Return to Video

Dòng máu trẻ có thể đảo ngược quá trình lão hóa. Đúng là như vậy

  • 0:01 - 0:06
    Đây là một tác phẩm hội họa từ thế kỷ 16
    của Lucas Cranach the Elder,
  • 0:06 - 0:09
    bức họa nổi tiếng
    "Suối nguồn Tuổi trẻ".
  • 0:09 - 0:15
    Nếu bạn uống nước từ giếng phun này hoặc
    tắm ở đó, thì bạn sẽ khỏe và trẻ ra.
  • 0:16 - 0:21
    Mỗi nền văn hóa, văn minh
    đều mơ tìm thấy sự trẻ trung vĩnh cửu.
  • 0:22 - 0:27
    Có những người như Alexander the Great
    hoặc nhà thám hiểm Ponce De León,
  • 0:27 - 0:30
    người đã bỏ nhiều thời gian trong đời
    để theo đuổi Suối nguồn Tuổi trẻ.
  • 0:31 - 0:32
    Họ đã không tìm thấy.
  • 0:33 - 0:36
    Nhưng nếu có thì sao?
  • 0:36 - 0:39
    Nếu có cái gì đó như
    Suối Nguồn Tuổi trẻ thì sao?
  • 0:39 - 0:44
    Tôi xin chia sẻ một tiến bộ vô cùng
    tuyệt vời trong nghiến cứu về tuổi tác
  • 0:44 - 0:48
    có thể làm cuộc cách mạng về cách
    chúng ta nghĩ về sự lão hóa
  • 0:48 - 0:51
    và về cách chúng ta xử lý các bệnh
    liên quan đến tuổi già trong tương lai.
  • 0:52 - 0:55
    Nó bắt đầu bằng các thí nghiệm cho thấy,
  • 0:55 - 0:58
    trong một số nghiên cứu gần đây
    về sự phát triển,
  • 0:58 - 1:04
    rằng, động vật - những con chuột già -
    được nhận máu từ con chuột trẻ
  • 1:04 - 1:06
    có thể sẽ được "hồi xuân".
  • 1:06 - 1:11
    Tương tự những gì bạn có thể thấy
    ở con người, các cặp sinh đôi dính nhau,
  • 1:11 - 1:13
    tôi biết điều này nghe có vẻ đáng sợ.
  • 1:13 - 1:19
    Nhưng Tom Rando, một nhà nghiên cứu
    tế bào gốc, đã báo cáo năm 2007,
  • 1:19 - 1:23
    rằng cơ bắp già của 1 con chuột
    có thể trẻ lại
  • 1:23 - 1:27
    nếu nó được truyền dòng máu trẻ
    vào hệ tuần hoàn chung của cơ thể
  • 1:28 - 1:33
    Kết quả này được tái nghiệm bởi
    Amy Wagers, Đại Học Harvard, vài năm sau
  • 1:33 - 1:37
    và những thí nghiệm khác sau đó cho thấy
    sự trẻ hóa có thể được quan sát thấy
  • 1:37 - 1:40
    trong tuyến tụy, gan và tim.
  • 1:41 - 1:45
    Nhưng điều mà tôi và đồng nghiệp
    ở vài phòng thí nghiệm khác tâm đắc nhất,
  • 1:45 - 1:48
    chính là cách nó ảnh hưởng
    thậm chí trên não.
  • 1:49 - 1:54
    Vậy, điều mà chúng tôi tìm thấy chính là
    1 con chuột già ghép với 1 môi trường trẻ
  • 1:54 - 1:57
    trong mô hình này
    được gọi là 'ký sinh học',
  • 1:57 - 1:59
    cho thấy não chuột trở nên trẻ hơn --
  • 1:59 - 2:01
    tức là não hoạt động tốt hơn.
  • 2:02 - 2:04
    Và tôi nhắc lại:
  • 2:04 - 2:10
    1 con chuột già nhận máu trẻ thông
    qua việc chia sẻ hệ tuần hoàn
  • 2:10 - 2:13
    có vẻ trẻ hơn và các chức năng
    trong não hoạt động tốt hơn.
  • 2:14 - 2:16
    Vậy khi chúng ta già đi --
  • 2:16 - 2:18
    ta có thể xét những phương diện
    nhận thức trong con người
  • 2:18 - 2:20
    và bạn có thể thấy
    trên trình chiếu này,
  • 2:20 - 2:23
    ta có thể xem xét khả năng suy luận,
    ngôn ngữ, và vân vân
  • 2:24 - 2:29
    Vào độ tuổi 50 - 60, những chức năng này
    vẫn còn hoàn hảo,
  • 2:29 - 2:34
    và vì quan sát các khán giả trẻ
    trong phòng này, chúng ta vẫn tinh tường.
  • 2:34 - 2:35
    (Cười)
  • 2:35 - 2:39
    Nhưng thật khiếp khi thấy độ dốc
    của các đồ thị đi xuống.
  • 2:39 - 2:40
    Và khi chúng ta già đi,
  • 2:40 - 2:44
    các bệnh như Alzheimer
    và những bệnh khác có thể phát triển.
  • 2:45 - 2:49
    Chúng ta biết với tuổi tác,
    các kết nối giữa các nơ-ron --
  • 2:49 - 2:53
    nơi nơ-ron thông tin cho nhau,
    gọi là khớp nơ-ron -- bắt đầu thoái hóa;
  • 2:53 - 2:57
    nơ-ron chết, não bắt đầu co lại,
  • 2:57 - 3:01
    và độ dễ tổn thương tăng lên
    đối với các bệnh do giảm khả năng nơ-ron.
  • 3:02 - 3:06
    Một vấn đề lớn của chúng ta -- cố gắng
    hiểu điều này thực sự xảy ra
  • 3:07 - 3:09
    tại mức độ phân tử và cơ học --
  • 3:09 - 3:13
    là chúng ta không thể nghiên cứu não
    một cách chi tiết khi người còn sống.
  • 3:14 - 3:17
    Chúng ta có thể thực hiện các kiểm tra
    khả năng nhận thức, có thể lấy hình ảnh--
  • 3:17 - 3:20
    tất cả các hình thức xét nghiệm tinh vi.
  • 3:20 - 3:23
    Nhưng khi chúng ta phải chờ
    cho đến khi một người chết
  • 3:23 - 3:28
    để lấy não và quan sát cách nó thay đổi
    do thời gian hoặc do bệnh tật.
  • 3:29 - 3:32
    Đó chính là điều mà các nhà
    bệnh lý nơ-ron làm.
  • 3:32 - 3:38
    Còn về việc chúng ta nghĩ về não như
    là phần sống của cơ thể lớn hơn thì sao?
  • 3:38 - 3:41
    Có phải chúng ta có thể hiểu nhiều hơn
  • 3:41 - 3:43
    về điều xảy ra trong não
    ở mức độ phân tử
  • 3:43 - 3:47
    nếu chúng ta xem não
    như là phần của toàn bộ cơ thể?
  • 3:47 - 3:52
    Vậy nếu cơ thể già đi hoặc bệnh,
    thì có phải điều đó ảnh hưởng não?
  • 3:52 - 3:56
    Và ngược lại : khi não già đi, có phải
    nó ảnh hưởng đến phần còn lại của cơ thể?
  • 3:57 - 4:01
    Và cái kết nối tất cả những mô khác nhau
    trong cơ thể
  • 4:01 - 4:02
    chính là máu.
  • 4:02 - 4:08
    Máu là mô mà không chỉ mang
    các tế bào vận chuyển oxy, ví dụ,
  • 4:08 - 4:09
    tế bào hồng cầu,
  • 4:09 - 4:12
    hay là chống lại các bệnh nhiễm trùng,
  • 4:12 - 4:16
    mà còn mang thông tin phân tử,
  • 4:16 - 4:20
    những nhân tố tương tự hooc-môn
    vận chuyển thông tin
  • 4:20 - 4:24
    từ một tế bào đến tế bào khác,
    từ một mô đến mô khác,
  • 4:24 - 4:26
    bao gồm cả não.
  • 4:26 - 4:31
    Vậy nếu ta quan sát cách thức
    máu thay đổi theo bệnh tật hay tuổi,
  • 4:31 - 4:33
    thì ta có thể biết điều
    gì đó về não không?
  • 4:34 - 4:38
    Ta biết rằng khi ta già đi,
    máu cũng thay đổi,
  • 4:39 - 4:41
    vậy những nhân tố tương tự hooc-môn này
    thay đổi khi ta già đi.
  • 4:41 - 4:46
    Và một cách tổng quát,
    những tác nhân mà chúng ta biết thì rất cần
  • 4:46 - 4:49
    để phát triển mô,
    để nuôi dưỡng mô--
  • 4:49 - 4:52
    chúng bắt đầu giảm khi chúng ta già đi,
  • 4:52 - 4:57
    trong các nhân tố
    góp phần tổn thương hay viêm nhiễm --
  • 4:57 - 4:59
    nguy cơ càng nhiều khi chúng ta già đi.
  • 4:59 - 5:04
    Nói cách khác, có sự mất cân đối
    trong các tác nhân tốt và xấu.
  • 5:05 - 5:08
    Và để minh họa cho việc ta có thể làm
    với vấn đề này,
  • 5:08 - 5:11
    tôi muốn nói với bạn qua thí
    nghiệm của chúng tôi.
  • 5:11 - 5:14
    Chúng tôi có khoảng 300 mẫu máu
    của những người khỏe mạnh
  • 5:14 - 5:17
    từ 20 đến 89 tuổi,
  • 5:17 - 5:21
    và chúng tôi kiểm tra trên 100 mẫu
    của những tác nhân liên lạc này,
  • 5:21 - 5:25
    những protein tương tự hooc-môn này
    chuyển thông tin giữa các mô.
  • 5:25 - 5:27
    Và điều mà chúng ta chú ý đầu tiên
  • 5:27 - 5:30
    là giữa nhóm trẻ nhất và nhóm già nhất,
  • 5:30 - 5:33
    khoảng nửa số tác nhân
    đã thay đổi đáng kể.
  • 5:33 - 5:36
    Vậy cơ thể ta sống trong
    một môi trường rất khác khi ta già đi,
  • 5:36 - 5:38
    những tác nhân này tạo khác biệt.
  • 5:38 - 5:42
    Khi dùng chương trình thống kê
    hoặc tin sinh học,
  • 5:42 - 5:46
    chúng ta có thể tìm ra
    những tác nhân báo trước tuổi già--
  • 5:46 - 5:50
    theo cách này, ta tính ngược lại được
    tuổi tương ứng của một người.
  • 5:50 - 5:53
    Và kết quả được thể hiện
    trên đồ thị này.
  • 5:54 - 5:59
    Vậy, trên một trục,
    bạn thấy tuổi thật của một người,
  • 5:59 - 6:00
    tuổi theo thời gian sống.
  • 6:00 - 6:02
    Tức là biết được số năm họ đã sống.
  • 6:02 - 6:05
    Khi xét những tác nhân đặc biệt
    mà tôi chỉ ra lúc nãy,
  • 6:05 - 6:10
    ta có thể tính tuổi qua trung gian,
    tuổi sinh học.
  • 6:11 - 6:14
    Và điều bạn thấy là
    có một mối tương quan rõ ràng,
  • 6:14 - 6:18
    vậy ta có thể dự đoán đúng
    tuổi tương quan của một người.
  • 6:18 - 6:22
    Nhưng điều thật sự thú vị
    đó là những ngoại lệ,
  • 6:22 - 6:23
    như chúng thường có trong cuộc sống.
  • 6:24 - 6:28
    Bạn có thể thấy ở đây, người mà
    tôi làm nổi bật với chấm xanh
  • 6:29 - 6:31
    khoảng 70 tuổi,
  • 6:31 - 6:36
    nếu điều chúng tôi làm ở đây là đúng,
    thì người này có vẻ có một tuổi sinh học,
  • 6:36 - 6:38
    chỉ khoảng 45 tuổi.
  • 6:38 - 6:42
    Vậy đây là một người trông có vẻ
    trẻ hơn tuổi phải không?
  • 6:42 - 6:47
    Nhưng quan trọng hơn: có phải
    đây là một người có ít nguy cơ
  • 6:47 - 6:50
    bị mắc một bệnh liên quan đến tuổi già
    và sẽ có tuổi thọ cao --
  • 6:50 - 6:52
    sẽ sống đên 100 hay hơn?
  • 6:52 - 6:57
    Trường hợp khác, người này ở đây,
    được đánh dấu đỏ,
  • 6:57 - 7:02
    chỉ mới 40 tuổi,
    nhưng có tuổi sinh học là 65.
  • 7:02 - 7:06
    Có phải người ngày có nhiều nguy cơ
    mắc bệnh liên quan đến tuổi tác hay không?
  • 7:06 - 7:10
    Vậy trong phòng thí nghiệm, chúng tôi
    cố tìm hiểu kỹ hơn những tác nhân này,
  • 7:10 - 7:12
    và nhiều nhóm khác
    cũng đang nghiên cứu,
  • 7:12 - 7:14
    cái gì thật sự là tác nhân gây lão hóa,
  • 7:14 - 7:19
    và chúng tôi học được điều gì về chúng
    để có thể đoán được các bệnh về tuổi già?
  • 7:20 - 7:24
    Vậy điều tôi chỉ cho bạn lúc này
    đơn giản là sự tương quan, đúng không?
  • 7:24 - 7:28
    Bạn có thể nói, "Vâng, những tác nhân này
    sẽ thay đổi theo tuổi,"
  • 7:28 - 7:32
    nhưng bạn thật sự không biết
    liệu chúng có liên quan gì đến sự lão hóa.
  • 7:33 - 7:36
    Vậy điều tôi sắp trình bày với bạn
    thật sự đáng chú ý
  • 7:36 - 7:41
    và nó gợi ra rằng những tác nhân này
    có thể thay đổi tuổi của mô.
  • 7:42 - 7:45
    Và đó là nơi ta có thể trở lại
    mô hình parabiosis gọi là 'ký sinh học'
  • 7:45 - 7:48
    Vậy, 'ký sinh học' được thực hiện
    trên chuột
  • 7:48 - 7:53
    bằng kết nối hai con chuột qua phẫu thuật
  • 7:53 - 7:55
    và tạo một hệ thống chia sẻ máu,
  • 7:55 - 8:00
    chúng ta có thể hỏi,
    "làm sao mà một bộ não già được ảnh hưởng
  • 8:00 - 8:02
    bởi sự kết nối với dòng máu trẻ?"
  • 8:02 - 8:04
    Vì mục đích này, ta dùng
    các con chuột trẻ
  • 8:04 - 8:08
    tương đương người ở tuổi 20,
  • 8:08 - 8:12
    và chuột già tương đương người
    khoảng 65 tuổi.
  • 8:13 - 8:16
    Điều chúng tôi tìm thấy thật sự đặc biệt.
  • 8:16 - 8:20
    Chúng tôi nhận thấy có thêm các tế bào gốc
    thần kinh tạo ra nơ-ron mới
  • 8:20 - 8:21
    trong những bộ não già kia.
  • 8:21 - 8:24
    Có sự tăng hoạt động của
    các kỳ phân chia tế bào,
  • 8:24 - 8:26
    của những kết nối giữa các nơ ron.
  • 8:26 - 8:29
    Có thêm các gen
    được biết là có tham gia
  • 8:29 - 8:31
    vào việc hình thành trí nhớ mới.
  • 8:32 - 8:34
    Và sự viêm nhiễm có ít hơn.
  • 8:35 - 8:42
    Theo quan sát, chúng tôi thấy không có
    tế bào nào vào não của những con vật này.
  • 8:42 - 8:43
    Khi chúng tôi kết nối chúng
  • 8:43 - 8:49
    không có tế bào nào vào trong
    bộ não già theo cách này được.
  • 8:49 - 8:53
    Thay vào đó, chúng tôi lý luận rằng
    phải là một tác nhân có thể hòa tan,
  • 8:53 - 8:58
    vậy chúng tôi tập trung tác nhân hòa tan
    có trong máu, được gọi là huyết tương
  • 8:58 - 9:02
    rồi tiêm huyết tương trẻ hoặc
    huyết tương già vào những con chuột này,
  • 9:02 - 9:04
    chúng tôi có thể tạo lại các
    yếu tố làm trẻ hóa,
  • 9:04 - 9:06
    nhưng điều chúng tôi cũng muốn làm
  • 9:06 - 9:08
    là kiểm tra trí nhớ của mấy con chuột.
  • 9:08 - 9:12
    Khi chuột già hơn, như con người,
    chúng có vấn đề về trí nhớ.
  • 9:13 - 9:14
    Đúng là khó để kiểm tra chúng,
  • 9:14 - 9:17
    nhưng chốc nữa
    tôi sẽ chỉ cho bạn cách để làm.
  • 9:17 - 9:19
    Nhưng chúng tôi muốn
    làm thêm một bước nữa
  • 9:20 - 9:24
    một bước gần hơn
    có liên quan tới con người.
  • 9:24 - 9:27
    Điều mà tôi đang chỉ cho bạn là
    những nghiên cứu chưa hoàn thành
  • 9:27 - 9:31
    ở đó chúng tôi dùng huyết tương người,
    huyết tương người trẻ,
  • 9:31 - 9:33
    để kiểm tra, dùng muối đẳng tương,
  • 9:33 - 9:35
    tiêm vào những con chuột già,
  • 9:35 - 9:37
    rồi chờ đợi: chúng ta có thể làm trẻ lại
    những con chuột già không?
  • 9:37 - 9:39
    Chúng ta làm chúng
  • 9:40 - 9:42
    thông minh hơn được không?
  • 9:42 - 9:45
    Và để kiểm tra, chúng tôi dùng
    một thử nghiệm mê cung Barnes.
  • 9:45 - 9:49
    Đó là một cái bàn lớn
    có nhiều lỗ,
  • 9:49 - 9:52
    có ký hiệu chỉ dẫn xung quanh,
  • 9:52 - 9:55
    và có một đèn sáng
    ở trên đây.
  • 9:55 - 9:58
    Chuột ghét ánh sáng này
    và chúng cố gắng tránh,
  • 9:58 - 10:02
    và tìm ra cái lỗ duy nhất mà bạn thấy
    được chỉ ra đây với mũi tên,
  • 10:02 - 10:04
    có một ống được đặt bên dưới
  • 10:04 - 10:07
    để chúng có thể thoát và
    cảm thấy thoải mái trong lỗ tối.
  • 10:08 - 10:10
    Vậy chúng tôi dạy chúng nhiều ngày
  • 10:10 - 10:13
    cách tìm ra không gian trên những
    tín hiệu trong không gian,
  • 10:13 - 10:16
    bạn có thể kiểm tra điều này ở người,
  • 10:16 - 10:20
    khi tìm xe của bạn trên bãi xe
    sau một ngày mua sắm bận rộn.
  • 10:20 - 10:21
    (Cười)
  • 10:21 - 10:25
    Nhiều người trong chúng ta có thể đã
    có vấn đề như vậy.
  • 10:25 - 10:27
    Vậy, hãy nhìn con chuột già này.
  • 10:27 - 10:29
    Đây là một con chuột có vấn đề trí nhớ,
  • 10:29 - 10:31
    bạn sẽ thấy chốc nữa.
  • 10:31 - 10:36
    Nó phải nhìn vào mỗi lổ,
    vì nó không hình dung được bản đồ
  • 10:36 - 10:41
    để định vị nó ở đâu trong
    lần thử trước hay trong ngày sau cùng.
  • 10:42 - 10:47
    Ngược lại, con chuột này
    là anh em cùng lứa,
  • 10:47 - 10:53
    nhưng nó được xử lý với huyết tương
    người trẻ trong 3 tuần,
  • 10:53 - 10:55
    với những lần tiêm liều lượng ít,
    3 ngày 1 lần.
  • 10:56 - 11:00
    Và như bạn thấy, nó nhìn quanh,
    "tôi ở đây phải không?" --
  • 11:00 - 11:03
    và rồi nó đi thẳng đến cái lỗ và thoát.
  • 11:03 - 11:06
    Vậy, nó có thể nhớ vị trí của lỗ.
  • 11:07 - 11:10
    Vậy chắc chắn, con chuột già này
    cảm thấy được trẻ lại --
  • 11:10 - 11:13
    nó hoạt động tốt hơn, như là còn trẻ vậy.
  • 11:13 - 11:16
    Và điều đó cũng gợi ra
    rằng có cái gì đó
  • 11:16 - 11:21
    không chỉ là trong huyết tương chuột trẻ,
    mà còn trong huyết tương người trẻ
  • 11:21 - 11:24
    có khả năng giúp bộ não già này.
  • 11:25 - 11:26
    Vậy tóm lại,
  • 11:26 - 11:30
    chúng ta thấy con chuột già, và não của nó
    linh hoạt một cách đặt biệt.
  • 11:30 - 11:34
    Chúng không bị xơ cứng;
    chúng ta có thể thật sự thay đổi chúng.
  • 11:34 - 11:35
    Nó có thể trẻ lại.
  • 11:36 - 11:38
    Tác nhân máu trẻ có thể đảo ngược
    quá trình lão hóa,
  • 11:38 - 11:40
    và điều tôi đã chỉ cho các bạn --
  • 11:40 - 11:45
    trong mô hình này, con chuột trẻ bị
    kết nối với con chuột già.
  • 11:45 - 11:49
    Vậy tác nhân trong máu già có thể làm
    nhanh quá trình lão hóa.
  • 11:50 - 11:54
    Và quan trọng nhất, con người
    có thể cũng có các tác nhân tương tự,
  • 11:54 - 11:58
    vì chúng ta có thể lấy máu người trẻ
    và có được hiệu quả tương tự.
  • 11:59 - 12:02
    Máu người già, tôi không nói với bạn,
    không có hiệu quả này;
  • 12:02 - 12:04
    nó không làm cho chuột trẻ ra.
  • 12:05 - 12:09
    Vậy, có phải trò ma thuật này có thể
    thực hiện được trên người?
  • 12:09 - 12:12
    Chúng tôi đang làm
    một nghiên cứu lâm sàng nhỏ tại Stanford,
  • 12:12 - 12:16
    ở đó chúng tôi chữa trị các bệnh nhân
    Alzheimer mức độ nhẹ
  • 12:16 - 12:23
    với 0,57 lít huyết tương từ những
    tình nguyện viên trẻ, 20 tuổi,
  • 12:23 - 12:26
    và làm mỗi tuần một lần trong vòng 4 tuần
  • 12:26 - 12:29
    sau đó, chúng tôi quan sát não
    bằng hình ảnh.
  • 12:29 - 12:31
    Để kiểm tra nhận thức
    của bệnh nhân,
  • 12:31 - 12:35
    chúng tôi hỏi những nhân viên
    về những hoạt động ngày thường của họ.
  • 12:35 - 12:39
    Điều mà chúng tôi hy vọng
    là có những tín hiệu tiến bộ
  • 12:39 - 12:40
    từ việc can thiệp này.
  • 12:41 - 12:43
    Nếu đúng như vậy,
    thì điều đó cho chúng ta hy vọng
  • 12:43 - 12:46
    rằng điều tôi chỉ cho bạn xem
    tác động trên chuột
  • 12:46 - 12:48
    có thể cũng có tác động trên người.
  • 12:48 - 12:51
    Tôi không nghĩ chúng sẽ sống mãi
  • 12:52 - 12:54
    Nhưng có thể chúng ta nhận ra
  • 12:54 - 12:57
    "Suối nguồn Tuổi trẻ" là có thực
    dù ta chưa đến được,
  • 12:57 - 12:59
    và nó đã bị khô cạn.
  • 13:00 - 13:02
    Nếu chúng ta trở lại với nó
    dù ít thôi,
  • 13:02 - 13:07
    có thể chúng ta sẽ tìm thấy những
    tác nhân trung gian của hiệu quả này,
  • 13:07 - 13:10
    chúng ta có thể tổng hợp được
    những tác nhân có lợi
  • 13:10 - 13:14
    và chúng ta có thể chữa trị
    các bệnh tuổi già như là Alzheimer
  • 13:14 - 13:15
    hay bệnh mất trí khác.
  • 13:15 - 13:16
    Cảm ơn rất nhiều.
  • 13:16 - 13:20
    (Vỗ tay)
Title:
Dòng máu trẻ có thể đảo ngược quá trình lão hóa. Đúng là như vậy
Speaker:
Tony Wyss-Coray
Description:

Tony Wyss-Coray nghiên cứu tác động của lão hóa trên cơ thể và não người. Trong buổi nói chuyện đầy kinh ngạc, ông ta chia sẻ một nghiên cứu mới từ phòng thí nghiệm của ông thuộc đại học Stanford và từ những nhóm nghiên cứu khác. Nghiên cứu này gợi ra rằng giải pháp cho một số vấn đề của tuổi già có thể cho chúng ta nhiều mơ mộng.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
13:35

Vietnamese subtitles

Revisions