Return to Video

Chúng ta có thể học được những gì từ các thiên hà xa, rất xa

  • 0:00 - 0:04
    Đây là hình ảnh
    của các cụm thiên hà.
  • 0:04 - 0:06
    Đúng như tên gọi,
  • 0:06 - 0:09
    Chúng là một chùm
    vô số các thiên hà
  • 0:09 - 0:11
    gắn kết với nhau
    bởi lực hấp dẫn.
  • 0:11 - 0:14
    Hầu hết các điểm
    quý vị thấy trên màn hình
  • 0:14 - 0:16
    không phải là các
    ngôi sao riêng lẻ,
  • 0:16 - 0:19
    mà là những chùm sao,
    hoặc các thiên hà.
  • 0:19 - 0:21
    Nhìn những bức ảnh này,
    tôi hy vọng
  • 0:21 - 0:23
    quý vị sẽ nhanh chóng
    nhận thấy
  • 0:23 - 0:26
    cụm thiên hà là
    những vật thể xinh đẹp,
  • 0:26 - 0:27
    còn hơn thế,
  • 0:27 - 0:30
    tôi thấy
    các cụm thiên hà thật bí ẩn
  • 0:30 - 0:31
    chúng khiến tôi ngạc nhiên,
  • 0:31 - 0:33
    và chúng hữu ích.
  • 0:33 - 0:36
    Hữu ích vì đây là phòng thí nghiệm
    lớn nhất của vũ trụ.
  • 0:36 - 0:40
    Là phòng thí nghiệm,
    vì mô tả các chùm Thiên Hà
  • 0:40 - 0:42
    là mô tả các thí nghiệm
  • 0:42 - 0:43
    có thể làm với chúng.
  • 0:43 - 0:46
    Theo tôi có bốn loại chính,
  • 0:46 - 0:48
    loại đầu tiên tôi muốn mô tả
  • 0:48 - 0:50
    là cụm thiên hà cực lớn.
  • 0:50 - 0:52
    Vậy nó lớn tới cỡ nào?
  • 0:52 - 0:56
    Vâng, đây là hình ảnh
    của một cụm Thiên Hà.
  • 0:56 - 0:59
    Nó lớn đến nỗi
    ánh sáng đi qua nó
  • 0:59 - 1:02
    liền bị uốn cong, bị vênh
  • 1:02 - 1:05
    bởi lực hấp dẫn cực lớn
    của cụm sao này.
  • 1:05 - 1:06
    Thực tế, nếu xét kỹ
  • 1:06 - 1:09
    có thể thấy các vòng tròn
    xung quanh cụm sao này.
  • 1:09 - 1:11
    Tôi cho quý vịmột con số,
  • 1:11 - 1:12
    cụm Thiên Hà đặc biệt này
  • 1:12 - 1:17
    có một quần thể
    hơn một triệu tỷ mặt trời.
  • 1:17 - 1:20
    Ta khó hình dung những hệ
    thiên hà này lớn đến thế nào.
  • 1:20 - 1:21
    Nhưng không chỉ có thế,
  • 1:21 - 1:23
    nó còn có thêm tính năng này.
  • 1:23 - 1:26
    Về cơ bản chúng là
    những hệ đơn lập,
  • 1:26 - 1:28
    nếu thích,
    ta có thể nghĩ
  • 1:28 - 1:31
    chúng là một phiên bản
    thu nhỏ của toàn vũ trụ.
  • 1:31 - 1:33
    nhiều câu hỏi
    chúng ta có thể nêu ra
  • 1:33 - 1:35
    về vũ trụ ở phạm vi rộng
  • 1:35 - 1:37
    như lực hấp dẫn
    hoạt động như thế nào?
  • 1:37 - 1:40
    nó có thể được trả lời
    nhờ nghiên cứu các hệ thống này.
  • 1:40 - 1:41
    Đó là nói về độ lớn.
  • 1:41 - 1:43
    Điều thứ hai là độ nóng.
  • 1:43 - 1:46
    Vâng, nếu tôi chọn một hình ảnh
    của một cụm thiên hà,
  • 1:46 - 1:49
    và trừ đi tất cả
    ánh sáng của các vì sao,
  • 1:49 - 1:52
    tôi còn lại giọt nước lớn,
    màu xanh này.
  • 1:52 - 1:53
    Màu này không có thật.
  • 1:54 - 1:56
    Thực ra cái ta thấy
    là ánh sáng tia X.
  • 1:56 - 1:58
    Câu hỏi là, nếu nó
    không phải là Thiên Hà,
  • 1:58 - 2:01
    thì cái gì phát ra
    ánh sáng này?
  • 2:01 - 2:02
    Câu trả lời là khí nóng,
  • 2:02 - 2:04
    khí nóng tới triệu-độ
  • 2:04 - 2:06
    thực tế, đó là plasma.
  • 2:06 - 2:08
    Để hiểu tại sao nó nóng đến vậy
  • 2:08 - 2:10
    hãy quay trở lại hình ảnh trước,
  • 2:10 - 2:12
    Lực hấp dẫn cực lớn
    của các hệ thống này
  • 2:12 - 2:15
    làm các hạt khí đạt đến
    tốc độ cực lớn,
  • 2:15 - 2:18
    tốc độ cực lớn
    nghĩa là nhiệt độ cực cao.
  • 2:18 - 2:20
    đó là lý do chính,
  • 2:20 - 2:22
    nhưng khoa học chỉ là
    một bản nháp thôi.
  • 2:22 - 2:25
    Có rất nhiều tính chất cơ bản
    về plasma này
  • 2:25 - 2:26
    vẫn làm chúng ta bối rối,
  • 2:26 - 2:28
    vẫn là một câu đố
    đặt ra với chúng ta,
  • 2:28 - 2:30
    và thách thức hiểu biết
    của chúng ta
  • 2:30 - 2:32
    về vật lý của sự cực nóng.
  • 2:32 - 2:35
    Loại thứ ba:
    thăm dò tiểu vật chất.
  • 2:35 - 2:38
    Để giải thích điều này,
    tôi phải nói với quý vị
  • 2:38 - 2:40
    một thực tế rất khó chịu.
  • 2:40 - 2:43
    Hầu hết các chất
    trong vũ trụ
  • 2:43 - 2:45
    không được tạo nên
    từ nguyên tử.
  • 2:45 - 2:47
    Người ta nói dối
    quý vi.
  • 2:47 - 2:50
    Hầu hết các chất được tạo
    từ cái gì đó rất, rất bí ẩn,
  • 2:50 - 2:52
    mà chúng tôi gọi
    là chất tối.
  • 2:54 - 2:55
    Chất tối là thứ
    rất ít tương tác,
  • 2:55 - 2:57
    ngoại trừ thông qua
    lực hấp dẫn,
  • 2:57 - 2:59
    tất nhiên ta muốn
    tìm hiểu thêm về nó.
  • 2:59 - 3:00
    Nếu quý vị là
    một nhà vật lý hạt,
  • 3:00 - 3:03
    quý vị muốn biết điều gì xảy ra
    khi các thứ đập vào nhau.
  • 3:03 - 3:05
    Và chất tối
    không phải là ngoại lệ.
  • 3:05 - 3:06
    Chúng ta làm điều này
    như thế nào?
  • 3:06 - 3:08
    Để trả lời câu hỏi đó,
  • 3:08 - 3:09
    Tôi sẽ hỏi
    một câu hỏi khác,
  • 3:09 - 3:12
    là điều gì xảy ra
    khi các cụm thiên hà va chạm?
  • 3:12 - 3:15
    Đây là một hình ảnh.
  • 3:15 - 3:18
    bởi vì cụm Thiên Hà
    là một lát cắt đại diện,
  • 3:18 - 3:21
    phiên bản thu nhỏ
    của vũ trụ.
  • 3:21 - 3:23
    Chúng chủ yếu được
    tạo thành từ chất tối,
  • 3:23 - 3:26
    và đó là những gì ta thấy
    trong màu tím xanh này.
  • 3:26 - 3:27
    Màu đỏ là khí nóng,
  • 3:27 - 3:29
    và, tất nhiên,
    ta có thể thấy nhiều thiên hà.
  • 3:29 - 3:32
    Những gì đang xảy ra
    là một máy gia tốc hạt
  • 3:32 - 3:34
    ở quy mô vô cùng lớn.
  • 3:34 - 3:35
    Điều này rất quan trọng,
  • 3:35 - 3:37
    vì nó có nghĩa là những
    hiệu ứng rất, rất nhỏ
  • 3:37 - 3:40
    có thể rất khó phát hiện
    trong phòng thí nghiệm,
  • 3:40 - 3:43
    có thể được hợp vào nhau
  • 3:43 - 3:46
    thành một cái gì đấy
    có thể thấy trong tự nhiên.
  • 3:46 - 3:48
    Vì vậy việc quan sát nó
    rất thú vị.
  • 3:48 - 3:50
    Lý do tại sao các cụm thiên hà
  • 3:50 - 3:51
    có thể cho ta biết về chất tối,
  • 3:51 - 3:53
    lý do tại sao các cụm thiên hà
  • 3:53 - 3:56
    có thể cho ta biết
    về vật lý của cái rất nhỏ,
  • 3:56 - 3:59
    là chính xác bởi vì
    chúng là rất lớn.
  • 3:59 - 4:03
    Loại thứ tư:
    vật lý của cái rất lạ.
  • 4:03 - 4:06
    Chắc điều tôi nói nãy giờ
    nghe điên rồ.
  • 4:06 - 4:08
    Okay, nếu có điều gì
    còn lạ hơn thế
  • 4:08 - 4:11
    thì đó hẳn là
    năng lượng tối.
  • 4:11 - 4:12
    Nếu tôi ném một quả bóng
    vào không khí,
  • 4:12 - 4:14
    Tôi mong đợi nó đi lên.
  • 4:14 - 4:16
    Cái tôi không mong đợi
    là nó đi lên
  • 4:16 - 4:18
    theo một tốc độ
    ngày càng tăng.
  • 4:18 - 4:21
    Tương tự, các nhà vũ trụ học
    hiểu tại sao
  • 4:21 - 4:23
    vũ trụ đang mở rộng.
  • 4:23 - 4:25
    Họ không hiểu
    tại sao nó mở rộng
  • 4:25 - 4:27
    với một tốc độ
    ngày càng tăng.
  • 4:27 - 4:29
    Họ đặt cho nguyên nhân
  • 4:29 - 4:30
    của sự mở rộng ngày càng tăng
    một cái tên,
  • 4:30 - 4:32
    họ gọi nó là
    năng lượng tối.
  • 4:32 - 4:35
    Chúng ta lại muốn
    biết thêm về nó.
  • 4:35 - 4:37
    Một câu hỏi cụ thể
    của chúng ta là,
  • 4:37 - 4:40
    năng lượng tối ảnh hưởng
    đến vũ trụ như thế nào
  • 4:40 - 4:41
    ở phạm vi lớn nhất?
  • 4:41 - 4:43
    Tùy thuộc vào độ mạnh của nó,
  • 4:43 - 4:46
    có thể cấu trúc hình thành
    nhanh hơn hoặc chậm hơn.
  • 4:46 - 4:49
    Vâng, vấn đề cấu trúc
    quy mô lớn của vũ trụ
  • 4:49 - 4:51
    là cực kỳ phức tạp.
  • 4:51 - 4:53
    Đây là một mô phỏng vi tính.
  • 4:53 - 4:55
    Và chúng ta cần
    đơn giản hóa nó.
  • 4:55 - 4:59
    Tôi muốn nghĩ về điều này
    bằng cách tương tự.
  • 4:59 - 5:02
    Nếu tôi muốn hiểu
    sự chìm tàu Titanic,
  • 5:02 - 5:03
    Điều quan trọng nhất phải làm
  • 5:03 - 5:05
    không phải là làm
    mô hình mẫu các vị trí
  • 5:05 - 5:08
    của từng mảnh con tàu đã vỡ.
  • 5:08 - 5:10
    Điều quan trọng nhất
    cần làm là
  • 5:10 - 5:12
    lần lại hai mảnh vỡ lớn nhất.
  • 5:12 - 5:16
    Tương tự như vậy,
    tôi có thể tìm hiểu nhiều về vũ trụ
  • 5:16 - 5:17
    ở quy mô lớn nhất
  • 5:17 - 5:19
    bằng cách tìm hiểu
    các mảnh lớn nhất
  • 5:19 - 5:23
    và những mảnh lớn nhất
    là cụm thiên hà.
  • 5:23 - 5:26
    Trước khi tôi kết thúc,
  • 5:26 - 5:28
    quý vị có thể cảm thấy
    tựa như vừa nghe chuyện bịa.
  • 5:28 - 5:30
    Tôi bắt đầu bằng cách nói về
  • 5:30 - 5:32
    cụm Thiên Hà
    hữu ích như thế nào,
  • 5:32 - 5:34
    và tôi đã đưa ra
    một số lý do,
  • 5:34 - 5:36
    nhưng thực sự ra tác dụng
    của nó là gì?
  • 5:36 - 5:38
    Vâng, để trả lời
    câu hỏi này,
  • 5:38 - 5:41
    Tôi muốn dẫn một
    câu nói của Henry Ford
  • 5:41 - 5:42
    Khi ông được hỏi
    về xe hơi.
  • 5:42 - 5:44
    Ông nói:
  • 5:44 - 5:46
    "Nếu như tôi hỏi mọi người
    rằng họ muốn gì,
  • 5:46 - 5:49
    hẳn họ nói cần
    con ngựa nhanh hơn."
  • 5:49 - 5:51
    Ngày nay, xã hội chúng ta
    đang phải đối mặt
  • 5:51 - 5:54
    với nhiều vấn đề khó khăn.
  • 5:54 - 5:57
    Và giải pháp cho các vấn đề
    là không rõ ràng.
  • 5:57 - 6:00
    giải pháp đó không phải
    là con ngựa nhanh hơn.
  • 6:00 - 6:02
    Người ta đòi hỏi một số lượng lớn
  • 6:02 - 6:04
    phát minh mang tính khoa học.
  • 6:04 - 6:05
    Vậng, chúng ta phải tập trung,
  • 6:05 - 6:07
    vâng, chúng ta phải dồn sức,
  • 6:07 - 6:09
    nhưng chúng ta cũng
    cần phải nhớ rằng
  • 6:09 - 6:12
    đổi mới, phát minh, cảm hứng -
  • 6:12 - 6:13
    điều này sẽ đến
  • 6:13 - 6:15
    khi chúng ta mở rộng
    tầm nhìn
  • 6:15 - 6:16
    khi chúng ta lùi lại
  • 6:16 - 6:17
    khi chúng ta phóng to.
  • 6:17 - 6:19
    Không có cách nào tốt hơn
    để làm điều này
  • 6:19 - 6:23
    bằng nghiên cứu vũ trụ quanh ta.
    Cảm ơn.
  • 6:23 - 6:26
    (Vỗ tay rần rần)
Title:
Chúng ta có thể học được những gì từ các thiên hà xa, rất xa
Speaker:
Henry Lin
Description:

Trong bài nói chuyện lý thú và vui, cậu bé Henry Lin đã nhìn vào một hiện tượng lạ trên bầu trời: cụm thiên hà xa xôi. Qua nghiên cứu tính chất của chùm sao lớn nhất vũ trụ này, người đã nhận giải thưởng của Intel Science Fair cho rằng ta có thể biết được nhiều bí ẩn khoa học trong thế giới và trong thiên hà của chínhmình.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
06:43
  • Bạn ơi,

    Vui lòng dịch lại giùm mình bài này. Bản dịch này còn rất thô và tối nghĩa.

    Và lần sau đừng quên dịch Title và Description của bài nói nhé (ở góc trên, bên trái).

    Thân,
    Như

  • Em xin cám ơn

  • Ơ dạ tự nhiên em mở ra thấy bản này có sẵn subtitle và chỉ còn có mỗi nút nộp thôi
    hà chị nên em nghĩ ngkhác làm xong hết rồi.
    Sẵn tiện chị có dư thời gian review dùm em bài Don't kill you language đuợc không chị?

  • Hi Trang Rương,

    Dù bản subtitle mở ra đã điền hết rồi cũng phải xem lại em nhé.
    Một số trường hợp đó chỉ là bản dịch thô, chưa được trau chuốt chi hết á.

    Ok em, chị sẽ xem qua video đấy.

    Thân,
    Như

Vietnamese subtitles

Revisions