Return to Video

Tại sao chúng ta nên xây dựng những toà nhà chọc trời bằng gỗ?

  • 0:01 - 0:04
    Đây là ông của tôi.
  • 0:04 - 0:06
    Và đây là con trai tôi.
  • 0:06 - 0:08
    Ông tôi đã dạy tôi cách làm đồ gỗ
  • 0:08 - 0:10
    khi tôi còn là một cậu bé,
  • 0:10 - 0:12
    và ông cũng dạy tôi rằng
  • 0:12 - 0:15
    nếu cháu chặt một cái cây để biến nó thành một thứ gì đó,
  • 0:15 - 0:17
    hãy quí trọng sự sống của cái cây đó và làm nên món đồ đẹp nhất
  • 0:17 - 0:19
    mà cháu có thể.
  • 0:19 - 0:23
    Con trai tôi đã khiến tôi nhận ra rằng
  • 0:23 - 0:26
    bên cạnh tất cả các công nghệ và đồ chơi trên thế giới,
  • 0:26 - 0:28
    đôi khi chỉ cần một miếng gỗ nhỏ,
  • 0:28 - 0:30
    nếu bạn chồng nó lên cao,
  • 0:30 - 0:34
    nó có thể trở thành một thứ gì đấy có thể truyền cảm hứng một cách đáng kinh ngạc
  • 0:34 - 0:36
    Đây là những toà nhà của tôi
  • 0:36 - 0:37
    Tôi xây nhà ở khắp nơi trên thế giới
  • 0:37 - 0:40
    bên ngoài văn phòng của chúng tôi tại Vancouver và New York.
  • 0:40 - 0:43
    Và chúng tôi xây những toà nhà với kích thước và kiểu dáng khác nhau.
  • 0:43 - 0:45
    và bằng những nguyên vật liệu khác nhau, tuỳ thuộc vào vị trí địa lí.
  • 0:45 - 0:47
    Nhưng gỗ là thứ vật liệu mà tôi thích nhất,
  • 0:47 - 0:49
    và tôi sẽ kể với các bạn câu chuyện về gỗ.
  • 0:49 - 0:51
    Một trong những lí do khiên tôi yêu gỗ là bởi vì mỗi khi
  • 0:51 - 0:54
    mọi người bước vào trong những toà nhà làm bằng gỗ của chúng tôi,
  • 0:54 - 0:56
    tôi nhận thấy rằng họ có những phản ứng hoàn toàn khác.
  • 0:56 - 0:59
    Tôi chưa bao giờ thấy ai đi vào một trong những toà nhà của mình
  • 0:59 - 1:01
    và ôm lấy một cây cột bằng thép hay bê tông cả,
  • 1:01 - 1:04
    thế nhưng tôi đã từng thấy điều đó xảy ra trong toà nhà làm bằng gỗ.
  • 1:04 - 1:07
    Tôi thực sự đã nhìn thấy cách mà người ta chạm vào gỗ,
  • 1:07 - 1:09
    và tôi nghĩ ắt hẳn phải có lí do nào đó.
  • 1:09 - 1:11
    Cũng giống như bông tuyết, không có hai miếng gỗ nào
  • 1:11 - 1:14
    giống hệt nhau trên trái đất này.
  • 1:14 - 1:16
    Đó là một điều kì diệu.
  • 1:16 - 1:18
    Tôi thích thú với suy nghĩ rằng gỗ
  • 1:18 - 1:22
    mang đến cho những toà nhà của chúng tôi dấu ấn của thiên nhiên.
  • 1:22 - 1:24
    Chính dấu ấn đó đã giúp
  • 1:24 - 1:29
    chúng tôi liên kết với tự nhiên trong môi trường xây dựng của công trình.
  • 1:29 - 1:31
    Hiện tại, tôi sống ở Vancouver, gần một khu rừng
  • 1:31 - 1:34
    cao tương đương 33 tầng.
  • 1:34 - 1:36
    Dọc bờ biển đây là California, rừng gỗ đỏ (redwood)
  • 1:36 - 1:39
    cao tương đương 40 tầng.
  • 1:39 - 1:42
    Nhưng những toà nhà bằng gỗ mà chúng ta nghĩ tới
  • 1:42 - 1:45
    trên thế giới chỉ cao nhất là 4 tầng.
  • 1:45 - 1:49
    Kể cả luật xây nhà cũng hạn chế việc xây dựng
  • 1:49 - 1:51
    những căn nhà cao hơn 4 tầng tại nhiều nơi
  • 1:51 - 1:53
    và điều đó cũng đúng ở Mĩ.
  • 1:53 - 1:55
    Bây giờ cũng có những ngoại lệ,
  • 1:55 - 1:57
    Nhưng cần có nhiều ngoại lệ hơn nữa,
  • 1:57 - 1:59
    Và mọi thứ sẽ thay đổi, tôi hi vọng vậy.
  • 1:59 - 2:01
    Và lí do tôi nghĩ vậy là bởi vì
  • 2:01 - 2:04
    ngày nay một nửa trong số chúng ta sống ở các thành phố,
  • 2:04 - 2:07
    và con số đó sẽ tăng lên đến 75%.
  • 2:07 - 2:09
    Các thành phố và mật độ dân số, điều đó có nghĩa là các toà nhà của chúng ta
  • 2:09 - 2:12
    sẽ tiếp tục trở nên lớn hơn,
  • 2:12 - 2:16
    và tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều đất diễn cho gỗ trong việc xây dựng nhà trong thành phố.
  • 2:16 - 2:19
    Tôi cảm thấy như vậy bởi vì ba tỉ người
  • 2:19 - 2:22
    trên thế giới hiện nay, trong vòng 20 năm nữa,
  • 2:22 - 2:23
    sẽ cần một nơi ở mới.
  • 2:23 - 2:25
    Điều đó có nghĩa là 40% dân số thế giới sẽ cần
  • 2:25 - 2:29
    một toà nhà mới cho họ trong vòng 20 năm tới.
  • 2:29 - 2:31
    Hiện nay, 1 trong 3 người sống ở thành phố
  • 2:31 - 2:33
    thực chất sống trong các khu ổ chuột
  • 2:33 - 2:36
    Tức là 1 tỉ người trên thế giới đang sống trong các khu ổ chuột.
  • 2:36 - 2:41
    100 triệu người trên giới không có nơi ở.
  • 2:41 - 2:43
    Thách thức cho các kiến trúc sư
  • 2:43 - 2:46
    và xã hội
  • 2:46 - 2:50
    là tìm ra một giải pháp về nơi ở cho những người này.
  • 2:50 - 2:54
    Nhưng thách thức đó là, khi chúng ta chuyển tới thành phố,
  • 2:54 - 2:57
    thành phố thường được xây dựng bằng hai loại nguyên vật liệu,
  • 2:57 - 3:00
    thép và bê tông, và đó là nhưng vật liệu tốt.
  • 3:00 - 3:02
    Chúng là những vật liệu của thể kỉ trước.
  • 3:02 - 3:05
    Song chúng cũng là những nguyên vật liệu với rất nhiều năng lượng
  • 3:05 - 3:09
    và thải ra rất nhiều khí nhà kính trong quá trình sản xuất.
  • 3:09 - 3:11
    Thép chiếm khoảng 3%
  • 3:11 - 3:13
    lượng khí nhà kính do con người thải ra,
  • 3:13 - 3:16
    và bê tông chứa 5%.
  • 3:16 - 3:19
    Vậy nên nếu bạn nghĩ về điều đó, 8%
  • 3:19 - 3:22
    khí nhà kính mà chúng ta thải ra hiện nay
  • 3:22 - 3:25
    đến từ riêng 2 loại vật liệu này
  • 3:25 - 3:28
    Chúng ta không nghĩ nhiều về điều đó, và thật đáng tiếc,
  • 3:28 - 3:30
    chúng ta còn chẳng thèm nghĩ tới những toà nhà mà tôi nghĩ rằng
  • 3:30 - 3:31
    đáng ra chúng ta nên làm.
  • 3:31 - 3:35
    Đây là một thống kê của Mĩ về tầm quan trọng của của khí nhà kính
  • 3:35 - 3:38
    Gần một nửa lượng khí nhà kính liên quan tới lĩnh vực xây dựng,
  • 3:38 - 3:41
    và cũng là tương tự nếu chúng ta nhìn sang vấn đề năng lượng.
  • 3:41 - 3:44
    Các bạn sẽ nhận thấy rằng mặc dù phương tiện giao thông xếp thứ 2 trong danh sách đó,
  • 3:44 - 3:46
    nhưng lại là thứ chúng ta thường được nghe nhắc đến nhiều nhất trong các cuộc trò chuyện.
  • 3:46 - 3:50
    Và mặc dù phần lớn là vấn đề năng lượng,
  • 3:50 - 3:53
    vấn đề về khí thải carbon cũng rất đáng quan tâm.
  • 3:53 - 3:56
    Vấn đề mà tôi thấy ở đây, trên hết, là
  • 3:56 - 3:58
    sự xung đột trong cách chúng ta giải quyết vấn đề
  • 3:58 - 4:01
    phục vụ 3 tỉ người cần nhà ở,
  • 4:01 - 4:05
    và về việc biến đổi khí hậu, đó là những va chạm trước tiên nhất
  • 4:05 - 4:08
    sắp xảy ra, hoặc đã và đang diễn ra.
  • 4:08 - 4:11
    Thách thức đó nghĩa là chúng ta phải bắt đầu suy nghĩ theo những đường hướng mới,
  • 4:11 - 4:13
    và tôi nghĩ rằng gỗ sẽ là một phần của giải pháp đó,
  • 4:13 - 4:15
    và tôi sẽ cho bạn biết lý do tại sao.
  • 4:15 - 4:17
    Là một kiến trúc sư, gỗ là vật liệu duy nhất,
  • 4:17 - 4:20
    một nguyên liệu lớn mà tôi có thể sử dụng
  • 4:20 - 4:23
    , thứ đã được nuôi lớn bởi sức mạnh của mặt trời.
  • 4:23 - 4:26
    Khi một cái cây lớn lên trong khu rừng, thải ra khí oxy
  • 4:26 - 4:28
    và thu vào CO2
  • 4:28 - 4:31
    và rồi nó chết đi và rơi xuống nền đất,
  • 4:31 - 4:36
    nó thải ra trờ lại khí CO2 vào khí quyển hay vào trong các tầng đất.
  • 4:36 - 4:39
    Nếu nó bị đốt cháy trong một vụ cháy rừng, nó cũng sẽ thải ra lượng carbon đó
  • 4:39 - 4:41
    vào bầu không khí.
  • 4:41 - 4:44
    Nhưng nếu bạn lấy miếng gỗ đó lắp vào một toà nhà
  • 4:44 - 4:48
    hoặc biến nó thành một món đồ nội thất hay đồ chơi gỗ,
  • 4:48 - 4:49
    nó thực sự có một khả năng tuyệt vời
  • 4:49 - 4:53
    trong việc lưu trữ các-bon và cung cấp cho chúng ta một sự ẩn cư tạm thời.
  • 4:53 - 4:57
    Một mét khối gỗ sẽ lưu trữ
  • 4:57 - 4:59
    một tấn CO2.
  • 4:59 - 5:02
    Giờ đây hai giải pháp của chúng ta đối với khí hậu hiển nhiên là
  • 5:02 - 5:04
    giảm lượng khí thải và tìm nơi lưu trữ.
  • 5:04 - 5:06
    Gỗ là vật liệu xây nhà chủ chốt duy nhất
  • 5:06 - 5:10
    có thể làm được cả hai điều trên.
  • 5:10 - 5:13
    Thế nên, tôi tin rằng từ
  • 5:13 - 5:16
    luân lý hiện có, cho rằng trái đất nuôi sống thức ăn của chúng ta,
  • 5:16 - 5:18
    chúng ta cần phải phát triển nó, trong thể kỉ này
  • 5:18 - 5:21
    theo hướng trái đất cũng nên "nuôi lớn" nhà ở của mình.
  • 5:21 - 5:22
    Bây giờ, chúng ta sẽ sẽ làm điều đó như thế nào
  • 5:22 - 5:24
    khi chúng ta đang đô thị hoá với tốc độ như hiện nay
  • 5:24 - 5:26
    và chúng ta nghĩ tới việc xây dựng căn nhà bằng gỗ chỉ vỏn vẹn có 4 tầng ?
  • 5:26 - 5:29
    Chúng ta cần phải giảm thiểu số lượng bê tông và thép và chúng ta cần
  • 5:29 - 5:30
    phát triển lớn mạnh hơn, và điều mà chúng tôi đang nghiên cứu và phát triển
  • 5:30 - 5:35
    là việc xây dựng một toà nhà cao 30 tầng bằng gỗ.
  • 5:35 - 5:39
    Chúng tôi đã làm việc với một kĩ sư
  • 5:39 - 5:41
    tên là Eric Karsh
  • 5:41 - 5:44
    và chúng tôi đang thực hiện công việc mới mẻ này bởi vì
  • 5:44 - 5:46
    đã có những sản phẩm mới làm từ gỗ ngoài kia cho chúng ta sử dụng,
  • 5:46 - 5:48
    và chúng tôi gọi chúng là gỗ tấm to.
  • 5:48 - 5:51
    Đây là những tấm gỗ được làm từ cây non,
  • 5:51 - 5:54
    cây với tốc độ tăng trưởng thấp, những miếng gỗ nhỏ
  • 5:54 - 5:57
    được dán lại với nhau để tạo ra những tấm gỗ khổng lồ:
  • 5:57 - 6:01
    rộng 8 feet, dài 64 feet và có bề dày khác nhau.
  • 6:01 - 6:04
    Cách miêu tả tốt nhất về điều này mà tôi rút ra được là nói rằng
  • 6:04 - 6:06
    chúng ta đều quen với cách xây dựng "Two by four"
  • 6:06 - 6:07
    khi chúng ta nghĩ về gỗ.
  • 6:07 - 6:10
    Đó là điều mà mọi người nhanh chóng kết luận.
  • 6:10 - 6:12
    Xây dựng "Two-by four" giống như là
  • 6:12 - 6:14
    những miếng gạch nhỏ 8 chấm của bộ đồ chơi lego chúng ta từng chơi khi còn nhỏ,
  • 6:14 - 6:17
    và bạn có thể tạo ra tất cả mọi thứ hay ho từ những mảnh Lego
  • 6:17 - 6:20
    ,ở kích thước đó, từ "Two-by-fours"
  • 6:20 - 6:21
    Nhưng liệu bạn có nhớ rằng khi còn là một đứa trẻ,
  • 6:21 - 6:23
    bạn lục lọi trong căn hầm nhà mình,
  • 6:23 - 6:26
    và tìm thấy một miếng Lego 24-chấm
  • 6:26 - 6:27
    và lúc ấy bạn cảm thấy đại loại như là
  • 6:27 - 6:29
    "Tuyệt cú mèo! Tớ có thể xây dựng một thứ gì đó thật lớn
  • 6:29 - 6:31
    và nó sẽ trở nên thật vĩ đại!"
  • 6:31 - 6:32
    Đó là sự thay đổi.
  • 6:32 - 6:35
    Khối lượng gỗ tấm là những viên gạch 24-dot.
  • 6:35 - 6:37
    Chúng đang thay đổi quy mô của những gì chúng ta có thể làm,
  • 6:37 - 6:39
    và thứ mà chúng tôi đã phát triển, được gọi là FFTT,
  • 6:39 - 6:42
    đó là một giải pháp sáng tạo cộng đồng
  • 6:42 - 6:47
    để xây dựng một hệ thống linh hoạt
  • 6:47 - 6:49
    trong kĩ thuật xây dựng sử dụng những tấm gỗ lớn này, cho phép chúng ta chồng lên
  • 6:49 - 6:53
    6 tầng một lúc nếu muốn.
  • 6:53 - 6:57
    Đoạn hoạt hình này sẽ cho bạn thấy làm thế nào để kết cấu tòa nhà được tạo nên
  • 6:57 - 7:00
    bằng một cách rất đơn giản, và việc tiếp cận những toà nhà này giờ đã được mở rộng
  • 7:00 - 7:03
    cho các kiến trúc sư và kĩ sư xây dựng
  • 7:03 - 7:04
    từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới,
  • 7:04 - 7:07
    với các phong cách kiến trúc và đặc tính khác nhau.
  • 7:07 - 7:10
    Để xây dựng một cách an toàn
  • 7:10 - 7:12
    trên thực tế, chúng tôi đã thiết kế những toà nhà này
  • 7:12 - 7:14
    phù hợp với hoàn cảnh của Vancouver,
  • 7:14 - 7:15
    nơi có địa chấn cao
  • 7:15 - 7:19
    ngay cả ở một toà nhà 30 tầng.
  • 7:19 - 7:20
    Bây giờ rõ ràng là, mỗi khi tôi nhắc đến điều này,
  • 7:20 - 7:22
    mọi người, các bạn biết đấy, ngay cả người tại hội nghị này nói rằng
  • 7:22 - 7:25
    "Anh có nghiêm túc không? Ba mươi tầng á? Làm thế nào điều đó có thể xảy ra?"
  • 7:25 - 7:29
    Và có rất nhiều những câu hỏi hay được đặt ra
  • 7:29 - 7:31
    và cả những câu hỏi quan trọng mà chúng tôi đà dùng rất nhiều thời gian
  • 7:31 - 7:33
    để tìm ra câu trả lời khi tập hợp
  • 7:33 - 7:36
    các báo cáo của mình và ghi nhận các nhận xét từ những người quen biết.
  • 7:36 - 7:37
    Tôi sẽ chỉ tập trung vào một vài câu trong đó,
  • 7:37 - 7:39
    hãy bắt đầu với lửa vì tôi nghĩ lửa
  • 7:39 - 7:41
    có lẽ là điều đầu tiên các bạn đang nghĩ tới tại ngay thời điểm này.
  • 7:41 - 7:42
    Cũng đúng thôi.
  • 7:42 - 7:44
    Và đây là cách tôi mô tả nó.
  • 7:44 - 7:46
    Nếu tôi bảo bạn lấy một que diêm và đốt nó lên
  • 7:46 - 7:50
    giữ một thanh gỗ to và cố gắng để làm cháy nó.
  • 7:50 - 7:52
    Điều đó sẽ không xảy ra, đúng không? Tất cả chúng ta đều biết vậy.
  • 7:52 - 7:55
    Nhưng để có một đám cháy, bạn thường bắt đầu với những miếng
  • 7:55 - 7:56
    gỗ nhỏ và bạn làm chúng cháy dần lên
  • 7:56 - 7:59
    và cuối cùng bạn có thể cho thêm những thanh gỗ lớn vào lửa,
  • 7:59 - 8:01
    và khi bạn thêm những thanh gỗ này vào đám lửa đó, tất nhiên,
  • 8:01 - 8:04
    chúng cháy nhưng cháy rất chậm.
  • 8:04 - 8:06
    Vâng, gỗ tấm, những sản phẩm mới
  • 8:06 - 8:08
    mà chúng tôi đang sử dụng, khá là giống các thanh gỗ lớn.
  • 8:08 - 8:11
    Rất khó để làm chúng bắt lửa và kể cả khi bị đốt cháy,
  • 8:11 - 8:14
    chúng cháy theo một cách hoàn toàn có thể được dự báo trước,
  • 8:14 - 8:16
    và chúng tôi có thể sử dụng hỏa lực khoa học để dự đoán
  • 8:16 - 8:18
    và làm cho các tòa nhà này an toàn như khi sử dụng bê tông
  • 8:18 - 8:21
    và cốt thép.
  • 8:21 - 8:24
    Vấn đề lớn tiếp theo, chặt phá rừng.
  • 8:24 - 8:26
    18% lượng
  • 8:26 - 8:28
    khí nhà kính thải ra trên toàn thế giới.
  • 8:28 - 8:30
    là kết quả của nạn phá rừng.
  • 8:30 - 8:33
    Điều cuối cùng mà chúng tôi muốn làm đốn cây.
  • 8:33 - 8:37
    Hay nói đúng hơn là, điều cuối cùng chúng tôi muốn làm là đốn sai cây.
  • 8:37 - 8:40
    Có những mô hình hướng tới nền lâm nghiệp bền vững
  • 8:40 - 8:42
    cho phép chúng tôi khai thác cây rừng đúng cách,
  • 8:42 - 8:44
    và chỉ duy những cây thích hợp
  • 8:44 - 8:46
    để sử dụng cho các loại hệ thống như thế này.
  • 8:46 - 8:48
    Bây giờ tôi thực sự nghĩ rằng những ý tưởng này
  • 8:48 - 8:52
    sẽ thay đổi bộ mặt của nạn phá rừng.
  • 8:52 - 8:54
    Tại các quốc gia với các vấn đề phá rừng,
  • 8:54 - 8:56
    chúng ta cần phải tìm cách mang lại
  • 8:56 - 8:59
    các giá trị tốt hơn cho rừng
  • 8:59 - 9:01
    và khuyến khích mọi người kiếm tiền
  • 9:01 - 9:03
    thông qua chu kỳ tăng trưởng rất nhanh--
  • 9:03 - 9:06
    Các cây 10, 12, 15 tuổi tạo ra những sản phẩm này
  • 9:06 - 9:08
    cho phép chúng tôi xây dựng ở qui mô này.
  • 9:08 - 9:11
    Chúng tôi đã tính toán với một tòa nhà 20 tầng:
  • 9:11 - 9:14
    Chúng tôi sẽ phát triển đủ gỗ ở Bắc Mỹ mỗi 13 phút.
  • 9:14 - 9:16
    Đó là khoản thời gian yêu cầu.
  • 9:16 - 9:19
    Câu chuyện về carbon ở đây cũng thực sự hay.
  • 9:19 - 9:23
    Nếu chúng ta xây dựng toà nhà 20 tầng bằng xi măng và bê tông,
  • 9:23 - 9:25
    quá trình này sẽ đem lại cho ngành sản xuất
  • 9:25 - 9:29
    xi măng 1200 tấn khí thải CO2
  • 9:29 - 9:32
    Nếu chúng ta làm nó với gỗ
  • 9:32 - 9:33
    chúng ta sẽ có thể làm giảm khoảng 3.100 tấn,
  • 9:33 - 9:36
    , vậy nên chênh lệch tổng cộng là 4.300 tấn.
  • 9:36 - 9:39
    Tương đương với khoảng 900 xe ô tô
  • 9:39 - 9:42
    được loại bỏ khỏi làn đường trong một năm.
  • 9:42 - 9:43
    Hãy nhớ lại ba tỷ người
  • 9:43 - 9:45
    đang cần một căn nhà mới,
  • 9:45 - 9:48
    và có thể đây là một đóng góp đáng kể cho việc giảm thiểu con số này.
  • 9:48 - 9:50
    Chúng ta đang ở khởi đầu của một cuộc cách mạng, tôi hy vọng là như vậy,
  • 9:50 - 9:52
    trong cách mà chúng ta xây dựng, bởi vì đây là phương thức mới đầu tiên
  • 9:52 - 9:57
    xây dựng một tòa nhà chọc trời trong, có lẽ, 100 năm hoặc nhiều hơn.
  • 9:57 - 10:00
    Nhưng thách thức đang thay đổi nhận thức của xã hội
  • 10:00 - 10:02
    về tính khả thi của nó, và đó là một thách thức lớn.
  • 10:02 - 10:05
    Kỹ thuật là, trung thực mà nói, là phần dễ của công việc này.
  • 10:05 - 10:08
    Và đây là cách tôi mô tả nó.
  • 10:08 - 10:10
    Toà nhà chọc trời đầu tiên, về mặt kỹ thuật--
  • 10:10 - 10:12
    và định nghĩa của một nhà chọc trời là cao 10 tầng, tin hay không thì tuỳ
  • 10:12 - 10:14
    nhưng đây là toà nhà chọc trời đầu tiên ở Chicago
  • 10:14 - 10:18
    và mọi người đã sợ hãi khi đi dưới nó.
  • 10:18 - 10:19
    Nhưng chỉ bốn năm sau khi nó được xây dựng,
  • 10:19 - 10:22
    Gustave Eiffel đã xây dựng tháp Eiffel
  • 10:22 - 10:24
    và vì đã xây dựng nên tháp Eiffel
  • 10:24 - 10:28
    ông đã làm thay đổi đường chân trời của các thành phố trên thế giới,
  • 10:28 - 10:31
    thay đổi và tạo ra một cuộc cạnh tranh
  • 10:31 - 10:34
    giữa những nơi như thành phố New York và Chicago,
  • 10:34 - 10:36
    nơi mà các nhà phát triển bắt đầu xây dựng các tòa nhà lớn và lớn hơn
  • 10:36 - 10:40
    và đẩy các nóc nhà lên cao và cao hơn nữa
  • 10:40 - 10:42
    với kỹ thuật tốt và tốt hơn.
  • 10:42 - 10:44
    Chúng tôi đã xây dựng mô hình này tại New York, trên thực tế,
  • 10:44 - 10:47
    một mô hình lý thuyết sắp tới sẽ được đặt tại khuôn viên
  • 10:47 - 10:49
    một trường đại học kỹ thuật,
  • 10:49 - 10:51
    và lý do chúng tôi chọn địa điểm này
  • 10:51 - 10:54
    là để cho các bạn thấy những toà nhà này sẽ trông như thể nào,
  • 10:54 - 10:55
    bởi vì vẻ bên ngoài của chúng có thể được thay đổi.
  • 10:55 - 10:58
    Và cấu trúc chính là điều mà chúng tôi đang nói tới.
  • 10:58 - 11:01
    Lý do chúng tôi chọn nó là bởi vì đây là một trường đại học kỹ thuật,
  • 11:01 - 11:03
    và tôi tin rằng gỗ là
  • 11:03 - 11:07
    vật liệu với công nghệ tiên tiến nhất mình có thể sử dụng trong xây dựng.
  • 11:07 - 11:10
    Và hóa ra tấm bằng sáng chế lại nghiễm nhiên thuộc về tạo hóa,
  • 11:10 - 11:12
    và chúng ta không mấy thoải mái với sự thật này.
  • 11:12 - 11:14
    Nhưng nó nên là như vậy,
  • 11:14 - 11:18
    dấu ấn của tạo hóa trong môi trường xây dựng.
  • 11:18 - 11:20
    Tôi trông chờ vào cơ hội này
  • 11:20 - 11:23
    để tạo nên khoảnh khắc tháp Eiffel, theo cách mà chúng tôi gọi nó.
  • 11:23 - 11:25
    Các toà nhà đang được xây dựng trên toàn thế giới.
  • 11:25 - 11:27
    Có một toà nhà 9 tầng tại London,
  • 11:27 - 11:29
    một toà nhà mới vừa được hoàn thành ở Úc
  • 11:29 - 11:31
    mà tôi nghĩ rằng cao 10 hoặc 11 tầng.
  • 11:31 - 11:35
    Chúng tôi bắt đầu nâng tầm cao của những toà nhà bằng gỗ này
  • 11:35 - 11:37
    chúng tôi hy vọng, và tôi hy vọng,
  • 11:37 - 11:40
    rằng quê hương của tôi Vancouver thực sự có khả năng
  • 11:40 - 11:42
    trở thành nơi có toà nhà cao nhất thế giới với khoảng 20 tầng
  • 11:42 - 11:45
    trong tương lai không xa.
  • 11:45 - 11:48
    Khoảnh khắc tháp Eiffel sẽ phá vỡ trần mức,
  • 11:48 - 11:49
    Các trần mức chuẩn mực về chiều cao,
  • 11:49 - 11:52
    và cho phép các tòa nhà gỗ tham gia cuộc đua,
  • 11:52 - 11:54
    Và tôi tin rằng cuộc đua này đã thực sự bắt đầu.
  • 11:54 - 11:56
    Cảm ơn các bạn.
  • 11:56 - 12:01
    (Vỗ tay)
Title:
Tại sao chúng ta nên xây dựng những toà nhà chọc trời bằng gỗ?
Speaker:
Michael Green
Description:

Xây dựng một toà nhà chọc trời? Hãy quên cốt thép và bê tông đi, theo lời kiến trúc sư Michael Green, và hãy xây nó bằng... gỗ. Trong bài nói chuyện chi tiết và thú vị này, ông cho rằng việc xây dựng một toà nhà cao 30 tầng ( và ông hi vọng sẽ còn cao hơn nữa) một cách an toàn không chỉ khả thi mà còn rất cần thiết.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
12:22

Vietnamese subtitles

Revisions

  • Revision 3 Edited (legacy editor)
    Dimitra Papageorgiou