Return to Video

Chuyện gì xảy ra khi bạn bị chấn động não? - Clifford Robbins

  • 0:07 - 0:09
    Hằng năm tại Hoa Kỳ,
  • 0:09 - 0:11
    những vận động viên thể thao
    và hoạt động giải trí
  • 0:11 - 0:16
    hứng chịu khoảng 2.5
    đến 4 triệu cơn chấn động não.
  • 0:16 - 0:19
    Vậy những chấn động này
    nguy hiểm như thế nào?
  • 0:19 - 0:21
    Câu trả lời khá phức tạp,
  • 0:21 - 0:24
    và nằm ở cơ chế phản xạ
    của bộ não khi có va chạm xảy ra.
  • 0:24 - 0:30
    Bộ não có cấu tạo gồm mô mỡ mềm
    và đặc quánh như thạch.
  • 0:30 - 0:34
    Nằm trong lớp màng bảo vệ
    và phần màng cứng của hộp sọ,
  • 0:34 - 0:38
    cơ quan mỏng manh này
    thường được bảo vệ tốt.
  • 0:38 - 0:41
    Nhưng một chấn động bất ngờ
    có thể làm não bị dịch chuyển
  • 0:41 - 0:45
    và va vào phần cứng bên trong hộp sọ,
  • 0:45 - 0:49
    và khác với thạch, mô não
    không đồng nhất.
  • 0:49 - 0:53
    Nó được cấu thành từ
    một mạng lưới khổng lồ với 90 tỉ nơron
  • 0:53 - 0:58
    có nhiệm vụ truyền tín hiệu qua
    các sợi trục dài để giao tiếp khắp não bộ
  • 0:58 - 1:00
    và điều khiển cơ thể chúng ta.
  • 1:00 - 1:03
    Cấu trúc mảnh này khiến các nơron
    trở nên rất yếu ớt
  • 1:03 - 1:08
    nên khi bị va chạm, chúng sẽ dãn ra
    và thậm chí bị đứt.
  • 1:08 - 1:11
    Điều đó không chỉ làm gián đoạn
    khả năng giao tiếp của chúng
  • 1:11 - 1:15
    mà khi các sợi trục bị đứt
    bắt đầu thoái hóa,
  • 1:15 - 1:21
    chúng cũng sẽ giải phóng ra các độc tố
    làm chết các nơron khác.
  • 1:21 - 1:24
    Một chuỗi những sự việc này
    sẽ gây ra chấn động não.
  • 1:24 - 1:27
    Các thương tổn có thể biểu hiện
    dưới nhiều dạng khác nhau
  • 1:27 - 1:28
    như bị ngất,
  • 1:28 - 1:29
    nhức đầu,
  • 1:29 - 1:30
    hoa mắt,
  • 1:30 - 1:32
    mất thăng bằng,
  • 1:32 - 1:33
    thay đổi tâm trạng và hành vi,
  • 1:33 - 1:36
    vấn đề về trí nhớ, suy nghĩ, và giấc ngủ,
  • 1:36 - 1:40
    và sự bùng phát
    của những lo âu và trầm cảm.
  • 1:40 - 1:42
    Mọi bộ não đều khác nhau,
  • 1:42 - 1:47
    đó là lý giải cho việc những cơn chấn động
    của mọi người cũng rất khác nhau.
  • 1:47 - 1:50
    May mắn là đa số các cơn chấn động não
    đều có thể hồi phục
  • 1:50 - 1:55
    và các triệu chứng biến mất trong vòng
    vài ngày hoặc vài tuần.
  • 1:55 - 1:58
    Nghỉ ngơi nhiều và dần dần
    hoạt động trở lại
  • 1:58 - 2:01
    sẽ giúp não bộ tự hồi phục.
  • 2:01 - 2:03
    Nói về chủ đề nghỉ ngơi,
  • 2:03 - 2:06
    nhiều người nghe nói rằng
    không nên đi ngủ
  • 2:06 - 2:11
    ngay sau khi bị chấn động não
    vì bạn có thể rơi vào trạng thái hôn mê.
  • 2:11 - 2:13
    Đó là một quan niệm sai lầm.
  • 2:13 - 2:17
    Khi mà các bác sĩ không lo ngại về việc
    có các tổn thương não nặng hơn,
  • 2:17 - 2:19
    như xuất huyết não,
  • 2:19 - 2:23
    thì vẫn không có vấn đề nào được ghi nhận
    về việc ngủ sau khi bị chấn động não.
  • 2:23 - 2:26
    Đôi khi người bị tổn thương não
    có thể trải qua trạng thái
  • 2:26 - 2:30
    gọi là hội chứng sau sang chấn, hay PCS.
  • 2:30 - 2:34
    Người bị PCS có thể phải trải qua
    những cơn đau đầu dai dẳng,
  • 2:34 - 2:35
    các vấn đề về học tập,
  • 2:35 - 2:39
    và những triệu chứng về ứng xử
    ảnh hưởng đến các mối quan hệ cá nhân
  • 2:39 - 2:42
    suốt vài tháng hay vài năm
    sau tổn thương.
  • 2:42 - 2:46
    Việc cố gắng vận động khi bị
    chấn động não, dù chỉ trong vài phút,
  • 2:46 - 2:50
    hay quay lại chơi thể thao
    quá sớm sau sang chấn,
  • 2:50 - 2:54
    tăng nguy cơ dẫn tới tình trạng PCS.
  • 2:54 - 2:57
    Trong một số trường hợp,
    rất khó để chẩn đoán chấn động não
  • 2:57 - 3:00
    do các triệu chứng
    thường biểu hiện rất chậm.
  • 3:00 - 3:04
    Điều này thường đúng với
    các va chạm tiểu chấn
  • 3:04 - 3:07
    dẫn tới các lực tác động vào đầu nhẹ hơn
  • 3:07 - 3:09
    so với các va chạm gây chấn động não.
  • 3:09 - 3:13
    Loại tổn thương này không gây nên
    các triệu chứng rõ rệt ngay,
  • 3:13 - 3:18
    nhưng có thể dần dẫn đến
    các bệnh suy não trầm trọng
  • 3:18 - 3:20
    nếu nó cứ xảy ra liên tục.
  • 3:20 - 3:25
    Ví dụ như cầu thủ bóng đá,
    người phải liên tục đỡ bóng bằng đầu.
  • 3:25 - 3:28
    Ứng dụng công nghệ gọi là
    hình ảnh tenxơ khuếch tán,
  • 3:28 - 3:32
    chúng tôi bắt đầu phát hiện ra
    những tác động trên bộ não.
  • 3:32 - 3:36
    Phương pháp này cho phép các nhà khoa học
    tìm ra những bó sợi trục lớn
  • 3:36 - 3:41
    và quan sát cách các va chạm nhỏ
    có thể thay đổi chúng về mặt cấu trúc.
  • 3:41 - 3:44
    Năm 2013, các nhà nghiên cứu
    áp dụng công nghệ này đã phát hiện
  • 3:44 - 3:47
    rằng các vận động viên
    dùng đầu đỡ bóng nhiều nhất,
  • 3:47 - 3:49
    khoảng 1,800 lần một năm,
  • 3:49 - 3:54
    đã làm tổn thương cấu trúc nguyên vẹn
    của các bó sợi trục.
  • 3:54 - 3:57
    Tổn thương này cũng tương tự
    như một sợi dây bị đứt
  • 3:57 - 4:00
    khi các sợi cấu thành bắt đầu bung ra.
  • 4:00 - 4:05
    Các vận động viên này cũng làm những bài
    kiểm tra trí nhớ ngắn hạn kém hơn,
  • 4:05 - 4:08
    cho nên dù không gặp phải
    các chấn động cực mạnh,
  • 4:08 - 4:14
    những va chạm tiểu chấn này vẫn gây nên
    các thương tổn đo được sau một thời gian.
  • 4:14 - 4:18
    Thật vậy, các nhà nghiên cứu hiểu ra rằng
    sự quá tải các va chạm tiểu chấn
  • 4:18 - 4:24
    có liên quan đến một bệnh suy não
    gọi là chấn thương não mãn tính,
  • 4:24 - 4:26
    hay CTE.
  • 4:26 - 4:30
    Người mắc CTE gặp phải những biến đổi
    về tâm lý và hành vi
  • 4:30 - 4:33
    mà bắt đầu biểu hiện vào tuổi 30 hoặc 40
  • 4:33 - 4:36
    và cùng với đó là các vấn đề
    về suy nghĩ và trí nhớ
  • 4:36 - 4:41
    mà trong một số trường hợp
    có thể dẫn đến chứng đãng trí.
  • 4:41 - 4:44
    Thủ phạm là một loại protein gọi là tau.
  • 4:44 - 4:50
    Thường thì protein tau hỗ trợ các ống nhỏ
    trong các sợi trục, gọi là các vi ống.
  • 4:50 - 4:55
    Người ta cho rằng các va chạm tiểu chấn
    liên tục sẽ làm tổn thương các vi ống,
  • 4:55 - 4:59
    khiến các protein tau
    bị bật ra và rối với nhau.
  • 4:59 - 5:04
    Bó rối này làm gián đoạn quá trình
    truyền tin và giao tiếp giữa các nơron
  • 5:04 - 5:09
    và dẫn tới sự sụp đổ của
    các mối liên kết trong não bộ.
  • 5:09 - 5:11
    Một khi các protein tau
    bắt đầu kết tụ lại,
  • 5:11 - 5:14
    chúng làm hình thành
    nhiều khối kết tụ hơn
  • 5:14 - 5:16
    và tiếp tục lan rộng khắp bộ não,
  • 5:16 - 5:19
    ngay cả khi các va chạm
    tác động vào đầu đã dừng.
  • 5:19 - 5:22
    Dữ liệu cho thấy trong số
    các cầu thủ bóng đá có ít nhất
  • 5:22 - 5:28
    khoảng 50 đến 80% các chấn động não
    không được báo cáo và điều trị.
  • 5:28 - 5:30
    Đôi khi đó là do khó có thể nhận biết
  • 5:30 - 5:33
    một cơn chấn động não
    xảy ra ban đầu.
  • 5:33 - 5:37
    Nhưng cũng thường là do áp lực
    hoặc mong muốn tiếp tục cuộc chơi
  • 5:37 - 5:40
    mặc cho sự thật là
    có gì đó không ổn.
  • 5:40 - 5:42
    Điều này không chỉ
    làm suy yếu việc hồi phục.
  • 5:42 - 5:44
    Nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
  • 5:44 - 5:47
    Bộ não của chúng ta
    không phải thần thánh.
  • 5:47 - 5:49
    Nó vẫn cần được chúng ta
    bảo vệ khỏi tổn thương
  • 5:49 - 5:52
    và giúp hóa giải thương tổn
    một khi nó đã xảy ra.
Title:
Chuyện gì xảy ra khi bạn bị chấn động não? - Clifford Robbins
Speaker:
Clifford Robbins
Description:

Xem bài giảng đầy đủ tại: https://ed.ted.com/lessons/what-happens-when-you-have-a-concussion-clifford-robbins

Hằng năm tại Hoa Kỳ, những vận động viên thể thao và hoạt động tiêu khiển phải hứng chịu xấp xỉ 2.5 đến 4 triệu cơn chấn động não. Vậy những chấn động này nguy hiểm như thế nào? Câu trả lời khá phức tạp và nằm ở cách phản xạ của não bộ khi có va chạm xảy ra. Clifford Robbins sẽ giải thích cơ chế khoa học đằng sau những cơn chấn động não.

Bài giảng bởi Clifford Robbins, minh họa bởi Boniato Studio.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
06:16

Vietnamese subtitles

Revisions