Return to Video

Tầng lớp lao động bị lãng quên của Mỹ

  • 0:01 - 0:04
    Tôi còn nhớ lần đầu tiên
    đến một nhà hàng sang trọng,
  • 0:04 - 0:05
    một nhà hàng thực sự sang trọng.
  • 0:05 - 0:07
    Đó là bữa tối tuyển dụng
    cho một công ty luật,
  • 0:08 - 0:10
    và tôi nhớ rằng đầu tiên
    cô bồi bàn đi xung quanh
  • 0:10 - 0:12
    và hỏi liệu chúng tôi
    có dùng rượu vang không,
  • 0:12 - 0:14
    nên tôi nói: "Vâng, tôi muốn vang trắng".
  • 0:15 - 0:17
    Và cô ấy hỏi ngay lập tức:
  • 0:17 - 0:19
    "Anh muốn dùng Sauvignon blanc
    hay Chardonnay?'
  • 0:20 - 0:22
    Tôi nhớ mình đã nghĩ,
  • 0:22 - 0:24
    "Thôi nào cô gái,
    hãy thôi mấy từ tiếng Pháp hoa mỹ ấy đi
  • 0:25 - 0:26
    và mang cho tôi ít vang trắng."
  • 0:27 - 0:29
    Nhưng tôi đã dùng khả năng suy luận
  • 0:29 - 0:31
    và nhận ra rằng Chardonnay và Sauvignon blanc
  • 0:31 - 0:33
    là hai dòng vang trắng khác nhau,
  • 0:33 - 0:36
    vì vậy nên tôi đã nói rằng
    tôi sẽ uống Chardonnay,
  • 0:36 - 0:39
    vì thực lòng
    nó dễ phát âm nhất đối với tôi.
  • 0:40 - 0:42
    Tôi đã trải qua nhiều lần như vậy
  • 0:42 - 0:45
    trong suốt hai năm đầu
    là sinh viên luật ở Yale,
  • 0:45 - 0:49
    bởi vì, bỏ qua vẻ bề ngoài,
    tôi là một kẻ ngoài cuộc.
  • 0:49 - 0:51
    Tôi không thuộc tầng lớp thượng lưu.
  • 0:51 - 0:55
    Tôi không đến từ vùng Đông Bắc
    hay San Francico.
  • 0:55 - 0:57
    Tôi đên từ một thị trấn thép ở
    phía Nam Ohio,
  • 0:57 - 1:00
    đó là một thị trấn đang phải
    đấu tranh trên nhiều lĩnh vực
  • 1:00 - 1:03
    những lĩnh vực là biểu hiện của những
    cuộc đấu tranh lớn hơn
  • 1:03 - 1:04
    của tầng lớp lao động tại Hoa Kỳ.
  • 1:05 - 1:06
    Ma túy xuất hiện
  • 1:06 - 1:08
    giết chết rất nhiều người,
    những người mà tôi biết.
  • 1:09 - 1:13
    Bạo lực gia đình và ly hôn
    làm tan nát nhiều gia đình.
  • 1:13 - 1:18
    Và cảm giác bi quan tràn ngập.
  • 1:18 - 1:20
    Nghĩ tới tỷ lệ tử vong đang gia tăng
    tại những nơi này
  • 1:20 - 1:22
    và nhận ra rằng với nhiều người ở đây,
  • 1:22 - 1:24
    các vấn đề mà họ đang đối mặt
  • 1:24 - 1:28
    thực sự đang gây ra tỷ lệ tử vong ngày càng tăng
    trong chính cộng đồng của họ,
  • 1:28 - 1:30
    nên cuộc đấu tranh là có thực.
  • 1:31 - 1:34
    Tôi có một ghế đầu trong cuộc đấu tranh đó.
  • 1:34 - 1:38
    Gia đình tôi cũng là một phần
    trong cuộc đấu tranh ấy từ lâu.
  • 1:39 - 1:43
    Tôi sinh ra trong một gia đình
    không mấy khá giả.
  • 1:43 - 1:46
    Các chất nghiện
    gây hại đến cộng đồng của tôi,
  • 1:46 - 1:49
    cũng gây hại cho gia đình tôi, thậm chí
    đáng buồn thay, cả mẹ tôi.
  • 1:50 - 1:54
    Tôi nhận thấy rất nhiều vấn đề
    trong chính gia đình mình,
  • 1:54 - 1:57
    những vấn đề đôi khi là do thiếu tiền,
  • 1:57 - 2:01
    đôi khi do tình trạng thiếu tiếp cận
    với các nguồn tài nguyên và vốn xã hội
  • 2:01 - 2:03
    đã thực sự tác động tới cuộc sống của tôi.
  • 2:04 - 2:07
    Nếu các bạn thấy cuộc sống của tôi
    năm tôi 14 tuổi
  • 2:07 - 2:10
    và nói:
    "Điều gì sẽ xảy đến với đứa trẻ đó?",
  • 2:10 - 2:13
    các bạn sẽ kết luận rằng
    tôi sẽ phải đấu tranh
  • 2:13 - 2:16
    với cái mà gọi một cách học thuật là
    sự thăng tiến.
  • 2:17 - 2:20
    Sự thăng tiến là một thuật ngữ trừu tượng,
  • 2:20 - 2:22
    nhưng nó đánh vào một thứ cốt lõi
  • 2:22 - 2:24
    trong trái tim của Giấc mơ Mỹ.
  • 2:24 - 2:25
    Nó là ý thức,
  • 2:25 - 2:27
    và nó đánh giá liệu những đứa trẻ như tôi,
  • 2:27 - 2:30
    người lớn lên trong một cộng đồng nghèo khó,
    liệu có được sống một cuộc sống tốt hơn,
  • 2:30 - 2:35
    liệu chúng có cơ hội nào để sống
    một cuộc sống vật chất đầy đủ hơn,
  • 2:36 - 2:39
    hay sẽ tiếp tục sống trong
    tình cảnh mà chúng được sinh ra.
  • 2:39 - 2:41
    Thật không may, một trong những thứ
    chúng tôi học được
  • 2:42 - 2:45
    là sự vươn lên ấy không đủ cao
    như chúng tôi muốn ở đất nước này,
  • 2:45 - 2:49
    và thú vị thay, nó được phân bố
    theo vị trí địa lý.
  • 2:50 - 2:52
    Một ví dụ điển hình là Utah.
  • 2:53 - 2:56
    Tại Utah, một đứa trẻ nghèo
    thực sự đang sống tốt,
  • 2:56 - 3:01
    có lẽ đang phần nào
    sống trong giấc mơ Mỹ.
  • 3:01 - 3:02
    Nhưng nếu bạn nghĩ tới quê hương tôi
  • 3:02 - 3:06
    ở khu vực phía Nam, tại Appalachia
    hay phía Nam Ohio,
  • 3:06 - 3:11
    có rất ít khả năng cho
    những đứa trẻ như vậy sẽ phát triển.
  • 3:11 - 3:13
    Giấc mơ Mỹ tại những khu vực này
  • 3:13 - 3:15
    thực sự chỉ là một giấc mơ.
  • 3:16 - 3:17
    Vậy vì sao chuyện đó xảy ra?
  • 3:18 - 3:21
    Một lí do rõ ràng chính là do kinh tế
    hoặc kết cấu.
  • 3:21 - 3:22
    Các bạn hãy nghĩ về những khu vực này
  • 3:23 - 3:25
    Họ bị bao vây bởi xu hướng kinh tế tồi tệ,
  • 3:25 - 3:28
    bị bao quanh bởi các khu công nghiệp
    như than và thép
  • 3:28 - 3:30
    những thứ khiến họ khó có thể vươn lên.
  • 3:30 - 3:32
    Đó chắc chắn là một vấn nạn.
  • 3:32 - 3:35
    Và cả vấn đề chảy máu chất xám,
    nơi những người tài,
  • 3:35 - 3:38
    vì không tìm được công việc
    tay nghề cao tại quê hương,
  • 3:38 - 3:39
    cuối cùng phải chuyển đến nơi khác,
  • 3:39 - 3:42
    vì vậy họ không dựng xây việc kinh doanh
    hay tổ chức phi lợi nhuận tại nơi họ sinh ra,
  • 3:42 - 3:45
    mà chuyển đến nơi khác
    và mang theo cả tài năng của mình.
  • 3:45 - 3:48
    Có nhiều trường học thất bại
    ở những khu vực này,
  • 3:48 - 3:50
    thất bại trong việc mang đến cho trẻ em
    nền giáo dục tiến bộ,
  • 3:50 - 3:53
    thứ có thể cho các em cơ hội
    trong cuộc đời sau này.
  • 3:53 - 3:55
    Những điều này đều rất quan trọng.
  • 3:55 - 3:57
    Tôi không có ý loại bỏ
    những hàng rào cấu trúc này.
  • 3:57 - 4:00
    Nhưng khi nhìn lại cuộc đời
    và chính cộng đồng của mình
  • 4:00 - 4:03
    có gì đó khác vẫn tiếp diễn,
    có gì đó khác vẫn có ý nghĩa.
  • 4:04 - 4:07
    Nó rất khó để đo lường
    nhưng vô cùng thực tế.
  • 4:08 - 4:12
    Thứ nhất, sự tuyệt vọng đang tồn tại
  • 4:12 - 4:14
    trong chính cộng đồng nơi tôi lớn lên.
  • 4:14 - 4:17
    Đó là cảm giác của những đứa trẻ
    mà lựa chọn của chúng không có giá trị.
  • 4:17 - 4:19
    Dù cho có chuyện gì xảy ra,
    dù có làm việc chăm chỉ đến mức nào,
  • 4:19 - 4:22
    dù cho chúng có cố gắng
    vươn lên bao nhiêu đi nữa,
  • 4:22 - 4:23
    cũng không có điều tốt đẹp nào xảy đến cả.
  • 4:24 - 4:27
    Rất khó khăn để lớn lên
    với thứ cảm giác này.
  • 4:27 - 4:30
    Rất khó khăn để chấp nhận suy nghĩ ấy,
  • 4:30 - 4:35
    và nó đôi khi
    dẫn đến những nơi đầy âm mưu.
  • 4:35 - 4:39
    Hãy lấy ví dụ bằng một
    vấn đề chính trị đang khá nóng,
  • 4:39 - 4:41
    chính sách nâng đỡ
    các thành phần bị thiệt thòi.
  • 4:41 - 4:44
    Tùy theo quan điểm chính trị của mình,
    bạn sẽ nghĩ rằng chính sách đó
  • 4:44 - 4:47
    là khôn ngoan hoặc không
    trong thúc đẩy sự đa dạng ở nơi làm việc
  • 4:47 - 4:49
    hay trong lớp học.
  • 4:49 - 4:51
    Nhưng nếu bạn lớn lên tại khu vực như thế,
  • 4:51 - 4:55
    bạn sẽ thấy chính sách ấy
    như một công cụ để kìm hãm bạn.
  • 4:55 - 4:58
    Điều này đặc biệt đúng nếu bạn thuộc
    tầng lớp lao động da trắng.
  • 4:58 - 5:01
    Bạn sẽ thấy nó không chỉ là vấn đề
    về chính sách tốt hay xấu,
  • 5:01 - 5:04
    mà thực sự là một âm mưu,
  • 5:04 - 5:06
    nơi những người có quyền lực
    chính trị và tài chính
  • 5:06 - 5:08
    đang chống lại bạn.
  • 5:08 - 5:13
    Bạn có thể thấy âm mưu này
    gây tổn hại cho bạn theo nhiều cách --
  • 5:14 - 5:16
    nhận thức được và tồn tại thực sự,
  • 5:16 - 5:18
    và nó dập tắt hi vọng.
  • 5:19 - 5:22
    Nên nếu bạn nghĩ về việc bạn sẽ làm trong tương lai
    khi bạn lớn lên trong thế giới đó,
  • 5:22 - 5:24
    bạn có thể đáp lại theo 2 cách.
  • 5:24 - 5:26
    Thứ nhất, bạn có thể nói rằng:
    " Tôi sẽ không làm việc chăm chỉ,
  • 5:26 - 5:29
    bởi vì dù tôi có chăm chỉ thế nào
    cũng không quan trọng."
  • 5:29 - 5:31
    Bạn cũng có thể trả lời cách khác rằng:
  • 5:31 - 5:34
    "Tôi sẽ không đi theo các con đường
    truyền thống để sự thành công
  • 5:34 - 5:36
    như là giáo dục đại học
    hay một công việc danh giá,
  • 5:36 - 5:39
    vì những người quan tâm đến thứ ấy
    không hề giống như tôi.
  • 5:39 - 5:41
    Họ sẽ không bao giờ chấp nhận tôi."
  • 5:41 - 5:43
    Khi tôi được nhận vào Đại học Yale,
    một thành viên trong gia đình đã hỏi tôi
  • 5:44 - 5:47
    có phải tôi đã giả vờ giàu có
    để được hội đồng xét tuyển chấp nhận không.
  • 5:47 - 5:49
    Nghiêm túc đấy.
  • 5:49 - 5:53
    Rõ ràng là không hề có ô nào
    hỏi về sự giàu có để điền vào
  • 5:53 - 5:54
    trong lá đơn ứng tuyển,
  • 5:54 - 5:58
    nhưng nó nói lên
    sự bất ổn thực sự ở nhữngkhu vực này
  • 5:58 - 6:00
    bạn phải giả vờ là
    một người khác
  • 6:00 - 6:02
    để vượt qua nhiều rào cản xã hội này.
  • 6:03 - 6:05
    Đó là một vấn đề nghiêm trọng.
  • 6:06 - 6:08
    Thậm chí nếu bạn không từ bỏ hi vọng,
  • 6:08 - 6:10
    thậm chí nếu ban nghĩ, ví dụ như,
  • 6:10 - 6:14
    rằng sự lựa chọn có quan trọng và
    bạn muốn có những lựa chọn sáng suốt,
  • 6:14 - 6:16
    bạn muốn làm những điều tốt đẹp hơn
    cho bản thân và gia đình,
  • 6:16 - 6:20
    đôi khi rất khó khăn để thậm chí
    biết được những lựa chọn ấy là gì
  • 6:20 - 6:22
    nếu bạn sống trong
    một cộng đồng như của tôi.
  • 6:22 - 6:23
    Ví dụ, tôi đã không biết
  • 6:23 - 6:26
    rằng phải học trường luật
    để trở thành một luật sư.
  • 6:26 - 6:30
    Tôi đã không biết rằng các trường đại học ưu tú,
    theo như những gì các nghiên cứu vẫn nói,
  • 6:30 - 6:32
    thì rẻ hơn cho những trẻ em nghèo
  • 6:32 - 6:35
    bởi những trường đại học này
    có được những nguồn tài trợ lớn hơn,
  • 6:35 - 6:37
    có thể mang tới nhiều gói
    hỗ trợ tài chính hào phóng hơn.
  • 6:37 - 6:38
    Tôi vẫn nhớ tôi đã nhận ra điều này
  • 6:38 - 6:41
    khi tôi nhận được lá thư
    hỗ trợ tài chính từ Yale,
  • 6:41 - 6:42
    10 nghìn đô la từ nguồn
    hỗ trợ theo nhu cầu,
  • 6:42 - 6:44
    một thứ mà tôi chưa
    bao giờ nghe tới trước đó.
  • 6:44 - 6:46
    Nhưng lúc đó tôi đã quay sang
    nói với cô của tôi rằng:
  • 6:46 - 6:49
    "Cháu nghĩ điều này có nghĩa là
    lần đầu tiên trong đời cháu
  • 6:49 - 6:52
    nghèo khó được đền đáp thực sự thỏa đáng".
  • 6:52 - 6:54
    Vậy là tôi đã không được
    tiếp cận thông tin đó
  • 6:55 - 6:58
    bởi vì mạng lưới xã hội xung quanh tôi
    không hề được tiếp cận với thông tin đó.
  • 6:58 - 7:02
    Tôi học được từ cộng đồng của mình
    cách bắn súng, và làm thế nào để bắn cho chuẩn.
  • 7:02 - 7:06
    Tôi đã học cách làm
    những chiếc bánh quy ngon tuyệt.
  • 7:06 - 7:08
    Nhân tiện, bí quyết là bơ lạnh
    chứ không phải bơ nóng.
  • 7:08 - 7:11
    Nhưng tôi đã không được học cách vươn lên
  • 7:12 - 7:14
    Tôi không được học làm sao
    để có những quyết định đúng đắn
  • 7:14 - 7:17
    về giáo dục và các cơ hội
  • 7:17 - 7:18
    mà bạn nên đưa ra
  • 7:18 - 7:21
    để có cơ hội trong nền
    kinh tế tri thức thế kỉ 21.
  • 7:21 - 7:24
    Các nhà kinh tế gọi giá trị mà
    chúng ta thu được từ mạng lưới xã hội,
  • 7:24 - 7:29
    từ bạn bè , đồng nghiệp và gia đình
    là "vốn xã hội".
  • 7:29 - 7:32
    Vốn xã hội mà tôi có được
    không phù hợp với nước Mỹ thế kỉ 21,
  • 7:32 - 7:36
    và nó đã được thể hiện.
  • 7:36 - 7:37
    Có thứ gì đó khác thật sự
    quan trọng đang diễn ra
  • 7:38 - 7:41
    mà cộng đồng chúng tôi
    không thích nói đến,
  • 7:41 - 7:43
    nhưng lại rất thực.
  • 7:44 - 7:45
    Những đứa trẻ thuộc tầng lớp lao động
    nhiều khả năng
  • 7:45 - 7:47
    phải đối mặt với thứ gọi là
    trải nghiệm tuổi thơ bất lợi,
  • 7:47 - 7:50
    một từ hoa mĩ cho chấn thương thời thơ ấu:
  • 7:50 - 7:54
    liên tục bị đánh hay la mắng,
    bị bố mẹ thờ ơ,
  • 7:54 - 7:58
    chứng kiến bố mẹ mình
    bị người khác đánh đập,
  • 7:58 - 8:00
    chứng kiến ai đó sử dụng ma túy
    hoặc lạm dụng rượu bia.
  • 8:00 - 8:04
    Tất cả những điều này đều là ví dụ
    cho chấn thương thời thơ ấu,
  • 8:04 - 8:06
    và chúng khá quen thuộc
    trong gia đình tôi.
  • 8:06 - 8:08
    Quan trọng là chúng không chỉ quen thuộc
    trong gia đình tôi hiện nay.
  • 8:09 - 8:12
    Chúng còn theo các thế hệ sau.
  • 8:12 - 8:14
    Vậy nên ông bà tôi,
  • 8:14 - 8:16
    lần đầu tiên có con,
  • 8:17 - 8:19
    họ đã hi vọng rằng họ sẽ nuôi dưỡng
    những đứa con của mình
  • 8:19 - 8:22
    một cách thật tốt.
  • 8:22 - 8:24
    Họ thuộc tầng lớp trung lưu,
  • 8:24 - 8:25
    họ có thể kiếm được đồng lương tốt
    trong một nhà máy thép.
  • 8:25 - 8:27
    Nhưng điều cuối cùng xảy ra là
  • 8:27 - 8:29
    họ gây ra nhiều chấn thương tuổi thơ
    cho những đứa con
  • 8:29 - 8:32
    mà sẽ đi theo nhiều thế hệ sau đó.
  • 8:32 - 8:35
    Mẹ tôi 12 tuổi khi bà ấy chứng kiến
    bà ngoại tôi thiêu cháy ông ngoại.
  • 8:35 - 8:39
    Tội lỗi của ông
    là về nhà trong tình trạng say rượu
  • 8:40 - 8:43
    sau khi bà tôi bảo với ông,
  • 8:43 - 8:44
    "Nếu anh say xỉn về nhà, tôi sẽ giết anh."
  • 8:44 - 8:46
    Và bà tôi đã cố làm điều đó.
  • 8:47 - 8:48
    Hãy tưởng tượng điều đó ảnh hưởng
    thế nào đến tâm trí một đứa trẻ.
  • 8:49 - 8:53
    Chúng ta nghĩ những thứ này rất hiếm hoi,
  • 8:54 - 8:56
    nhưng một nghiên cứu của
    Quỹ Ủy thác Trẻ em Wisconsin đã cho thấy
  • 8:56 - 9:00
    40% trẻ em nghèo phải đối mặt với nhiều
    trường hợp chấn thương thời thơ ấu,
  • 9:00 - 9:06
    so với 29% những đứa trẻ
    sống trong điều kiện tốt.
  • 9:07 - 9:10
    Và hãy nghĩ đến ý nghĩa của điều đó.
  • 9:10 - 9:13
    Nếu bạn là một đứa trẻ
    trong một gia đình nghèo khó,
  • 9:13 - 9:15
    gần một phần hai các bạn phải đối mặt
    với nhiều trường hợp chấn thương thời thơ ấu.
  • 9:15 - 9:19
    Đay không phải một vấn đề đơn lập.
  • 9:19 - 9:21
    Đây là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng.
  • 9:21 - 9:23
    Chúng ta biết điều gì sẽ xảy đến với
    những đứa trẻ trải qua cuộc sống như thế.
  • 9:24 - 9:27
    Chúng có nhiều khả năng sẽ
    nghiện ma túy, bị tống vào tù,
  • 9:28 - 9:31
    bỏ học ở tuổi học trung học,
  • 9:31 - 9:34
    và quan trọng hơn cả,
  • 9:34 - 9:35
    chúng có nhiều khả năng sẽ
    đối xử vs con cái của mình
  • 9:35 - 9:37
    như những gì bố mẹ chúng đã làm với chúng.
  • 9:37 - 9:39
    Sự tổn thương, sự hỗn loạn trong gia đình.
  • 9:40 - 9:43
    là món quà tồi tệ nhất cho
    những đứa trẻ của chúng ta,
  • 9:43 - 9:46
    và là món quà không ngừng trao đi.
  • 9:46 - 9:49
    Tổng kết tất cả điều đó
  • 9:50 - 9:52
    sự thất vọng, sự tuyệt vọng,
  • 9:52 - 9:55
    sự hoài nghi về tương lai,
  • 9:55 - 9:57
    chấn thương tuổi thơ,
  • 9:57 - 9:58
    vốn xã hội thấp,
  • 9:59 - 10:01
    và bạn bắt đầu hiểu tại sao tôi,
  • 10:01 - 10:04
    ở tuổi 14,
  • 10:04 - 10:05
    đã sẵn sàng trở thành một con số khác,
  • 10:05 - 10:08
    trở thành một đứa trẻ khác
    không thể đánh bại số phận.
  • 10:08 - 10:10
    Nhưng điều không ngờ tới đã xảy ra.
  • 10:11 - 10:13
    Tôi đã đánh bại số phận.
  • 10:13 - 10:15
    Mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp với tôi.
  • 10:15 - 10:17
    Tôi tốt nghiệp trung học, đại học
    rồi tôi học trường luật,
  • 10:17 - 10:21
    và giờ thì tôi có một công việc khá tốt.
  • 10:21 - 10:23
    Vậy điều gì đã xảy ra?
  • 10:23 - 10:25
    Vâng, một điều đã xảy ra
    đó là ông bà của tôi,
  • 10:25 - 10:28
    chính là người ông bà mà
    một người đã đốt cháy người kia,
  • 10:28 - 10:30
    họ thực sự chỉnh chu
    trong thời gian tôi ở bên họ.
  • 10:30 - 10:33
    Họ cho tôi một căn nhà kiên cố,
  • 10:33 - 10:36
    một mái ấm bình yên.
  • 10:36 - 10:38
    Họ chắc chắn rằng
  • 10:38 - 10:39
    bố mẹ tôi không thể
    làm những điều một đứa trẻ cần,
  • 10:39 - 10:42
    nên họ bước vào và lấp đầy vai trò ấy.
  • 10:42 - 10:44
    Bà tôi đã làm hai điều thật sự có ý nghĩa.
  • 10:45 - 10:48
    Thứ nhất, bà mang tới một gia đình bình yên
    cho phép tôi tập trung vào bài tập về nhà
  • 10:48 - 10:51
    và những thứ mà một đứa trẻ cần chú tâm.
  • 10:51 - 10:54
    Nhưng bà cũng là một người phụ nữ
    sâu sắc một cách đáng kinh ngạc,
  • 10:54 - 10:56
    dù bà thậm chí không được học trung học.
  • 10:56 - 10:58
    Bà nhận ra thông điệp
    mà cộng đồng dành cho tôi,
  • 10:59 - 11:01
    rằng lựa chọn của tôi không quan trọng,
  • 11:01 - 11:03
    rằng mọi thứ đều chống lại tôi.
  • 11:03 - 11:05
    Bà đã nói với tôi:
  • 11:05 - 11:06
    "JD, đừng bao giờ giống như những kẻ thua cuộc
    nghĩ rằng mọi thứ đều chống lại mình.
  • 11:06 - 11:10
    Cháu có thể làm bất kỳ điều gì cháu muốn."
  • 11:10 - 11:13
    Và bà cũng nhận ra rằng
    cuộc sống là không công bằng.
  • 11:13 - 11:16
    Rất khó để đạt được sự cân bằng đó,
  • 11:16 - 11:18
    để nói với một đứa trẻ
    rằng cuộc sống không công bằng,
  • 11:18 - 11:20
    cũng như nhận ra và vun đắp trong chúng
    sự thật rằng lựa chọn của chúng rất quan trọng.
  • 11:20 - 11:25
    Nhưng bà tôi thì có thể.
  • 11:25 - 11:27
    Điều thực sự có ích còn lại
    là Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ.
  • 11:29 - 11:32
    Chúng ta nghĩ về Thủy quân lục chiến
    như một bộ quân phục, tất nhiên là vậy,
  • 11:32 - 11:36
    nhưng với tôi, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ
    là khóa học cấp tốc 4 năm
  • 11:36 - 11:39
    về giáo dục nhân cách.
  • 11:39 - 11:40
    Nó dạy tôi cách dọn giường ngủ,
    giặt quần áo,
  • 11:40 - 11:42
    thức dậy sớm, quản lí tài chính
    như thế nào.
  • 11:42 - 11:45
    Đây là những thứ mà tôi không được
    học từ cộng đồng của tôi.
  • 11:45 - 11:47
    Tôi nhớ lần đầu tiên
    khi tôi đi mua một chiếc xe hơi.
  • 11:47 - 11:50
    Tôi đã đề nghị một thỏa thuận
    với lãi suất thấp 21,9%,
  • 11:50 - 11:54
    và tôi đã sẵn sàng kí văn bản.
  • 11:54 - 11:57
    Nhưng tôi đã không thực hiện
    thỏa thuận đó,
  • 11:58 - 12:00
    vì tôi đã đi và mang theo nó
    tới chỗ sĩ quan của tôi
  • 12:00 - 12:02
    người đã nói với tôi:
    "Đừng có ngu ngốc như thế chứ,
  • 12:02 - 12:04
    hãy đến công đoàn tín dụng địa phương
    và có được thỏa thuận tốt hơn."
  • 12:04 - 12:06
    Và đó những gì tôi đã làm.
  • 12:06 - 12:08
    Nhưng nếu không có Thủy quân Lục chiến,
  • 12:08 - 12:09
    tôi đã không thể tiếp cận
    với những kiến thức đó,
  • 12:09 - 12:11
    Thành thực mà nói, tôi đã có thể
    đã phải gánh chịu một tai họa tại chính.
  • 12:11 - 12:14
    Điều cuối cùng mà tôi muốn nói
    là tôi đã rất may mắn
  • 12:15 - 12:18
    có được những người chỉ dẫn
  • 12:18 - 12:19
    những người đóng vai trò
    quan trọng trong cuộc đời tôi.
  • 12:19 - 12:22
    Từ Thủy quân, từ bang Ohio,
    từ đại học Yale,
  • 12:22 - 12:25
    và những nơi khác nữa,
  • 12:25 - 12:26
    có những người đã bước vào
  • 12:26 - 12:28
    và lấp đầy những khoảng trống của vốn xã hội
  • 12:28 - 12:30
    mà khá rõ ràng
    để thấy được trong con người tôi.
  • 12:31 - 12:33
    Điều đó đến từ sự may mắn,
  • 12:33 - 12:35
    nhưng rất nhiều trẻ em
    không có được may mắn ấy,
  • 12:36 - 12:39
    và tôi nghĩ điều này đặt ra câu hỏi
    quan trọng cho tất cả chúng ta
  • 12:39 - 12:43
    về việc làm thế nào để thay đổi điều đó.
  • 12:43 - 12:45
    Chúng ta cần đặt câu hỏi về việc
    làm sao để mang đến cho trẻ em nghèo
  • 12:46 - 12:50
    đến từ gia đình tan vỡ,
    được tiếp cận với ngôi nhà tràn đầy yêu thương.
  • 12:50 - 12:53
    Chúng ta cần đặt câu hỏi
  • 12:53 - 12:54
    về việc chúng ta sẽ chỉ dạy các bậc cha mẹ
    có thu nhập thấp như thế nào
  • 12:54 - 12:57
    về cách tương tác tốt hơn
    với con cái của họ,
  • 12:57 - 12:59
    và với bạn đời của họ.
  • 12:59 - 13:00
    Chúng ta cần đặt câu hỏi
    làm sao chúng ta cung cấp vốn xã hội,
  • 13:00 - 13:05
    và sự chỉ dẫn cho trẻ em nghèo.
  • 13:05 - 13:08
    Chúng ta cần nghĩ xem làm sao
    để dạy trẻ em tầng lớp lao động
  • 13:08 - 13:11
    về không chỉ kĩ năng cứng,
  • 13:11 - 13:14
    như đọc, làm toán,
  • 13:14 - 13:16
    mà cả kĩ năng mềm,
  • 13:16 - 13:17
    như giải quyết mâu thuẫn và
    quản lí tài chính.
  • 13:17 - 13:20
    Hiện giờ, tôi không có tất cả câu trả lời,
  • 13:21 - 13:25
    tôi không biết tất cả giải pháp
    cho vấn đè này,
  • 13:25 - 13:28
    nhưng tôi biết rằng:
  • 13:28 - 13:30
    tại phía Nam Ohio ngay bây giờ,
  • 13:31 - 13:32
    có một đứa trẻ đang mong bố về,
  • 13:32 - 13:36
    tự hỏi liệu khi ông ấy bước qua cánh cửa,
  • 13:36 - 13:39
    ông sẽ đi bình tĩnh hay sẽ say xỉn vấp ngã.
  • 13:39 - 13:41
    Có một đứa trẻ
  • 13:42 - 13:43
    mà mẹ nó ghim một cây kim trên cánh tay
  • 13:45 - 13:47
    và bất tỉnh,
  • 13:47 - 13:48
    và nó không biết vì sao
    mẹ lại không nấu bữa tối cho nó,
  • 13:48 - 13:51
    và nó đi ngủ với bụng đói vào tối đó.
  • 13:51 - 13:53
    Có một đứa trẻ không hi vọng vào tương lai
  • 13:54 - 13:58
    nhưng mong muốn dữ dội sống
    một cuộc sống tốt đẹp hơn.
  • 13:58 - 14:02
    Chúng cần ai đó cho chúng thấy điều đó.
  • 14:02 - 14:04
    Tôi không có tất cả câu trả lời,
  • 14:05 - 14:07
    nhưng tôi biết nếu xã hội chúng ta
    không bắt đầu đặt ra những câu hỏi tốt hơn
  • 14:07 - 14:11
    về việc sao tôi may mắn như vậy
  • 14:12 - 14:14
    và làm sao để mang đến sự may mắn như thế
    tới nhiều cộng đồng của chúng ta hơn
  • 14:14 - 14:17
    và trẻ em của đất nước ta.
  • 14:17 - 14:18
    chúng ta sẽ tiếp tục
    có những vấn đề rất nghiêm trọng.
  • 14:18 - 14:22
    Xin cảm ơn.
  • 14:22 - 14:23
    ( Vỗ tay)
Title:
Tầng lớp lao động bị lãng quên của Mỹ
Speaker:
J.D. Vance
Description:

J. D. Vance lớn lên trong một thành phố nhỏ bé và nghèo khó tại Rust Belt phía Nam Ohio, nơi anh phải đối mặt với các vấn nạn xã hội đang cản trở nước Mỹ: nạn ma túy, trường học thất bại, gia đình bị chia cách do việc ly hôn và đôi khi là bạo lực. Trong một buổi nói chuyện phản ánh về những thị trấn của tầng lớp lao động, tác giả đã đi sâu vào sự thiếu sót của giấc mơ Mỹ, và đặt ra các câu hỏi quan trọng mà những nhà lãnh đạo và người xây dựng chính sách cần phải đưa ra: Chúng ta phải làm thế nào để giúp đỡ những trẻ em Mỹ từ những thị trấn bị lãng quên có thể phá tan sự tuyệt vọng và có một cuộc sống tốt hơn?

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
14:42

Vietnamese subtitles

Revisions