Return to Video

Vấn đề của bom âm thanh - Katerina Kaouri

  • 0:07 - 0:11
    Con người đã có hứng thú với
    tốc độ từ rất lâu.
  • 0:11 - 0:15
    Lịch sử tiến hóa của con người gắn liền
    với một tốc độ tăng liên tục,
  • 0:15 - 0:20
    và một trong những thành tựu
    quan trọng nhất trong tiến trình lịch sử
  • 0:20 - 0:22
    đó là phá vỡ hàng rào âm thanh.
  • 0:22 - 0:25
    Không lâu sau khi chiếc phi cơ
    đầu tiên thành công,
  • 0:25 - 0:30
    các phi công đã luôn khao khát làm cho
    máy bay của họ ngày một nhanh hơn.
  • 0:30 - 0:32
    Nhưng khi họ làm vậy lại càng tăng thêm sự
    hỗn loạn
  • 0:32 - 0:38
    và lực tác động lên máy bay, điều đó làm
    ngăn chặn máy bay bay nhanh hơn.
  • 0:38 - 0:42
    Một số đã thử giải quyết vấn đề bằng cách
    thực hiện những cú nhào lộn nguy hiểm
  • 0:42 - 0:44
    thường dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
  • 0:44 - 0:48
    Cuối cùng, vào năm 1947, bản thiết kế được
    cải tiến
  • 0:48 - 0:52
    như bộ thăng bằng ngang di động,
    đuôi di động,
  • 0:52 - 0:56
    phi công người Mỹ Chuck Yeager
  • 0:56 - 1:04
    đã lái chiếc máy bay Bell X-1 với
    vận tốc 1127km/h,
  • 1:04 - 1:07
    trở thành người đầu tiên phá vỡ
    hàng rào âm thanh
  • 1:07 - 1:10
    và di chuyển nhanh hơn cả
    tốc độ âm thanh.
  • 1:10 - 1:14
    Chiếc Bell X-1 là một trong những chiếc
    máy bay siêu thanh đầu tiên được thực hiện
  • 1:14 - 1:18
    và các thiết kế sau đã đạt được tới
    tốc độ số Mach 3( tốc độ siêu thanh)
  • 1:18 - 1:22
    Ở tốc độ siêu âm máy bay sẽ tạo ra
    sóng xung kích
  • 1:22 - 1:26
    với tiếng động lớn như sấm chớp được
    biết đến là một quả bom âm thanh,
  • 1:26 - 1:29
    nó có thể gây nguy hiểm cho người
    và động vật bên dưới.
  • 1:29 - 1:31
    hoặc thậm chí phá vỡ các tòa nhà.
  • 1:31 - 1:32
    Bởi vậy,
  • 1:32 - 1:35
    các nhà khoa học trên thể giới vẫn đang
    tìm kiếm các quả bom âm thanh
  • 1:35 - 1:38
    và cố gắng tìm ra đường đi của
    chúng trong khí quyển
  • 1:38 - 1:42
    nơi mà chúng sẽ truyền xuống mặt đất
    và biên độ của chúng.
  • 1:42 - 1:45
    Để hiểu rõ thêm về cách các nhà khoa học
    nghiên cứu bom âm thanh,
  • 1:45 - 1:48
    hãy bắt đầu với một vài điều cơ bản
    về âm thanh.
  • 1:48 - 1:52
    Thử tưởng tượng khi ta ném một hòn đá
    xuống một mặt hồ phẳng lặng.
  • 1:52 - 1:53
    Bạn có thấy điều gì?
  • 1:53 - 1:56
    Hòn đá ấy tạo nên các gợn sóng
  • 1:56 - 1:59
    với cùng tốc độ ở các hướng khác nhau.
  • 1:59 - 2:03
    Những vòng tròn có bán kính tăng dần này
    được gọi là sóng phẳng.
  • 2:03 - 2:06
    Cũng tương tự vậy, tuy ta không thể thấy,
  • 2:06 - 2:09
    một nguồn phát âm, như máy radio
  • 2:09 - 2:12
    cũng tạo nên các sóng di chuyển như vậy.
  • 2:12 - 2:14
    Tốc độ của các sóng ấy phụ thuộc
    các yếu tố
  • 2:14 - 2:18
    như độ cao, nhiệt độ trong không khí
    nơi chúng di chuyển qua
  • 2:18 - 2:24
    Ở mực nước biển, tốc độ âm thanh
    khoảng 1225 km/h.
  • 2:24 - 2:27
    Thay vì các vòng tròn trong mặt phẳng
    hai chiều,
  • 2:27 - 2:31
    các sóng phẳng bây giờ là các
    khối cầu đồng tâm,
  • 2:31 - 2:36
    và âm thanh chuyển động theo các tia
    vuông góc với các sóng này.
  • 2:36 - 2:40
    Còn giờ hãy tưởng tượng tới nguồn âm
    di động như là tiếng còi tàu hỏa.
  • 2:40 - 2:43
    Khi nguồn âm di chuyển về một phía
    cố định
  • 2:43 - 2:48
    những sóng liên tiếp ở trước nó sẽ
    bị ép lại sát nhau hơn.
  • 2:48 - 2:53
    Những tần số âm lớn này là hệ quả
    của một hiệu ứng nổi tiếng: Doppler
  • 2:53 - 2:56
    khi mà những vật phát ra âm thanh
    với cao độ cao hơn.
  • 2:56 - 3:00
    Nhưng miễn là nguồn âm chuyển động
    chậm hơn sóng âm của chúng,
  • 3:00 - 3:03
    chúng vẫn lồng vào nhau như bình thường.
  • 3:03 - 3:08
    Khi một vật trở thành siêu thanh,
    di chuyển nhanh hơn âm thanh chúng phát ra
  • 3:08 - 3:11
    thì sự việc thay đổi đáng kể.
  • 3:11 - 3:13
    Vì nó vượt qua sóng âm mà nó phát ra,
  • 3:13 - 3:16
    trong khi vẫn phát ra sóng âm
    ở vị trí hiện tại,
  • 3:16 - 3:20
    các sóng âm dồn lại với nhau, tạo
    nên hình nón Mach.
  • 3:20 - 3:23
    Khi nó tiến gần tới, người quan sát sẽ
    không nghe được gì cả
  • 3:23 - 3:28
    vì nó đi nhanh hơn âm thanh mà nó
    phát ra.
  • 3:28 - 3:33
    Chỉ sau khi vật ấy đi qua, người quan sát
    sẽ nghe được âm thanh cực lớn.
  • 3:33 - 3:37
    Khi hình nón Mach tới mặt đất,
    nó tạo nên hình hy-bec-bôn,
  • 3:37 - 3:41
    để lại một vệt gọi là thảm bom khi
    nó di chuyển về trước.
  • 3:41 - 3:46
    Điều này cho phép ta xác định được
    vùng chịu ảnh hưởng bởi bom âm thanh.
  • 3:46 - 3:49
    Vậy làm sao để biết được sức mạnh của
    bom âm thanh?
  • 3:49 - 3:53
    Ta phải giải được phương trình
    Navier - Stokes nổi tiếng
  • 3:53 - 3:56
    để tìm được sự thay đổi áp suât
    trong không khí
  • 3:56 - 4:00
    khi máy bay siêu thanh bay ngang qua.
  • 4:00 - 4:04
    Điều này dẫn đến dấu hiệu áp suât
    sóng N.
  • 4:04 - 4:05
    kí hiệu này có ý nghĩa gì?
  • 4:05 - 4:10
    Bom âm thanh xảy ra khi có sự
    thay đổi bất ngờ về áp suất,
  • 4:10 - 4:12
    và sóng N liên quan tới cả 2 âm thanh lớn:
  • 4:12 - 4:15
    một khi áp suất bắt đầu tăng ở mũi máy bay
  • 4:15 - 4:18
    và cái còn lại là khi đuôi máy bay đi qua,
  • 4:18 - 4:21
    và áp suất bất ngờ trở lại như cũ.
  • 4:21 - 4:23
    Điều này gây ra âm thanh kép lớn,
  • 4:23 - 4:27
    nhưng đối với người thường chỉ là 1 lần.
  • 4:27 - 4:30
    Trong thực tế, máy tính mẫu dùng các
    nguyên lí này
  • 4:30 - 4:34
    để dự đoán vị trí và độ mạnh của
    bom âm thanh
  • 4:34 - 4:38
    từ các điều kiện không khí và
    đường bay đã cho,
  • 4:38 - 4:41
    từ đó nghiên cứu cách giảm nhẹ
    hậu quả của chúng.
  • 4:41 - 4:46
    Trong lúc ấy, những chuyến bay siêu thanh
    xuyên lục địa vẫn bị cấm.
  • 4:46 - 4:49
    Vậy, bom âm thanh có phải sự
    sáng tạo mới đây không?
  • 4:49 - 4:50
    Không hẳn thế.
  • 4:50 - 4:53
    Khi chúng ta đang tìm cách làm chúng
    yên lặng
  • 4:53 - 4:56
    một vài loài động vật đã sử dụng
    bom âm thanh.
  • 4:56 - 5:01
    Loài khủng long Diplodocus đã có khả năng
    vẫy đuôi
  • 5:01 - 5:08
    với tốc độ nhanh hơn âm thanh,
    hơn 1200km/h, để đe dọa kẻ thù.
  • 5:08 - 5:12
    Một số loài tôm cũng có thể tạo ra sóng
    tương tự ở dưới nước
  • 5:12 - 5:16
    bằng tiếng tách tách từ chiếc càng
    to lớn của nó
  • 5:16 - 5:20
    để làm choáng hoặc thậm chí giết
    con mồi ở khoảng cách xa.
  • 5:20 - 5:22
    Trong khi con người vẫn đang có được
    sự tiến bộ
  • 5:22 - 5:25
    trong những cố gắng không ngừng
    về tốc độ,
  • 5:25 - 5:29
    thì thiên nhiên đã có được nó từ lâu rồi.
Title:
Vấn đề của bom âm thanh - Katerina Kaouri
Speaker:
Katerina Kaouri
Description:

Xem đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/what-causes-sonic-booms-katerina-kaouri

Những vật thể bay nhanh với vận tốc lớn hơn vận tốc âm thanh (như máy bay nhanh) gây nên sự chuyển động đột ngột của sóng kèm theo âm thanh giống tiếng sấm được gọi là: bom âm thanh. Những âm thanh vô cùng lớn này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người và động vật, thậm chí nó có thể phá hủy cả một tòa nhà gần đó. Katerina Kaouri làm rõ về việc các nhà khoa học đã sử dụng toán để tính toán quỹ đạo của bom âm thanh trong không khí, nó sẽ dừng ở đâu, và nó có thể to đến mức nào.

Thực hiện bởi: Katerina Kaouri, hình minh họa: Anton Bogaty.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:44
TED Translators admin approved Vietnamese subtitles for The sonic boom problem
Nguyễn Dương accepted Vietnamese subtitles for The sonic boom problem
Nguyễn Dương edited Vietnamese subtitles for The sonic boom problem
Nguyễn Dương edited Vietnamese subtitles for The sonic boom problem
Khanh Van Nguyen edited Vietnamese subtitles for The sonic boom problem
Thy Lai edited Vietnamese subtitles for The sonic boom problem
Thy Lai edited Vietnamese subtitles for The sonic boom problem

Vietnamese subtitles

Revisions