Return to Video

Hãy dạy học vì sự làm chủ -- không phải vì điểm số

  • 0:01 - 0:04
    Tôi ở đây hôm nay để nói về
    hai ý tưởng,
  • 0:04 - 0:06
    mà ít nhất theo như tôi quan sát
    ở Khan Academy,
  • 0:06 - 0:10
    là điều cốt lõi, hoặc là những yếu tố
    đòn bẩy đối với việc học.
  • 0:10 - 0:12
    Và đó là ý tưởng về sự làm chủ
  • 0:12 - 0:14
    và tư duy.
  • 0:14 - 0:17
    Tôi thấy điều này khi làm việc
    với anh em họ của tôi.
  • 0:17 - 0:19
    Nhiều người ban đầu
    gặp vấn đề với môn toán,
  • 0:19 - 0:22
    vì có những lỗ hổng trong khi học.
  • 0:22 - 0:25
    Và chính vì điều này,
    khi học môn đại số
  • 0:25 - 0:29
    họ có vẻ bỡ ngỡ với một số vấn đề
    của môn tiền đại số,
  • 0:29 - 0:32
    và do đó, họ nghĩ bản thân mình
    không có tố chất toán học.
  • 0:32 - 0:34
    Hoặc là cứ tới lớp tính toán,
  • 0:34 - 0:37
    là họ lại gặp vấn đề với đại số.
  • 0:37 - 0:38
    Tôi thấy điều này những ngày đầu
  • 0:38 - 0:42
    khi tôi tải video lên YouTube,
  • 0:42 - 0:45
    và tôi thấy nhiều người không phải
    anh em họ của tôi xem chúng.
  • 0:45 - 0:47
    (Cười)
  • 0:47 - 0:51
    Lúc đầu, những bình luận đơn giản là
    để cảm ơn.
  • 0:51 - 0:53
    Tôi nghĩ rằng chuyện này thật lớn lao.
  • 0:53 - 0:56
    Tôi không biết bạn dành
    bao lâu trên YouTube.
  • 0:56 - 0:58
    Hầu hết các bình luận
    không phải "Cảm ơn''.
  • 0:58 - 0:59
    (Cười)
  • 0:59 - 1:01
    Chúng khó chịu hơn thế.
  • 1:01 - 1:03
    Nhưng rồi các bình luận
    trở nên căng thẳng hơn,
  • 1:03 - 1:08
    các học sinh nói chúng lớn lên
    mà không thích học toán.
  • 1:08 - 1:11
    Môn toán khó hơn khi chúng tiếp xúc
    với những bài toán cao cấp.
  • 1:11 - 1:12
    Lúc chúng học đại số,
  • 1:13 - 1:16
    có quá nhiều lỗ hổng kiến thức
    không thể lấp đầy.
  • 1:16 - 1:18
    Chúng nghĩ chúng
    không có tố chất toán học.
  • 1:18 - 1:19
    Nhưng khi chúng lớn hơn,
  • 1:19 - 1:22
    chúng dần tìm được cơ sở và
    quyết định gắn bó.
  • 1:22 - 1:24
    Chúng tìm thấy nơi như Khan Academy
  • 1:24 - 1:27
    và chúng đã có thể lấp đầy những
    lỗ hổng và nắm vững các khái niệm,
  • 1:27 - 1:29
    và điều đó củng cố thêm rằng
    tư duy không bất động;
  • 1:29 - 1:33
    rằng chúng hoàn toàn có thể học toán học.
  • 1:33 - 1:37
    Và bằng nhiều cách, đó cũng chính
    là cách mà bạn cần để làm chủ cuộc sống.
  • 1:37 - 1:39
    Đó là cách mà bạn được học trong võ thuật.
  • 1:39 - 1:43
    Trong võ thuật, bạn sẽ học
    những kỹ năng của đai trắng
  • 1:43 - 1:44
    đủ lâu,
  • 1:44 - 1:46
    và chỉ khi bạn nắm vững nó
  • 1:46 - 1:48
    bạn mới lên được đai vàng.
  • 1:48 - 1:50
    Đó là cách bạn học chơi một nhạc cụ:
  • 1:50 - 1:52
    đầu tiên là tập đi tập lại
    những bản nhạc cơ bản
  • 1:52 - 1:54
    và chỉ khi nào nắm vững nó,
  • 1:54 - 1:55
    bạn mới đến với
    những bản khó hơn.
  • 1:55 - 1:57
    Nhưng điều ta cần để ý --
  • 1:57 - 2:01
    không phải là cách thức tạo nên
    một khuôn mẫu học thuật truyền thống,
  • 2:01 - 2:05
    cái kiểu mẫu mà đa số ta
    lớn lên từ đó.
  • 2:05 - 2:06
    Theo truyền thống,
  • 2:06 - 2:09
    chúng ta thường sắp xếp
    học sinh theo nhóm tuổi,
  • 2:09 - 2:10
    và ở trung học,
  • 2:10 - 2:12
    theo độ tuổi và năng lực nhận thức.
  • 2:12 - 2:14
    và chúng ta xếp chúng vào một không gian.
  • 2:15 - 2:16
    Và thứ hiển nhiên xảy đến,
  • 2:16 - 2:19
    nếu ta đang ở trong một lớp tiền đại số
    trung học,
  • 2:19 - 2:21
    và bài học bấy giờ là về số mũ,
  • 2:21 - 2:23
    giáo viên sẽ giảng về số mũ,
  • 2:23 - 2:25
    rồi chúng ta sẽ về nhà và làm bài tập.
  • 2:25 - 2:27
    Sáng hôm sau, chúng ta sẽ sửa bài tập,
  • 2:27 - 2:30
    rồi giờ học hôm sau,
    bài tập, giờ học, bài tập.
  • 2:30 - 2:32
    Việc này sẽ tiếp diễn
    trong hai hay ba tuần,
  • 2:32 - 2:33
    sau đó là bài kiểm tra.
  • 2:33 - 2:36
    Lúc đó, có lẽ tôi sẽ đạt khoảng 75% thôi,
  • 2:37 - 2:38
    còn bạn có lẽ là 90%,
  • 2:38 - 2:40
    hoặc giả là 95%.
  • 2:40 - 2:43
    Và cho dù bài kiểm tra chỉ ra
    những kiến thức ta bị hỏng,
  • 2:43 - 2:45
    tôi vẫn không nắm được 25% vấn đề.
  • 2:45 - 2:48
    Cho dù có là học sinh A,
    5% mà anh ta không nắm gồm những gì?
  • 2:48 - 2:50
    Cho dù ta chỉ ra được những lỗ hổng,
  • 2:50 - 2:52
    cả lớp vẫn cứ tiếp tục
    với những môn học khác,
  • 2:52 - 2:56
    một môn học có lẽ còn cao cấp hơn
    được xây dựng trên những lỗ hổng ấy.
  • 2:56 - 2:59
    Đó có thể là loga hoặc số mũ âm.
  • 2:59 - 3:02
    Và quá trình này tái diễn,
    và bạn lập tức nhận ra rằng
  • 3:02 - 3:03
    thật là kỳ lạ.
  • 3:03 - 3:06
    Tôi không hề biết về 25%
    của những thứ căn bản nhất,
  • 3:06 - 3:08
    và giờ tôi còn phải học một thứ
    cao cấp hơn.
  • 3:08 - 3:12
    Và điều này sẽ tiếp diễn hàng tháng,
    hàng năm trời, cho tới một lúc nào đó,
  • 3:12 - 3:15
    có lẽ tôi đang ở một lớp học đại số
    hoặc lượng giác
  • 3:15 - 3:16
    và tôi bế tắc.
  • 3:16 - 3:19
    Không phải vì đại số khó nhằn
  • 3:19 - 3:23
    hay học sinh không đủ thông minh.
  • 3:23 - 3:26
    Lý do là tôi nhìn thấy một phương trình
    và chúng liên quan đến số mũ
  • 3:26 - 3:29
    và 30% tôi không biết đang hiện ra.
  • 3:29 - 3:32
    Rồi tôi bắt đầu không quan tâm nữa.
  • 3:32 - 3:36
    Để làm rõ điều này
    ngớ ngẩn đến mức nào,
  • 3:36 - 3:39
    hãy tưởng tượng nếu ta làm việc khác bằng chính cách này.
  • 3:39 - 3:41
    Ví dụ như xây nhà.
  • 3:41 - 3:43
    (Cười)
  • 3:45 - 3:48
    Chúng ta mang nhà thầu đến và nói,
  • 3:48 - 3:51
    ''Chúng ta được yêu cầu
    xây móng nhà trong hai tuần.
  • 3:51 - 3:52
    Hãy làm gì các cậu có thể.''
  • 3:52 - 3:55
    (Cười)
  • 3:55 - 3:57
    Thế là họ làm những gì có thể làm.
  • 3:57 - 3:58
    Trời có thể mưa.
  • 3:58 - 4:00
    Ta có thể thiếu một vài nguyên vật liệu.
  • 4:00 - 4:03
    Và hai tuần sau, thanh tra
    công trình tới, nhìn quanh,
  • 4:03 - 4:06
    nói, ''OK, bê tông chỗ kia
    vẫn còn ướt lắm,
  • 4:06 - 4:08
    phần này vẫn chưa ổn lắm ...
  • 4:09 - 4:10
    Tôi sẽ chấm nó đạt 80%.''
  • 4:10 - 4:11
    (Cười)
  • 4:11 - 4:14
    Bạn nói, ''Tuyệt! Đạt điểm C rồi.
    Hãy xây tầng một nào.''
  • 4:14 - 4:15
    (Cười)
  • 4:15 - 4:16
    Tương tự.
  • 4:16 - 4:20
    Chúng ta có hai tuần, làm điều bạn có thể,
    thanh tra công tình tới, đạt 75%.
  • 4:20 - 4:21
    Tuyệt, một điểm D cộng.
  • 4:21 - 4:23
    Tầng hai, tầng ba,
  • 4:23 - 4:25
    và đột nhiên,
    trong khi đang xây tầng ba,
  • 4:25 - 4:27
    cả công trình sụp đổ.
  • 4:27 - 4:30
    Và nếu bạn phản ứng lại
    như cách thông thường bạn được giáo dục,
  • 4:30 - 4:31
    hay cách nhiều người làm,
  • 4:31 - 4:34
    bạn có lẽ sẽ nói,
    ôi nhà thầu của ta tệ quá,
  • 4:34 - 4:37
    hoặc là có lẽ ta cần kiểm tra
    kỹ lưỡng và thường xuyên hơn.
  • 4:37 - 4:39
    Nhưng điều sai lầm nằm ở quá trình.
  • 4:39 - 4:42
    Chúng ta áp chế thời gian khi
    phải làm việc gì đó,
  • 4:42 - 4:44
    khăng khăng vào một đầu ra đầy biến động,
  • 4:44 - 4:48
    và ta gặp vấn đề khi
    kiểm tra và xác định những lỗ hổng ấy,
  • 4:48 - 4:50
    thế rồi ta lại xây lên ngay trên chúng.
  • 4:50 - 4:53
    Do đó ý tưởng làm chủ
    việc học chính là làm ngược lại.
  • 4:53 - 4:55
    Thay vì áp chế, cố canh chỉnh
  • 4:55 - 4:57
    thời gian và thời điểm
    làm việc gì đó,
  • 4:57 - 5:00
    khăng khăng về một đầu ra đầy biến động,
  • 5:00 - 5:01
    điểm A, B,C ,D, F --
  • 5:02 - 5:03
    hãy làm ngược lại.
  • 5:04 - 5:06
    Thứ biến đổi là
    khi nào và bao lâu
  • 5:06 - 5:08
    một học sinh phải làm một việc gì đó,
  • 5:08 - 5:11
    và điều bất di bất dịch chính là
    chúng thực sự nắm rõ vấn đề.
  • 5:11 - 5:13
    Và rất quan trọng để nhận ra
  • 5:13 - 5:16
    rằng điều này không chỉ
    khiến học sinh học số mũ tốt hơn,
  • 5:17 - 5:19
    mà còn củng cố sức mạnh tư duy.
  • 5:19 - 5:23
    Nó khiến chúng nhận ra rằng
    khi gặp phải 20% lỗi sai,
  • 5:23 - 5:26
    không có nghĩa là DNA của ta
    phải nhận điểm C.
  • 5:26 - 5:29
    Có nghĩa là ta chỉ cần tiếp tục làm việc.
  • 5:29 - 5:31
    Phải có sự chịu đựng;
    tính nhẫn nại;
  • 5:31 - 5:33
    phải có cơ sở cho việc học.
  • 5:34 - 5:37
    Giờ, nhiều nhà hoài nghi sẽ nói, này,
    mọi thứ thật tuyệt vời,
  • 5:37 - 5:40
    về mặt lý luận, ý tưởng về việc học
    làm chủ này
  • 5:40 - 5:41
    và quan hệ của nó với tư duy,
  • 5:41 - 5:43
    học sinh nắm vững cơ sở cho việc học.
  • 5:43 - 5:46
    Điều này mang nhiều ý nghĩa,
    nhưng lại phi thực tế.
  • 5:46 - 5:50
    Để thực sự làm được nó,
    mỗi học sinh phải tự vận động.
  • 5:50 - 5:51
    Cần có sự cá nhân hóa,
  • 5:51 - 5:55
    cần có gia sư riêng và
    tài liệu học tập cho mỗi học sinh.
  • 5:55 - 5:56
    Và đây không phải
    ý tưởng mới -
  • 5:56 - 5:59
    từng có các thử nghiệm
    ở Winnetka, Illinois, 100 năm trước,
  • 5:59 - 6:02
    nơi họ áp dụng cách học làm chủ
    và thấy kết quả tích cực,
  • 6:02 - 6:05
    nhưng họ cho rằng sẽ không thể
    cân bằng bởi về logic là rất khó.
  • 6:05 - 6:08
    Giáo viên phải đưa ra tài liệu học tập
    khác nhau cho học sinh,
  • 6:08 - 6:09
    các đánh giá cần thiết.
  • 6:09 - 6:12
    Nhưng ngày nay,
    nó không còn phi thực tế nữa.
  • 6:12 - 6:13
    Ta có công cụ để thực hiện.
  • 6:13 - 6:16
    Học sinh được giải thích
    đúng lúc và tốc độ của chúng?
  • 6:16 - 6:17
    Có video theo yêu cầu về điều đó.
  • 6:17 - 6:19
    Chúng cần luyện tập?
    Chúng cần phản hồi?
  • 6:19 - 6:24
    Có những bài tập thiết kế cho học sinh.
  • 6:24 - 6:27
    Và khi điều đó xảy ra,
    mọi thứ theo guồng xảy ra theo.
  • 6:27 - 6:30
    Một, học sinh có thể thực sự
    nắm vững các khái niệm,
  • 6:30 - 6:32
    và cũng tự xây dựng tư duy
  • 6:32 - 6:34
    lòng kiên trì, sự bền bỉ,
  • 6:34 - 6:36
    chúng dần làm chủ việc học của bản thân.
  • 6:36 - 6:38
    Và những điều tích cực có thể
    bắt đầu xảy ra
  • 6:38 - 6:40
    ngay trong lớp học.
  • 6:40 - 6:42
    Thay vì tập trung vào bài giảng,
  • 6:42 - 6:44
    học sinh có thể tương tác với nhau.
  • 6:44 - 6:46
    Chúng có thể hiểu vấn đề hơn qua tài liệu.
  • 6:46 - 6:49
    Chúng có thể học qua mô phỏng,
    đối thoại Socrat.
  • 6:49 - 6:51
    Để làm rõ những điều ta đang nói
  • 6:51 - 6:55
    cũng như bi kịch của những
    tiềm năng bị đánh mất,
  • 6:55 - 6:58
    tôi muốn nói một chút về
    một thí nghiệm về suy nghĩ.
  • 6:59 - 7:04
    Đặt chân tới Tây Âu 400 năm về trước,
  • 7:04 - 7:07
    một trong những vùng đất văn minh
    của nhân loại,
  • 7:07 - 7:11
    bạn sẽ nhận ra có đến 15% dân số biết đọc.
  • 7:12 - 7:15
    Và tôi nghi ngờ rằng nếu
    bạn yêu cầu một ai đó biết đọc,
  • 7:15 - 7:17
    một nhà tu chẳng hạn,
  • 7:17 - 7:21
    rằng ''Người nghĩ khoảng bao nhiêu
    phần trăm dân số biết đọc?''
  • 7:21 - 7:24
    Họ có thể sẽ trả lời rằng,
    "Ồ, trong một nền giáo dục vĩ đại,
  • 7:24 - 7:27
    có lẽ là 20 hoặc 30%.''
  • 7:27 - 7:29
    Nhưng nếu tiến đến thời đại này,
  • 7:29 - 7:32
    chúng ta thừa biết rằng
    ước đoán ấy hoàn toàn bi quan,
  • 7:32 - 7:36
    bởi gần 100% dân số thế giới biết đọc.
  • 7:36 - 7:39
    Tuy nhiên nếu tôi hỏi câu hỏi tương tự:
  • 7:39 - 7:43
    ''Bạn nghĩ có bao nhiêu phần trăm
    dân số có thể
  • 7:43 - 7:46
    nắm vững việc tính toán,
  • 7:46 - 7:49
    hoặc hiểu về hóa hữu cơ,
  • 7:49 - 7:52
    hay có khả năng đóng góp vào
    những nghiên cứu về ung thư?''
  • 7:52 - 7:55
    Nhiều người có lẽ đáp rằng,
    ''Ồ, với nền giáo dục vĩ đại,
  • 7:55 - 7:57
    có lẽ là 20, 30% gì đấy.''
  • 7:58 - 7:59
    Nhưng sẽ sao nếu con số đó
  • 7:59 - 8:03
    chỉ dựa vào kinh nghiệm của chính bạn
    trong bối cảnh thiếu tính làm chủ,
  • 8:03 - 8:05
    trải nghiệm của bạn với bản thân
    hay việc quan sát bạn bè,
  • 8:05 - 8:08
    nơi bạn được dạy dỗ
    trong những khuôn mẫu như lớp học,
  • 8:08 - 8:10
    cộng thêm những lỗ hổng này?
  • 8:10 - 8:11
    Thậm chí khi bạn đạt 95%,
  • 8:11 - 8:13
    5% bạn bỏ lỡ là gì?
  • 8:13 - 8:16
    Và những lỗ hổng cứ thế tăng lên --
    bạn học lên cao,
  • 8:16 - 8:18
    bạn đột nhiên rơi vào bế tắc và bảo,
  • 8:18 - 8:20
    ''Tôi sẽ không là nhà nghiên cứu ung thư;
  • 8:20 - 8:23
    không là một nhà vật lý;
    không là một nhà toán học gì cả.''
  • 8:23 - 8:25
    Tôi nghi ngờ rằng vấn đề chính là ở đó,
  • 8:25 - 8:29
    nhưng nếu bạn được phép học hành
    trong một môi trường tự chủ,
  • 8:29 - 8:32
    được cho phép tự xác định cơ sở
    cho việc học của bản thân,
  • 8:32 - 8:34
    và khi mắc lỗi sai,
  • 8:34 - 8:36
    hãy chấp nhận nó --
    xem thất bại ấy là dịp để học hỏi --
  • 8:36 - 8:40
    phần trăm những người có thể
    thực sự nắm vững tính toán
  • 8:40 - 8:42
    hoặc hiểu về hóa hữu cơ,
  • 8:42 - 8:45
    thực tế chiếm gần 100%.
  • 8:46 - 8:48
    Và điều này này thậm chí
    không phải là thứ ''có cũng tốt''.
  • 8:49 - 8:51
    Tôi nghĩ nó là một thiết yếu của xã hội.
  • 8:52 - 8:55
    Chúng ta phấn khích với danh xưng
    mà ta dùng để gọi thời đại công nghiệp
  • 8:55 - 8:59
    và chúng ta đang tiến vào
    cuộc cách mạng thông tin này.
  • 9:00 - 9:02
    Và rõ ràng là điều gì đó đang diễn ra.
  • 9:02 - 9:04
    Ở thời kỳ công nghiệp,
    xã hội là
  • 9:04 - 9:09
    một kim tự tháp. Dưới đáy kim tự tháp
    này, bạn cần nhân lực.
  • 9:09 - 9:12
    Ở giữa kim tự tháp,
    bạn cần một quá trình xử lý thông tin,
  • 9:12 - 9:14
    một tầng hành chính quan liêu,
  • 9:14 - 9:18
    và trên đỉnh kim tự tháp,
    bạn có những chủ sở hữu của thủ phủ ấy
  • 9:18 - 9:20
    và những nhà khởi nghiệp của bạn
  • 9:20 - 9:21
    và lớp học sáng tạo của bạn.
  • 9:22 - 9:24
    Nhưng chúng ta biết rõ thứ đã xảy ra,
  • 9:24 - 9:26
    khi tiến vào cuộc cách mạng thông tin này.
  • 9:26 - 9:29
    Cái đáy của kim tự tháp, sự tự động,
    đang dần chiếm xu thế.
  • 9:29 - 9:31
    Thậm chí ở tầng giữa,
    tầng xử lý thông tin,
  • 9:31 - 9:33
    ở nơi đó máy tính cực kỳ giỏi.
  • 9:33 - 9:34
    Vậy như một xã hội,
    chúng ta tự hỏi:
  • 9:35 - 9:38
    Toàn bộ năng suất mới tạo ra
    là nhờ công nghệ này,
  • 9:38 - 9:39
    nhưng ai tham gia vào?
  • 9:39 - 9:42
    Liệu công nghệ ấy có trở thành
    cái đỉnh của kim tự tháp, mà khi đó,
  • 9:42 - 9:44
    những người khác làm gì?
  • 9:44 - 9:45
    Chúng vận hành thế nào?
  • 9:45 - 9:47
    Hay là chúng ta sẽ làm
    điều gì đó tham vọng hơn?
  • 9:48 - 9:51
    Chúng ta có thực sự cố gắng
    đảo ngược chiếc kim tự tháp,
  • 9:51 - 9:53
    nơi bạn có một lớp học sáng tạo rộng lớn,
  • 9:53 - 9:56
    nơi hầu hết mọi người có thế
    tham dự như một nhà khởi nghiệp,
  • 9:56 - 9:58
    một nghệ sỹ, một nhà nghiên cứu?
  • 9:59 - 10:01
    Và tôi không nghĩ rằng đó là viễn tưởng.
  • 10:01 - 10:03
    Tôi thực sự nghĩ rằng nó dựa trên ý tưởng
  • 10:03 - 10:05
    rằng nếu ta để mọi người
    khai phá tiềm năng
  • 10:05 - 10:07
    bằng cách nắm vững những khái niệm,
  • 10:07 - 10:11
    bằng khả năng áp dụng cơ sở vào việc học,
  • 10:11 - 10:12
    rằng họ có thể đến đây.
  • 10:13 - 10:17
    Và khi bạn nghĩ về điều đó
    như một công dân toàn cầu,
  • 10:17 - 10:18
    điều đó thật tuyệt.
  • 10:18 - 10:21
    Ý tôi là, nghĩ về sự công bằng mà ta có,
  • 10:21 - 10:24
    và cái mốc mà nền văn minh nhân loại
    có thể cán đến.
  • 10:24 - 10:27
    Và vì vậy, tôi rất lạc quan về điều đó.
  • 10:27 - 10:30
    Tôi nghĩ rằng được sống
    sẽ là môt trải nghiệm tuyệt vời.
  • 10:30 - 10:31
    Cảm ơn.
  • 10:31 - 10:37
    (Vỗ tay)
Title:
Hãy dạy học vì sự làm chủ -- không phải vì điểm số
Speaker:
Salman Khan
Description:

Bạn có lựa chọn xây một ngôi nhà trên một chiếc móng chưa hoàn thiện? Dĩ nhiên là không. Vậy thì tại sao chúng ta lại đẩy nhanh việc giáo dục học sinh trong khi chúng chưa nắm hết những điều căn bản? Vâng, thật phức tạp, nhưng nhà giáo dục Sal Khan chia sẻ kế hoạch của ông để giúp những học sinh đang gặp khó khăn trở thành những nhà thông thái bằng việc giúp chúng nắm vững những khái niệm theo cách của chính chúng.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
10:49

Vietnamese subtitles

Revisions