọi là SÉT.
  • 3:14 - 3:18
    Và như việc những ngón tay của bạn có thể
    bị giật vài lần tại cùng một điểm,
  • 3:18 - 3:22
    tốt nhất bạn nên tin rằng Sét có thể
    đánh cùng một nơi nhiều lần.
Title:
Khoa học tĩnh điện - Anuradha Bhagwat
Description:

View full lesson: http://ed.ted.com/lessons/the-science-of-static-electricity-anuradha-bhagwat

We’ve all had the experience: you’re walking across a soft carpet, you reach for the doorknob and … ZAP. But what causes this trademark jolt of static electricity? Anuradha Bhagwat sheds light on the phenomenon by examining the nature of matter.

Lesson by Anuradha Bhagwat, animation by Artrake Studio.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
03:39

Vietnamese subtitles

Revisions