Return to Video

Vệ sinh môi trường (VSMT) là quyền cơ bản của con người

  • 0:00 - 0:02
    Tôi là một giáo sư kĩ thuật,
  • 0:02 - 0:05
    và trong 14 năm qua,
  • 0:05 - 0:07
    tôi giảng dạy về phân.
  • 0:07 - 0:08
    (Tiếng cười)
  • 0:08 - 0:10
    Không phải vì tôi là một giáo viên tồi,
  • 0:10 - 0:12
    mà bởi vì tôi đã được học và dạy
  • 0:12 - 0:14
    về chất thải của con người
  • 0:14 - 0:16
    và cách các chất thải vận chuyển
  • 0:16 - 0:19
    thông qua hệ thống máy móc xử lý chất thải,
  • 0:19 - 0:20
    và cách chúng ta bố trí, thiết kế
  • 0:20 - 0:22
    những hệ thống này để có thể bảo vệ
  • 0:22 - 0:24
    nguồn nước như là các con sông.
  • 0:24 - 0:27
    Sự nghiệp khoa học của tôi dựa trên
  • 0:27 - 0:31
    việc sử dụng kĩ thuật phân tử tiên tiến,
  • 0:31 - 0:33
    những phương pháp dựa trên DNA và RNA
  • 0:33 - 0:37
    để hiểu rõ hơn về vi sinh vật
    trong phản ứng sinh học
  • 0:37 - 0:39
    và tối ưu các hệ thống đó.
  • 0:39 - 0:40
    Và qua nhiều năm,
  • 0:40 - 0:44
    tôi phát triển sự ám ảnh không lành mạnh
    với các nhà vệ sinh,
  • 0:44 - 0:47
    tôi được biết đến vì
    lẻn vào các nhà vệ sinh
  • 0:47 - 0:49
    và lấy điện thoại chụp hình
  • 0:49 - 0:52
    trên khắp thế giới.
  • 0:52 - 0:54
    Nhưng cùng với đó, tôi đã học được
  • 0:54 - 0:56
    rằng không chỉ về mặt kĩ thuật,
  • 0:56 - 1:01
    mà còn có cả thứ gọi là văn hóa đại tiện.
  • 1:01 - 1:02
    Ví dụ như,
  • 1:02 - 1:04
    bao nhiêu trong số các bạn rửa
  • 1:04 - 1:07
    và bao nhiêu trong số các bạn chùi?
  • 1:07 - 1:11
    (Tiếng cười)
  • 1:11 - 1:15
    Nếu, chà, tôi nghĩ các bạn hiểu ý tôi.
  • 1:15 - 1:17
    Nếu bạn rửa, bạn dùng nước
  • 1:17 - 1:20
    để rửa hậu môn. Đó là về mặt kĩ thuật.
  • 1:20 - 1:23
    Và nếu là bạn là người chùi,
  • 1:23 - 1:25
    thì bạn phải dùng giấy vệ sinh.
  • 1:25 - 1:27
    Hoặc ở một số vùng trên thế giới
  • 1:27 - 1:30
    không có giấy vệ sinh, thì giấy báo
  • 1:30 - 1:34
    hoặc giẻ hoặc lõi ngô.
  • 1:34 - 1:36
    Đây không chỉ là mảnh thông tin linh tinh
  • 1:36 - 1:38
    mà nó thật sự quan trọng để hiểu được
  • 1:38 - 1:40
    và giải quyết vấn đề an toàn vệ sinh.
  • 1:40 - 1:43
    Và nó là một vấn đề lớn:
  • 1:43 - 1:45
    Có 2.5 tỉ người trên trái đất
  • 1:45 - 1:48
    không tiếp cận được với
    vệ sinh môi trường (VSMT).
  • 1:48 - 1:50
    Họ không có nhà vệ sinh/toa lét hiện đại.
  • 1:50 - 1:54
    Có 1.1 tỉ người
  • 1:54 - 1:56
    đi vệ sinh bên đường
  • 1:56 - 1:59
    hoặc ở bờ sông hoặc không gian mở,
  • 1:59 - 2:01
    và thuật ngữ chuyên môn cho nó là
  • 2:01 - 2:03
    đại tiện lộ thiên.
  • 2:03 - 2:06
    nhưng nó thật sự đơn giản là
  • 2:06 - 2:08
    đi tiêu tại không gian mở.
  • 2:08 - 2:10
    Nếu bạn sống ở vùng có phân sống
  • 2:10 - 2:13
    và chúng ở xung quanh bạn, bạn sẽ bị bệnh.
  • 2:13 - 2:14
    Chúng sẽ lẫn vào nước uống,
  • 2:14 - 2:17
    đồ ăn, những thứ ngay xung quanh bạn.
  • 2:17 - 2:19
    Liên Hiệp Quốc ước tính
  • 2:19 - 2:23
    mỗi năm, có 1.5 triệu trẻ em chết
  • 2:23 - 2:26
    bởi không có đủ điều kiện về vệ sinh.
  • 2:26 - 2:30
    Đó là cái chết có thể ngăn ngừa,
    trong mỗi hai mươi giây
  • 2:30 - 2:32
    171 (cái chết có thể ngăn ngừa) mỗi giờ,
  • 2:32 - 2:36
    4100 mỗi ngày.
  • 2:36 - 2:38
    Vậy, để tránh "đại tiện lộ thiên",
  • 2:38 - 2:40
    Các thị trấn và thành phố
  • 2:40 - 2:44
    đang xây dựng cơ sở hạ tầng, như hố xí
  • 2:44 - 2:46
    ở ngoại thành và nông thôn.
  • 2:46 - 2:49
    Ví dụ, ở huyện KwaZulu-Natal, Nam Phi,
  • 2:49 - 2:53
    họ đã xây dựng hàng chục ngàn hố xí.
  • 2:53 - 2:55
    Nhưng có một vấn đề khi mở rộng quy mô
  • 2:55 - 2:57
    nhiều hơn chục ngàn, và vấn đề đó là,
  • 2:57 - 2:59
    phải làm thế nào khi hố xí đầy?
  • 2:59 - 3:01
    Đây là điều sẽ xảy ra khi đó.
  • 3:01 - 3:04
    Mọi người đại tiện xung quanh nhà vệ sinh.
  • 3:04 - 3:07
    Ở trường, trẻ em đại tiện trên sàn
  • 3:07 - 3:09
    để lại những vệt dài ở ngoài các tòa nhà
  • 3:09 - 3:12
    và đi ngoài quanh tòa nhà.
  • 3:12 - 3:14
    Hố xí cần được rửa dọn thường xuyên
  • 3:14 - 3:17
    và làm sạch thủ công.
  • 3:17 - 3:18
    Nhưng ai sẽ là người dọn chúng?
  • 3:18 - 3:21
    Chính là những người lao công này
  • 3:21 - 3:23
    họ thường phải đi xuống các hố xí
  • 3:23 - 3:26
    và loại bỏ chất thải bằng tay.
  • 3:26 - 3:30
    Công việc này khá bẩn thỉu và nguy hiểm.
  • 3:30 - 3:32
    Bạn có thể thấy, không có dụng cụ bảo vệ
  • 3:32 - 3:33
    không có quần áo bảo hộ.
  • 3:33 - 3:34
    Có một người lao công ở dưới đó.
  • 3:34 - 3:36
    Tôi hy vọng các bạn có thể nhìn thấy anh ta.
  • 3:36 - 3:39
    Anh ta đeo mặt nạ, nhưng không mặc áo.
  • 3:39 - 3:41
    Ở một số nước, như Ấn Độ,
  • 3:41 - 3:44
    những người thuộc tầng lớp thấp
  • 3:44 - 3:46
    buộc phải dọn hố xí,
  • 3:46 - 3:49
    và họ còn bị xã hội chỉ trích.
  • 3:49 - 3:52
    Hãy tự hỏi bản thân, làm thế nào
    ta giải quyết vấn đề này,
  • 3:52 - 3:55
    sao chúng ta không xây nhà vệ sinh
    kiểu tự hoại phương Tây
  • 3:55 - 3:57
    cho hai tỉ rưỡi người này?
  • 3:57 - 3:59
    Và câu trả lời là, điều này không thể.
  • 3:59 - 4:02
    Ở một số vùng này, không có đủ nước,
  • 4:02 - 4:04
    không có năng lượng,
  • 4:04 - 4:06
    sẽ tốn đến hàng ngàn tỉ đô la
  • 4:06 - 4:07
    để đặt các đường ống thoát nước,
  • 4:07 - 4:08
    để xây các cơ sở,
  • 4:08 - 4:11
    để vận hành và duy trì các hệ thống này,
  • 4:11 - 4:12
    và nếu không xây dựng đúng cách,
  • 4:12 - 4:14
    bạn sẽ có nhà vệ sinh tự hoại
  • 4:14 - 4:16
    đơn giản xả thẳng xuống sông,
  • 4:16 - 4:19
    giống như điều diễn ra tại nhiều thành phố
  • 4:19 - 4:20
    ở các nước đang phát triển.
  • 4:20 - 4:22
    Nó thực sự có phải là giải pháp?
  • 4:22 - 4:24
    Vì, cần thiết, việc bạn làm là
  • 4:24 - 4:27
    bạn sử dụng nước sạch
  • 4:27 - 4:29
    bạn dùng nó để xả toa lét,
  • 4:29 - 4:31
    chuyển nó sang
    các nhà máy xử lý nước thải
  • 4:31 - 4:33
    nơi sau đó xả ra sông,
  • 4:33 - 4:36
    và con sông đó, nhắc lại,
    là nguồn nước uống.
  • 4:36 - 4:38
    Vậy chúng ta cần suy nghĩ lại về VSMT,
  • 4:38 - 4:43
    chúng ta cần phát minh lại
    cơ sở hạ tầng vệ sinh môi trường,
  • 4:43 - 4:44
    và tôi sẽ tranh cãi,
    để làm việc này
  • 4:44 - 4:47
    bạn cần phải sử dụng tư duy hệ thống.
  • 4:47 - 4:50
    Ta phải nhìn vào toàn bộ
    chuỗi vệ sinh môi trường.
  • 4:50 - 4:52
    Ta bắt đầu với thực thể con người,
  • 4:52 - 4:54
    và rồi chúng ta phải nghĩ đến
    chất thải
  • 4:54 - 4:56
    được thu gom và lưu trữ như thế nào,
  • 4:56 - 4:59
    vận chuyển, xử lý và tái sử dụng -
  • 4:59 - 5:01
    không phải loại bỏ mà tái sử dụng.
  • 5:01 - 5:04
    Vậy hãy bắt đầu với con người sử dụng
  • 5:04 - 5:07
    Tôi nói, sẽ không ảnh hưởng
    nếu bạn là người rửa hay chùi,
  • 5:07 - 5:09
    người ngồi đứng hay ngồi xổm,
  • 5:09 - 5:12
    bề mặt cho con người dùng cần sạch sẽ
  • 5:12 - 5:14
    dễ sử dụng, vì sau chót,
  • 5:14 - 5:17
    việc xả chất thải nên là niềm vui.
  • 5:17 - 5:19
    (tiếng cười)
  • 5:19 - 5:22
    và khi chúng ta mở ra các khả năng
  • 5:22 - 5:25
    để hiểu được chuỗi vệ sinh môi trường này,
  • 5:25 - 5:27
    rồi công nghệ đằng sau nó,
  • 5:27 - 5:31
    việc thu gom đến tái sử dụng,
    thực sự không nên ảnh hưởng,
  • 5:31 - 5:32
    rồi ta có thể ứng dụng
  • 5:32 - 5:36
    các giải pháp tùy chỉnh theo vùng
    và theo bối cảnh
  • 5:36 - 5:39
    ta có thể mở rộng cho các khả năng như,
  • 5:39 - 5:41
    ví dụ, toa lét chuyển nước tiểu,
  • 5:41 - 5:43
    có hai cái hỗ trong toa lét này.
  • 5:43 - 5:45
    Có đằng trước và đằng sau,
  • 5:45 - 5:46
    cái đằng trước thu nhận nước tiểu,
  • 5:46 - 5:48
    cái đằng sau thu nhận phân.
  • 5:48 - 5:50
    Vậy là việc bạn làm là
    phân tách nước tiểu,
  • 5:50 - 5:52
    chất chứa 80% Ni-tơ
  • 5:52 - 5:55
    và 50% Phốt pho,
  • 5:55 - 5:57
    và có thể được xử lý
  • 5:57 - 5:59
    kết tủa để tạo những thứ như sỏi struvite
  • 5:59 - 6:01
    là loại phân bón có giá trị cao,
  • 6:01 - 6:04
    và rồi phân có thể được khử trùng
  • 6:04 - 6:07
    và lại được chuyển thành
    sản phẩm cuối có giá trị cao
  • 6:07 - 6:10
    Hoặc, ví dụ,
    trong vài nghiên cứu của chúng tôi,
  • 6:10 - 6:12
    bạn có thể tái sử dụng
    nước qua cách xử lý nó
  • 6:12 - 6:14
    qua hệ thống vệ sinh tại chỗ
  • 6:14 - 6:17
    như thùng trồng cây hoặc đầm lầy nhân tạo.
  • 6:17 - 6:20
    Vậy chúng ta có thể mở rộng
    tất cả các khả năng này
  • 6:20 - 6:23
    nếu chúng ta bỏ đi những mô thức cũ về
    nhà vệ sinh tự hoại
  • 6:23 - 6:25
    và quy trình xử lý.
  • 6:25 - 6:28
    Vậy, có lẽ bạn sẽ hỏi, ai sẽ chi trả?
  • 6:28 - 6:30
    À, tôi sẽ tranh luận rằng các chính phủ
  • 6:30 - 6:34
    nên tài trợ cho cơ sở hạ tầng
    vệ sinh môi trường (VSMT).
  • 6:34 - 6:36
    Các tổ chức phi chính phủ,
    các tổ chức tài trợ
  • 6:36 - 6:40
    họ có thể làm tất cả trong khả năng,
    nhưng như vậy vẫn sẽ không đủ.
  • 6:40 - 6:41
    Các chính phủ nên tài trợ cho VSMT
  • 6:41 - 6:43
    như là họ tài trợ xây dựng đường xá,
  • 6:43 - 6:47
    trường học, bệnh viện,
  • 6:47 - 6:49
    và cơ sở hạ tầng khác như cầu cống,
  • 6:49 - 6:52
    vì chúng ta biết, và
    Tổ chức Y tế TG (WHO) đã nghiên cứu
  • 6:52 - 6:54
    rằng mỗi đồng đô mà chúng ta đầu tư
  • 6:54 - 6:56
    cho cơ sở hạ tầng VSMT,
  • 6:56 - 6:59
    chúng ta sẽ lấy lại được từ 3 đến 34 đô.
  • 6:59 - 7:02
    Hãy quay trở lại vấn đề
    làm rỗng các hố xí.
  • 7:02 - 7:03
    Tại Đại học bang North Carolina
  • 7:03 - 7:06
    chúng tôi thử thách các sinh viên
    đưa ra các giải pháp đơn giản,
  • 7:06 - 7:08
    và đây là ý kiến họ đưa ra
  • 7:08 - 7:10
    một trục vít điều chỉnh, đơn giản
  • 7:10 - 7:12
    có thể đưa chất thải lên
  • 7:12 - 7:15
    khỏi hố xí và đưa vào trống thu gom,
  • 7:15 - 7:16
    bây giờ các công nhân vệ sinh
  • 7:16 - 7:18
    không cần phải đi xuống các hố xí.
  • 7:18 - 7:20
    Chúng tôi đã thử nghiệm tại Nam Phi,
    nó hoạt động.
  • 7:20 - 7:22
    Chúng tôi cần phải làm nó khỏe hơn,
  • 7:22 - 7:24
    chúng tôi sẽ thử nghiệm nhiều hơn
  • 7:24 - 7:26
    tại Malawi và Nam Phi trong năm tới.
  • 7:26 - 7:28
    Ý tưởng của chúng tôi là biến nó
  • 7:28 - 7:30
    thành dịch vụ chuyên nghiệp
    dọn dẹp các hố xí
  • 7:30 - 7:33
    vậy là chúng tôi có thể
    kinh doanh một chút từ nó
  • 7:33 - 7:34
    tạo ra lợi nhuận và việc làm,
  • 7:34 - 7:36
    với hy vọng là,
  • 7:36 - 7:38
    khi chúng ta nghĩ lại về VSMT,
  • 7:38 - 7:41
    chúng ta đang nới rộng dòng đời
    của các hố xí
  • 7:41 - 7:43
    như vậy chúng ta không phải nhờ cậy
  • 7:43 - 7:45
    các giải pháp nhanh
  • 7:45 - 7:47
    nhưng không hiệu quả.
  • 7:47 - 7:51
    Tôi tin là việc tiếp cận với VSMT phù hợp
  • 7:51 - 7:52
    là quyền cơ bản của con người.
  • 7:52 - 7:54
    Chúng ta cần phải ngưng việc
  • 7:54 - 7:57
    những người ở giai tầng và địa vị thấp
  • 7:57 - 8:00
    bị xem thường và kết tội
    vì dọn dẹp các hố xí.
  • 8:00 - 8:02
    Đó là đạo đức của chúng ta, là nghĩa vụ
  • 8:02 - 8:05
    xã hội và môi trường của chúng ta.
  • 8:05 - 8:07
    Cảm ơn.
  • 8:07 - 8:08
    (vỗ tay).
Title:
Vệ sinh môi trường (VSMT) là quyền cơ bản của con người
Speaker:
Francis de los Reyes
Description:

Cảnh báo: Bài nói chuyện này có thể về nhiều thứ hơn việc bạn muốn biết về cách thế giới đi đại tiện như thế nào. Nhưng với tư cách là nhà hoạt động về vệ sinh môi trường (và là hội viên TED), Francis de los Reyes hỏi - không phải là mỗi người đều đáng có nơi an toàn để đi vệ sinh sao?

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
08:21

Vietnamese subtitles

Revisions