Return to Video

Ảnh hưởng của các cao ốc bằng kính tới đô thị

  • 0:01 - 0:03
    Hãy tưởng tượng bạn tới đây vào buổi tối,
  • 0:03 - 0:08
    bạn phát hiện ra tất cả mọi người ở đây
    đều trông giống hệt nhau:
  • 0:08 - 0:10
    không biết tuổi, không biết chủng tộc,
  • 0:10 - 0:11
    trông ưa nhìn giống nhau.
  • 0:12 - 0:14
    Người ngồi ngay bên cạnh bạn
  • 0:14 - 0:16
    có thể có nội tâm cực kỳ có khí chất,
  • 0:16 - 0:18
    nhưng bạn không hề nhận ra
  • 0:18 - 0:21
    bởi vì chúng ta lúc nào cũng mang
    vẻ mặt vô cảm như nhau.
  • 0:23 - 0:27
    Đó chính là sự chuyển biến đáng sợ
    đang diễn ra ở các thành phố,
  • 0:28 - 0:30
    diễn ra ở các toà nhà, không phải dân cư.
  • 0:31 - 0:37
    Các toà nhà trong đô thị được xây
    theo những phong cách khác nhau,
  • 0:37 - 0:39
    muôn màu muôn vẻ.
  • 0:39 - 0:44
    Bạn có thể nhìn ra sự khác biệt
    trong thiết kế và chất liệu
  • 0:45 - 0:47
    của các căn hộ ở Riga
  • 0:48 - 0:49
    và Yemen,
  • 0:51 - 0:52
    các khu nhà ở xã hội ở Vienna,
  • 0:53 - 0:55
    các ngôi nhà của người Hopi ở Arizona,
  • 0:55 - 0:57
    các toà nhà bằng đá nâu ở New York,
  • 0:58 - 0:59
    các ngôi nhà gỗ ở San Francisco.
  • 1:00 - 1:02
    Chúng chẳng phải cung điện hay nhà thờ.
  • 1:02 - 1:04
    Đó chỉ là nhà ở thông thường
  • 1:04 - 1:06
    mang dáng dấp hào nhoáng
    thường thấy ở thành phố.
  • 1:07 - 1:11
    Lý do chúng có vẻ ngoài như vậy
    bởi lẽ nhu cầu chỗ ở
  • 1:11 - 1:14
    không thể tách rời
    nhu cầu thẩm mỹ của con người.
  • 1:17 - 1:20
    Những bề mặt tường gồ ghề
    làm các đô thị có sức sống.
  • 1:21 - 1:22
    Bạn cảm nhận điều đó trên phố
  • 1:22 - 1:25
    bằng cách lướt ngón tay mình
    trên mặt tường đá.
  • 1:26 - 1:27
    Nhưng điều đó đang khó dần,
  • 1:28 - 1:30
    bởi các đô thị hiện nay
    đã "phẳng" hơn nhiều.
  • 1:32 - 1:34
    Các toà tháp trung tâm thành phố
  • 1:34 - 1:36
    hầu như được làm từ bê tông cốt thép
  • 1:36 - 1:37
    và được phủ kính bên ngoài.
  • 1:39 - 1:42
    Bạn hãy để ý các toà nhà
    chọc trời trên khắp thế giới --
  • 1:42 - 1:43
    Houston,
  • 1:44 - 1:45
    Quảng Châu,
  • 1:45 - 1:47
    Frankfurt,
  • 1:47 - 1:51
    bạn chỉ thấy những toà nhà
    đơn điệu bóng loáng cạnh nhau
  • 1:51 - 1:52
    cao vút đến tận chân trời.
  • 1:54 - 1:56
    Hãy nghĩ về những điều ta sẽ mất
  • 1:56 - 2:00
    khi các kiến trúc sư không biết tận dụng
    các loại vật liệu khác khi xây dựng.
  • 2:01 - 2:05
    Khi ta không dùng
    đá granite, đá vôi, đá cát,
  • 2:05 - 2:07
    gỗ, đồng, đá nung,
  • 2:07 - 2:08
    cọc gỗ, thạch cao,
  • 2:09 - 2:11
    ta đã đơn giản hoá kiến trúc
  • 2:11 - 2:13
    và làm các đô thị trở nên đơn điệu,
  • 2:14 - 2:18
    Điều đó không khác gì việc ta tối giản
    toàn bộ ẩm thực loài người
  • 2:18 - 2:20
    xuống còn đồ ăn phục vụ trên máy bay.
  • 2:20 - 2:21
    (Cười)
  • 2:21 - 2:22
    Thịt gà và mì pasta?
  • 2:23 - 2:25
    Nhưng điều tệ hơn,
  • 2:26 - 2:29
    tập hợp nhiều toà nhà bọc kính,
    ví dụ như bức hình này ở Moscow
  • 2:29 - 2:34
    thể hiện sự xuống cấp
    chất lượng sống đô thị về mọi mặt.
  • 2:34 - 2:39
    Đúng không? Chỉ những người sở hữu
    và người thuê nhà được lợi,
  • 2:39 - 2:42
    nhưng chúng chẳng có lợi ích gì
    với hầu hết chúng ta --
  • 2:42 - 2:46
    những người phải đi lại
    bên dưới những toà nhà này.
  • 2:46 - 2:48
    Chúng ta muốn làm việc đó miễn phí.
  • 2:50 - 2:52
    Những toà nhà bóng bẩy này
    như một kẻ xâm lăng,
  • 2:53 - 2:56
    chúng đang bóp ngạt thành phố của ta
    và cướp đi không gian chung.
  • 2:57 - 3:01
    Ta thường nghĩ mặt tiền
    giống như lớp trang điểm,
  • 3:01 - 3:05
    một sự làm đẹp giúp hoàn thiện
    nhan sắc toà nhà đó.
  • 3:05 - 3:08
    Sự trang trí đó diễn ra bên ngoài
  • 3:08 - 3:10
    không có nghĩa nó
    không ảnh hưởng tới bên trong.
  • 3:10 - 3:11
    Tôi sẽ đưa dẫn chứng
  • 3:12 - 3:15
    về cách mà vẻ ngoài của đô thị
    ảnh hưởng đến cuộc sống trong đó.
  • 3:15 - 3:18
    Khi tôi tới Tây Ban Nha
    và đến thành phố Salamanca,
  • 3:18 - 3:20
    tôi thăm quảng trường Plaza Mayor
  • 3:20 - 3:22
    suốt cả ngày.
  • 3:22 - 3:25
    Lúc bình minh, ánh nắng chiếu sáng
    vào mặt tiền các toà nhà,
  • 3:25 - 3:27
    ta thấy rõ bóng của chúng,
  • 3:27 - 3:30
    đêm đến, ánh đèn điện đã chia các toà nhà
  • 3:30 - 3:32
    thành hàng trăm khu vực riêng biệt,
  • 3:33 - 3:35
    ban công, cửa sổ, hành lang,
  • 3:35 - 3:38
    mỗi nơi mang một vẻ riêng biệt.
  • 3:39 - 3:41
    Sự cầu kỳ và hấp dẫn đó
  • 3:43 - 3:45
    đem lại vẻ ngoài hào nhoáng
    cho cả quảng trường.
  • 3:47 - 3:49
    Đó trở thành nơi gặp gỡ của nhiều thế hệ.
  • 3:50 - 3:54
    Bạn bắt gặp các thiếu niên
    ngồi nghỉ trên vỉa hè,
  • 3:54 - 3:56
    các cụ già tán gẫu ở các băng ghế,
  • 3:56 - 4:00
    và bạn cảm thấy cuộc sống
    tươi đẹp như một vở opera.
  • 4:00 - 4:02
    Điều này đang diễn ra ở Salamanca.
  • 4:04 - 4:08
    Nếu chỉ vì tôi đang bàn
    về ngoại thất của những toà nhà,
  • 4:09 - 4:12
    không bàn về hình dáng,
    chức năng, thiết kế,
  • 4:13 - 4:16
    thậm chí như vậy, vẻ ngoài này
    cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của ta,
  • 4:17 - 4:20
    bởi lẽ những toà nhà này
    tạo nên khung cảnh xung quanh chúng,
  • 4:20 - 4:23
    và không gian này
    có thể thu hút người ta tới,
  • 4:23 - 4:25
    hoặc khiến họ tránh xa.
  • 4:25 - 4:29
    Sự khác biệt đó thường nằm ở
    chất lượng bên ngoài đó.
  • 4:29 - 4:33
    Một sự so sánh tương đương
    với Plaza Mayor ở Salamanca
  • 4:33 - 4:35
    là Place de la Défense ở Paris,
  • 4:36 - 4:39
    một không gian lộng gió
    với các toà nhà bọc kính,
  • 4:40 - 4:41
    nơi mà nhân viên thường phải đi qua
  • 4:41 - 4:44
    trên đường từ tàu điện ngầm
    tới nơi làm của họ,
  • 4:44 - 4:46
    họ cần đi nhanh nhất có thể.
  • 4:48 - 4:51
    Vào những năm 1980,
    kiến trúc sư Philip Johnson
  • 4:51 - 4:55
    đã cố gắng tái tạo nên một quảng trường
    tráng lệ như thế ở Pittburgh.
  • 4:56 - 4:57
    Đây là quảng trường PPG Place,
  • 4:57 - 5:02
    một không gian rộng nửa hec-ta
    bị bao quanh bởi các toà nhà thương mại,
  • 5:02 - 5:04
    được bao phủ bởi kính.
  • 5:04 - 5:07
    Ông đã trang trí
    những toà nhà này bằng kim loại
  • 5:07 - 5:09
    và làm mái nhọn kiểu Gothic,
  • 5:09 - 5:11
    chúng rất nổi bật khi nhìn từ trên cao.
  • 5:12 - 5:13
    Nhưng dưới mặt đất,
  • 5:15 - 5:17
    quảng trường đó
    giống một cái lồng bằng kính.
  • 5:18 - 5:20
    Tất nhiên, vào mùa hè,
  • 5:20 - 5:22
    bọn trẻ thường chơi đùa
    quanh đài phun nước,
  • 5:22 - 5:24
    và có chỗ trượt băng vào mùa đông,
  • 5:24 - 5:28
    nhưng nơi đó thiếu đi
    sự thoải mái khi vui chơi.
  • 5:28 - 5:32
    Đó không phải là nơi bạn thực sự muốn tới
    khi muốn thư giãn và tán gẫu.
  • 5:35 - 5:39
    Những không gian công cộng như vậy
    thành công hoặc thất bại bởi nhiều lý do.
  • 5:39 - 5:41
    Kiến trúc chỉ là một phần,
  • 5:41 - 5:43
    nhưng đó là phần quan trọng.
  • 5:44 - 5:45
    Vài quảng trường
  • 5:45 - 5:48
    chẳng hạn Federation Square tại Melbourne
  • 5:49 - 5:51
    hay Superkilen tại Copenhagen,
  • 5:52 - 5:55
    chúng đều thành công bởi sự phối hợp
    giữa sự cổ kính và hiện đại,
  • 5:55 - 5:57
    sự gồ ghề và bằng phẳng,
  • 5:57 - 5:59
    các tông màu trung tính và sáng,
  • 5:59 - 6:03
    và bởi vì chúng ít dùng kính
    trong việc xây dựng.
  • 6:04 - 6:07
    Tôi không phản đối việc dùng kính.
  • 6:08 - 6:11
    Đó là loại vật liệu
    truyền thống và rất linh hoạt,
  • 6:12 - 6:16
    dễ sản xuất và vận chuyển,
  • 6:16 - 6:18
    dễ lắp đặt và thay thế,
  • 6:18 - 6:19
    và dễ vệ sinh.
  • 6:20 - 6:22
    Chúng có thể là những tấm kính
    lớn và rất trong suốt,
  • 6:22 - 6:25
    hoặc những tấm kính mờ.
  • 6:25 - 6:27
    Lớp phủ vật liệu mới giúp chúng tự đổi màu
  • 6:28 - 6:29
    khi ánh sáng thay đổi.
  • 6:30 - 6:33
    Ở các thành phố lớn như New York,
    chúng có một sức mạnh đầy ma thuật
  • 6:33 - 6:37
    bởi khả năng thổi giá bất động sản
    lên rất cao tại các khu có tầm nhìn đẹp,
  • 6:37 - 6:40
    đó là yếu tố duy nhất
    cho phép người ta chào bán
  • 6:40 - 6:42
    với một mức giá kỳ lạ như vậy.
  • 6:44 - 6:46
    Vào giữa thế kỷ 19,
  • 6:46 - 6:49
    việc xây dựng Cung điện Thuỷ tinh ở London
  • 6:49 - 6:53
    đã biến kính trở thành loại vật liệu
    ưu việt nhất trong xây dựng.
  • 6:54 - 6:56
    Đến giữa thế kỷ 20,
  • 6:56 - 6:59
    chúng đã chiếm lĩnh các toà nhà
    tại trung tâm vài thành phố ở Mỹ,
  • 7:00 - 7:03
    hầu hết ở những văn phòng có tầm nhìn đẹp,
  • 7:03 - 7:07
    ví dụ Lever House ở trung tâm Manhattan,
    thiết kế bởi Skidmore, Owings và Merrill.
  • 7:08 - 7:10
    Cuối cùng, công nghệ
    đã phát triển đến giai đoạn
  • 7:10 - 7:13
    khi kiến trúc sư thiết kế được
    các công trình cực kỳ trong suốt,
  • 7:13 - 7:15
    nhìn như chúng biến mất.
  • 7:16 - 7:18
    Sau này,
  • 7:18 - 7:22
    kính trở thành loại vật liệu cơ bản
    trong xây dựng các đô thị trung tâm,
  • 7:23 - 7:25
    và ta có lý do mạnh mẽ cho điều đó.
  • 7:25 - 7:29
    Lý do đó là, khi sự đô thị hoá
    được đẩy mạnh,
  • 7:30 - 7:34
    những người kém may mắn nhất
    sẽ phải sống ở các khu ổ chuột.
  • 7:34 - 7:37
    Nhưng hàng trăm triệu người khác
    cần nơi ở và nơi làm việc
  • 7:38 - 7:39
    trong các toà nhà lớn,
  • 7:39 - 7:41
    vậy nên sẽ tiết kiệm hơn nhiều
    khi xây các cao ốc
  • 7:41 - 7:44
    và bao bọc chúng
    bởi một lớp tường bên ngoài.
  • 7:46 - 7:48
    Nhưng vật liệu này có một hạn chế
  • 7:49 - 7:50
    để được nhân rộng.
  • 7:51 - 7:53
    Đây là tường của một quảng trường
  • 7:53 - 7:58
    của thành phố cổ đại Mitla
    nằm ở phía nam Mexico,
  • 7:59 - 8:00
    Các bản khắc 2000 năm tuổi này
  • 8:00 - 8:03
    thể hiện rằng đây là một địa điểm
    tôn giáo rất quan trọng.
  • 8:05 - 8:11
    Ngày nay, ta nghiên cứu chúng và thấy được
    sự tương quan về lịch sử và chất liệu
  • 8:11 - 8:14
    giữa các hoạ tiết chạm khắc này
    và những ngọn núi xung quanh,
  • 8:14 - 8:18
    và một nhà thờ trên đống phế tích đó
  • 8:18 - 8:20
    đã được xây dựng bằng đá
    lấy được trong vùng.
  • 8:21 - 8:24
    Ở khu vực Oaxaca, thậm chí
    các căn nhà trát vữa thông thường
  • 8:24 - 8:28
    cũng được chăm chút bởi tông màu sáng,
    tranh tường về chính trị,
  • 8:28 - 8:30
    và các bức vẽ rất tỉ mỉ.
  • 8:31 - 8:34
    Đó là thứ ngôn ngữ phức tạp và tinh tế,
  • 8:34 - 8:37
    nhưng kính xây dựng
    đã đưa chúng vào dĩ vãng.
  • 8:38 - 8:41
    Tin tốt lành là các kiến trúc sư
    và nhà sản xuất
  • 8:41 - 8:44
    đã có xu hướng quay lại
    dùng các vật liệu truyền thống
  • 8:44 - 8:46
    mà không làm mất đi vẻ hiện đại của nó.
  • 8:46 - 8:50
    Một số đã tìm ra hướng sử dụng mới
    cho những vật liệu truyền thống như gạch
  • 8:51 - 8:53
    và gốm.
  • 8:54 - 8:59
    Một số khác đã làm ra sản phẩm mới,
    như loại vật liệu tổng hợp Snøhetta dùng
  • 8:59 - 9:01
    để giúp Bảo tàng
    Nghệ thuật hiện đại San Francisco
  • 9:02 - 9:04
    sở hữu vẻ ngoài độc đáo như vậy.
  • 9:05 - 9:08
    Kiến trúc sư Stefano Boeri thậm chí
    đã dùng cây cối để trang trí mặt tiền.
  • 9:08 - 9:12
    Đây là Bosco Verticale,
    khu căn hộ cao tầng nằm ở Milan,
  • 9:12 - 9:14
    nơi sở hữu cảnh quan xanh độc đáo.
  • 9:15 - 9:20
    Boeri cũng đang thiết kế một toà nhà
    tương tự ở Nam Kinh, Trung Quốc.
  • 9:21 - 9:25
    Hãy hình dung, nếu cách thiết kế này
    được phổ biến như việc dùng kính,
  • 9:25 - 9:28
    thì môi trường ở Trung Quốc
    sẽ trong lành hơn thế nào.
  • 9:29 - 9:32
    Nhưng sự thực là
    đây chỉ là những dự án đơn lẻ,
  • 9:32 - 9:34
    mang tính tượng trưng,
  • 9:34 - 9:36
    không dễ để nhân rộng
    trên phạm vi toàn cầu.
  • 9:38 - 9:39
    Đó là vấn đề chính.
  • 9:40 - 9:43
    Khi bạn dùng loại vật liệu
    tạo sự khác biệt trên quy mô nhỏ,
  • 9:43 - 9:46
    bạn đã phá vỡ sự đơn điệu của các đô thị.
  • 9:47 - 9:50
    Đồng được ứng dụng rộng rãi
    trong xây dựng ở New York --
  • 9:50 - 9:51
    Tượng Nữ thần Tự do,
  • 9:52 - 9:54
    chóp của toà nhà Woolworth --
  • 9:54 - 9:57
    nhưng xu hướng đó đã trở nên lỗi thời
    trong thời gian dài,
  • 9:57 - 10:02
    đến khi công ty SHoP Architects dùng đồng
    để bao bên ngoài American Copper Building,
  • 10:02 - 10:04
    đó là hai toà tháp cong
    gần bờ sông East River.
  • 10:05 - 10:06
    Họ vẫn đang thi công,
  • 10:06 - 10:11
    và bạn có thể thấy nắng hoàng hôn
    đang chiếu vào lớp kim loại đó,
  • 10:11 - 10:13
    chúng dần dần sẽ ngả màu xanh.
  • 10:14 - 10:16
    Các toà nhà cũng giống con người.
  • 10:16 - 10:18
    Khuôn mặt của họ ánh lên sự từng trải.
  • 10:19 - 10:21
    Đó là điều rất quan trọng,
  • 10:21 - 10:23
    bởi khi lớp kính đã cũ,
  • 10:24 - 10:25
    bạn chỉ cần thay thế nó,
  • 10:25 - 10:27
    và toà nhà đó trông chẳng khác gì trước,
  • 10:28 - 10:30
    cho đến khi chúng bị phá bỏ.
  • 10:30 - 10:32
    Nhưng hầu hết các vật liệu khác,
  • 10:32 - 10:36
    chúng có thể mang trên mình
    nét cổ kính và trầm mặc của quá khứ
  • 10:36 - 10:40
    và thể hiện điều đó ở hiện tại.
  • 10:41 - 10:43
    Công ty Ennead
  • 10:43 - 10:48
    làm cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Utah
    ở Salt Lake một chiếc áo bằng đồng, kẽm
  • 10:48 - 10:52
    và các loại quặng đã được khai thác
    trên 150 năm ở khu vực này,
  • 10:53 - 10:57
    điều đó giúp bảo vệ bảo tàng
    khỏi ảnh hưởng từ các khu đồi đá đỏ;
  • 10:57 - 11:00
    như vậy, một bảo tàng lịch sử thiên nhiên
  • 11:00 - 11:02
    đã phản ánh đúng lịch sử
    thiên nhiên của khu vực.
  • 11:04 - 11:06
    Khi Vương Thụ, người Trung Quốc,
    đã thắng giải Pritzker
  • 11:06 - 11:10
    nhờ thiết kế Bảo tàng Lịch sử Ninh Ba,
  • 11:10 - 11:13
    ông không chỉ thiết kế
    một bảo tàng để gìn giữ quá khứ,
  • 11:13 - 11:16
    ông đã ghi dấu ấn của quá khứ
    trên các bức tường
  • 11:16 - 11:20
    bằng cách sử dụng các tấm ván và đá
  • 11:20 - 11:23
    thu được từ những ngôi làng
    hoang phế gần đó.
  • 11:24 - 11:27
    Ngày nay, kiến trúc có thể dùng kính
  • 11:27 - 11:30
    theo những phương pháp có sẵn
    hoặc hoàn toàn mới.
  • 11:30 - 11:32
    Tại New York, có hai toà nhà,
  • 11:32 - 11:35
    một toà thiết kế bởi Jean Nouvel,
    toà kia bởi Frank Gehry
  • 11:35 - 11:37
    đối mặt nhau ở phía đông phố số 19,
  • 11:38 - 11:41
    họ đã khéo léo sắp xếp kính
    để ánh sáng phản chiếu qua lại
  • 11:41 - 11:42
    như thể một bản giao hưởng ánh sáng.
  • 11:44 - 11:47
    Nhưng khi kính chiếm lĩnh các đô thị
  • 11:47 - 11:49
    trong quá trình phát triển,
  • 11:49 - 11:51
    chúng chẳng khác gì
    những tấm gương khổng lồ,
  • 11:51 - 11:53
    khó chịu và lạnh lẽo.
  • 11:54 - 11:58
    Không thể phủ nhận rằng các đô thị
    là một tập hợp đa dạng,
  • 12:00 - 12:05
    nơi các nền văn hoá, ngôn ngữ
    và lối sống khác nhau
  • 12:05 - 12:06
    tập trung và hoà quyện.
  • 12:07 - 12:10
    Vậy nên thay vì nhốt
    những bản sắc riêng đó
  • 12:11 - 12:15
    vào những toà cao ốc
    trông chẳng khác gì nhau,
  • 12:15 - 12:19
    ta cần biết cách thiết kế để tôn vinh
    sự đa dạng văn hoá trong các thành phố.
  • 12:20 - 12:21
    Cám ơn.
  • 12:21 - 12:24
    (Vỗ tay)
Title:
Ảnh hưởng của các cao ốc bằng kính tới đô thị
Speaker:
Justin Davidson
Description:

Nhà phê bình kiến trúc Justin Davidson đã chỉ sự chuyển biến đáng sợ đang diễn ra ở các thành phố. Từ Houston, Texas tới Quảng Châu, Trung Quốc: những toà tháp bằng bê tông cốt thép được phủ kính đang nổi lên như một kẻ xâm lăng. Ông giải thích cách mà ngoại thất các toà cao ốc ảnh hưởng đến toàn thành phố - và hậu quả xảy ra khi các kiến trúc sư chỉ biết dùng bê tông cốt thép để xây nhà.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
12:39

Vietnamese subtitles

Revisions