Return to Video

Cách cây cối trò chuyện

  • 0:01 - 0:03
    Hãy tưởng tượng bạn
    đang đi trong một khu rừng
  • 0:04 - 0:07
    Tôi đoán rằng bạn đang nghĩ
    đến một tập hợp rất nhiều cây,
  • 0:07 - 0:10
    cái mà chúng ta những
    người đi rừng gọi là rừng cây,
  • 0:10 - 0:13
    với những thân cây xù xì
    và những vòm cây xinh đẹp.
  • 0:13 - 0:16
    Đúng vậy, cây chính là nền móng
    của những khu rừng
  • 0:16 - 0:19
    nhưng một khu rừng thì ẩn chứa nhiều hơn
    các bạn có thể nhìn thấy bên ngoài nó
  • 0:20 - 0:23
    và hôm nay tôi muốn thay đổi cách
    mà các bạn vẫn luôn nghĩ về những khu rừng
  • 0:24 - 0:27
    Các bạn thấy đấy, ở bên dưới đất ngầm
    là một thế giới hoàn toàn khác
  • 0:27 - 0:30
    thế giới của một tập hợp vô tận
    những đường mòn sinh học
  • 0:30 - 0:34
    cái mà kết nối những cái cây
    và cho phép chúng trò chuyện với nhau
  • 0:34 - 0:37
    và cho phép khu rừng cư xử như thể chúng
    là một sinh vật cá thể riêng biệt
  • 0:38 - 0:41
    Nó có thể gợi cho bạn về
    một loại trí khôn nào đó.
  • 0:42 - 0:43
    Làm thế nào mà tôi biết điều này?
  • 0:43 - 0:45
    Sau đây là câu chuyện của tôi
  • 0:46 - 0:48
    Tôi sinh ra và lớn lên ở những
    khu rừng thuộc vùng British Columbia
  • 0:49 - 0:52
    Tôi thích nằm dài trên tầng đáy rừng
    và nhìn lên những vòm cây
  • 0:52 - 0:54
    Chúng thật là khổng lồ
  • 0:54 - 0:56
    Và ông nội của tôi cũng vậy.
  • 0:56 - 0:57
    Ông là một tiều phu,
  • 0:57 - 1:01
    ông thường chọn chặt những cây tuyết tùng
    từ khu rừng nhiệt đới nội địa.
  • 1:02 - 1:06
    Ông dạy cho tôi về cái cách những
    khu rừng yên ắng và gắn kết với nhau,
  • 1:06 - 1:08
    và làm thế nào mà gia đình tôi
    cũng gắn chặt với điều đó.
  • 1:09 - 1:11
    Thế là tôi theo
    những bước chân của ông.
  • 1:11 - 1:14
    Ông và tôi có một sự
    tò mò đối với những khu rừng,
  • 1:15 - 1:17
    và cái thời khắc mà tôi thốt lên
    "aha" lần đầu tiên
  • 1:17 - 1:19
    đó là ở ngôi nhà phụ
    bên hồ của chúng tôi.
  • 1:20 - 1:23
    Con chó tội nghiệp Jigs của chúng tôi
    bị trượt chân ngã vào một cái hố
  • 1:24 - 1:27
    Thế là ông nội chạy vào cùng
    một cái xẻnh để cứu con chó đáng thương.
  • 1:27 - 1:29
    Nó ở dưới đó, lặn ngụp
    trong đống bùn lầy.
  • 1:31 - 1:34
    Nhưng lúc mà ông nội
    đào sâu vào tầng đáy rừng,
  • 1:34 - 1:36
    ngay lập tức tôi bị
    mê hoặc bởi những cái rễ,
  • 1:36 - 1:39
    và ở dưới đó, sau này tôi khám phá
    ra rằng chúng là những khuẩn ti thể màu trắng
  • 1:39 - 1:43
    và ở dưới nữa là những tầng
    khoáng sản đỏ và vàng.
  • 1:43 - 1:46
    Rốt cuộc,ông nội và tôi
    cũng cứu được con chó,
  • 1:46 - 1:49
    nhưng chính vào
    thời khắc đó tôi nhận ra rằng
  • 1:49 - 1:51
    màu sắc của rễ và đất
  • 1:51 - 1:54
    mới thật sự là nền móng
    của khu rừng
  • 1:55 - 1:56
    Và tôi muốn biết về chúng
    nhiều hơn nữa.
  • 1:57 - 1:58
    Nên tôi nghiên cứu
    về lâm nghiệp
  • 1:59 - 2:03
    Nhưng tôi sớm nhận ra bản thân
    đang làm việc cùng những con người quyền lực
  • 2:03 - 2:05
    điều hành việc
    thu hoạch vì thương mại.
  • 2:06 - 2:09
    Mức độ của việc
    chặt trắng rừng
  • 2:09 - 2:10
    đang ở mức báo động.
  • 2:10 - 2:13
    tôi sớm nhận ra rằng bản thân
    mâu thuẫn bởi một phần trong đó.
  • 2:14 - 2:19
    Không chỉ thế, việc phun tưới và chặt
    những cây bạch dương và cây roi
  • 2:19 - 2:23
    để dọn đường cho việc trồng những cây thông
    và linh sam có giá trị thương mại hơn
  • 2:23 - 2:24
    cũng trở thành một ác mộng
    kinh hoàng.
  • 2:25 - 2:29
    Dường như chẳng điều gì có thể ngăn chặn
    cái cỗ máy công nghiệp tàn nhẫn này lại nữa.
  • 2:30 - 2:31
    Nên tôi đã quay
    trở lại trường
  • 2:32 - 2:34
    và nghiên cứu về
    một thế giới khác
  • 2:35 - 2:40
    Các bạn thấy đấy, các nhà khoa học
    vừa khám phá ra trong ống nghiệm
  • 2:40 - 2:42
    rằng một rễ giống cây thông
  • 2:42 - 2:45
    có thể truyền cacbon
    đến rễ giống cây thông khác
  • 2:46 - 2:48
    Nhưng điều này xảy ra
    trong phòng thí nghiệm,
  • 2:48 - 2:51
    và tôi tự hỏi, liệu nó có thể xảy ra
    trong một khu rừng chăng?
  • 2:51 - 2:52
    Tôi nghĩ là có.
  • 2:53 - 2:57
    Cây ở trong những khu rừng cũng có
    thể chia sẻ thông tin bên dưới đất ngầm.
  • 2:58 - 3:00
    Nhưng điều này
    thực sự gây tranh cãi,
  • 3:00 - 3:03
    và một số người nghĩ rằng
    tôi bị điên rồi,
  • 3:03 - 3:06
    tôi đã có 1 khoảng thời gian khó khăn
    xin trợ cấp cho nghiên cứu
  • 3:06 - 3:07
    Nhưng tôi vẫn kiên trì,
  • 3:08 - 3:12
    và rốt cuộc tôi đã thực hiện một vài
    cuộc thí nghiệm trong rừng sâu,
  • 3:12 - 3:13
    25 năm trước.
  • 3:14 - 3:17
    Tôi làm 80 bản tái tạo của 3 loài:
  • 3:17 - 3:20
    cây roi, cây linh sam, và cây
    tuyết tùng đỏ miền Tây
  • 3:20 - 3:24
    Tôi phát hiện cây roi và linh sam được
    kết nối với nhau trong 1 mạng lưới ngầm
  • 3:24 - 3:26
    trừ cây tuyết tùng đỏ.
  • 3:26 - 3:27
    Nó ở trong riêng thế giới của nó.
  • 3:28 - 3:30
    Tôi tập hợp tất cả
    dụng cụ thí nghiệm của tôi,
  • 3:30 - 3:33
    và tôi chẳng còn đồng nào cả,
    nên phải làm thí nghiệm với giá rẻ
  • 3:34 - 3:35
    Nên tôi đến Canadian Tire --
  • 3:35 - 3:37
    (Cười)
  • 3:37 - 3:40
    mua một vài túi nylon,
    băng dán và vải màn,
  • 3:40 - 3:43
    một đồng hồ hẹn giờ, một bộ đồ bảo hộ,
    một mặt nạ phòng hơi độc.
  • 3:44 - 3:47
    Sau đó mượn một vài thứ đồ
    công nghệ cao từ trường đại học:
  • 3:47 - 3:52
    một máy đo phóng xạ, một máy đo tần
    số nháy, một khối phổ kế, kính hiển vi.
  • 3:52 - 3:54
    Sau đó tôi lấy một
    vài thứ rất nguy hiểm:
  • 3:54 - 3:59
    những ống tiêm đầy chất phóng xạ
    cacbon-14 khí cacbon đioxin
  • 3:59 - 4:01
    và một vài bình cao áp
  • 4:01 - 4:05
    đựng chất đồng bị cacbon-13
    khí cacbon đioxin.
  • 4:06 - 4:07
    Tất nhiên tôi đã được sự
    chấp thuận hợp pháp
  • 4:07 - 4:09
    (Cười)
  • 4:09 - 4:10
    Ồ, tôi quên một vài thứ,
  • 4:11 - 4:13
    một thứ cực kì quan trọng:
    bình diệt côn trùng
  • 4:14 - 4:16
    bình xịt hơi cay và bộ lọc cho
    mặt nạ phòng hơi độc.
  • 4:17 - 4:18
    Vậy đấy.
  • 4:20 - 4:22
    Vào ngày đầu tiên của cuộc thí nghiệm,
    chúng tôi đến vùng đất đó
  • 4:22 - 4:25
    và bị một con gấu xám và
    con của nó rượt đuổi.
  • 4:26 - 4:27
    Tôi đã không mang theo
    bình xịt hơi cay.
  • 4:29 - 4:32
    Và các bạn biết đấy, đây là cách mà những
    cuộc nghiên cứu rừng ở Canada diễn ra.
  • 4:32 - 4:34
    (Cười)
  • 4:34 - 4:35
    Nên tôi quay lại vào ngày hôm sau,
  • 4:35 - 4:38
    con gấu xám và gấu con đã bỏ đi.
  • 4:38 - 4:40
    Lúc đó, chúng tôi mới thật sự bắt đầu,
  • 4:40 - 4:42
    tôi mặc bộ đồ bảo hộ màu trắng,
  • 4:42 - 4:44
    đeo mặt nạ phòng hơi độc,
  • 4:46 - 4:47
    sau đó
  • 4:47 - 4:50
    trùm túi nylon lên những cái cây.
  • 4:51 - 4:53
    Tôi lấy ra những ống tiêm khổng lồ,
  • 4:53 - 4:55
    tiêm vào mấy cái túi
  • 4:55 - 4:58
    cùng với máy dò chất đồng vị bền khí cacbon đioxin,
  • 4:58 - 5:00
    bắt đầu với cây bạch dương.
  • 5:00 - 5:03
    Tôi tiêm cacbon-14, khí phóng xạ,
  • 5:03 - 5:04
    vào cái bao của cây bạch dương.
  • 5:04 - 5:05
    Sau đó đến cây linh sam,
  • 5:05 - 5:09
    tôi tiêm chất đồng vị bền cacbon-13 khí cacbon đioxin.
  • 5:09 - 5:11
    Tôi sử dụng hai chất đồng vị,
  • 5:11 - 5:12
    bởi vì tôi băn khoăn
  • 5:12 - 5:16
    liệu có thể có hai cách giao tiếp đang diễn ra
    giữa những loài này hay không.
  • 5:18 - 5:20
    Sau đó tôi chuyển sang cái túi cuối cùng,
  • 5:20 - 5:22
    mẫu tái tạo thứ 80,
  • 5:22 - 5:24
    và vụ con gấu xám mẹ lại tái diễn.
  • 5:24 - 5:26
    Con gấu bắt đầu rượt đuổi tôi,
  • 5:26 - 5:28
    và lần này tôi đã cất mấy cái
    ống tiêm trên đầu mình,
  • 5:28 - 5:31
    tôi đập mấy con muỗi
    và nhảy lên xe tải,
  • 5:31 - 5:32
    và tôi nghĩ,
  • 5:32 - 5:34
    "Đây chính là lí do tại sao người ta
    làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm."
  • 5:34 - 5:35
    (Cười)
  • 5:37 - 5:39
    Tôi đợi khoảng một tiếng đồng hồ.
  • 5:39 - 5:40
    Tôi phát hiện ra rằng mấy cái cây
    mất chừng này thời gian
  • 5:40 - 5:43
    để hút khí CO2 bằng cách quang hợp,
  • 5:43 - 5:46
    biến nó thành đường, và đưa xuống rễ,
  • 5:46 - 5:49
    và có lẽ là, tôi giả định,
  • 5:49 - 5:52
    vận chuyển chất cacbon ngầm
    đó đến hàng xóm của chúng.
  • 5:53 - 5:55
    Sau khi thời gian một
    tiếng đồng hồ kết thúc,
  • 5:55 - 5:56
    tôi kéo cửa kính xuống,
  • 5:56 - 5:58
    để thăm dò con gấu xám mẹ
  • 5:59 - 6:01
    Ồ tốt, nó đang ở đằng kia
    chén mấy chùm việt quất.
  • 6:02 - 6:04
    Tôi xuống xe và tiếp tục
    công việc đang dang dở.
  • 6:04 - 6:08
    Tôi đi đến cái túi đầu tiên có
    cây roi và mở cái bao ra.
  • 6:08 - 6:11
    Tôi chạy máy đo phóng xạ
    trên mấy cái lá.
  • 6:11 - 6:12
    Kkhh!
  • 6:13 - 6:15
    Tuyệt vời.
  • 6:15 - 6:18
    Cái cây bạch dương
    đã hấp thu khí phóng xạ.
  • 6:18 - 6:19
    Sau đó là đến khoảng khắc
    sự thật được hé lộ.
  • 6:19 - 6:21
    Tôi đi đến cái cây linh sam
  • 6:21 - 6:23
    Dỡ cái bao ra.
  • 6:23 - 6:25
    Tôi cho chạy máy đo phóng xạ
    trên mấy cái lá kim,
  • 6:25 - 6:28
    và tôi đã nghe thấy âm thanh
    tuyệt vời nhất thế gian.
  • 6:28 - 6:30
    Kkhh!
  • 6:31 - 6:33
    Đó là âm thanh của cây roi
    đang nói chuyện với cây linh sam,
  • 6:34 - 6:37
    và cây bạch dương nói, "Chào, tôi có thể
    giúp gì cho bạn không?"
  • 6:37 - 6:41
    Và cây linh sam đáp, "Tuyệt, bạn có thể
    chuyển cho tôi một ít cacbon không?
  • 6:41 - 6:43
    Bởi vì có ai đó đang trùm vải màn
    lên khắp cơ thể tôi."
  • 6:44 - 6:48
    Tôi đi đến cây tuyết tùng, và cho chạy
    máy đo phóng xạ lên mấy cái lá,
  • 6:48 - 6:50
    và đúng như tôi đã nghi ngờ,
  • 6:51 - 6:52
    chỉ là một sự im ắng.
  • 6:53 - 6:55
    Cây tuyết tùng có thể giới riêng của nó.
  • 6:55 - 6:59
    Nó không kết nối được với mạng lưới
    nối cây roi và cây linh sam.
  • 7:00 - 7:01
    Tôi đã rất hào hứng,
  • 7:02 - 7:06
    Tôi chạy tới chạy lui giữa các mảnh đất
    và kiểm tra tất cả 80 mẫu tái tạo.
  • 7:06 - 7:08
    Kết quả đã trở nên hoàn toàn rõ ràng.
  • 7:08 - 7:11
    C-13 và C-14 đã chỉ cho tôi thấy
  • 7:11 - 7:15
    rằng cây tuyết tùng và cây linh sam
    đã thực hiện một cuộc đối thoại hai chiều sống động.
  • 7:16 - 7:18
    Và hóa ra ở thời điểm đó,
  • 7:18 - 7:19
    vào mùa hè,
  • 7:19 - 7:23
    cây bạch dương đã chuyển nhiều cacbon đến cây
    linh sam hơn là cây linh sam chuyển cho cây bạch dương,
  • 7:23 - 7:25
    đặc biệt là khi cây linh sam được phủ màn.
  • 7:25 - 7:28
    Trong những cuộc thí nghiệm sau này,
    chúng tôi lại khám phá ra điều ngược lại,
  • 7:28 - 7:32
    rằng cây linh sam chuyển nhiều cacbon
    cho cây bạch dương hơn,
  • 7:32 - 7:35
    bởi vì cây linh sam vẫn lớn lên
    trong khi cây bạch dương rụng hết lá.
  • 7:36 - 7:39
    Và hóa ra rằng hai loài này
    phụ thuộc lẫn nhau,
  • 7:39 - 7:40
    như là yin và yang.
  • 7:41 - 7:42
    Và lúc đó,
  • 7:42 - 7:44
    mọi chuyện đã trở nên rõ ràng với tôi
  • 7:44 - 7:45
    Tôi biết rằng tôi đã có một phát hiện lớn,
  • 7:47 - 7:49
    cái mà sẽ thay đổi cách mà
  • 7:49 - 7:52
    chúng ta nhìn nhận về cách thức mà
    những cái cây sử dụng để tương tác với nhau
  • 7:52 - 7:53
    không chỉ cạnh tranh với nhau
  • 7:53 - 7:55
    mà còn có cả hợp tác.
  • 7:56 - 7:58
    Và tôi đã tìm ra bằng chứng vững chắc
  • 7:58 - 8:02
    cho mạng lưới giao tiếp ngầm đồ sộ này,
  • 8:02 - 8:03
    và một thế giới khác.
  • 8:04 - 8:06
    Bây giờ, tôi thật sự hy vọng và tin rằng
  • 8:06 - 8:09
    khám phá của tôi sẽ thay đổi cách
    chúng ta sử dụng lâm nghiệp,
  • 8:10 - 8:11
    từ chặt phá và phun chất hóa học
  • 8:11 - 8:14
    trở thành những phương pháp
    toàn diện và bền vững hơn,
  • 8:14 - 8:17
    những phương pháp mà ít
    đắt đỏ hơn và thực tế hơn.
  • 8:18 - 8:19
    Lúc đó tôi đang nghĩ gì?
  • 8:20 - 8:21
    Tôi sẽ quay lại thời điểm đó.
  • 8:24 - 8:28
    Làm cách nào mà chúng tôi làm thí nghiệm
    trong một môi trường phức tạp như rừng cây?
  • 8:29 - 8:32
    Là những nhà khoa học về rừng, chúng tôi
    phải thực hiện nghiên cứu trong những khu rừng
  • 8:32 - 8:34
    Và điều đó thực sự rất khó khăn,
    như tôi đã chỉ cho các bạn thấy.
  • 8:34 - 8:37
    Và chúng tôi phải thực sự giỏi
    trong việc chạy trốn khỏi lũ gấu.
  • 8:39 - 8:40
    Nhưng hơn cả, chúng tôi phải kiên trì
  • 8:40 - 8:43
    Mặc cho tất cả những thứ
    chồng chất lên chúng tôi.
  • 8:43 - 8:46
    Và chúng tôi phải nghe theo trực giác
    và kinh nghiệm của mình
  • 8:46 - 8:48
    và biết đặt ra những câu hỏi.
  • 8:48 - 8:51
    Sau đó chúng tôi phải thu thập dữ liệu
    và xác nhận chúng.
  • 8:51 - 8:56
    Đối với tôi, tôi đã thực hiện và công bố
    hàng trăm cuộc thí nghiệm trong rừng.
  • 8:57 - 9:01
    Một vài trong số những vườn ươm lâu đời
    nhất của tôi hiện nay đã 30 năm tuổi rồi.
  • 9:02 - 9:03
    Bạn có thể đến đến thăm chúng.
  • 9:03 - 9:05
    Đó là cách mà khoa học rừng hoạt động.
  • 9:06 - 9:09
    Bây giờ tôi muốn nói về khoa học.
  • 9:09 - 9:12
    Bằng cách nào mà cây roi
    và cây linh sam trò chuyện với nhau?
  • 9:12 - 9:16
    Sự thật là chúng đã trao đổi
    không chỉ bằng ngôn ngữ cacbon
  • 9:16 - 9:19
    và còn thông qua ni-tơ và và phốt-pho
  • 9:19 - 9:24
    nước, những dấu hiệu phòng ngự,
    những hóa chất Alen và kích thích tố --
  • 9:24 - 9:25
    những thông tin.
  • 9:26 - 9:29
    Và bạn biết rồi đấy, tôi phải nói rằng,
    trước tôi, những nhà khoa học đã nghĩ rằng
  • 9:29 - 9:33
    trong quá trình cộng sinh dưới đất ngầm này
    có một loài gọi là Mycorrhiza
  • 9:33 - 9:34
    đã tham gia vào.
  • 9:34 - 9:38
    Mycorrhiza nghĩa là "nấm rễ cộng sinh".
  • 9:38 - 9:42
    Các bạn sẽ thấy chúng sinh sôi nảy nở
    khi các bạn đi xuyên qua khu rừng.
  • 9:42 - 9:44
    Chúng là nấm.
  • 9:44 - 9:47
    Những cây nấm, thế nhưng,
    chỉ là bề nổi của tảng băng trôi mà thôi,
  • 9:47 - 9:51
    bởi vì lấy ra từ những thân cây đó
    là những sợi nấm cấu tạo nên khuẩn ty thể
  • 9:51 - 9:54
    và khuẩn ty thể đó
    ăn sâu và chiếm đóng rễ
  • 9:54 - 9:56
    của toàn bộ cây cối.
  • 9:56 - 9:59
    Và ở nơi mà tế bào nấm
    tương tác với tế bào rễ,
  • 9:59 - 10:02
    diễn ra một sự trao đổi cacbon
    để lấy dinh dưỡng,
  • 10:02 - 10:05
    và nấm sẽ lấy chất dinh dưỡng đó
    bằng cách phát triển qua đất
  • 10:05 - 10:07
    và bao phủ lên mọi mẩu đất.
  • 10:08 - 10:12
    Mạng lưới đó dày đặc đến nỗi mà
    có thể có hàng trăm ki-lô-mét khuẩn ty thể
  • 10:12 - 10:14
    chỉ bên dưới một bước chân.
  • 10:15 - 10:20
    Và không chỉ thế, khuẩn ty thể đó
    còn kết nối những cá thể khác trong khu rừng,
  • 10:20 - 10:26
    những cá thể đó không chỉ cùng loài,
    mà còn là giữa các loài, như roi và linh sam
  • 10:26 - 10:28
    và nó hoạt động tương tự
    như mạng Internet.
  • 10:30 - 10:31
    Các bạn thấy đấy,
    như tất cả mạng lưới khác,
  • 10:32 - 10:33
    mạng lưới nấm rễ cộng sinh
    cũng có những điểm giao và đường dẫn.
  • 10:35 - 10:39
    Chúng tôi vẽ ra sơ đồ này
    bằng cách nghiên cứu những chuỗi DNA ngắn
  • 10:39 - 10:44
    của mọi cái cây và mọi cá thể nấm
    trong một mảnh rừng linh sam
  • 10:44 - 10:48
    Trong bức hình này, những vòng tròn
    đại diện cho cây linh sam, hay những điểm giao
  • 10:48 - 10:52
    và những đường thẳng đại diện cho
    những con đường nấm nối nhau, hay những đường dẫn
  • 10:53 - 10:57
    Những điểm giao lớn nhất, tối màu nhất
    là những điểm giao bận rộn nhất.
  • 10:57 - 10:59
    Chúng tôi gọi chúng là
    những cây trung tâm,
  • 10:59 - 11:02
    hoặc trìu mến hơn, những cây mẹ,
  • 11:02 - 11:06
    bởi vì hóa ra
    những cây trung tâm đó nuôi dưỡng cây con,
  • 11:07 - 11:09
    những cây sinh trưởng ở tầng dưới tán.
  • 11:09 - 11:11
    Và nếu các bạn có thể thấy những chấm
    màu vàng ở kia,
  • 11:11 - 11:15
    chúng là những cây con
    thành lập bên trong mạng lưới
  • 11:15 - 11:16
    của những cây mẹ già hơn.
  • 11:16 - 11:21
    Trong mỗi khu rừng, một cây mẹ có thể
    được kết nối đến hàng trăm cây khác
  • 11:22 - 11:24
    Và bằng việc sử dụng máy dò chất đồng vị,
  • 11:24 - 11:26
    chúng tôi khám phá ra rằng những cây mẹ
  • 11:26 - 11:29
    sẽ chuyển lượng cacbon thừa qua
    mạng lưới nấm rễ cộng sinh
  • 11:29 - 11:31
    đến những cây giống con ở tầng dưới tán,
  • 11:31 - 11:34
    và chúng tôi lên kết điều này với
    vệc khả năng sống sót của cây con
  • 11:34 - 11:35
    tăng đến bốn lần.
  • 11:36 - 11:39
    Mà, ta nhận thấy rằng tất thảy chúng
    ta luôn yêu thương con cái của mình,
  • 11:39 - 11:42
    và tôi tự hỏi, liệu cây linh sam
    có nhận ra họ hàng của nó,
  • 11:44 - 11:46
    như gấu xám mẹ và gấu con không?
  • 11:47 - 11:48
    Nên chúng tôi đã
    thực hiện một thí nghiệm,
  • 11:48 - 11:52
    chúng tôi trồng cây những cây mẹ
    cùng với cây con của chúng và cây giống khác,
  • 11:52 - 11:55
    Và hóa ra chúng vẫn
    nhận biết được họ hàng của mình.
  • 11:55 - 12:00
    Những cây mẹ chiếm đóng họ hàng của chúng
    với một mạng lưới nấm rễ cộng sinh lớn hơn
  • 12:00 - 12:03
    Chúng chuyển nhiều cacbon
    xuống đất ngầm hơn
  • 12:03 - 12:05
    Chúng thậm chí còn hạn chế
    sự tranh giành giữa những cái rễ
  • 12:05 - 12:08
    để tạo nên một khoảng không gian
    cho con của chúng.
  • 12:08 - 12:12
    Khi cây mẹ bị thương hoặc chết đi,
  • 12:12 - 12:16
    chúng vẫn chuyển những thông điệp
    trí khôn đến thế hệ cây con sau
  • 12:17 - 12:19
    Chúng tôi lại dùng máy dò chất đồng vị
  • 12:19 - 12:21
    để dò cacbon di chuyển từ cây
    mẹ đang bị thương
  • 12:21 - 12:24
    xuống thân của nó
    đi vào mạng lưới nấm rễ cộng sinh
  • 12:24 - 12:26
    và đến với cây con lân cận,
  • 12:27 - 12:29
    không chỉ có cacbon mà còn có
    những tín hiệu phòng ngự.
  • 12:29 - 12:31
    Và hai chất này
  • 12:31 - 12:35
    đã tăng sức đề kháng của những con
    đối với những căng thẳng trong tương lai
  • 12:35 - 12:37
    Vậy nên những cái cây biết nói chuyện.
  • 12:39 - 12:41
    (Vỗ tay)
  • 12:41 - 12:42
    Cảm ơn.
  • 12:45 - 12:48
    Thông qua những cuộc trò chuyện qua lại,
  • 12:48 - 12:50
    chúng làm tăng khả năng chống chọi
    của toàn bộ cộng đồng.
  • 12:51 - 12:54
    Điều này có lẽ sẽ nhắc nhở bạn
    về cộng đồng,
  • 12:54 - 12:56
    và gia đình của chúng ta,
  • 12:56 - 12:57
    à thì, ít nhất là một vài gia đình.
  • 12:57 - 12:59
    (Cười)
  • 13:00 - 13:01
    Chúng ta hãy quay lại điểm xuất phát,
  • 13:02 - 13:05
    Rừng không chỉ đơn giản là một nơi
    tập hợp rất nhiều cây,
  • 13:05 - 13:08
    mà chúng là hệ thống phức tạp hơn
    với những trung tâm và mạng lưới
  • 13:09 - 13:12
    chồng chéo lên nhau, kết nối những
    cái cây và cho phép chúng trò chuyện
  • 13:12 - 13:16
    chúng cung cấp những con đường
    cho việc phản hồi và thích nghi,
  • 13:16 - 13:18
    và điều này làm khu rừng
    trở nên sôi nổi
  • 13:18 - 13:23
    Đó là bởi vì có rất nhiều cây mẹ
    và nhiều mạng lưới chồng chéo.
  • 13:23 - 13:25
    Những chúng cũng rất dễ
    gặp nguy hiểm,
  • 13:25 - 13:28
    nguy hiểm không chỉ từ
    việc bị quấy nhiễu bởi tự nhiên
  • 13:28 - 13:32
    như những con bọ cánh cứng
    thích tấn công những cây cổ thụ lớn
  • 13:32 - 13:34
    mà còn từ việc chặt chọn lọc
    và chặt trắng.
  • 13:35 - 13:38
    Các bạn thấy đấy, các bạn có thể
    chặt một hoặc hai cây mẹ,
  • 13:38 - 13:40
    nhưng điều gì cũng có
    giới hạn của nó,
  • 13:41 - 13:44
    bởi vì cây mẹ giống như
    những cái đinh của một chiếc máy bay.
  • 13:44 - 13:47
    Nếu các bạn tháo ra một hoặc hai cái,
    chiếc máy bay vẫn bay ngon lành,
  • 13:47 - 13:49
    nhưng nếu bạn tháo ra quá nhiều,
  • 13:49 - 13:52
    hoặc tóm lấy cánh của nó,
  • 13:52 - 13:54
    toàn bộ hệ thống sẽ sụp đổ tức thì.
  • 13:55 - 13:58
    Vậy bây giờ các bạn đang nghĩ gì
    về những khu rừng? Khác hơn rồi chứ?
  • 13:58 - 13:59
    (Khán giả) Đúng vậy.
  • 13:59 - 14:00
    Tuyệt.
  • 14:01 - 14:02
    Tôi rất vui.
  • 14:03 - 14:07
    Vậy, nhớ lại những gì tôi nói trước đó
    rằng tôi hy vọng nghiên cứu của tôi,
  • 14:07 - 14:10
    những khám phá của ôi sẽ thay đổi
    cách mọi người lợi dụng lâm nghiệp.
  • 14:10 - 14:14
    Tôi muốn kiếm tra 30 năm sau đó ở đây
    tại miền Tây Canada này.
  • 14:23 - 14:25
    Nơi này cách chúng ta khoảng 100 ki-lô-mét
    về phía Tây,
  • 14:25 - 14:28
    ngay trên rìa Công Viên Quốc Gia Banff
  • 14:29 - 14:31
    Toàn là đồi trọc.
  • 14:31 - 14:32
    Nó không còn nguyên vẹn nữa.
  • 14:34 - 14:39
    Vào năm 2014, Viện Tài nguyên Thế giới
    báo cáo rằng Canada trong 10 năm trở lại đây
  • 14:39 - 14:43
    có tỉ lệ nạn phá rừng cao hơn
    bất cứ nơi nào trên thế giới,
  • 14:44 - 14:45
    và tôi cá rằng các bạn đã nghĩ đó là Brazil.
  • 14:47 - 14:51
    Ở Canada, tỉ lệ là 3.6% mỗi năm.
  • 14:51 - 14:55
    Bây giờ, theo đánh giá của tôi, nó gấp bốn
    lần tỉ lệ bền vững.
  • 14:57 - 15:01
    Mà sự phá hoại hàng loạt ở phạm vi này
    được cho rằng sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ thủy văn,
  • 15:01 - 15:03
    làm xuống cấp môi trường hoang dã
    tự nhiên,
  • 15:03 - 15:06
    và thải ra khí nhà kính vào tầng
    khí quyển,
  • 15:06 - 15:09
    cái mà sẽ gây nên nên nhiều sự
    tàn phá hơn và nhiều cây bị chết mầm non hơn nữa
  • 15:11 - 15:14
    Không chỉ vậy, chúng ta vẫn tiếp tục trồng
    một hoặc hai loài
  • 15:14 - 15:16
    và chặt sạch tất cả những
    cây dương lá rung và cây roi.
  • 15:17 - 15:20
    Những khu rừng bị đơn giản hóa
    như vậy thiếu sự đa dạng,
  • 15:20 - 15:23
    và chúng dễ bị nhiễm bệnh
    và côn trùng tấn công
  • 15:23 - 15:25
    Và khi khí hậu biến đổi,
  • 15:25 - 15:28
    sẽ gây nên một trận cuồng phong
  • 15:29 - 15:33
    của những sự kiện kinh hoàng, như
    sự bùng nổ của bọ cánh cứng đục gỗ thông
  • 15:33 - 15:35
    đã càn quét
    toàn bộ vùng Bắc Mỹ,
  • 15:36 - 15:39
    hay vụ hỏa hoạn trong
    một vài tháng gần đây ở Alberta
  • 15:41 - 15:43
    Vậy tôi muốn quay lại
    câu hỏi cuối cùng:
  • 15:45 - 15:47
    thay vì làm suy tàn những khu rừng,
  • 15:47 - 15:50
    làm thế nào ta có thể củng cố lại chúng
    và giúp chúng đương đầu với sự biến đổi khí hậu?
  • 15:52 - 15:56
    Các bạn biết đấy, điều vĩ đại ở những
    khu rừng và cũng là những hệ thống phức tạp
  • 15:56 - 15:59
    đó là việc chúng có một khả năng
    tự chữa lành cực kì mạnh mẽ.
  • 16:00 - 16:01
    Trong những cuộc thí nghiệm gần đây,
  • 16:01 - 16:05
    Chúng tôi nhận ra, với việc cắt mảnh và
    sự duy trì của cây mẹ
  • 16:05 - 16:09
    và sự tái sinh cho sự đa dạng loài, gen và kiểu gen
  • 16:09 - 16:13
    rằng những mạng lưới nấm rễ cộng sinh này,
    phục hồi rất nhanh chóng.
  • 16:14 - 16:18
    Với ý tưởng này, tôi muốn chỉ cho bạn
    4 giải pháp đơn giản sau đây.
  • 16:18 - 16:22
    Chúng ta không thể lừa phỉnh chính mình
    rằng chúng quá phức tạp để thực hiện.
  • 16:23 - 16:26
    Đầu tiên, ta đều cần phải
    đi ra khỏi những khu rừng
  • 16:28 - 16:32
    Ta cần phải tái thiết sự can thiệp
    địa phương vào khu rừng của chính chúng ta.
  • 16:32 - 16:34
    Các bạn thấy đấy, hầu hết những
    khu rừng bây giờ
  • 16:34 - 16:37
    được quản lí theo phương pháp
    một cách áp dụng cho tất cả,
  • 16:37 - 16:41
    nhưng khả năng quản lí rừng tốt
    đòi hỏi phải có kiến thức về điều kiện địa phương.
  • 16:42 - 16:46
    Thứ hai, ta cần bảo vệ lấy
    những khu rừng già.
  • 16:47 - 16:53
    Chúng là những kho gen, cây mẹ
    và mạng lưới nấm rễ cộng sinh.
  • 16:55 - 16:57
    Đồng nghĩa với việc giảm chặt rừng.
  • 16:57 - 16:59
    Ý tôi không phải cấm chặt, mà là
    hạn chế đi
  • 17:00 - 17:03
    Và thứ ba, khi chúng ta chặt cây,
  • 17:03 - 17:04
    chúng ta phải bảo vệ di sản,
  • 17:05 - 17:07
    những cây mẹ và mạng lưới,
  • 17:07 - 17:09
    và gỗ, những bộ gen,
  • 17:09 - 17:13
    để chúng có thể truyền lại trí khôn
    cho thế hệ cây con sau
  • 17:13 - 17:16
    để chúng có thể chống chọi với những
    căng thẳng trong tương lai đang đến gần
  • 17:17 - 17:19
    Ta cần phải trở thành những người
    bảo vệ môi trường thiên nhiên.
  • 17:20 - 17:23
    Và cuối cùng, thứ tư và cũng
    là điều cuối cùng,
  • 17:23 - 17:27
    ta cần phải tái tạo lại những khu rừng
    với sự đa dạng loài,
  • 17:27 - 17:29
    kiểu gen và kết cấu
  • 17:29 - 17:32
    bằng cách trồng và để
    cho sự tái tạo tự nhiên diễn ra.
  • 17:33 - 17:36
    Ta cần phải cung cấp cho Mẹ Thiên Nhiên
    những công cụ cần thiết
  • 17:36 - 17:38
    để sử dụng trí thông minh
    của bà cho việc tự chữa lành.
  • 17:39 - 17:42
    Và ta cần phải nhớ rằng những khu rừng
    không chỉ là một đống cây
  • 17:42 - 17:44
    đấu đá lẫn nhau,
  • 17:44 - 17:45
    chúng còn là những siêu cộng tác.
  • 17:47 - 17:48
    Bây giờ quay lại với Jigs.
  • 17:48 - 17:53
    Cú ngã của Jigs ở ngôi nhà phụ
    đã chỉ cho tôi thấy thế giới khác này,
  • 17:53 - 17:56
    và nó đã thay đổi cái nhìn
    của tôi về những khu rừng.
  • 17:56 - 17:59
    Tôi hy vọng ngày hôm nay đã
    thay đổi cách các bạn nghĩ về những khu rừng.
  • 17:59 - 18:00
    Cảm ơn các bạn.
  • 18:00 - 18:06
    (Vỗ tay)
Title:
Cách cây cối trò chuyện
Speaker:
Suzanne Simard
Description:

"Một khu rừng ẩn chứa nhiều hơn bạn có thể nhìn thấy bên ngoài nó," trích lời nhà sinh thái học Suzanne Simard. 30 năm nghiên cứu của bà ở những khu rừng Canada đã dẫn đến một phát hiện kì diệu -- những cái cây có thể nói chuyện, thường xuyên và cách nhau cả ngàn dặm. Tìm hiểu thêm về cuộc sống hài hóa nhưng cũng không kém phần phức tạp của cây cối và sẵn sàng để nhìn thế giới tự nhiên với một đôi mắt hoàn toàn mới.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
18:24
TED Translators admin approved Vietnamese subtitles for How trees talk to each other
Nga Vu accepted Vietnamese subtitles for How trees talk to each other
Nga Vu edited Vietnamese subtitles for How trees talk to each other
Thuy Linh Nguyen Doan edited Vietnamese subtitles for How trees talk to each other
Thuy Linh Nguyen Doan edited Vietnamese subtitles for How trees talk to each other

Vietnamese subtitles

Revisions