Return to Video

Điều chúng ta biết (và chưa biết về Ebola) - Alex Gendler

  • 0:06 - 0:09
    Mùa hè năm 1976,
  • 0:09 - 0:14
    một dịch bệnh bí ẩn đột nhiên tấn công
    hai thị trấn ở Trung Phi,
  • 0:14 - 0:16
    giết chết phần lớn
    các nạn nhân của nó.
  • 0:16 - 0:18
    Các nhà nghiên cứu y tế nghi ngờ
  • 0:18 - 0:22
    thủ phạm chính là
    virus Marburg chết người.
  • 0:22 - 0:27
    Nhưng những gì họ thấy qua kính hiển vi
    là một tác nhân gây bệnh hoàn toàn mới,
  • 0:27 - 0:31
    mà sau này được đặt tên theo
    dòng sông Ebola, gần đó.
  • 0:31 - 0:33
    Giống với sốt vàng da
    hay sốt xuất huyết,
  • 0:33 - 0:39
    bệnh do virus Ebola là một dạng
    sốt xuất huyết nghiêm trọng.
  • 0:39 - 0:42
    Nó bắt đầu bằng cách tấn công
    các tế bào hệ miễn dịch
  • 0:42 - 0:44
    và trung hòa các phản ứng,
  • 0:44 - 0:46
    cho phép virus sinh sôi nảy nở.
  • 0:46 - 0:50
    Sau thời gian ủ bệnh
    từ 2-20 ngày,
  • 0:50 - 0:52
    xuất hiện các triệu chứng
    ban đầu như sốt cao
  • 0:52 - 0:53
    đau nhức,
  • 0:53 - 0:55
    và đau họng
  • 0:55 - 0:57
    giống triệu chứng
    của bệnh cúm thông thường
  • 0:57 - 1:01
    nhưng nhanh chóng leo thang
    đến nôn mửa, phát ban và tiêu chảy.
  • 1:01 - 1:05
    Và khi lây lan, chúng xâm nhập vào
    các hạch bạch huyết
  • 1:05 - 1:06
    và các cơ quan chính
  • 1:06 - 1:10
    như thận và gan,
    làm chúng mất chức năng.
  • 1:10 - 1:14
    Nhưng bản thân virus không phải là
    nguyên nhân giết chết các nạn nhân.
  • 1:14 - 1:19
    Thay vào đó, sự gia tăng các tế bào chết
    gây ra sự quá tải trong hệ miễn dịch
  • 1:19 - 1:21
    còn được gọi là cơn bão cytokine,
  • 1:21 - 1:25
    sự gia tăng ồ ạt các phản ứng
    miễn dịch, làm hư hại các mạch máu,
  • 1:25 - 1:28
    gây ra xuất huyết
    trong và ngoài.
  • 1:28 - 1:32
    Xuất huyết quá mức và
    biến chứng
  • 1:32 - 1:37
    có thể gây tử vong trong vòng 6-16 ngày
    kể từ khi phát bệnh,
  • 1:37 - 1:39
    mặc dù việc chăm sóc tận tình
    và điều trị bù nước
  • 1:39 - 1:43
    có thể làm giảm đáng kể
    nguy cơ tử vong ở bệnh nhân.
  • 1:43 - 1:46
    May mắn thay, trong khi Ebola
    có độc lực cao,
  • 1:46 - 1:49
    vẫn có nhiều yếu tố hạn chế
    sự lây lan của nó.
  • 1:49 - 1:53
    Không giống như các virus sinh sôi
    qua phân tử phát tán trong không khí
  • 1:53 - 1:56
    Ebola chỉ tồn tại
    trong các dịch cơ thể
  • 1:56 - 1:57
    như nước bọt,
  • 1:57 - 1:57
    máu,
  • 1:57 - 1:58
    nước nhầy,
  • 1:58 - 1:59
    dịch nôn mửa,
  • 1:59 - 2:00
    hoặc phân
  • 2:00 - 2:01
    Để phát tán,
  • 2:01 - 2:05
    Ebola phải được truyền từ cơ thể
    người bệnh sang cơ thể khác
  • 2:05 - 2:09
    thông qua các đường
    như mắt, miệng hoặc mũi.
  • 2:09 - 2:11
    Và vì mức độ nghiêm trọng của bệnh
  • 2:11 - 2:14
    tăng trực tiếp cùng với lượng virus,
  • 2:14 - 2:17
    ngay cả một người bị nhiễm bệnh
    cũng khó thể lây nhiễm
  • 2:17 - 2:20
    cho đến khi bắt đầu xuất hiện những
    triệu chứng đầu tiên.
  • 2:20 - 2:24
    Trong khi Ebola đã được chứng minh
    có thể tồn tại trên bề mặt trong vài giờ
  • 2:24 - 2:28
    và theo lí thuyết có thể truyền nhiễm
    qua ho hoặc hắt hơi ,
  • 2:28 - 2:32
    thực tế, tất cả các ca nhiễm bệnh đều
    thông qua tiếp xúc trực tiếp
  • 2:32 - 2:35
    với nguồn bệnh nghiêm trọng
  • 2:35 - 2:37
    với nguy cơ lớn nhất xảy ra
    cho các nhân viên y tế,
  • 2:37 - 2:40
    và bạn bè, người thân
    của bệnh nhân.
  • 2:40 - 2:43
    Đây là lý do tại sao
    dù có sức ảnh hưởng khủng khiếp,
  • 2:43 - 2:47
    thì nói chung Ebola vẫn ít gây chết người
    hơn so với nhiễm trùng phổ biến
  • 2:47 - 2:48
    chẳng hạn như bệnh sởi
  • 2:48 - 2:49
    sốt rét
  • 2:49 - 2:51
    thậm chí cả dịch cúm.
  • 2:51 - 2:53
    Khi một đợt dịch đã được kiềm chế,
  • 2:53 - 2:55
    virus không tồn tại trong quần thể người
  • 2:55 - 2:58
    cho đến khi đợt dịch tiếp theo bùng nổ.
  • 2:58 - 3:00
    Trong khi đây là một điều tốt
    không cần bàn cãi,
  • 3:00 - 3:03
    thì nó cũng gây khó khăn
    cho việc nghiên cứu về Ebola.
  • 3:03 - 3:06
    Các nhà khoa học tin rằng dơi ăn quả
    là mầm bệnh tự nhiên,
  • 3:06 - 3:10
    nhưng làm cách nào nó được truyền sang
    người thì vẫn còn là bí ẩn.
  • 3:10 - 3:13
    Ngoài ra, tại nhiều nước,
    nơi xuất hiện dịch Ebola,
  • 3:13 - 3:16
    cơ sở hạ tầng và điều kiện
    vệ sinh môi trường yếu kém
  • 3:16 - 3:19
    cũng là yếu tố
    khiến dịch bệnh lây lan.
  • 3:19 - 3:20
    Sự nghèo khó tại đây,
  • 3:20 - 3:23
    cộng với số lượng tương đối thấp
    các trường hợp nhiễm bệnh
  • 3:23 - 3:29
    nghĩa là có rất ít thúc đẩy kinh tế để
    các công ty dược đầu tư nghiên cứu.
  • 3:29 - 3:32
    Mặc dù một số loại thuốc thử nghiệm
    rất có tiềm năng
  • 3:32 - 3:34
    và chính phủ cũng đang tài trợ
    cho việc phát triển vacxin
  • 3:34 - 3:36
    trong năm 2014,
  • 3:36 - 3:40
    giải pháp phổ biến và hiệu quả
    với một ổ dịch Ebola chỉ là
  • 3:40 - 3:41
    cô lập,
  • 3:41 - 3:43
    vệ sinh môi trường
  • 3:43 - 3:45
    và truyền thông.
Title:
Điều chúng ta biết (và chưa biết về Ebola) - Alex Gendler
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/what-we-know-and-don-t-know-about-ebola-alex-gendler

Virus Ebola có độc lực cao đã thổi bùng một vài đại dịch từ khi chúng xuất hiện lần đầu vào năm 1976 - và đại dịch tồi tệ nhất là vào năm 2014. Vậy virus lây lan thế nào, và chính xác chúng ảnh hưởng ra sao lên cơ thể? Alex Gendler đi sâu vào chi tiết Ebola là gì và tại sao lại quá khó để nghiên cứu nó.

Bài học của Alex Gendler, hoạt hình bởi Andrew Foerster.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:01

Vietnamese subtitles

Revisions