Return to Video

Một cách khác để hình dung nhịp điệu - John Varney

  • 0:07 - 0:10
    Chúng ta thường nghĩ rằng nhịp điệu là
    một yếu tố của âm nhạc,
  • 0:10 - 0:13
    nhưng thực ra nó được tìm thấy mọi nơi
    ở thế giới quanh ta.
  • 0:13 - 0:15
    từ sóng đại dương đến cả nhịp tim
    của chúng ta,
  • 0:15 - 0:19
    nhịp điệu cơ bản là một sự việc lặp lại
    thường xuyên qua thời gian.
  • 0:19 - 0:22
    Ngay cả tiếng tích tắc của đồng hồ
    cũng là một loại nhịp điệu.
  • 0:22 - 0:23
    Nhưng nhịp điệu âm nhạc,
  • 0:23 - 0:27
    một chuỗi đều đặn các phách
    lặp đi lặp lại là chưa đủ.
  • 0:27 - 0:31
    Chúng ta cần ít nhất một phách
    khác biệt với một âm thanh khác,
  • 0:31 - 0:35
    đó có thể là một phách nhẹ
    hoặc là một phách mạnh.
  • 0:35 - 0:38
    Có nhiều cách để những phách này
    trở nên riêng biệt,
  • 0:38 - 0:43
    hoặc bằng cách sử dụng tiếng trống
    cao hay thấp hoặc phách dài hay ngắn.
  • 0:43 - 0:47
    Phách cuối được xem như phách chính
    không phải là một quy tắc chính xác,
  • 0:47 - 0:52
    nhưng giống cái lọ nổi tiếng của Rubin,
    nó có thể được đảo lại
    dựa trên nhận thức văn hóa.
  • 0:52 - 0:56
    Trong tiêu chuẩn kí hiệu, nhịp điệu
    là chỉ dòng gạch nhịp âm nhạc,
  • 0:56 - 0:58
    nhưng ta có những cách khác.
  • 0:58 - 0:59
    Còn nhớ tiếng tích tắc đồng hồ?
  • 0:59 - 1:02
    Như bề ngoài hình tròn, nó có thể
    đi theo dòng chảy thời gian,
  • 1:02 - 1:05
    và dòng nhịp điệu có thể đi theo
    trong một vòng tròn.
  • 1:05 - 1:09
    Sự liên tục của bánh xe có thể là cách
    trực quan để hình dung nhịp điệu
  • 1:09 - 1:13
    hơn là đường kẻ dàn nhạc yêu cầu
    có sự di chuyển sau và trước theo trang.
  • 1:13 - 1:16
    Ta có thể đánh dấu phách ở các vị trí
    khác nhau xung quanh một vòng tròn
  • 1:16 - 1:20
    sử dụng chấm xanh cho phách chính,
    chấm cam cho phách phụ,
  • 1:20 - 1:22
    và chấm trắng cho phách thứ yếu.
  • 1:22 - 1:30
    Đây là một nhịp 2 phách cơ bản
    với 1 phách chính và 1 phách phụ.
  • 1:30 - 1:38
    Hoặc 1 nhịp 3 phách với 1 phách chính,
    1 phách phụ và 1 phách thứ.
  • 1:38 - 1:42
    Và khoảng cách giữa mỗi phách có thể
    được chia cho các phách thay thế thêm
  • 1:42 - 1:45
    sử dụng nhiều cái 2 phách hoặc 3 phách.
  • 1:45 - 1:47
    Nhiều mô hình lớp
    sử dụng các bánh xe đồng tâm
  • 1:47 - 1:50
    cho phép ta tạo ra
    nhiều nhịp điệu phức tạp hơn.
  • 1:50 - 1:54
    Ví dụ, ta có thể kết hợp 1 nhịp 2 phách
    cơ bản với phách phụ
  • 1:54 - 1:57
    để được 1 hệ thống 4 phách.
  • 1:57 - 2:01
    Đây là nét chính được nhận ra
    của nhiều thể loại phổ biến trên thế giới,
  • 2:01 - 2:04
    từ nhạc rock,
  • 2:04 - 2:07
    nhạc đồng quê,
  • 2:07 - 2:11
    và nhạc jazz,
  • 2:11 - 2:13
    đến nhạc reggae
  • 2:13 - 2:15
    và cumbia.
  • 2:15 - 2:22
    Hoặc ta có thể kết hợp 1 nhịp 2 phách
    với 1 nhịp 3 phách.
  • 2:22 - 2:26
    Loại bỏ phách chính được thêm vào và
    xoay quanh bên trong bánh xe
  • 2:26 - 2:32
    cho ta 1 nhịp mà cảm giác cơ bản
    là nhịp 3-4.
  • 2:32 - 2:39
    Đây là nền tảng âm nhạc
    của những thầy tu Whirling,
  • 2:39 - 2:42
    cũng như 1 phạm vi rộng
    của các nhịp điệu Mỹ La-tinh,
  • 2:42 - 2:49
    như Joropo,
  • 2:49 - 3:00
    và thậm chí là Chaconne nổi tiếng
    của Bach.
  • 3:00 - 3:05
    Bây giờ nếu ta còn nhớ cái lọ của Rubin
    và nghe phách phụ như là phách chính,
  • 3:05 - 3:07
    nó sẽ cho ta cảm giác là 1 nhịp 6-8,
  • 3:07 - 3:11
    như được tìm thấy trong các thể loại
    như Chacarera,
  • 3:11 - 3:14
    và Quechua,
  • 3:14 - 3:20
    âm nhạc Ba Tư và còn nhiều nữa.
  • 3:20 - 3:23
    Trong hệ thống 8 phách,
    ta có các vòng tròn 3 lớp,
  • 3:23 - 3:37
    mỗi nhịp điệu được thực hiện
    bởi một loại nhạc cụ khác nhau.
  • 3:37 - 3:39
    Sau đó ta có thể thêm 1 lớp ngoài cùng
  • 3:39 - 3:42
    gồm 1 thành phần nhịp điệu thêm vào,
  • 3:42 - 3:56
    củng cố cho phách chính
    và tăng sự chính xác.
  • 3:56 - 3:59
    Bây giờ hãy dời tất cả
    ngoại trừ nhịp điệu được kết hợp này
  • 3:59 - 4:01
    và phách 2 cơ bản lên trên.
  • 4:01 - 4:07
    Dạng nhịp điệu này được tìm thấy
    như cinquillo của Cu-ba,
  • 4:07 - 4:12
    ở Puerto Rican bomba,
  • 4:12 - 4:19
    và ở âm nhạc của người Bắc Romani.
  • 4:19 - 4:22
    Và khi xoay vòng ngoài 90 độ
    ngược chiều kim đồng hồ
  • 4:22 - 4:31
    cho ta 1 mô hình thường tìm thấy
    trong âm nhạc Trung Đông,
  • 4:31 - 4:37
    cũng như choro của người Brazil,
  • 4:37 - 4:44
    và tango của người Argentina.
  • 4:44 - 4:48
    Trong tất cả các ví dụ, nhịp điệu cơ bản
    củng cố cho nền tảng nhịp 1-2,
  • 4:48 - 4:52
    nhưng trong các cách khác nhau,
    nó dựa vào sự sắp xếp
    và bối cảnh văn hóa.
  • 4:52 - 4:55
    Hóa ra phương pháp bánh xe
    được xem là 1 cách đúng mốt
  • 4:55 - 4:58
    để hình dung các nhịp điệu phức tạp.
  • 4:58 - 5:00
    Bằng cách giải phóng chúng ta
    khỏi sự chuyên chế của dòng gạch nhịp,
  • 5:00 - 5:02
    chúng ta có thể hình dung nhịp điệu
    trong khái niệm thời gian,
  • 5:02 - 5:07
    và 1 cái xoay đơn giản của bánh xe
    có thể đưa ta trong hành trình âm nhạc
    trên khắp thế giới.
Title:
Một cách khác để hình dung nhịp điệu - John Varney
Speaker:
John Varney
Description:

Xem bài đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/a-different-way-to-visualize-rhythm-john-varney
Trong tiêu chuẩn kí hiệu, nhịp điệu là chỉ dòng gạch nhịp âm nhạc. Nhưng ta có những cách khác để hình dung nhịp điệu một cách trực quan hơn. John Varney mô tả "phương pháp bánh xe" của việc vẽ lại nhịp điệu và sử dụng nó để đưa ta trong hành trình âm nhạc trên khắp thế giới.
Bài học của John Varney, hình ảnh của TED-Ed.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:23

Vietnamese subtitles

Revisions