Return to Video

Liệu một nước Mỹ bị chia rẽ có thể được hàn gắn?

  • 0:01 - 0:03
    John, điều này có vẻ thật đáng sợ.
  • 0:03 - 0:04
    Phải.
  • 0:04 - 0:06
    Cảm giác rằng thế giới đang ở giai đoạn
  • 0:06 - 0:08
    mà ta chưa chứng kiến một thời gian dài.
  • 0:08 - 0:13
    Mọi người không chỉ bất đồng
    theo cách mà chúng ta quen thuộc,
  • 0:13 - 0:15
    về sự phân chia tả-hữu trong chính trị.
  • 0:15 - 0:17
    Những sự khác biệt sâu sắc hơn nhiều
    đang diễn ra
  • 0:17 - 0:21
    Điều gì đang xảy ra vậy, và làm thế nào
    chúng ta lại rơi vào giai đoạn này?
  • 0:21 - 0:24
    Đây là điều khác biệt.
  • 0:24 - 0:27
    Có điều gì đó còn lớn hơn
    cảm giác ngày tận thế rất nhiều.
  • 0:27 - 0:30
    Một khảo sát được thực hiện bởi
    Pew Research chỉ ra rằng:
  • 0:30 - 0:33
    Mức độ mà chúng ta cảm thấy
    về phía bên kia không chỉ --
  • 0:33 - 0:36
    Chúng ta không chỉ không thích họ;
    Chúng ta cực kỳ không thích họ,
  • 0:36 - 0:40
    và chúng ta cho rằng
    họ là một mối đe dọa cho dân tộc.
  • 0:40 - 0:42
    Số lượng người có suy nghĩ như vậy
    ngày càng tăng,
  • 0:42 - 0:45
    và bây giờ nó đã vượt quá 50%
    ở cả hai bên.
  • 0:45 - 0:45
    Mọi người sợ hãi,
  • 0:45 - 0:49
    bởi vì có điều gì đó khác so với trước đây
    nó nghiêm trọng hơn rất nhiều.
  • 0:49 - 0:52
    Vào bất kì thời điểm nào khi tôi
    nhìn vào bất cứ sự sắp xếp xã hội nào,
  • 0:52 - 0:55
    tôi luôn sử dụng ba nguyên lý cơ bản
    của tâm lý đạo đức,
  • 0:55 - 0:57
    tôi nghĩ là chúng sẽ có ích
    trong trường hợp này
  • 0:57 - 1:00
    Điều đầu tiên mà bạn phải luôn luôn
    lưu tâm
  • 1:00 - 1:01
    khi nghĩ về chính trị
  • 1:01 - 1:02
    là chúng ta mang tính bộ lạc.
  • 1:02 - 1:05
    Chúng ta đã phát triển
    theo chủ nghĩa bộ lạc.
  • 1:05 - 1:07
    Một trong những nhìn nhận
    đơn giản và tuyệt vời nhất
  • 1:07 - 1:09
    về xã hội loài người tự nhiên
  • 1:09 - 1:10
    là thành ngữ Bedouin:
  • 1:10 - 1:11
    "Tôi chống lại anh trai tôi;
  • 1:11 - 1:13
    tôi và anh trai chống lại
    anh chị em họ;
  • 1:13 - 1:16
    tôi, anh trai và anh chị em họ
    chống lại những người lạ."
  • 1:16 - 1:20
    Chủ nghĩa bộ lạc đó cho phép
    chúng ta tạo ra những cộng đồng lớn
  • 1:20 - 1:23
    và tìm lại với nhau
    để cạnh tranh với những cộng đồng khác.
  • 1:23 - 1:26
    Điều đó giúp chúng ta thoát khỏi rừng
    và những nhóm nhỏ,
  • 1:26 - 1:28
    nhưng nó lại đem đến
    sự mâu thuẫn kéo dài.
  • 1:28 - 1:30
    Câu hỏi mà bạn phải nghĩ đến là:
  • 1:30 - 1:33
    Những khía cạnh nào của xã hội chúng ta
    đang làm điều đó tồi tệ hơn.
  • 1:33 - 1:35
    và điều gì gì làm chúng dịu xuống.
  • 1:35 - 1:37
    Đây quả là một thành ngữ
    không mấy tích cực.
  • 1:37 - 1:40
    Anh nói rằng điều này thực sự đã
    ăn sâu vào suy nghĩ của con người
  • 1:40 - 1:41
    ở một mức độ nào đó?
  • 1:41 - 1:45
    Ồ, chắc chắn rồi. Đây chỉ là một mặt
    cơ bản của nhận thức xã hội loài người.
  • 1:45 - 1:48
    Nhưng chúng ta cũng có thể sống hòa bình
    với nhau một cách thực sự.
  • 1:48 - 1:51
    chúng ta đã nghĩ ra nhiều cách vui vẻ,
    như là những trận chiến trò chơi.
  • 1:51 - 1:53
    Ý tôi là thể thao, chính trị --
  • 1:53 - 1:56
    Đây là tất cả những cách mà chúng ta
    luyện tập cái bản chất bộ lạc này
  • 1:56 - 1:58
    mà không thực sự làm ai bị thương
  • 1:58 - 2:02
    Chúng ta cũng rất giỏi trong giao thương,
    khám phá và gặp những người mới.
  • 2:02 - 2:05
    Vì vậy mà chủ nghĩa bộ lạc của chúng ta
    là một cái gì đó dao động lên xuống --
  • 2:05 - 2:08
    Chúng ta không phải lúc nào cũng
    chống lại lẫn nhau,
  • 2:08 - 2:10
    nhưng sẽ không bao giờ có
    hòa bình thế giới.
  • 2:11 - 2:14
    Kích cỡ của bộ lạc đó
    có thể thu nhỏ hoặc mở rộng ra.
  • 2:14 - 2:15
    Đúng vậy.
  • 2:15 - 2:17
    Kích cỡ của cái được coi là "chúng ta"
  • 2:17 - 2:20
    và của cái được coi là "bên kia" hay "họ"
  • 2:20 - 2:22
    có thể thay đổi.
  • 2:23 - 2:28
    Và một vài người tin rằng quá trình đó
    có thể tiếp diễn không thời hạn.
  • 2:28 - 2:29
    Đúng vậy.
  • 2:29 - 2:33
    Chúng ta đã thực sự mở rộng
    ý nghĩa của bộ lạc được một lúc rồi.
  • 2:33 - 2:34
    Tôi nghĩ là,
  • 2:34 - 2:37
    nơi ta đang tìm thấy cái có thể
    được gọi là sự phân biệt tả-hữu mới.
  • 2:37 - 2:40
    Sự phân biệt tả-hữu mà
    chúng ta vẫn thửa hưởng
  • 2:40 - 2:42
    xuất phát từ sự phân biệt giữa
    lao động với tư bản,
  • 2:42 - 2:45
    và tầng lớp lao động, và Marx.
  • 2:45 - 2:47
    Nhưng tôi nghĩ những gì chúng ta
    đang chứng kiến, ngày càng tăng
  • 2:47 - 2:50
    là sự chia rẽ trong tất cả
    chế độ dân chủ phương Tây
  • 2:50 - 2:54
    giữa những người muốn dừng
    ở mức độ quốc gia,
  • 2:54 - 2:55
    những người có xu hướng địa phương--
  • 2:55 - 2:57
    và tôi không có ý đó là điều xấu --
  • 2:57 - 3:00
    những người mà có thiên hướng
    về nguồn cội nhiều hơn,
  • 3:00 - 3:03
    họ quan tâm về thành phố,
    cộng đồng và dân tộc của họ.
  • 3:04 - 3:07
    Với những người chống lại chủ nghĩa
    địa phương và người --
  • 3:07 - 3:10
    bất cứ khi nào rối trí, tôi lại nghĩ tới
    bài "Imagine" của John Lennon.
  • 3:10 - 3:14
    "Hãy tưởng tượng không có các quốc gia
    không phải giết chóc hay hy sinh vì nó."
  • 3:14 - 3:17
    Đây là những người mong muốn
    một chính phủ toàn cầu hơn,
  • 3:17 - 3:20
    họ không thích các quốc gia độc lập,
    họ không thích biên giới.
  • 3:20 - 3:22
    Anh cũng có thể thấy điều này
    ở khắp châu Âu.
  • 3:22 - 3:25
    Có một người với những ẩn dụ tuyệt vời
    thực ra, là Shakespeare--
  • 3:25 - 3:27
    viết mười năm trước ở Anh.
  • 3:27 - 3:28
    Tác giả có một ẩn dụ:
  • 3:28 - 3:31
    "Chúng ta là người ở phía trên
    hay phía dưới cầu rút?"
  • 3:31 - 3:34
    Và nước Anh bị chia rẽ
    52-48 ở điểm đó.
  • 3:34 - 3:36
    Và nước Mỹ cũng bị chia rẽ ở điểm đó.
  • 3:37 - 3:41
    Những người trong số chúng ta
    lớn lên với The Beatles
  • 3:41 - 3:45
    và thứ đại loại như triết học hippie
    mơ về một thế giới kết nối hơn --
  • 3:45 - 3:48
    thật là lý tưởng và "làm sao mà
    người ta lại có thể nghĩ xấu về điều đó?"
  • 3:49 - 3:51
    và những gì mà anh đang nói,
    thực sự là,
  • 3:51 - 3:55
    hàng triệu người ngày nay
    không chỉ thấy rằng đó là điều ngớ ngẩn;
  • 3:55 - 3:58
    nó thực sự nguy hiểm và sai trái,
    họ sợ nó.
  • 3:58 - 4:01
    Tôi nghĩ vấn đề quan trọng là,
    đặc biệt ở châu Âu nhưng cả ở đây
  • 4:01 - 4:02
    là vấn đề nhập cư.
  • 4:02 - 4:05
    Tôi nghĩ đây là điểm chúng ta
    phải nhìn nhận một cách cẩn thận
  • 4:06 - 4:09
    khoa học xã hội
    về sự đa dạng và nhập cư.
  • 4:09 - 4:11
    Một khi một vấn đề bị chính trị hóa
  • 4:11 - 4:13
    một khi nó tạo nên sự chia rẽ tả-hữu
  • 4:13 - 4:17
    thì ngay cả những nhà khoa học xã hội
    cũng không thể nghĩ thấu đáo về nó.
  • 4:17 - 4:19
    Sự đa dạng là tốt theo rất nhiều nghĩa.
  • 4:19 - 4:21
    Nó rõ ràng tạo ra nhiều sự đổi mới hơn.
  • 4:21 - 4:23
    Nền kinh tế Mỹ phát triển rất nhiều từ đó.
  • 4:23 - 4:26
    Đa dạng và nhập cư mang lại
    rất nhiều điều tốt.
  • 4:26 - 4:29
    Nhưng, tôi nghĩ những gì mà
    các nhà toàn cầu hóa không nhìn thấy,
  • 4:29 - 4:30
    điều mà họ không muốn nhìn thấy
  • 4:30 - 4:37
    là sự đa dạng dân tộc
    loại bỏ vốn xã hội và sự tin tưởng.
  • 4:37 - 4:39
    Một nghiên cứu rất quan trọng
    của Robert Putnam,
  • 4:39 - 4:41
    tác giả của "Bowling một mình,"
  • 4:41 - 4:43
    nhìn vào cơ sơ dữ liệu vốn xã hội.
  • 4:43 - 4:46
    Một cách căn bản, càng nhiều người
    thấy rằng họ như nhau,
  • 4:46 - 4:47
    họ càng tin tưởng lẫn nhau,
  • 4:47 - 4:50
    họ càng có thể có một nhà nước
    phân chia lại phúc lợi.
  • 4:50 - 4:52
    Các quốc gia Scandinavia rất tuyệt vời
  • 4:52 - 4:55
    bởi vì họ có gia tài là các quốc gia nhỏ,
    đồng chủng tộc.
  • 4:55 - 4:59
    và điều này dẫn tới một
    nhà nước phúc lợi cấp tiến,
  • 4:59 - 5:02
    một tập hợp những giá trị
    tả khuynh nói rằng,
  • 5:02 - 5:05
    "Hãy hạ cầu rút xuống!
    Thế giới là một nơi tuyệt vời.
  • 5:05 - 5:08
    Những người ở Syria đang chịu đựng--
    chúng ta phải chào đón họ."
  • 5:08 - 5:09
    Và đó là một điều tốt đẹp.
  • 5:10 - 5:13
    Nhưng nếu, và tôi đã ở Thụy Điển
    mùa hè này,
  • 5:13 - 5:16
    nếu sự bàn luận ở Thụy Điển
    tương đối chính xác về chính trị
  • 5:16 - 5:18
    và họ không thể nói về những mặt tiêu cực,
  • 5:18 - 5:20
    bạn sẽ kết thúc ở chỗ
    mang rất nhiều người vào.
  • 5:20 - 5:22
    Điều đó sẽ loại bỏ vốn xã hội,
  • 5:22 - 5:24
    làm khó có thể có một nhà nước phúc lợi.
  • 5:24 - 5:26
    và họ có thể sẽ kết thúc
    giống như những gì ta có ở Mỹ,
  • 5:26 - 5:30
    với một xã hội chia rẽ chủng tộc
    một cách rõ ràng.
  • 5:30 - 5:32
    Rất không thoải mái khi nói về
    những điều này.
  • 5:32 - 5:35
    Nhưng tôi nghĩ đây là điều,
    ở châu Âu và cũng như ở Mỹ,
  • 5:35 - 5:37
    chúng ta cần phải chú ý.
  • 5:37 - 5:38
    Anh nói rằng những người lý trí,
  • 5:38 - 5:42
    những người tự cho rằng họ không phải
    là những kẻ phân biệt chủng tộc,
  • 5:42 - 5:43
    mà là những người đứng đắn,
  • 5:43 - 5:46
    có những lý lẽ cho rằng
    chỉ là con người quá khác biệt;
  • 5:46 - 5:51
    rằng chúng ta có nguy cơ bị quá tải
    nhận thức về những gì mà con người có khả năng
  • 5:51 - 5:54
    bằng cách trộn lẫn những người
    quá khác biệt.
  • 5:54 - 5:58
    Vâng, nhưng sẽ dễ chịu hơn
  • 5:58 - 6:00
    nếu nói rằng đó không nhất thiết
    phải là về chủng tộc.
  • 6:01 - 6:02
    Đó là về văn hóa.
  • 6:02 - 6:06
    Có một công trình tuyệt vời của
    nhà khoa học chính trị Karen Stenner,
  • 6:06 - 6:10
    chỉ ra rằng
    khi mà con người cho rằng
  • 6:10 - 6:12
    chúng ta là một,
    chúng ta đều như nhau,
  • 6:12 - 6:15
    có nhiều người có khuynh hướng
    độc tài chủ nghĩa.
  • 6:15 - 6:17
    Họ không đặc biệt phân biệt chủng tộc
  • 6:17 - 6:19
    khi họ cảm thấy
    không có mối đe dọa nào
  • 6:19 - 6:21
    cho xã hội và trật tự đạo đức.
  • 6:21 - 6:23
    Nhưng nếu giả sử chúng ta kích hoạt họ
  • 6:23 - 6:26
    bởi ý nghĩ chúng ta sẽ chia rẽ,
    mọi người đang khác biệt hơn,
  • 6:26 - 6:30
    thì họ sẽ phân biệt chủng tộc, đồng tính
    hơn, họ muốn tống khứ những kẻ dị biệt.
  • 6:30 - 6:33
    Đây là lúc mà bạn sẽ thấy
    sự phản ứng độc tài.
  • 6:33 - 6:35
    Bên tả, theo đến cùng
    những lời của John Lennon
  • 6:36 - 6:39
    làm những điều tạo nên
    phản ứng độc tài.
  • 6:39 - 6:42
    Chúng ta chắc chắc thấy điều này
    ở Mỹ với phong trào Cánh hữu khác.
  • 6:42 - 6:44
    Ta thấy nó ở Anh,
    và ở khắp châu Âu.
  • 6:44 - 6:47
    Nhưng mặt tích cực hơn của việc này
  • 6:47 - 6:51
    tôi nghĩ là các nhà địa phương hay
    dân tộc chủ nghĩa, họ thực sự đúng --
  • 6:51 - 6:55
    nếu bạn nhấn mạnh sự
    tương đồng văn hóa của chúng ta,
  • 6:55 - 6:57
    thì chủng tộc không là vấn đề.
  • 6:57 - 7:00
    Vậy sự đồng hóa
    tiếp cận sự nhập cư
  • 7:00 - 7:01
    loại bỏ rất nhiều những vấn đề này.
  • 7:01 - 7:04
    Và nếu bạn coi trọng việc có một
    nhà nước phúc lợi hào phóng,
  • 7:04 - 7:07
    bạn phải nhấn mạnh rằng
    tất cả chúng ta là như nhau.
  • 7:07 - 7:10
    Vậy là nhập cư gia tăng và
    nỗi sợ điều đó
  • 7:10 - 7:13
    là một trong những nguyên nhân
    của sự chia rẽ gần đây.
  • 7:13 - 7:15
    Vậy những nguyên nhân khác là gì?
  • 7:15 - 7:17
    Nguyên lý tiếp theo của tâm lý học đạo đức
  • 7:17 - 7:21
    là trực giác đi trước
    lý luận chiến lược theo sau.
  • 7:21 - 7:23
    Bạn có thể đã nghe thấy
    cụm từ "lý luận động cơ"
  • 7:23 - 7:25
    hay "thiên kiến xác nhận."
  • 7:25 - 7:27
    Có một vài nghiên cứu rất thú vị
  • 7:27 - 7:30
    về trí thông minh và những
    khả năng bằng lời của chúng ta
  • 7:30 - 7:33
    có thể đã không tiến hóa
    để giúp chúng ta tìm ra sự thật,
  • 7:33 - 7:36
    mà là giúp chúng ta thao túng lẫn nhau,
    bảo vệ danh dự của chúng ta
  • 7:36 - 7:39
    Chúng ta rất, rất tốt trong việc
    biện hộ cho bản thân mình.
  • 7:39 - 7:42
    Và khi chúng ta tính đến
    những lợi ích nhóm,
  • 7:42 - 7:44
    thì không chỉ tôi,
    mà là đội của tôi với đội của bạn,
  • 7:44 - 7:47
    ngay cả khi bạn đang đáng giá bằng chứng
    cho rằng bên bạn sai,
  • 7:47 - 7:49
    chúng ta chỉ không thể chấp nhận điều đó.
  • 7:49 - 7:53
    Đây là lý do vì sao mà bạn không thể thắng
    một cuộc tranh luận chính trị.
  • 7:53 - 7:54
    Nếu bạn đang tranh luận một điều gì,
  • 7:54 - 7:57
    bạn không thể thuyết phục người khác
    bằng lý lẽ và bằng chứng,
  • 7:57 - 8:00
    vì đó không phải là cách mà
    lý luận hoạt động.
  • 8:00 - 8:02
    Vậy bây giờ, hãy đưa cho chúng ta,
    internet, Google"
  • 8:03 - 8:05
    "Tôi nghe thấy rằng Barack Obama
    được sinh ra ở Kenya.
  • 8:05 - 8:09
    Để tôi Google -- ôi trời ơi!
    10 triệu tìm kiếm! Xem này, đúng rồi!"
  • 8:09 - 8:12
    Đây trở thành một ngạc nhiên
    không mấy dễ chịu với nhiều người.
  • 8:12 - 8:15
    Truyền thông xã hội thường được định hình
    bởi những kẻ lạc quan vào công nghệ
  • 8:15 - 8:21
    như đây là một nguồn lực kết nối tuyệt vời
    giúp mang mọi người lại gần nhau hơn.
  • 8:21 - 8:24
    Nhưng lại có những phản tác dụng
    không mong muốn.
  • 8:25 - 8:26
    Đúng vậy.
  • 8:26 - 8:28
    Đó là lý do vì sao tôi rất thích
    quan điểm âm-dương.
  • 8:29 - 8:30
    về bản chất con người, về tả hữu
  • 8:30 - 8:33
    mỗi bên đúng về một số điều nhất định,
  • 8:33 - 8:35
    nhưng lại mù quáng về những điều khác.
  • 8:35 - 8:37
    Bên tả nhìn chung tin rằng
    bản chất con người là đúng:
  • 8:37 - 8:41
    mang mọi người lại gần nhau, phá hủy
    các rào cản và mọi thứ sẽ tốt đẹp.
  • 8:41 - 8:44
    Bên hữu -- những người bảo thủ xã hội,
    không phải những nhà tự do chủ nghĩa
  • 8:44 - 8:48
    những người bảo thủ xã hội nhìn chung
    tin con người có thể tham lam,
  • 8:48 - 8:49
    nhục dục và ích kỷ,
  • 8:49 - 8:52
    và chúng ta cần có luật lệ,
    cần có những cấm đoán,
  • 8:52 - 8:54
    Vì thế, nếu bạn phá vỡ các bức tường,
  • 8:54 - 8:56
    cho phép mọi người giao tiếp
    trên khắp thế giới,
  • 8:56 - 9:00
    bạn sẽ có rất nhiều những thứ đồi trụy
    và sự phân biệt chủng tộc
  • 9:00 - 9:00
    Anh hãy làm rõ hơn.
  • 9:00 - 9:06
    Những nguyên lý này về bản chất con người
    theo chúng ta mãi mãi.
  • 9:07 - 9:12
    Điều gì đã thay đổi, đào sâu hơn cảm giác
    về sự chia rẽ này?
  • 9:12 - 9:17
    Bạn phải thấy sáu đến mười
    ý khác nhau cùng một lúc
  • 9:17 - 9:19
    Tôi sẽ chỉ liệt kê một vài.
  • 9:19 - 9:24
    Ở Mỹ, một trong những --
    thực ra, Mỹ và châu Âu --
  • 9:24 - 9:26
    một trong những ý lớn nhất
    là Thế Chiến II.
  • 9:26 - 9:28
    Có một nghiên cứu thú vị của
    Joe Henrich và những người khác
  • 9:29 - 9:31
    cho rằng nếu đất nước của bạn
    gặp chiến tranh,
  • 9:31 - 9:32
    đặc biệt là khi bạn còn trẻ,
  • 9:32 - 9:36
    rồi tôi sẽ kiểm tra bạn 30 năm sau đó
    trong một tình thế khó xử phổ biến
  • 9:36 - 9:37
    hoặc tình thế khó xử của một tù nhân,
  • 9:37 - 9:38
    bạn hợp tác hơn.
  • 9:39 - 9:42
    Bởi vì bản chất bộ lạc của bạn,
    nếu bạn là --
  • 9:42 - 9:45
    bố mẹ tôi là thiếu niên
    trong Thế Chiến II,
  • 9:45 - 9:47
    và họ có thể ra ngoài
    tìm kiếm nhôm phế liệu
  • 9:47 - 9:48
    để giúp nỗ lực tham chiến.
  • 9:48 - 9:51
    Ý tôi là, mọi người được kéo lại
    gần nhau hơn.
  • 9:51 - 9:52
    Và những người này tiếp tục,
  • 9:52 - 9:55
    họ khá lên nhờ kinh doanh
    và chính phủ,
  • 9:55 - 9:56
    họ giữ những vị trí lãnh đạo.
  • 9:56 - 10:00
    Họ rất giỏi trong việc thỏa hiệp
    và hợp tác.
  • 10:00 - 10:02
    Tất cả họ về hưu trong những năm 90.
  • 10:02 - 10:05
    Chỉ còn những người sinh ra ở giai đoạn
    bùng nổ dân số cuối những năm 90.
  • 10:05 - 10:09
    Và tuổi trẻ của họ được dùng để
    chống lại lẫn nhau trong mỗi nước,
  • 10:09 - 10:11
    vào năm 1968 và sau đó.
  • 10:11 - 10:15
    Sự mất mát thế hệ của Thế Chiến II,
    "Thế hệ tuyệt vời nhất,"
  • 10:15 - 10:16
    là vô cùng lớn.
  • 10:17 - 10:18
    Vậy đó là một ý.
  • 10:18 - 10:22
    Một ý khác, ở Mỹ
    là sự thanh lọc ở cả hai đảng.
  • 10:22 - 10:25
    Đã từng có những người cộng hòa tự do
    và những người dân chủ bảo thủ.
  • 10:25 - 10:28
    Vậy nước Mỹ đã có một sự lưỡng đảng
    thực sự giữa thế kỷ 20.
  • 10:28 - 10:33
    Nhưng vì một loạt các yếu tố khác nhau
    bắt đầu xuất hiện vào những năm 90
  • 10:33 - 10:36
    chúng ta đã có một đảng tự do
    và đảng bảo thủ được thanh lọc.
  • 10:36 - 10:38
    Vì vậy bây giờ, người của hai đảng này
    thực sự khác nhau,
  • 10:38 - 10:41
    và chúng ta thực sự không muốn
    con cái chúng ta cưới họ,
  • 10:41 - 10:44
    điều mà, vào những năm 60,
    không có vấn đề gì lắm
  • 10:44 - 10:45
    Vậy, sự thanh lọc của các đảng.
  • 10:45 - 10:47
    Thứ ba là internet, như tôi đã nói,
  • 10:47 - 10:52
    nó chỉ là chất kích thích kinh ngạc nhất
    cho lập luận và sự phỉ báng diễn ra sau.
  • 10:52 - 10:57
    Lối diễn đạt về những gì đang diễn ra trên
    internet bây giờ khá đáng lo ngại.
  • 10:57 - 11:00
    Tôi mới chỉ tìm kiếm nhanh trên Twitter
    về cuộc bầu cử
  • 11:00 - 11:03
    và nhìn thấy hai tweets cạnh nhau.
  • 11:03 - 11:08
    Một cái, phản đói lại bức graffiti
    phân biệt chủng tộc:
  • 11:08 - 11:10
    "Thật là kinh tởm!
  • 11:10 - 11:13
    Sự xấu xí ở đất nước này,
    là do #Trump mang lại."
  • 11:13 - 11:15
    Và cái tiếp theo là:
  • 11:15 - 11:19
    "Trang đề tặng Hillary Dối Trá. Kinh tởm!"
  • 11:19 - 11:23
    Ý tưởng "kinh tởm" đang khiến tôi lo ngại.
  • 11:23 - 11:27
    Bởi vì bạn có một sự bất đồng
    hay sự không đồng ý về một vấn đề nào đó,
  • 11:27 - 11:28
    bạn có thể nổi giận với ai đó.
  • 11:29 - 11:33
    Kinh tởm, như tôi nghe thấy anh nói,
    làm mọi thứ trầm trọng hơn nhiều.
  • 11:33 - 11:34
    Đúng vậy. Kinh tởm rất khác.
  • 11:34 - 11:37
    Tức giận -- bạn biết đấy,
    tôi có những đứa con.
  • 11:37 - 11:38
    Chúng cãi nhau 10 lần mỗi ngày,
  • 11:38 - 11:40
    và chúng thương yêu nhau 30 lần mỗi ngày.
  • 11:40 - 11:43
    Bạn chỉ đi tới đi lui:
    bạn tức giận, bạn không tức giận;
  • 11:43 - 11:45
    bạn tức giận, bạn không tức giận.
  • 11:45 - 11:46
    Nhưng kinh tởm khác.
  • 11:46 - 11:51
    Kinh tởm vẽ nên một người
    chưa phải là người, quái dị,
  • 11:51 - 11:52
    bị bóp méo, biến dạng về mặt đạo đức.
  • 11:53 - 11:55
    Kinh tởm giống như mực không xóa được.
  • 11:56 - 11:59
    Một nghiên cứu của John Gottman
    về liệu pháp hôn nhân.
  • 11:59 - 12:04
    Nhìn vào những khuôn mặt này. Nếu một
    người trong cặp đôi thể hiện sự kinh tởm
  • 12:04 - 12:07
    hay coi thường,
    điều đó dự báo rằng họ sẽ ly dị sớm thôi,
  • 12:07 - 12:10
    trong khi đó, nếu họ thể hiện sự tức giận,
    điều đó chả dự báo được gì,
  • 12:10 - 12:13
    bởi nếu bạn có thể xử lý cơn giận tốt,
    điều đó thực sự tốt.
  • 12:13 - 12:15
    Vậy cuộc bầu cử này là khác.
  • 12:15 - 12:18
    Cá nhân Donald Trump sử dụng
    từ "kinh tởm" rất nhiều.
  • 12:18 - 12:21
    Ông ta rất dị ứng với vi trùng,
    vì vậy kinh tởm thành vấn đề --
  • 12:21 - 12:25
    rất nhiều đối với ông ấy,
    đấy là điều gì độc nhất với ông ta --
  • 12:25 - 12:28
    nhưng vì chúng ta phỉ báng lẫn nhau
    nhiều hơn,
  • 12:28 - 12:31
    và lần nữa, thông qua
    thế giới quan Manichaean,
  • 12:31 - 12:34
    ý tưởng cho rằng thế giới là
    một trận chiến giữa thiện và ác
  • 12:34 - 12:36
    khi việc này đang leo dốc,
  • 12:36 - 12:39
    chúng ta có nhiều khả năng không chỉ nói
    họ sai hay ta không thích họ,
  • 12:39 - 12:42
    mà chúng ta nói họ độc ác, quỷ quái,
  • 12:42 - 12:44
    kinh tởm, ghê tởm.
  • 12:44 - 12:46
    Và rồi chúng ta không muốn
    dính dáng tới họ.
  • 12:46 - 12:50
    Và đó là lý do tại sao chúng ta đang
    thấy nó, ví dụ, ở khuôn viên trường học
  • 12:50 - 12:53
    Chúng ta thấy nhiều hơn sự thúc giục
    để giữ mọi người khỏi khuôn viên
  • 12:53 - 12:55
    làm họ im lặng, xua đuổi họ.
  • 12:55 - 12:58
    Tôi e rằng cả một thế hệ thanh niên này,
  • 12:58 - 13:01
    nếu sự giới thiệu họ với chính trị
    có quá nhiều kinh tởm,
  • 13:01 - 13:05
    họ sẽ không muốn dính líu đến
    chính trị khi họ lớn tuổi hơn.
  • 13:05 - 13:07
    Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề đó?
  • 13:07 - 13:12
    Kinh tởm.
    Làm thế nào để làm dịu kinh tởm?
  • 13:13 - 13:15
    Bạn không thế làm điều đó bởi lý lẽ.
  • 13:15 - 13:17
    Tôi nghĩ...
  • 13:18 - 13:21
    Tôi đã tìm hiểu kinh tởm nhiều năm,
    và tôi nghĩ về cảm xúc rất nhiều.
  • 13:21 - 13:25
    Tôi nghĩ rằng ngược lại với kinh tởm
    thực sự là tình yêu.
  • 13:26 - 13:29
    Tình yêu là tất cả về, giống như..
  • 13:29 - 13:32
    Kinh tởm là đóng cửa, là biên giới.
  • 13:32 - 13:34
    Tình yêu là phá hủy những bức tường.
  • 13:35 - 13:38
    Vì thế những mối quan hệ cá nhân,
    Tôi nghĩ,
  • 13:38 - 13:40
    có thể là những phương tiện quyền lực nhất
    mà chúng ta có.
  • 13:41 - 13:44
    Bạn có thể bị một nhóm người ghê tởm,
  • 13:44 - 13:46
    rồi bạn gặp một người nào khác
  • 13:46 - 13:49
    và bạn thực sự thấy rằng họ là
    một người thú vị.
  • 13:49 - 13:53
    Và rồi dần dần nó sẽ làm yếu đi
    hoặc thay đổi hạng của bạn.
  • 13:54 - 14:00
    Bi kịch là, người Mỹ đã từng bị pha trộn
    hơn nhiều ở các thành phố của họ
  • 14:00 - 14:02
    bởi tả-hữu hay chính trị.
  • 14:02 - 14:04
    Và giờ nó trở thành sự chia rẽ
    về đạo đức lớn,
  • 14:04 - 14:08
    có rất nhiều bằng chứng cho thấy chúng ta
    đang tiến gần hơn đến người
  • 14:08 - 14:10
    giống chúng ta về quan điểm chính trị.
  • 14:10 - 14:12
    Tìm ai đó ở phe bên kia sẽ khó hơn.
  • 14:12 - 14:14
    Vì thế, họ đang ở đó, đang ở rất xa.
  • 14:14 - 14:16
    Sẽ khó hơn để hiểu họ.
  • 14:16 - 14:20
    Anh sẽ nói gì với ai đó hay với
    những người Mỹ,
  • 14:20 - 14:21
    mọi người nói chung,
  • 14:21 - 14:24
    về cái mà chúng ta nên hiểu về nhau
  • 14:24 - 14:27
    để có thể giúp chúng ta
    suy nghĩ lại một chút
  • 14:27 - 14:29
    bản năng "kinh tởm" này?
  • 14:30 - 14:31
    Vâng.
  • 14:31 - 14:33
    Một điều thực sự quan trọng để lưu tâm --
  • 14:33 - 14:38
    có một nghiên cứu bởi nhà khoa học
    chính trị Alan Abramowitz,
  • 14:38 - 14:42
    cho thấy nền dân chủ Mỹ ngày càng
    bị chi phối
  • 14:42 - 14:44
    bởi cái gọi là "tính đảng phái tiêu cực."
  • 14:45 - 14:48
    Đó có nghĩa là,
    được, vậy là có một ứng cử viên,
  • 14:48 - 14:50
    họ thích ứng cử viên đó,
    họ bầu cho anh ta.
  • 14:50 - 14:53
    Nhưng với sự gia tăng của
    quảng cáo tiêu cực, truyền thông xã hội
  • 14:53 - 14:54
    và các loại xu hướng khác,
  • 14:54 - 14:57
    ngày càng tăng, cái cách
    mà các cuộc bầu cử diễn ra
  • 14:57 - 15:01
    rằng mỗi bên sẽ cố gắng làm cho bên kia
    thật kinh khủng, thật khủng khiếp,
  • 15:01 - 15:03
    rằng bạn sẽ bầu cho gã của tôi
    theo mặc định.
  • 15:03 - 15:06
    và như vậy chúng ta ngày càng bỏ phiếu
    chống lại bên kia
  • 15:06 - 15:08
    và không phải cho bên chúng ta,
  • 15:08 - 15:13
    bạn phải lưu ý rằng
    nếu họ là người cánh tả,
  • 15:13 - 15:16
    họ sẽ nghĩ, "Ồ, tôi đã từng nghĩ
    những người Cộng hòa rất tệ,
  • 15:16 - 15:18
    nhưng giờ Donald Trump đã
    chứng minh điều đó.
  • 15:18 - 15:21
    Và giờ mọi người Cộng hòa,
    tôi có thể hình dung tất cả mọi điều
  • 15:21 - 15:22
    tôi nghĩ về Trump."
  • 15:22 - 15:24
    Điều đó không cần thiết phải thật.
  • 15:24 - 15:26
    Họ nhìn chung không hài lòng với
    ứng cử viên của họ.
  • 15:26 - 15:31
    Đây là cuộc bầu cử mang tính đảng phái
    tiêu cực nhất trong lịch sử Mỹ.
  • 15:32 - 15:35
    Vậy đầu tiên bạn phải tách biệt cảm giác
    của bạn về ứng cử viên
  • 15:35 - 15:38
    với cảm giác về người
    được trao sự lựa chọn.
  • 15:38 - 15:41
    Và rồi bạn phải thấy rằng,
  • 15:41 - 15:44
    vì chúng ta đều sống
    trong một thế giới đạo đức riêng biệt --
  • 15:44 - 15:48
    phép ẩn dụ mà tôi dùng trong cuốn sách
    là chúng ta đều bị mắc bẫy trong "Ma Trận"
  • 15:48 - 15:51
    hay mỗi cộng đồng đạo đức là một ma trận,
    một ảo giác đồng thuận.
  • 15:51 - 15:53
    Và vì vậy nếu bạn ở trong
    ma trận màu xanh,
  • 15:53 - 15:56
    mọi thứ sẽ hoàn toàn thuyết phục rằng
    phía bên kia --
  • 15:56 - 16:00
    họ thật cổ lỗ, họ phân biệt chủng tộc
    họ là những người tệ nhất trên thế giới,
  • 16:00 - 16:02
    và bạn có tất cả cơ sở
    để ủng hộ điều đó.
  • 16:02 - 16:04
    Nhưng ai đó ở gần nhà bạn
  • 16:04 - 16:06
    đang sống trong một ma trận đạo đức khác.
  • 16:06 - 16:08
    Họ sống trong một trò chơi điện tử khác,
  • 16:08 - 16:11
    và họ thấy một thực tế hoàn toàn khác.
  • 16:11 - 16:14
    Và mỗi người nhìn thấy những mối đe dọa
    khác nhau cho đất nước.
  • 16:14 - 16:16
    Và điều mà tôi thấy khi đứng ở giữa
  • 16:16 - 16:18
    và cố gắng hiểu cả hai bên là:
    cả hai bên đều đúng.
  • 16:18 - 16:21
    Có rất nhiều mối đe dọa
    cho đất nước này,
  • 16:21 - 16:24
    và mỗi bên, một cách không tránh khỏi
    không thể thấy tất cả chúng.
  • 16:25 - 16:31
    Vậy, anh cho rằng chúng ta cần
    một dạng đồng cảm mới?
  • 16:31 - 16:33
    Đồng cảm vẫn được định hình là:
  • 16:33 - 16:36
    "Ồ, tôi cảm thấy nỗi đau của bạn.
    Tôi có thể đặt tôi vào hoàn cảnh của bạn."
  • 16:36 - 16:40
    Và chúng ta áp dụng nó với người nghèo,
    người thiếu thốn, người đau khổ.
  • 16:40 - 16:44
    Chúng ta thường không dùng nó với người
    mà chúng ta cảm thấy khác
  • 16:44 - 16:45
    hay ta thấy ghê tởm.
  • 16:45 - 16:47
    Đúng vậy.
  • 16:47 - 16:51
    Nó sẽ như thế nào nếu chúng ta
    xây dựng loại đồng cảm đó?
  • 16:52 - 16:54
    Thực ra, tôi nghĩ...
  • 16:54 - 16:57
    Đồng cảm là một chủ để rất, rất được
    quan tâm trong tâm lý học,
  • 16:57 - 16:59
    và đó là một từ rất phổ biến
    đặc biệt là với cánh tả.
  • 16:59 - 17:03
    Đồng cảm là một điều tốt, và đồng cảm
    được ưu tiên dành cho các nạn nhân.
  • 17:03 - 17:05
    Vì vậy rất quan trọng để nhấn mạnh rằng
  • 17:05 - 17:08
    với những nhóm mà chúng ta bên cánh tả
    nghĩ rằng rất quan trọng.
  • 17:08 - 17:10
    Thì thật dễ để đồng cảm,
    vì bạn hiểu
  • 17:10 - 17:14
    Nhưng đồng cảm thực sự có ý nghĩa
    nếu bạn làm nó khi mà nó khó thực hiện.
  • 17:15 - 17:16
    Và, tôi nghĩ ...
  • 17:16 - 17:21
    Bạn biết đấy, chúng ta đã có 50 năm dài
    đối phó với những vấn đề sắc tộc
  • 17:21 - 17:23
    và phân biệt đối xử trong pháp luật,
  • 17:23 - 17:26
    và đó đã là ưu tiên hàng đầu của chúng ta
    trong một thời gian dài
  • 17:26 - 17:27
    và nó vẫn quan trọng.
  • 17:27 - 17:29
    Nhưng tôi nghĩ năm nay,
  • 17:29 - 17:31
    Tôi mong nó sẽ làm mọi người thấy rằng
  • 17:31 - 17:34
    chúng ta có một đe dọa hiện hữu
    trong tay chúng ta
  • 17:34 - 17:36
    Sự phân chia tả-hữu của chúng ta,
    Tôi tin
  • 17:36 - 17:39
    đây là sự chia rẽ quan trọng nhất mà
    chúng ta đối mặt.
  • 17:39 - 17:42
    Chúng ta vẫn có những vấn đề về
    chủng tộc, giới và LGBT,
  • 17:42 - 17:45
    nhưng đây là vấn đề nguy cấp
    của 50 năm tới,
  • 17:45 - 17:48
    và mọi thứ sẽ không tự chúng tốt đẹp hơn.
  • 17:48 - 17:51
    Vì thế chúng ta sẽ cần rất nhiều
    các cuộc cải cách thể chế,
  • 17:51 - 17:53
    và chúng ta có thể nói về điều đó,
  • 17:53 - 17:56
    nhưng đó sẽ là cả một cuộc trò chuyện
    dài, không chắc chắn.
  • 17:56 - 18:00
    Nhưng tôi nghĩ nó bắt đầu bằng việc
    mọi người nhận ra đây là một bước ngoặt.
  • 18:00 - 18:02
    Và đúng, chúng ta cần
    một kiểu đồng cảm mới.
  • 18:02 - 18:04
    Chúng ta cần phải nhận ra:
  • 18:04 - 18:05
    đây là điều mà đất nước chúng ta cần,
  • 18:05 - 18:08
    và đây là điều mà bạn cần
    nếu bạn không muốn --
  • 18:08 - 18:11
    Hãy giơ tay nếu bạn muốn sống
    bốn năm tới
  • 18:11 - 18:14
    giận giữ và lo lắng như bốn năm
    trước -- hãy giơ tay.
  • 18:14 - 18:16
    Vậy nếu bạn muốn thoát khỏi điều này,
  • 18:16 - 18:18
    hãy đọc Phật, đọc Jesus,
    đọc Marcus Aurelius.
  • 18:18 - 18:23
    Họ có mọi loại lời khuyên tuyệt vời
    về làm thế nào để từ bỏ sợ hãi,
  • 18:23 - 18:24
    điều chỉnh lại mọi thứ,
  • 18:24 - 18:26
    hãy ngừng việc nhìn người khác như kẻ thù.
  • 18:26 - 18:30
    Có rất nhiều chỉ dẫn trong những
    trí tuệ cổ xưa về loại đồng cảm này.
  • 18:30 - 18:31
    Đây là câu hỏi cuối cùng của tôi.
  • 18:31 - 18:35
    Cá nhân mỗi người có thể làm gì
    đê giúp hàn gắn?
  • 18:35 - 18:40
    Vâng, rất khó để chỉ quyết định vượt qua
    những định kiến sâu sắc nhất của bạn.
  • 18:40 - 18:41
    Và có một nghiên cứu chỉ ra rằng
  • 18:41 - 18:45
    những định kiến chính trị sâu sắc và
    mạng mẽ hơn những định kiến về chủng tộc
  • 18:45 - 18:47
    tại đất nước chúng ta bây giờ.
  • 18:47 - 18:51
    Vì thế tôi nghĩ bạn phải nỗ lực --
    đó là yếu tố chính.
  • 18:51 - 18:53
    Hãy nỗ lực để thực sự gặp một ai đó.
  • 18:53 - 18:55
    Mọi người đều có một anh chị em họ,
    một anh rể,
  • 18:55 - 18:57
    một người ở phe kia.
  • 18:57 - 18:59
    Vậy, sau cuộc bầu cử này --
  • 18:59 - 19:00
    hãy đợi một hoặc hai tuần,
  • 19:00 - 19:03
    vì có thể một trong hai người
    sẽ cảm thấy thật khủng khiếp --
  • 19:03 - 19:06
    nhưng đợi một vài tuần, rồi tiếp cận
    và nói rằng bạn muốn nói chuyện.
  • 19:06 - 19:08
    Và trước khi bạn làm nó,
  • 19:08 - 19:11
    hãy đọc "Đắc Nhâm Tâm" của Dale Carnegie.
  • 19:11 - 19:12
    (Tiếng cười)
  • 19:12 - 19:14
    Tôi hoàn toàn nghiêm túc.
  • 19:14 - 19:16
    Bạn sẽ học những kỹ thuật.
    nếu bắt đầu bằng việc công nhận,
  • 19:16 - 19:18
    nếu bắt đầu bằng lời nói,
  • 19:18 - 19:20
    Chú biết đấy, chúng ta không đồng ý
    với nhau rất nhiều,
  • 19:20 - 19:23
    nhưng một điều mà cháu thực sự
    tôn trọng ở chú, chú Bob,"
  • 19:23 - 19:25
    hay "...về những người bảo thủ các chú,
    là..."
  • 19:25 - 19:27
    Và bạn có thể thấy điều gì đó.
  • 19:27 - 19:30
    Nếu bạn bắt đầu với việc đánh giá cao,
    nó giống như phép màu.
  • 19:30 - 19:32
    Đây là một trong những điều tôi học được
  • 19:32 - 19:34
    để ứng dụng vào các mối quan hệ
    với mọi người.
  • 19:34 - 19:36
    Tôi vẫn mắc rất nhiều những sai lầm
    ngớ ngẩn,
  • 19:36 - 19:38
    nhưng bây giờ tôi cực kỳ giỏi xin lỗi,
  • 19:38 - 19:40
    và công nhận cái mà người khác đúng.
  • 19:40 - 19:41
    Và nếu bạn làm điều đó,
  • 19:41 - 19:44
    thì cuộc hội thoại sẽ diễn ra rất tốt đẹp,
    và thực sự rất vui vẻ.
  • 19:45 - 19:47
    Jon, nói chuyện với anh thực sự
    rất hấp dẫn.
  • 19:47 - 19:51
    Thực sự rằng mặt đất mà chúng ta
    đang sống
  • 19:51 - 19:56
    đầy những câu hỏi sâu sắc về đạo đức
    và bản chất con người.
  • 19:56 - 19:59
    Sự thông thái của anh
    không thể liên quan hơn.
  • 19:59 - 20:01
    Cảm ơn anh rất nhiều
    vì đã giành thời gian.
  • 20:00 - 20:02
    Cảm ơn, Chris.
  • 20:02 - 20:03
    Cảm ơn các bạn.
  • 20:03 - 20:04
    (Vỗ tay)
Title:
Liệu một nước Mỹ bị chia rẽ có thể được hàn gắn?
Speaker:
Jonathan Haidt
Description:

Làm thế nào để nước Mỹ có thể hồi phục sau cuộc bầu cử tổng thống 2016 đầy tiêu cực và quá thiên lệch về một phía? Nhà tâm lý học xã hội Jonathan Haidt đã nghiên cứu các quy chuẩn đạo đức làm nền tảng cho những lựa chọn chính trị, trong buổi trò chuyện với hội viên TED Curator Chris Anderson, ông đã mô tả những khuôn mẫu tư duy và những nguyên nhân mang tính lịch sử dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội Mỹ - và đưa ra một tầm nhìn để nước Mỹ có thể tiếp tục tiến về phía trước.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
20:17

Vietnamese subtitles

Revisions